Tiếng Latinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Latinh)
Bước tới: menu, tìm kiếm
Tiếng Latinh
Lingua Latina
Nói tại thành phố Vatican
Khu vực bán đảo Ý
Tổng số người nói không chính gốc
Hạng không xếp hạng
Ngữ hệ Hệ Ấn-Âu
Phân nhánh
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại Nhà nước Vatican
Quy định bởi Giáo hội Công giáo Rôma
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1 la
ISO 639-2 lat

Tiếng Latinh (còn được viết là La Tinh, La-tinh hoặc Latin) là ngôn ngữ được dùng ban đầu ở Latium, vùng xung quanh thành Roma (còn gọi là La Mã). Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì là ngôn ngữ chính thức của Đế quốc La Mã. Tất cả các ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ Rôman đều có nguồn gốc từ Latinh, và nhiều từ trong các ngôn ngữ hiện đại ngày nay như tiếng Anh đều dựa trên Latinh. Người ta cho rằng 80% các từ tiếng Anh có tính học thuật đều bắt nguồn từ Latinh (trong đa số trường hợp là thông qua tiếng Pháp). Hơn nữa, ở phương Tây, Latinh là một ngôn ngữ quốc tế (tiếng Ý: lingua franca), thứ tiếng dùng trong khoa học và chính trị trong suốt hơn một nghìn năm, và cuối cùng bị thay thế bởi tiếng Pháp vào thế kỷ thứ 18 và tiếng Anh vào cuối thế kỷ thứ 19. Latinh giáo hội vẫn còn là ngôn ngữ chính thức của Giáo hội Công giáo Rôma cho đến ngày nay, khiến nó trở thành ngôn ngữ quốc gia của nhà nước Vatican. Nhà thờ đã sử dụng Latinh làm ngôn ngữ nghi thức chính đến tận những năm 1960. Latinh cũng vẫn được dùng (chủ yếu lấy từ các gốc trong tiếng Hy Lạp) để đặt tên trong việc phân loại khoa học các vật thể sống.

Đặc điểm của Latinh[sửa | sửa mã nguồn]

Latinh là một thứ tiếng tổng hợp hay biến tố: các phụ tố được gắn vào các gốc cố định để diễn tả giống, số, và cách trong các tính từ, danh từđại từ, và được gọi là biến cách (declinationes); cũng như ngôi, số, thì, thể, trạng, và thức đối với động từ, và được gọi là cách chia động từ Latinh. Có năm biến cách đối với danh từ và bốn kiểu chia động từ.

Ba giống danh từ:

  1. giống đực
  2. giống cái
  3. giống trung

Hai số danh từ:

  1. số ít
  2. số nhiều

Sáu cách danh từ:

  1. cách chủ ngữ (dùng làm chủ động từ),
  2. cách sở hữu (dùng để chỉ quan hệ hay sở hữu, chẳng hạn như of trong tiếng Anh),
  3. cách nhận (hay còn gọi là cách cho, cách gián bổ, dùng làm bổ ngữ gián tiếp của động từ, chẳng hạn như to hoặc for trong tiếng Anh),
  4. cách đổi (hay còn gọi là cách trực bổ, dùng làm bổ ngữ trực tiếp của động từ),
  5. cách tách (thể hiện tách biệt, nguồn gốc, nguyên nhân, hay còn gọi là cách công cụ, chẳng hạn như by, with, from trong tiếng Anh),
  6. cách xưng hô (dùng để gọi người hay vật).

Ngoài ra, một vài danh từ có cách vị trí dùng để diễn tả vị trí (thường được diễn tả bằng cách công cụ với một giới từ như in), tuy nhiên cách này chỉ còn thấy trong hệ Ấn-Âu đối với tên hồ, tỉnh, hành, và các nơi tương tự, và một vài từ khác, bao gồm những từ chỉ về nhà, đất, và quê.

Sáu thì động từ:

  1. thì hiện tại
  2. thì hoàn thành
  3. thì không hoàn thành
  4. thì quá khứ xa
  5. thì tương lai đơn
  6. thì tương lai xa

Ba dạng động từ:

  1. thể chủ động
  2. thể bị động
  3. thể bị động nhưng nghĩa chủ động

Sáu trạng động từ chính:

  1. trạng vô định
  2. trạng chỉ định
  3. trạng cầu khẩn
  4. trạng mệnh lệnh
  5. động danh từ
  6. động tính từ

Latinh và Rôman[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, Latinh đã phát triển thành nhiều ngôn ngữ Rôman. Những thứ tiếng này chỉ dùng để nói trong hàng thế kỷ, trong khi đó Latinh vẫn được dùng để viết. (Chẳng hạn như Latinh là ngôn ngữ chính thức của Bồ Đào Nha đến tận năm 1296 mới bị thay thế bởi tiếng Bồ Đào Nha.)

Các ngôn ngữ Rôman xuất phát từ tiếng Latinh bình dân, đây là tiếng nói phổ biến lại có xuất xứ từ một thứ tiếng cổ hơn đã sinh ra chuẩn của tiếng Latinh cổ điển chính thức. Latinh và các tiếng Rôman khác nhau ở chỗ (chẳng hạn như) Rôman có phân biệt trọng âm, trong khi đó Latinh có phân biệt độ dài các nguyên âm. Trong tiếng Ýtiếng Sardin, có sự phân biệt độ dài các phụ âm và trọng âm, tiếng Tây Ban Nha chỉ phân biệt trọng âm, và tiếng Pháp ngay cả trọng âm cũng không phân biệt.

Một khác biệt lớn giữa Rôman và Latinh ở chỗ các tiếng Rôman, ngoại trừ tiếng Romana, không còn dùng cách ở cuối từ ngoại trừ một vài đại từ. Tiếng Romana vẫn còn năm cách (trong đó cách công cụ không còn dùng nữa).

Latinh và tiếng Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Xem chi tiết tại ảnh hưởng của Latinh lên tiếng Anh.

Ngữ pháp tiếng Anh không phụ thuộc vào ngữ pháp Latinh, mặc dù các nhà ngữ pháp hiệu chỉnh trong tiếng Anh đã bị Latinh ảnh hưởng. Việc cố gắng làm cho ngữ pháp tiếng Anh tuân theo các luật của tiếng Latinh — chẳng hạn như việc cấm dùng chẻ nguyên thể (tiếng Anh:split infinitive) — đã không đạt được thành công. Tuy nhiên, có đến nửa số từ trong tiếng Anh xuất phát từ Latinh, trong đó có nhiều từ Hy Lạp cổ ban đầu do người người La Mã theo, chưa kể hàng ngàn từ có gốc tiếng Pháp, Tây Ban NhaÝ xuất phát từ Latinh đã làm tiếng Anh trở nên phong phú.

Trong suốt thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ thứ 18 các nhà văn Anh đã tạo ra rất nhiều các từ mới từ gốc Latinh và Hy Lạp. Những từ này, được gọi đùa là những từ "sừng đựng mực" (inkhorn) hay "bình mực" (inkpot) - ám chỉ giới văn sĩ và học giả. Nhưng nhiều trong số những từ này chỉ được tác giả dùng một lần và sau đó thì quên hẳn, tuy nhiên cũng còn sót lại một số từ. Imbibe, extrapolate, và inebriation đều là những ngôn từ kiểu bình mực tạo ra từ các từ Latinh hay Hy Lạp.

Tiếng Latinh đã từng được dạy trong hầu hết các trường học nói tiếng Anh. Tuy nhiên, sau khi có sự xuất hiện của chứng chỉ ngôn ngữ GCSE, nó đã dần dần được thay thế bởi các thứ tiếng khác, mặc dù ngày càng nhiều trường vẫn đang dạy cùng với các ngôn ngữ cổ điển khác.

Giáo dục Latinh[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay, các lớp học Latinh trong các trường trung học và đại học chủ yếu nhắm đến việc dạy dịch các văn bản bằng tiếng Latinh sang các ngôn ngữ hiện đại, chứ không phải dạy làm công cụ giao tiếp. Vì thế, kỹ năng đọc được đặc biệt nhấn mạnh, trong khi đó kỹ năng nói và nghe chỉ được trình bày sơ qua. Tuy vậy, những người ủng hộ phong trào Latinh sống tin rằng Latinh có thể hoặc nên được giảng dạy giống như các ngôn ngữ hiện đại khác; tức là nên dạy cả nói lẫn viết. Các tổ chức dạy Latinh sống bao gồm VaticanĐại học Kentucky. Ngoài ra, ở Mỹ có một tổ chức phát triển khá mạnh, chuyên dạy tiếng Latinh cho học sinh phổ thông là National Junior Classical League.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Về tiếng Latinh[sửa | sửa mã nguồn]

Về di sản văn học Latinh[sửa | sửa mã nguồn]

Các chủ đề khác có liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết bên ngoài[sửa | sửa mã nguồn]


Các thời kỳ Latinh
—75 trước CN 75 trước CN–kh. th.k 1 kh. th.k 2–8 kh. th.k 9–15 kh. th.k 15–17 kh. th.k 17–ngày nay
Latinh cổ đại Latinh hoàng kim Latinh bạc kim
(Latinh cổ điển)
Latinh hậu kỳ Latinh trung cổ Latinh nhân văn Latinh mới

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]