Nhật ký thai kỳ - Tháng đầu tiên - Tuần thứ 4

Bây giờ là lúc các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu định hình, dù mờ nhạt nhưng có thể hình dung và phân biệt rõ ràng. Còn mẹ thì sao? sự gia tăng nội tiết khiến mẹ có thể đau đầu, mệt mỏi, tăng (giảm) ham muốn…

Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 4

Ngày thứ 22: Tim bé đã đập bình thường từ ngày này, bơm một lượng máu nhỏ xíu xuyên suốt hệ mạch máu mới hình thành của bé.

Mẹ làm cho con: Nếu gia đình bố (mẹ) có tiền sử bệnh tim thì mẹ hãy trình bày cho bác sĩ hoặc bà đỡ ngay trong cuộc thăm khám đầu tiên. Bằng cách đó, bác sĩ sẽ lưu tâm đến bất kỳ vấn đề nào đối với trái tim non nớt của bé.

Ngày thứ 23: Những phần tách biệt của não bé bắt đầu hình thành và tự phân loại.

Mẹ làm cho con: Tránh dùng aspirin, ibuprofen và bất cứ loại thuốc không thật cần thiết nào trong suốt thai kỳ. Aspirin và thuốc kháng viêm đều liên quan đến nguy cơ sẩy thai và dị tật tim ở bé. Ibuprofen dùng trong giai đoạn cuối thai kỳ (3 tháng cuối) thậm chí còn rủi ro hơn vì chúng có thể dẫn đến cạn ối rất nguy hiểm. Nếu mẹ cần giảm đau, hãy trung thành với acetaminophen hoặc hỏi bác sĩ để được kê các loại thuốc phù hợp cho thai phụ.

Ngày thứ 24: Thận của bé bắt đầu phát triển và chẳng bao lâu nữa sẽ sản xuất ra những giọt nước tiểu nhỏ li ti.

Mẹ làm cho con: Kiểm soát lượng caffeine (1 hoặc 2 tách / ngày) để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bé yêu. Tốt nhất là mẹ nên hạn chế chất caffeine ngay từ đầu thai kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa lượng caffeine cao trong thai kỳ và tình trạng bé sinh ra thiếu cân.

Webtretho_Nhật ký thai kỳ - tuần thứ 4
Nhật ký thai kỳ – tuần thứ 4 (Ảnh: Babycenter)

Ngày thứ 25: Cánh tay nhỏ xíu của bé và cái chân mới nhú đã rõ ràng hơn. Chỉ trong vài tuần nữa, bé sẽ có thể cử động được chân tay.

Mẹ làm cho con: Tránh ngủ với chăn điện trong suốt giai đoạn đầu của thai kỳ. Một số nghiên cứu chỉ ra sự liên quan giữa việc dùng chúng khi mới mang thai với nguy cơ sẩy thai và những dị tật ống thần kinh. Trong khi không ai chắc chắn về tác hại thực sự của loại chăn này, điện và từ trường từ chăn điện có thể làm tăng đáng kể thân nhiệt của bạn và đủ gây đe đọa để tránh sử dụng chúng.

Ngày thứ 26: Chậm rãi và chắc chắn, mũi và miệng dần thành hình trên khuôn mặt bé.

Mẹ làm cho con: Lúc này, bố mẹ đã có thể nghĩ đến việc đặt tên cho bé được rồi, hãy chọn ra một vài cái tên ưng ý cho bé trai và bé gái nhé!

Ngày thứ 27: Cơ quan sinh dục của bé bắt đầu hình thành. Các tế bào tạo thành trứng và tinh trùng trong cơ thể bé trai và bé gái đang tạo nên những bộ phận này theo cách riêng của chúng.

Mẹ làm cho con: Muốn biết giới tính của em bé trong bụng là một sự tò mò hiển nhiên của các ông bố bà mẹ. Nhưng nhiều người lại thích dành bất ngờ này cho đến tận ngày sinh con. Hãy thảo luận với bạn đời về việc có nên biết giới tính của bé sớm hay không.

Ngày thứ 28: Hôm nay bé đã dài được 0.6cm rồi đấy.

Mẹ làm cho con: Vẫn còn những tranh cãi về việc ăn đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng có thể làm tăng khả năng bé bị dị ứng với đậu phộng. Để chắc chắn và an toàn thì tốt hơn hết là mẹ hãy tránh xa đậu phộng trong 238 ngày còn lại của thai kỳ. Điều này càng quan trọng hơn nếu bố bé hoặc gia đình bên nội có tiền sử dị ứng với đậu phộng.

Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 4

Ngày thứ 22: Cơ thể mẹ lúc này rất cần các vitamin, nhưng nhiều mẹ có thể thấy khó chịu dạ dày khi phải uống những viên vitamin khổng lồ này.

Mẹ làm cho mẹ: Đừng trốn tránh việc uống vitamin, ngay cả khi mẹ thấy dạ dày khó chịu và nôn mửa. Hãy hỏi bác sĩ xem có thể thay thế bằng thuốc nhai hay không.

Ngày thứ 23: Sự thay đổi nội tiết tố có thể làm chậm chuyển động của thức ăn qua hệ tiêu hóa, và kết quả là chứng táo bón có thể quay trở lại.

Mẹ làm cho mẹ: Để làm dịu táo bón, hãy chắc rằng mẹ đang có một chế độ ăn giàu chất xơ (như hoa quả và rau tươi), đồng thời uống nhiều nước hơn. Tập thể dục cũng giúp làm dịu chứng bệnh khó chịu này.

Mẹ bắt đầu trải nghiệm các triệu chứng thai kỳ. Ảnh: Inmagine.

Ngày thứ 24: Sự gia tăng nội tiết tố cộng với dung lượng máu tăng có thể dẫn đến những cơn đau đầu không thường xuyên. Đau đầu là một trong những triệu chứng của thai nghén, đặc biệt là trong kỳ 1 và kỳ 3 của thai kỳ.

Mẹ làm cho mẹ: Cố làm dịu cơn đau đầu bằng cách thư giãn trong phòng tối, tắm nhẹ nhàng, xoa bóp, chườm lạnh ở lưng và cổ. Nếu tình hình vẫn không cải thiện, hãy nhờ bác sĩ kê toa thuốc acetaminophen để giảm đau.

Ngày thứ 25: Thời gian đầu của thai kỳ có thể làm mẹ cáu gắt. Mẹ hãy nói cho những người xung quanh biết là mình đang mang thai để họ có thể thông cảm với bạn hơn nhé!

Mẹ làm cho mẹ: Điều này có thể giúp mẹ làm dịu cảm xúc của mình: Một khi bác sĩ đã nghe thấy tim thai, khả năng sảy thai chỉ còn là tối thiểu mà thôi. Một số phụ nữ chỉ thông báo có thai vào khoảng 12-13 tuần kế từ kỳ kinh cuối khi mà nguy cơ sẩy thai giảm đáng kể. Một số khác có suy nghĩ tích cực và muốn chia sẻ tin vui của mình càng sớm càng tốt.

Bạn có thể xem thêm bài tổng hợp: " sức khỏe bà bầu, nhạc dành cho bà bầu ,..." để tìm hiểu nhiều hơn về các bài viết của  nhạc bà bầu bạn nhé !

Ngày thứ 26: Lưu lượng máu tăng, mẹ có thể là một trong những phụ nữ may mắn trải qua thời gian ham muốn tình dục cao độ. Một số phụ nữ khác, tất nhiên, ngược lại cảm thấy ốm nghén nặng nề hơn.

Mẹ làm cho mẹ: Đừng ngại ngùng tận hưởng “chuyện ấy” với bạn đời trong suốt thời gian mang thai. Chỉ những điều sau mới có thể cản bạn làm “chuyện ấy”: lời khuyên của bác sĩ, triệu chứng chảy máu do nấm hoặc nhiễm trùng đường tiểu, hoặc không thoải mái. Nói cách khác, hãy tận hưởng “chuyện ấy” mà không phải lo đến các biện pháp tránh thai trong thời gian này.

Ngày thứ 27: Tình trạng thể chất cũng có thể làm tăng nguy cơ trong thai kỳ. Nếu mẹ nhỏ hơn 15 tuổi và lớn hơn 35 tuổi, từng có biến chứng thai kỳ trong quá khứ, hoặc mang đa thai, mẹ được xếp trong nhóm “nguy cơ cao”.

Mẹ làm cho mẹ: Đừng để cái mác “nguy cơ cao” làm mẹ lo lắng nhé! Điều này không hề tiêu cực, nó chỉ có nghĩa là mẹ và bé cần được quan tâm và chăm sóc cẩn thận hơn mà thôi.

Ngày thứ 28: “Kiệt sức” có lẽ là từ chính xác để mô tả tình trạng thể chất của mẹ hôm nay. Thách thức phổ biến nhất với các mẹ mang thai thời kỳ đầu là làm thế nào có thể trải qua ngày làm việc dài mà không buồn ngủ.

Mẹ làm cho mẹ: Ngủ một chút bất cứ lúc nào mẹ có thể. Tranh thủ ngủ một lúc vào giờ ăn trưa, đi ngủ sớm hơn vào buổi tối, rút ngắn các thói quen buổi sáng để có thể dậy muộn hơn một chút. Hãy nhớ rằng, cảm giác ấy sẽ qua mau thôi mà.

Tin mới hơn

Tin cũ hơn

Tham gia bình luận: