jen

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


golden_bridge
Golden Bridge, August, 2004

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]


Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.


Links
Văn
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian

Hồ Biểu Chánh

Chess

Trang và bài đặc biệt

Thư Tín

locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

Alexa Ranking
  111,002

Nhà Sách Tự Lực
jen

Nội Cỏ Của Thiên Đường
 Nội Cỏ Của Thiên Đường, truyện ngắn Steinbeck, viết về tuổi thơ, Gấu đọc bản dịch [hình như của Truơng Bảo Sơn], hồi còn đi học, và nhớ hoài đến già.
TBS còn dịch một truyện dài, có tên tiếng Việt là Con Nai Tơ thì phải, cũng thật tuyệt vời.
Nội Cỏ Của Thiên Đường là câu chuyện của hai bố con, ông bố làm thư ký thành phố, hình như mất việc, về quê sống, và lạc vào Xứ Thần Tiên. Ông bố chỉ tỉnh giấc, khi, tới mùa tựu trường, bà con lối xóm thương thằng bé, bèn kéo nhau tới thăm, với một bọc quần áo.
Thế là sáng hôm sau, hai bố con đành từ giã nội cỏ của thiên đường, trở lại thành phố.
Con Nai Tơ là câu chuyện một chú bé với con nai nhỏ xíu của cậu. Nhưng làm sao người và vật cứ nhỏ xíu được mãi. Con nai lớn, gây đủ thứ phiền hà, khiến ông bố đành phải giết con vật. Cậu bé bỏ đi, và thế giới bên ngoài làm cho cậu hiểu, đời sống bắt buộc phải khốn nạn như vậy. Cậu trở về, xin lỗi bố và hứa, sẽ thay ông, làm nốt công chuyện của một người đàn ông trong gia đình.
Làm sao cứ nhỏ xíu được mãi. Đây chính là câu mà Bông Hồng Đen mắng mỏ Gấu, khi từ giã Nội Cỏ Của Thiên Đường.
"Mi đâu có thương ta? Mi thương con bé mười một tuổi, là ta, từ đời thuở nào, và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!"
Trong những nhà văn Việt Nam viết cho nhi đồng, có một, ít được nhắc tới, và khi nhắc tới, thì lại bị coi là nhà văn chuyên viết truyện cho người lớn đọc, và thứ văn chương của ông sau thành một "thương hiệu", văn chương triết lý người hùng Lê Văn Trương, với những cuốn để đời: Trường Đời, Người Anh Cả, Ngựa Đã Thuần Mời Ngài Lên, Bốn Bức Tường Máu....
Nhưng ông không hề quên thiếu nhi. Trong số những truyện viết cho thiếu nhi của ông, Gấu còn nhớ được hai, thật là tuyệt vời.
Một, viết về hai thằng bé đánh giầy ở Hà Nội. Truyện này, Gấu chỉ nhớ, mang máng cái tên truyện, như trên, khi đọc Dickens viết về những đứa trẻ khốn khổ của Luân Đôn.
Và một, về một đứa bé, con nhà giầu, ở Hà Nội, ham chơi, bố mẹ bèn tống lên ở với một ông cậu, hay bà bác, ở mãi  trên Tuyên Quang, hay Phú Thọ. Thằng bé nhớ Hà Nội, nhớ bố mẹ, không chịu nổi cuộc sống buồn tẻ ở mạn ngược, bèn lùi lũi, cứ thế đi bộ về... Hà Nội.
Cuộc" vạn lý trường chinh", về "tiếp quản" thủ đô, xuyên qua đồng bằng sông Hồng, những làng mạc ven bờ đê, trở thành một kỷ niệm để đời trong chú bé. Nhưng chú hoàn thành được cuộc "vạn lý trường chinh, chín năm trường kỳ kháng chiến", là nhờ một thằng bé nhà quê. Chính thằng bé nhà quê, khi chú đói lả, đem chú về nhà, cho chú ăn, dậy cho chú cách vo gạo, ở một cái cầu ao, cách nấu gạo thành cơm, từ một cái bếp rơm, từ một cái nồi đất... nghĩa là chỉ cho chú thấy cuộc sống bần hàn, quê mùa, của làng quê, cùng lúc, dậy cho chú bé thành phố con nhà giầu kia, biết, ý nghĩa của cuộc đời. Chú bé thành phố như được gột rửa, và khi về đến Hà Nội, gặp lại người thân, trở thành một thằng bé khác.
Cuốn sách trên, người đưa cho Gấu đọc, Gấu vẫn còn nhớ. Đó là cậu Toàn, em của mẹ Gấu. Nhớ luôn cả lời bình của ông cậu, ghi ngay ở cuối sách.
"Cái thằng bé này là một thằng bé vô ơn. Khi nó về đến Hà Nội, gặp bố mẹ, trở thành một thằng bé tốt, nó không hề nhắc tới thằng bé nhà quê đã cứu sống nó, đã đem cho nó ý nghĩa của cuộc đời."
Về già, Gấu mới hiểu ra được lời mắng mỏ nặng nề của ông cậu, đối với một thằng bé vô ơn. Ông cậu Gấu, khi viết những dòng đó, không hề nghĩ đến một điều, như Gấu nghĩ, sau hơn nửa thế kỷ xa cách Hà Nội, và khi trở về, gặp lại ông cậu, nhớ lại bao chuyện cũ, chuyện mới, và hiểu ra được rằng là:
Cái thằng bé vô ơn đó, biết đâu đấy, là cả một thế hệ, nhiều thế hệ, của những chúng ông, những ông con trời, ở Hà Nội?
Nhưng như thế, thì lại thành chuyện người lớn mất rồi.
cau_toan
Ông Cậu Toàn Của Gấu
[hình chụp Tháng Sáu, 2001]

Cho tôi một đời khác,
Thì tôi sẽ hát ở Rendez-vous.
Hay, khiêm tốn hơn,
Chỉ ngồi ở đó.

The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn [g] Chúng Ta
Faulkner: Tại sao tui?
“Tài” của mi đâu phải để làm trang... nhà! Tài của mi, là để viết “tỉu thết”, thứ để đời, nhờ đó mà ta được thơm lây!"
Dream Textures
A brief note on Nabokov
W.G. Sebal

Độc giả Tin Văn
đón đọc
bia
Bìa Khánh Trường
Văn Mới phát hành
Tháng Sáu, 2005
200 trang
14 Mỹ Kim

Thơ Joseph Huỳnh Văn
&
Nhân lần giỗ thứ mười

Thơ Nguyễn Lương Vỵ

Thơ Trần Hữu Hoàng

Đi trong gió
Nỗi nhớ Sài Gòn buốt trên đầu ngón tay


Khoảnh Vườn
Thảo Trường


Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi


eva
Email

Cali Tháng Tư, 05
1  2  3  4  5
Mexico 1


Nguyễn Ngọc Tư
2

Thơ văn độc giả Tin Văn

Giới Thiệu Sách Mới

bia
Liên lạc:
điện thoại
714 531 3126
email
Đây là tác phẩm thứ ba, trong một bộ ba, a trilogy, về một vừng trăng của Nguyễn Chí Kham....
Nếu bạn viết một cuốn sách khá dài, nó sẽ trở thành tự thuật... [đọc tiếp]