Thursday, September 29, 2011

TỔN THẤT CỦA TRUNG HOA Ở CHÂU PHI

Bài đọc liên quan:

Bài viết gốc: China’s African Mischief



Bài viết của bà Yuriko Koike, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhật Bản, Chủ tịch Hội đồng điều hành của Đảng Dân chủ Tự do.

TOKYO - Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Lybia cố gắng thiết lập một chính phủ hoạt động cho một đất nước mới giải phóng, sự thật về những gì mà chế độ Đại tá Muammar el-Gaddafi đang được bắt đầu đưa ra ánh sáng. Những kho báu vật khác nhau đã được khai quật từ biệt thự ở Tripoli sau khi ông Gaddafi vội vàng bỏ trốn, và những gì xảy ra với những người bị tra tấn, bị giết, và mất tích đang bắt đầu được tiết lộ.

Vì vậy, quá nhiều bí mật ngoại giao bẩn thiểu nhất của Gaddafi đã được bộc lộ. Ngày 2 tháng 9, một tờ báo Canada, Globe and Mail báo cáo về các cuộc đàm phán gần đây giữa chế độ độc tài Gaddafi với các công ty vũ khí Trung Hoa, mà các công ty này có quan hệ trực tiếp với chính phủ của Trung Hoa đối với hợp đồng trị giá 200 triệu Mỹ kim.

Những hợp đồng như vậy đã vi phạm trắng trợn lệnh cấm vận vũ khí được thiết lập theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc số 1970, Trung Hoa đã đặt bút ký vào. Nhà cầm quyền Trung Hoa đã phủ nhận rằng các thỏa thuận vũ khí bí mật có giá trị pháp lý, và nhấn mạnh rằng chính phủ đã không cho phép. Nhưng một báo cáo chào hàng đã tường thuật một cách rõ ràng rằng các quan chức an ninh của Gaddafi đã gặp gỡ với các nhà sản xuất vũ khí Trung Hoa gồm: Tập đoàn kỹ nghệ bắc Trung Hoa (China North Industries Corp: Norinco), Tập đoàn xuất nhập khẩu máy móc chuẩn xác quốc gia Trung Hoa (China National Precision Machinery Import & Export Corp: CPMIC), và Tập đoàn xuất nhập khẩu Ngôi Sao Trung Hoa(China XinXing(星星) Import & Export Corp: CXIMC). Chương trình nghị sự bao gồm không chỉ là những vũ khí đã có sẵn trong kho dự trữ ở các công ty này, mà còn là lời hứa của các công ty Trung Hoa cung cấp vũ khí bổ sung nếu cần thiết.

Sau khi nhận một chuyến thăm chính thức năm 2006 từ lới mời của Tổng thống Trần Thủy Biển, sau tất cả những gì mà, Gaddafi đã phản ứng lại với các hoạt động ngày càng tăng của Trung Hoa ở châu Phi, mà các quan chức của ông đã gọi là "gợi nhớ đến chủ nghĩa đế quốc"  Đáng ngạc nhiên là Gaddafi đã chuyển thái độ thân Trung Hoa trong những giờ phút tuyệt vọng của ông. Khi áp lực từ quân nổi dậy quá lớn, hy vọng cuối cùng để duy trì quyền lực đã làm ông chuyển hướng sang Trung Hoa, và vì vậy mọi sự sợ ảnh hưởng của Trung Hoa ở châu Phi đã bị gạt sang một bên.

Trong nhiều thập kỷ, Gaddafi đã cư xử như thể ông ta là “Vua của các ông vua ở châu Phi”, như là những gì mà các tuyên truyền viên của ông tuyên bố. Bằng vào việc sử dụng nguồn thu dầu mỏ phong phú của đất nước, ông cung cấp viện trợ các nước láng giềng của mình. Ông đã công bố đầu tư 97 tỷ Mỹ kim để "một châu Phi thoát phương Tây". Tổng thống Compaoré của Cộng hòa Burkina Faso (ban đầu đồn đại là một điểm đến có khả năng cho việc lưu vong của Gaddafi) nhận được đào tạo quân sự từ Libya vào thập niên 1980, trước khi lên nắm chính quyền trong một cuộc đảo chính. Tổng thống Idriss Déby của Cộng hòa Chad cũng đã làm thay đổi chính trị vào năm 1990 với sự hậu thuẫn của Gaddafi. Tổng thống Mahamadou Issoufou của Cộng hòa Niger, người hiện đang nuôi dưỡng con trai thứ ba của Gaddafi Saadi - đã giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống vào cuối tháng ba nhờ sự hỗ trợ tài chính từ Gaddafi.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Hoa đã trở thành một trở ngại cho tham vọng của Gaddafi ở châu Phi, và Trung Hoa đã làm như vậy bằng cách sao chép các phương pháp của mình bằng cách: mua chuộc sự hỗ trợ của những nhà độc tài bằng vũ khí và tài chính. Từ năm 2000, Trung Hoa đã tích cực ve vãn các nước không ổn định và độc tài của châu Phi bằng cách cung cấp viện trợ và từ chối những lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc chống lại họ. Thật vậy, Trung Hoa đã vô tình đi vào kinh doanh với các nước châu Phi, trong khi châu Âu và Mỹ từ chối tham gia do các biện pháp trừng phạt.

Những biện pháp trừng phạt quốc tế, lúc bấy giờ nó có vẻ là những cánh cửa mà qua đó, Trung Hoa đổ xô vào để đạt được quyền khai thác tài nguyên khoáng sản của châu Phi cho các ngành công nghiệp tham lam của mình. Ví dụ, thay vì nên thực hiện một nỗ lực để thúc đẩy hòa bình ở Sudan, là một thành viên thường trực Trung Hoa có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an, nhưng Trung Hoa lại tham gia thương mại sâu với Sudan, bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng cho dầu mỏ và vũ khí, hành động này thực sự đã làm kéo dài những cuộc xung đột tại Darfur(1). Trong một lá thư viết cho các quan chức Trung Hoa, có chữ ký của nhiều thành viên của Quốc hội Mỹ, và một báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế rằng, Trung Hoa xuất khẩu vũ khí cho Sudan là vi phạm các nghị quyết của LHQ. Đạo diễn phim đoạt giải Oscar, ông Steven Spielberg đã phải xấu hổ từ bỏ tư vấn cho Trung Hoa về Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 bởi vì Trung Hoa đã hỗ trợ cho chính phủ Khartoum(2), ông gọi thế vận hội này"Thế vận hội diệt chủng".

 Bản đồ của Darfur nằm trong Sudan. Đây là một hậu quả bất ổn mà Ai Cập và Anh đã để lại cho vùng đất này sau khi trao trả độc lập năm 1899. Khi họ sát nhập những bộ tộc có các nền văn hóa khác nhau để trao trả độc lập và dựng lên một quốc gia Sudan lạc hậu sống nhờ vào tài nguyên thiên nhiên là dầu. Hình ảnh Darfur sát nhập vào Sudan làm chúng ta liên tưởng đến xung đột giữa Việt Nam và Trung hoa trên quần đảo Hoàng Sa bị xâm chiếm bỡi Trung Hoa vào ngày 19/01/1974 sau khi Hoa Kỳ thỏa thuận với Trung Hoa của cuộc gặp lịch sử giữa Nixon và Mao và kết quả hiệp định Paris 1973 cho cuộc chiến Việt Nam. (bổ sung bài dịch - ND) 

Như cuộc chiến của quân nổi dậy với Gaddafi trong mùa hè này, mười tiểu bang ở miền nam Sudan đã ly khai, tuyên bố độc lập như một thành viên trong cộng đồng 54 quốc gia trên lục địa châu Phi. Khoảng 80% của sản lượng dầu 490.000 thùng mỗi ngày của Sudan được tập trung ở miền Nam Sudan. Trong năm 2010, Trung Hoa nhập khẩu gần một nửa sản lượng này, khoảng 250.000 thùng mỗi ngày từ Sudan, chiếm khoảng 5% lượng dầu nhập khẩu của Trung Hoa. Với sự hỗ trợ cho chính phủ của quốc gia tàn bạo ở Khartoum, Trung Hoa hiện đang cố gắng một cách tuyệt vọng để sửa chữa quan hệ với Nam Sudan, để có thể tiếp tục khai thác trữ lượng dầu mỏ của đất nước mới này.

Giống như Sudan, Angola, nước sản xuất dầu lớn thứ hai của châu Phi, đã trải qua xung đột liên tục trong nhiều thập kỷ. Đó là biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc cho đến năm 2002. Tuy nhiên, trong những năm Angola bị rợi vào tình trạng cùng cực này, Trung Hoa cung cấp tài chính cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn để đổi lấy dầu. Ngày nay, Trung Hoa là điểm đến lớn thứ hai đối với xuất khẩu dầu của Angola (Mỹ là lớn nhất, Mỹ đã nhảy vào cuộc sau khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ). Thật vậy, Angola sản xuất dầu nhiều cho Trung Hoa nhiều hơn cả của Saudi Arabia, và, những thời điểm, có đến 100 nghìn công nhân Trung Hoa đã làm việc trên các dự án cơ sở hạ tầng tại Angola.

Trung Hoa đã chọn một con đường có nguy cơ cao - bỏ qua nhân quyền và vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc - để bảo đảm những nguồn khác và năng lượng cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Đây là một sự lựa chọn không thích hợp cho một trong các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, cũng không thể hiện sự sẵn sàng của Trung Hoa là một bên liên quan có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Trung Hoa sẵn sàng tiếp sức và bảo vệ các nhà độc tài châu Phi, ngay cả đe dọa các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc, như ở Libya, làm suy yếu tuyên bố của Trung Hoa là "gia tăng hòa bình". Với sự lừa dối Libya của Trung Hoa, thế giới ngày nay nên xác định Trung Hoa là một quốc gia họ chỉ tuân theo quy tắc quốc tế khi và chỉ khi việc làm đó phù hợp với lợi ích của họ.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.

Ghi chú của người dịch:
1. Darfur: là một vùng đất cực Tây của Sudan. Nơi đây đã từng là một quốc gia độc lập với cái tên là Vương quốc Darfur, nhưng sau này bị Anh và Ai Cập sát nhập vào Sudan năm 1899. Từ đó Darfur bị chia thành 3 tiểu bang Nam, Bắc và Tây Darfur thuộc Sudan.

2. Khartoum: Thủ đô của Sudan.
BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 11h12', ngày thứ Năm, 29/9/2011

Monday, September 26, 2011

KỸ THUẬT ĐỌC BIỂU ĐỒ KITCO KHI CHƠI VÀNG ONLINE


Chiến tranh tiền tệ giữa chú Sam và chú ba Tàu đã đi đến hồi đỉnh cao, mà ai cũng có thể thấy, khi vàng liên tục đột phá những mốc kỷ lục mới về cả giá và biên độ lên xuống của nó trong vòng 24h trong tháng 9/2011 này.

Trong tất cả các nghề buôn bán trên thế giới từ cổ chí kim, thì buôn bán vàng trên thế giới ảo là nghề đòi hỏi nhiều yếu tố rất khắt nghiệt của 2 lĩnh vực: một trí tuệ có kiến thức toàn diện và trái tim sắt đá. Vì với biên độ dao động giá đến hơn 100USD/ngày trong thời gian qua thì chuyện một tay buôn vàng online có thể mất hoặc được hàng triệu đô la Mỹ mỗi ngày. Vì thế cho nên những kỹ thuật đánh giá đơn giản tình hình biến động giá vàng trong 24h là rất cần thiết.

Sau khi nắm bắt thông tin những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng đầy đủ và tổng kết một quyết định giá vàng sẽ tăng hay giảm chắc chắn trong ngày 100% thì những bạn chơi vàng online cần lưu ý những dấu hiệu sau đây.

Thứ nhất là nhìn biểu đồ Kitco xem trục tung của nó được Kitco phân chia biên độ giao động giá vàng là bao nhiêu? Có nghĩa là giữa 2 điểm trên trục tung được chia ra bỡi biên độ 2, hay 5, hay 10 hay 20USD hay hơn nữa cho mỗi đơn vị thay đổi cho 1 ounce vàng? Điều này rất quan trọng để có những quyết định phương án trade forex online. 

Nếu biên độ trục tung chỉ 2USD cho mỗi khoảng thì giá vàng trong ngày sẽ không biến động lớn. Nhưng nếu cũng trong ngày từ 2USD tăng lên 5 hoặc 10USD thì báo hiệu từ tình trạng thị trường vàng đang vắng kẻ bán người mua chuyển sang có những đợt bán tháo hoặc mua vào dữ dội.

 Biểu đồ 1: Giá vàng biến động ngày TT Obama đọc thông điệp liên bang đầu năm 2011. Khoảng cách các đơn vị trên trục tung là 5USD. Nhưng đường xanh lá cây vược thác cắt cả đường biểu diễn màu đỏ và màu xanh nước biển trước đó do tác động của thông điệp liên bang sau kỳ nghỉ tết Tây.

Nếu ngay từ sáng sớm biểu đồ này để ngay biên độ 20USD hoặc 50USD thì chứng tỏ giá vàng sẽ dao động rất lớn. Hãy xem biểu đồ 1 và 2 sẽ rõ.

 Biểu đồ 2: Giá vàng trong hôm nay 26/9/2011 sau khi đã xuống giá suốt 1 tuần qua. Nhưng thông tin cho biết các đại gia đã bán lượng vàng tồn trữ mua trước 18 tháng để dồn qua các cổ phiếu DJ index do đã sụt xuống quá thấp và chiến lược Operation Twist của FED thay thế Quantity Easing 3. Khoảng cách một đơn vị thay đổi giá vàng là 50USD. Ngay từ sáng sớm nay tôi đã báo động với cộng đồng mạng vàng sẽ biến động lớn theo giá tiếp tục xuống trong ngày. Và chỉ trong phiên giao dịc châu Á đã có một đợt sóng dao động 60USD/ounce.

Khi đã xác định biên độ dao động lớn thì chắc chắn một điều thứ hai sẽ diễn ra là, sẽ có nhiều đợt sóng giá dao động trong ngày. Lúc đó người chơi vàng online cần phải chia ra nhiều giai đoạn sóng khác nhau để chốt lãi. Nhưng đừng bao giờ quên rằng xu hướng vàng lên hay xuống trong suốt ngày hôm đó để không phải bị những cú thua lỗ hồi giá hay rớt giá khi quyết định đánh lên hay đánh xuống trong các đợt sóng này. Và điều này đã thể hiện rất rõ trong biểu đồ 3 sau đây.

 Biểu đồ 3: Sau khi dao động một đợt sóng với biên độ 60USD/ounce sáng nay. Đến 12h bắt đầu vàng rớt tiếp thêm 50USD/ounce để chọc thủng ngưỡng kháng cự 1600USD/ounce chỉ còn 1581USD/ounce. Và sẽ có thể có đợt sóng lên khi sàn London mở cửa lúc 15h45' chiều nay, rồi sẽ tiếp tục xuống cho đến khi sàn New York mở cửa vào 20h45' tối nay sẽ có nhiều đợt sóng dữ dội lên xuống đến kết thúc phiên giao dịch NY vào 3hAM sáng 27/9/2011, với sự xuống giá vàng không dưới 2 lần một đơn vị trên trục tung tức > 100USD/ounce cho biến động vàng ngày 26/9/2011. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật liên tục bằng hình ảnh trên bài viết này cho đến hết phiên giao dịch hôm nay của sàn NY!!!

Biểu đồ 4: Update lúc 15h18' ngày 26/9/2011 biểu đồ Kitco tiếp tục lao dốc đến 14h cùng ngày lấy đáy 1540usd/oz rồi bắt đầu tạo sóng mới ngóc lên đạt giá 1590 lúc 14h55' cùng ngày giờ Việt Nam. Nếu bắt sóng lên ở sóng 1545 thì các tay chơi online sẽ kiếm lãi đợt sóng này khoảng 60usd/oz  khi đợt sóng thứ 2 trong ngày trở về giá 1612 lúc 15h18'. Rồi sẽ có nhiều sóng khi sàn Lodon mở cửa trong cùng một ngày dao động dữ dội như hôm nay!!!

 Biểu đồ 5: Update lúc 19h05' khi sàn vàng London cho trở lại 1632 và chuẩn bị NYSE open.

 Biểu đồ 6: Update lúc 20h56' ngày 26/9/2011, sàn NYSE đã mở hơn 60' nhưng giá vàng không thể lên và xuống. Điều này cho thấy tình hình mua bán rất yên ắng. Và vàng sẽ rớt giá trong đêm nay để kích cầu.

 Biểu đồ 7: Update lúc 5h49' ngày 27/9/2011, kết quả giá vàng đêm qua chốt ở sàn NYSE mốc 1628usd/oz. Như vậy đêm qua giá vàng chỉ giảm 29usd/oz và chỉ dao động trong khoảng 1590 - 1635. Một phiên NYSE ảm đạm. Báo hiệu vàng sẽ tăng trở lại vì đáy 1600 không bị phá vỡ.

Biểu đồ 8: Update lúc 17h10' ngày 27/9/2011, Vàng tăng giá liên tục từ phiên Hongkong đến phiên London. Đến lúc này vàng đã tăng 43usd/oz. Hứa hẹn đêm may phiên NYSE sẽ có nhiều sôi động

 Biểu đồ 9: Update lúc 22h ngày 27/9/2011, khoảng cách của 1 đơn vị trên trục tung rút xuống còn 20usd. Điều này chứng tỏ thị trường trầm lắng, và khả năng đột biến giá trong đêm của sàn NYSE không nhiều như thời kỳ đầu tháng 9 này.

Biểu đồ 10: Update lúc 20h44' ngày 28/9/2011, chứng tỏ tình hình buôn bán vàng trên toàn cầu đình đốn qua 2 lần trên sàn NYSE của đêm 26 và 27/9 cũng như 28/92011

Dĩ nhiên không đơn giản như những gì phân tích trong bài viết một cách dễ dàng. Vì để có được kiến thức phân tích một cách thực dụng như thế này là cả một kho kiến thức về xác suất thống kê làm hàm kỹ thuật giá chốt chặn trên, chốt chặn dưới. Rồi kiến thức yếu tố ảnh hưởng giá vàng của toàn cầu. Và không thể thiếu kiến thức về chiến tranh tiền tệ với một trái tim lạnh không còn biết sợ là gì.

Khi con người ta không còn biết sợ, tức là con người ta không còn cảm nhận hạnh phúc và khổ đau trên cõi đời này. Đó cũng là lúc không còn gì để đáng yêu để mà sống. Để có thể có bản lĩnh chơi vàng online một cách khoa học và tự tin thì không thể thiếu một trái tim như thế, ngoài kiến thức đã trang bị.

Asia Clinic, 13h29', ngày thứ Hai 26/9/2011

Saturday, September 24, 2011

CHỮ NHÂN LÀ CỐT LÕI

Bài đọc liên quan:

Tuần này thế giới chứng kiến cái chết của nhà lãnh đạo Hồi giáo Afghanistan - ông Burhanuddin Rabbani - một nhà yêu nước và cũng là nhà lãnh đạo phong trào yêu nước Hồi giáo Mujahideen vì mãnh đất ngã tư giao lộ từ thời con đường tơ lụa đến nay. Cái chết của ông được nghi ngờ là do nhóm Hồi giáo cực đoan Taliban đánh bom tự sát gây ra, trong lúc đàm phán với 2 người đại diện của nhóm này để mưu tìm hòa bình cho Afghanistan. Nhưng tới giờ này chưa có tổ chức nào đứng ra nhận lãnh trách nhiệm. 

Cũng là các tổ chức Hồi giáo, nhưng với Mujahideen thì vì đất nước và nhân dân Afghanistan chống lại tất cả các cuộc xâm lược của các cường quốc. Trong khi đó, Taliban lại là nhóm Hồi giáo cực đoan mang khát vọng khủng bố đến mọi nơi, mọi người được nghi ngờ là có bàn tay nhám nhuốt của một số cường quốc ném đá giấu tay - như nhóm Al Qaeda của Bin Laden. Từ một tổ chức Mujahideen vì quốc gia dân tộc, về sau ngã màu cực đoan tử vì đạo, nhưng cũng vì yêu nước.

Lịch sử thế giới cận hiện đại, các cuộc chiến tranh cục bộ có tính nội chiến, mà do sự tranh giành của các cường quốc gây ra. Đáng kể nhất gần đây là cuộc chiến tranh Việt Nam 30 năm và cuộc nội chiến dai dẳng của Afghnistan từ thập niên 1970s đến nay.

 Bản đồ của A Phú Hãn (Afghanistan)

Và lịch sử cũng cho thấy 2 mãnh đất này là mồ chôn của các cường quốc. Với Việt Nam là mồ chôn của Thành Cát Tư Hãn đến nhiều đời vua Trung Hoa kim cổ, rồi đến phương Tây và Mỹ. Với Afghanistan thì cũng đã từng là mồ chôn của đế quốc Ba Tư đến Alexandros đại đế, đến đế quốc Anh, rồi Liên Xô cũ và ngay nay Hoa Kỳ đã và đang sa lầy. Sự sa lầy ở Afghanistan chiếm một phần không nhỏ trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, vì nó làm tốn kém tài chính cho cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ.

Có những quy luật xã hội học muôn đời luôn đúng. Trong kinh tế học thì sự lưu thông của đồng tiền nói lên sức mạnh của nền kinh tế. Trong phân phối hàng hóa thì giao thông là huyết mạch. Thì trong việc nắm giữ quyền lực thế giới, các cường quốc cần nắm chốt các giao lộ huyết mạch của khu vực và toàn cầu.

Cũng chính vì điều trên, mà biển Đông, nơi kiểm soát của 80% lượng tàu thuyền đi qua, và Việt Nam, tuy mãnh đất dài và hẹp, nhưng có mặt tiền hướng ra biển Đông dài nhất thế giới có nhiều nguy nan và cơ hội trong cuộc tranh giành của các cường quốc. Afghanistan không có biển. Nhưng Afghanistan lại là ngã tư giao lộ của con đường tơ lụa ngày xưa và nơi để có thể nhìn từ Âu sang Á, từ thế giới thế quyền cực đoan đến thế giới thần quyền cực đoan của loài người trong hiện tại.

Khác nhau về địa lý, giống nhau về địa chính trị. Việt Nam đã chịu những nỗi đau chiến tranh trong quá khứ và nỗi thất vọng điều hành chính trị, kinh tế, xã hội trong hiện tại. Còn Afghanistan đã và đang chịu nỗi đau chiến tranh trong quá khứ và hiện tại triền miên.

Afghnistan đang có những con người hết lòng vì đất nước như ông Burhanuddin Rabbani. Từ lòng yêu nước thương nòi phải bỏ vị trí giáo sư trường đại học Kabul, để nhảy vào chính trường, để đánh đuổi Liên Xô. Nhưng rồi đất nước lại rơi vào tay chủ nghĩa thần quyền cực đoan của Taliban. Ông lại phải đánh đuổi Taliban để dựng lên Cộng Hoa Hồi giáo Afghanistan. Bây giờ ông lại phải làm chủ tịch hội đồng hòa bình Afghanistan để đàm phán với Taliban để đưa đất nước mình thoát khỏi nội chiến. Công việc chưa tròn thì ông lại ra đi vì khủng bố.

Khi tháo chạy khỏi Afghanistan để tự lo cho thân mình, Liên Xô đã để lại tàn dư của một chủ nghĩa khủng bố do Taliban cầm đầu để Hoa Kỳ sa lầy mãi đến hôm nay.

Khi tháo chạy khỏi Việt Nam, Hoa Kỳ đã tạo ra một cái gai nhọn trên biển Đông - Trung Hoa lấn chiếm Hoàng Sa - để họ quay lại với ly rượu mời hôm nay.

Nước Việt đang yên bình sau một giấc ngủ dài, đầy ác mộng của cuộc chiến tranh. Và nước Việt đang đứng trước một cuộc chiến tranh lạnh lần thứ hai do hai cường quốc hàng đầu phát động. Một cuộc chiến mà người ta gọi là một cuộc trường chinh. Nằm đầu sóng ngọn gió hướng ra biển cả, mũi con tàu luôn bị sóng gió vây quanh.

Tất cả điều đó bắt đầu từ những cách giải quyết 3 vấn đề cốt lõi: thiên, địa và nhân. Nhưng trong bộ tam tài thiên, địa, nhân ấy, chữ nhân vẫn là chữ quyết định. Nó cũng giống như trong ngũ luân của Khổng Khâu: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thì, để được chữ nhân thì đòi hỏi phải tròn vẹn 4 chữ kia vậy.

Gia đình, bè bạn sống với nhau cũng bằng chữ nhân. Nước cường, dân giàu mạnh để phát triển cũng là chữ nhân. Hiểu được chữ Nhân thì việc dữ hóa lành, việc ác hóa thiện, việc phức tạp hóa giản đơn. Không hiểu chữ nhân thì mọi vấn đề trở nên phức tạp và rối rắm.

Asia Clinic, 11h53', ngày thứ Bảy 25/9/2011

Wednesday, September 21, 2011

VẠN LÝ TRƯỜNG CHINH VỚI TRUNG HOA

Bài viết gốc: A Long March(*) with China

Bài viết của Khương Văn(姜闻: Wenran Jiang) ông đang gảng dạy khoa học chính trị tại University of Alberta và là một chuyên viên cấp cao của Quỹ khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Canada.

BẮC KINH - Bốn ngày gần đây của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm Trung Hoa đã kết thúc với sự quan tâm cao độ. Ông đảm bảo với các nhà lãnh đạo Trung Hoa rằng Hoa Kỳ cam kết trả đúng kỳ hạn tất cả các khoản nợ, mặc dù bị hạ cấp tín dụng gần đây, ông đã nói chuyện rất nhiệt tình về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, và ông đã giới thiệu cháu gái của ông, người đã nghiên cứu Trung Hoa trong nhiều năm, như một cầu nối trong tương lai giữa hai nước.

Nhưng, đằng sau tất cả những nụ cười và bữa tiệc rượu trọng thể ấy, các vấn đề nghiêm trọng và khoảng cách nhận thức vẫn tiếp tục chia rẽ hai cường quốc lớn của thế giới.

Đầu tiên là, luôn luôn là vấn đề quan điểm. Đối với những người xem sự trỗi dậy của Trung Hoa trong một cái nhìn tiêu cực, đơn giản là quốc gia này chỉ là quốc gia kiêu ngạo hơn bao giờ hết. Đó là khó khăn trong tranh chấp lãnh thổ của Trung Hoa với Nhật Bản ở Biển Nhật Bản (Biển Đông Trung Hoa); Trung Hoa đang rất quyết đoán ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) với các nước láng giềng, trên những hòn đảo tranh chấp; Trung Hoa cho phép máy bay chiến đấu tàng hình của mình được trình diễn trong lúc bộ trưởng quốc phòng Mỹ viếng thăm Trung Hoa; đó là gửi tàu sân bay đầu tiên của Trung Hoa ra biển để thử nghiệm, cho thấy khả năng họ muốn thiết lập các căn cứ hải quân ở Ấn Độ Dương. Ngay cả sự ẩu đả giữa đội bóng rổ Trung Hoa và đội khách Mỹ được xem như bằng chứng cho hành vi hung hăng của Trung Hoa.

Ngược lại, nhiều người Trung Hoa có xu hướng nghĩ rằng Hoa Kỳ đã nghiêm trọng hóa về hội chứng siêu cường kiêu ngạo. những người Trung Hoa hiểu rằng, Mỹ có một chính phủ hoạt động bất bình thường, nhưng Mỹ vẫn nhấn mạnh rằng hệ thống chính trị và kinh tế của họ là tốt nhất trên thế giới, và rằng tất cả mọi người nên bắt chước người Mỹ. Ngập trong nợ nần, nhưng không thể ngừng chi tiêu và vay mượn. Hoa Kỳ không còn khả năng cạnh tranh trong sản xuất, nhưng đổ lỗi cho những người khác làm thâm hụt thương mại khổng lồ của Hoa Kỳ. Và theo cách hiểu của Trung Hoa là chỉ có siêu cường quân sự Mỹ là hiếu chiến (trigger-happy) khi can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

Thứ đến là, vấn đề của sự tin tưởng. Những người chỉ trích Trung Hoa lập luận rằng tuyên bố của họ nhằm để tăng cường hòa bình là không đáng tin cậy, một đất nước phi dân chủ, với hệ thống độc đảng. Cùng với điều này là một cái nhìn tổng bằng không trên thế giới, trong đó bất kỳ sự giàu lên của Trung Hoa trong sự chia sẻ của nền kinh tế toàn cầu, hoặc bất kỳ sự hiện diện gia tăng của Trung Hoa đâu trên thế giới, thì phải có mặt sức mạnh quyền lực của Hoa Kỳ, hoặc những quyền lực khác. Bất kỳ động thái quân sự của Trung Hoa được miêu tả như một hành động bành trướng và hiếu chiến phải được kiềm chế. Bất kỳ nỗ lực tham gia của các chính trị gia phương Tây, chẳng hạn như chuyến đi gần đây của ông Biden, sẽ được hiểu một cách máy móc nghi ngờ và chỉ trích là nồng ấm với những kẻ độc tài.

Tương tự như vậy, cho những người Trung Hoa nghi ngờ về ý định của Mỹ, âm mưu luôn luôn là trong vở kịch. Họ nhìn thấy một siêu cường đang yếu sử dụng phương tiện kinh tế, quân sự và ngoại giao trong một nỗ lực không ngừng để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Hoa. Nói chuyện v nhân quyền và dân chủ không có giá trị gì cả, nhưng qua lăng kính mờ đục xem Trung Hoa là con quỷ dữ (demonizing China). Bán vũ khí cho Đài Loan, các hoạt động Tây Tạng, và "cuộc cách mạng màu" của các loại khác tất cả đều được tài trợ bởi Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác, và là nhằm mục đích làm suy yếu Trung Hoa.

Mặc dù nhiều thập kỷ của sự tương tác chặt chẽ, với hàng triệu người Mỹ, người châu Âu, và Nhật Bản đến thăm Trung Hoa mỗi năm và con số tương tự của Trung Hoa đến thăm Mỹ và các nước tiên tiến khác, hai bên hiểu nhau qua một lăng kính đầy ám muội (glass darkly). Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau đã không dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn ngay cả trong một số vấn đề cơ bản nhất.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Hoa, Phó Oánh (傅莹: Fu Ying) bày tỏ lo lắng về tình trạng này trong một cuộc phỏng vấn gần đây. "Điều quan trọng nhất là liệu Trung Hoa và Mỹ có phải là kẻ thù. Có phải chúng ta sắp có một cuộc chiến tranh? Có phải chúng ta đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống lại nhau?". Trong khi đó, ông Biden tái khẳng định rằng Hoa Kỳ không xem Trung Hoa như một kẻ thù, bóng gió rằng lo lắng của ông Phó Oánh không phải là không có thật, ông Biden nói rằng kịch bản tồi tệ nhất là một sự hiểu lầm dẫn đến một cuộc xung đột không mong muốn.

Vì vậy, các vấn đề quan trọng đối với Trung Hoa, các nước láng giềng, Mỹ, và phần còn lại của thế giới không phải là có bao nhiêu tàu sân bay, tên lửa, tàu ngầm, và máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Trung Hoa có thể sản xuất và triển khai trong những năm tới và nhiều thập kỷ sau. Mà thay vào đó, là Trung Hoa có ý định sử dụng như thế nào những sức mạnh mới có được về kinh tế và quân sự của mình trong việc theo đuổi những mục tiêu chính sách trong nước và nước ngoài - và quyền lực hàng đầu thế giới của Trung Hoa có thể đảm bảo rằng họ không làm tổn hại đến nhau do rủi ro hoặc bất hòa.

Để đáp ứng những thách thức này một cách thành công, không có giải pháp thay thế khả thi để tham gia tích cực, liên tục, và thẳng thắn giữa Trung Hoa và phần còn lại của thế giới. Nền kinh tế Trung Hoa sẽ tiếp tục phát triển; quân đội Trung Hoa sẽ tiếp tục hiện đại hóa; và người dân Trung Hoa sẽ vẫn một lòng trong những tham vộng quyền lực vĩ đại của họ. Một kiểu chiến tranh lạnh với chính sách đối đầu và ngăn chặn từ phương Tây sẽ gặp sự kháng mạnh mẽ từ Trung Hoa, lực tác dụng đòn bẫy toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, không thể bỏ qua được.

Chỉ có một chiến lược sáng tạo, kiên nhẫn, và những cam kết phù hợp mới làm giảm thiểu những lo ngại của cả hai bên. Sự trỗi dậy của Trung Hoa là một thực tế, nhưng sự trỗi dậy đó phải là một ưu tiên cho hòa bình lâu dài cho Trung Hoa, cho các nước láng giềng của Trung Hoa, cho phương Tây, và, quan trọng nhất, là cho Mỹ.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.

Ghi chú của người dịch:
(*)Long March:
Sự kiện tháng ba trong tiếng Anh có rất nhiều kiểu chơi chữ của các học giả để ám chỉ. The March nó liên quan cuộc tuần hành chết, khi Hitler cho rút rui khoảng 800 ngàn tù nhân phe đồng minh về hướng Tây vào tháng 3/1945 vì bị Liên Xô tấn công Đức, và từ đó có nhiều từ để ám chỉ tương tự như: "The Great March West", "The Long March", "The Long Walk", "The Long Trek", "The Black March", "The Bread March", nhưng hầu hết những người sống sót trong cuộc tuần hành rút lui này chỉ cần gọi là "The March".

Ở bài viết này tác giả lại chơi chữ một lần nữa theo cách phát âm trong tiếng Hoa. Chữ Long March được bính âm sang La tinh là 長征 đọc là Cháng Zhēng, khi đọc bính âm thì nó có nghĩa là Trường Chinh. Một cách chơi chữ của người viết. Ý ông muốn nói vấn đề của Trung Hoa với Mỹ và phương Tây hiện nay như là một cuộc rượt đuổi trong chiến dịch vạn lý trường chinh nổi tiếng của Mao Trạch Đông. Bắt đầu tháng 3/1945 Mao phải đưa quân đội mình chạy trốn sự truy đuổi của Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu. Bắt đầu là sự tháo lui để bảo tồn lực lượng cũng về Thiểm Tây, nhưng sau đó là chiến thắng của hồng quân Trung Hoa đi đến thống nhất Trung Hoa của Mao Trạch Đông.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic -  18h46', ngày thứ Tư, 21/9/2011

Saturday, September 17, 2011

SAU LYBIA CỦA GADDAFI LÀ VENEZUELA CỦA HUGO CHÁVEZ?

Bài liên quan: 
Cặp phạm trù hiện tượng - bản chất trong quản lý và điều hành
Cặp phạm trù chung - riêng trong quản lý và điều hành
Cặp phạm trù ý thức - vật chất trong quản lý và điều hành


Thế giới luôn tồn tại những cặp đối lập. Trong những cặp đối lập đó có những cặp đối kháng và không đối kháng. Đối lập mà không đối kháng là những cặp nhị nguyên. Cặp nhị nguyên là những cặp đối lập mà bổ khuyết cho nhau để cùng nhau phát triển. Cặp đối lập mà đối kháng thì chỉ triệt tiêu nhau một mất một còn. Trong những cặp đối lập mà đối kháng ấy có cặp thiện ác. Thiện tồn tại và phát triển thì ác phải rút vào bóng đêm và ngược lại.

Song bản chất của loài người là tư hữu và quyền lực. Nên cái ác luôn mạnh hơn cái thiện trong nhất thời và từng giai đoạn, khi cái ác có điều kiện để phát huy. Từ đó cũng xuất hiện những con người đại diện cho cái ác để giải quyết những tích lũy về cái ác cho một cộng đồng. Chỉ đến khi nào cộng đồng ấy thấy hết cái ác và đủ sức để tiêu diệt cái ác thì cái thiện mới xuất hiện để giải quyết mọi vấn đề.

Dưới cái nhìn triết học về cặp phạm trù chung riêng, khi một người hay một nhóm người vì tư hữu và quyền lực của mình mà bỏ quên quyền tư hữu và quyền lực của cộng đồng, thì người hoặc nhóm người ấy bị xem là những khối u độc ác của một cộng đồng. Hugo Chávez  là một trong số những con người ấy của thế kỷ XXI.

Với một nhà nước đa nguyên hữu khuynh ôn hòa, Venezuela của cựu tổng thống Carlos Andre Perez đã không tiêu diệt mầm ác độc cho đất nước ông, khi đã làm thất bại cuộc đảo chánh do ông Hugo Chávez - một chính khách có nguồn gốc từ lò đào tạo quân đội - cầm đầu hồi tháng 02/1992. Và còn bị ông Hugo Chávez trở lại thành công trong cuộc bầu cử 1998, với khẩu hiệu: "tất cả vì người nghèo" - Hugo Chávez bắt đầu áp đặt một kiểu hình thái chính trị độc tài đa nguyên giả hiệu dưới sự cố vấn của một nhà độc tài khác - Fidel Castro của Cu Ba - để dần đưa đất nước và nhân dân Venezuela vào những thảm cảnh của đói nghèo, lạm phát và tham nhũng tràn lan trong cuộc sống thiếu dân chủ thực thụ.

Người dân nghèo và thiếu hiểu biết ở đâu cũng vậy, họ luôn bị các chính khách lập đi lập lại chiêu bài vì cá nhân họ, để thâu tóm quyền và lợi. Sau khi lên làm tổng thống năm 1998, ông lại tiếp tục thành công trong cuộc bầu cử năm 2000 và 2006. Để thống lãnh quyền hành toàn diện, Hugo Chávez đã lập ra một lực lượng dân quân vũ trang thân tín với ông. Một thống kê của quốc hội Venezuela trong đầu năm nay, 50% người dân nước này có vũ khí cả trong và ngoài lực lượng vũ trang để bảo vệ quyền uy và chính thể đầy tham nhũng và lạm phát của Chávez.

Chỉ sau 4 năm cầm quyền, năm 2002 hàng triệu người dân Venezuela đã xuống đường biểu tình từ một sân vận động trong một cuộc thi đấu thể thao, vì lạm phát và tham nhũng đang giết dần đất nước của họ dưới triều đại Chávez. Nhưng tất cả các cuộc biểu tình ấy bị đập tan bằng súng đạn và bạo lực của nhóm vũ trang thân hữu, dù họ đã lật đổ được Chávez vào tháng 4/2002. Một lần nữa, nhân dân Venezuela đã phải trả giá đắt cho những sai lầm thiếu hiểu biết của họ, khi Chávez quay trở lại nắm quyền trong cuộc bầu cử 2006 sau những bất ổn, bằng con đường tranh cử thông qua chuyên chế của quân đội, mà ông đã gầy dựng.

Sau sự quay lại ghế cầm quyền 2006, Hugo Chávez đã có những tuyên bố hùng hồn để xây dựng vương quốc của mình bằng con đường của các nhà tả khuynh cực đoan. Ông quốc hữu hóa các ngành công nghiệp hàng đầu về dầu mỏ của các tập đoàn tư bản trên thế giới đang nắm giữ, đến các bệnh viện, ngành điện và bưu chính viễn thông, và cả ngành khai thác kim loại quí, v.v... Ông tuyên bố "Venezuela vững chắc đi lên xã hội chủ nghĩa". Ông trưng cầu dân ý dưới kiểu dân bỏ phiếu tín nhiệm, nhưng ông là người kiểm phiếu, để được 54% đồng thuận thắng thế với 45% chống lại sửa đổi hiến pháp. Trong cuộc trưng cầu dân ý sửa đổi hiến pháp Venezuela 2009 ấy, có một điều quan trọng là tổng thống nước này được phép làm suốt đời!

Ở đất nước Venezuela hiện vẫn là một đất nước đa đảng phái. Trong đó có 3 đảng có mặt trong ghế quốc hội là, thứ nhất có Đảng Xã hội thống nhất do ông Hugo Chávez (United Socialist Party of Venezuela: PSUV) cầm đầu đang thắng thế với 98 ghế quốc hội. Đảng thứ hai mới thành lập tháng 01/2008, đối lập chính trị với đảng của ông Chávez, là đảng Liên minh Dân chủ thống nhất (Mesa de la Unidad Democrátic: MUD) với 65 ghế trong quốc hội. Và một đảng cánh tả khác là đảng Tổ quốc của mọi người ( Patria Para todos (PPT): Fatherland of All hay còn gọi là Homeland for Everyone) chiếm thiểu số với 2 ghế quốc hội. Tuy là đa đảng nhưng với sự kết hợp kiểu quân đội về tay nhân dân thân tín với ông Chávez và nắm quyền, đảng của ông thâu tóm mọi quyền hành để "vững bước tiến lên xã hội chủ nghĩa" như ông đã tuyên bố.


Nhưng trời bất dung gian đảng. Đầu năm nay, ông Chávez bị phát hiện bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Lại ông cố vấn Fidel Castro giúp ông chữa trị. Có 3 kịch bản xảy đến với ông Chávez trong trị bệnh, thứ nhất là, điều trị nhanh tích cực bằng phẫu thuật. Thứ hai là, điều trị kéo dài nhắc lại bằng hóa và xạ trị. Và thứ ba là, cái chết đang treo lơ lửng trên đầu ông và đảng của ông.

Là cha đẻ của việc thâu tóm ngành công nghiệp truyền thông Venezuela theo cách của các nước tả khuynh. Ông Chávez đã thành công trong kịch bản thứ nhất. Sau khi phẫu thuật trở về, ông tuyên bố sức khỏe của ông còn làm việc đến 2021, và có lẽ đến 2031, khi ông đã 77 tuổi!

Nhưng việc điều trị của ông cần đến kịch bản thứ hai. Gần đây ông phải đi lại Cu Ba để hóa trị liệu sau phẫu thuật. Công việc điều hành đất nước Venezuela vắng mặt của ông đã bị phe đối lập chỉ trích. Nên buộc lòng ông phải hóa trị liệu tại Venezuela.

Kịch bản thứ ba rồi sẽ xảy ra, nhưng với hơn 10 năm cầm quyền, ông đã nắm toàn bộ kinh tế, chính trị, quân đội, an ninh và cả ngoại giao. Ông đã biến đất nước Venezuela có thu nhập bình quân đầu người 6000 đô la Mỹ mỗi năm nhờ từ xuất khẩu dầu hỏa, trở thành một đất nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới liên tục nhiều năm qua. Một Venezuela chia rẻ và đầy tham nhũng. Một Venezuela mà người ta bảo rằng có một trăm con gà thì chính phủ ăn hết 99 con, nhân dân còn lại chỉ còn một con để chia nhau cho 27 triệu dân!

Trong bối cảnh đó, Hugo Chávez là cái xương sống ổn định trong một đất nước bất ổn mà ông đã có công lớn để tạo ra. Nhưng cũng trong bối cảnh đó, sau khi điều trị ung thư bằng phẫu thuật ở Cu Ba về, ông đã tổ chức một lễ mừng chiến thắng kép: kỷ niệm 200 năm thành lập đất nước Venezuela và chiến thắng bệnh ung thư của ông. Trong lễ mừng chiến thắng ấy, ông bỗng phát lòng từ tâm tuyên bố rằng: "Những người đỏ từ trong ra ngoài là những người đáng nghi ngờ. Và cũng tương tự như vậy cho thế giới xã hội chủ nghĩa". Và ông yêu cầu phải chuyển đổi. Song sự chuyển đổi của ông là, "Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hay là chết". Và bằng cách là, "Chúng ta phải củng cố, tăng tốc, và chỉ là chuyển đổi sang xã hội chủ nghĩa". Có nghĩa là không có thay đổi gì cả, cứ thế mà "tiến lên chủ nghĩa xã hội" với đẩy tham nhũng, lạm phát và phân hóa một xã hội đầy chia rẻ và bất ổn.

Điều đó nói lên rằng, xã hội Venezuela đang đi đến một cuộc cách mạng xã hội mà người đầu trò đang cố vùng vẫy thoát ra khỏi định mệnh của mình. Trong sự vùng vẫy đó, gần đây ông đã phải nhờ vào lực lượng quân đội Bolivia - một đồng minh thân cận với Hugo Chávez - để hỗ trợ ông dẹp tan bất kỳ đảng phái nào lên cầm quyền sau cuộc tổng tuyển cử 2012 sắp tới.

Liệu nhân dân và tầng lớp tinh hoa của Venezuela có còn "chọn ông Chávez là người tổng chi huy" cho đất nước xuất khẩu dầu mỏ số 1 Nam Mỹ này không? Hay là, đã đến lúc Venezuela bước tiếp con đường của Lybia?

Asia Clinic, 12h59', ngày thứ Bảy, 17/9/2011