Cộng hòa Ireland

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Cộng hoà Ireland
Poblacht na hÉireann (tiếng Ireland)
Flag of Ireland.svg Coat of arms of Ireland.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Ireland
Khẩu hiệu
Không có
Quốc ca
Amhrán na bhFiann
Hành chính
Chính phủ Dân chủ nghị viện
Tổng thống
Thủ tướng (Taoiseach)
Michael D. Higgins
Enda Kenny
Ngôn ngữ chính thức tiếng Gaelic, tiếng Anh
Thủ đô Dublin
53°26′B, 6°15′T
Thành phố lớn nhất Dublin
Địa lý
Diện tích 70,273 km² (hạng 117)
Diện tích nước 2,00% %
Múi giờ GMT (UTC+0); mùa hè: IST (UTC+1)
Lịch sử
Ngày thành lập Từ Vương quốc Anh (hiệp ước)
21 tháng 1 năm 1919
6 tháng 12 năm 1921
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 4.130.000 người (hạng 122)
Dân số (2002) 3.917.203 người
Mật độ 57 người/km² (hạng 143)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 164,190 tỷ USD
HDI (2003) 0,946 (hạng 8)
Đơn vị tiền tệ ¹ (EUR)
Thông tin khác
Tên miền Internet .ie
¹ Trước 1999 là đồng bảng Ireland

Ireland (phát âm tiếng Việt: Ai-len; Hán-Việt: Ái Nhĩ Lan; tiếng Gaelic: Éire) [1] là một quốc gia nằm tại phía tây bắc châu Âu. Ireland chiếm khoảng 5/6 phía nam diện tích của đảo Ireland. Nước này giáp với Bắc Ireland (thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) về phía bắc, giáp với Đại Tây Dương về phía tây và phía nam, giáp với biển Ireland về phía đông.

Ireland là một quốc đảo nằm ở phía tây bắc châu Âu, phía tây đảo Anh. Đất nước này có địa hình tương đối bằng phẳng theo hình lòng chảo. Vùng trung tâm Ireland chủ yếu là đồng bằng với nhiều sônghồ lớn, trong đó con sông dài nhất là sông Shannon chảy qua các hồ Lough Ree và Lough Derg. Các dãy núi cao tập trung ngoài bờ biển trong đó ngọn núi cao nhất là đỉnh Carrantouhill, cao 1040 m. Miền trung tâm và miền đông là nơi tập trung nhiều đồng bằng đất đai màu mỡ. Hòn đảo Ai-len còn gọi là hòn đảo ngọc lục bảo bởi vùng đồng quê xanh tươi tuyệt đẹp, kết quả của những lớp đá vôi bên dưới cùng những trận mưa thường xuyên và những màn sương mù.

Ireland là một vùng đất có lịch sửvăn hóa lâu đời tại châu Âu. Tổ tiên của người Ireland ngày nay là người Celt, và ngôn ngữ bản địa của người Irelandtiếng Gaelic. Sau đó trong một thời gian dài, Ireland là thuộc địa của Anh. Năm 1921, nhân dân Ireland nổi dậy khởi nghĩa và giành được độc lập. Tuy nhiên chỉ có 5/6 hòn đảo Ireland trở thành nước Ireland, một phần nhỏ còn lại ở phía bắc hòn đảo nay là Bắc Ireland, một thành viên của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Từ vị trí một trong những quốc gia nghèo nhất Tây Âu, Ireland hiện nay đã là một quốc gia phát triển. Năm 1973, Ireland trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu[2]. Ireland là một trong những quốc gia có điều kiện sống tốt nhất thế giới khi nước này xếp thứ 5 toàn cầu về chỉ số phát triển con người. Đất nước Ireland ngày nay nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa lâu đời và là nơi khai sinh của nhiều nhà văn, nghệ sĩ lớn trên thế giới.

Người dân Ireland sử dụng 2 ngôn ngữ chính là tiếng Ailen Gaclic và tiếng Anh. Do sự thống trị của nước Anh trong thời gian dài nên tiếng Anh được phổ cập rộng rãi trong cư dân Ailen hơn cả tiếng Ailen Gaclic. Tiếng Anhtiếng Ai len Gaclic được dạy bắt buộc trong trường phổ thông. Tất cả các cáo thị, ký hiệu đường đi, ấn phẩm, báo chí đều dùng 2 thứ tiếng để in ấn. Nhà nước đang ra sức phục hồi tiếng Ai Len nhưng do sự thu hút và tính thực dụng của tiếng Anh nên công cuộc này không được thuận lợi.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Hiến pháp Ireland quy định rằng "tên nước là Éire, hoặc, trong tiếng Anh, Ireland". Theo luật thành văn Ireland, Cộng hòa Ireland (hay Poblacht na hÉireann) là "sự miêu tả quốc gia"[3] song không phải là tên gọi chính thức. Miêu tả chính thức này được cung cấp trong Đạo luật Cộng hòa Ireland 1948, theo đó chuyển những nhiệm vụ còn lại của quân chủ cho một tổng thống được bầu cử. Tuy nhiên, tên nước trong tiếng Anh vẫn là Ireland. Một thay đổi về tên nước cần phải có một sửa đổi hiến pháp. Tuy nhiên, tại Anh Quốc, Đạo luật Ireland 1949 quy định rằng Cộng hòa Ireland có thể được sử dụng để chỉ nhà nước Ireland.[4]

Mặc dù ban đầu được chính phủ Anh Quốc chấp thuận,[5] song tên gọi Ireland trở thành một nguồn gây tranh chấp giữa hai chính phủ Anh Quốc và Ireland. Những lo ngại này phát sinh do một bộ phận của đảo Ireland thuộc về Anh Quốc và do đó chính phủ Anh Quốc nhận định rằng tên gọi là không thích hợp. Trong một vụ tố tụng vào năm 1989, một đa số trong Tòa án Tối cao Ireland biểu thị quan điểm rằng nhà cầm quyền Ireland không cần phải thi hành trát dẫn độ khi nó đề cập đến quốc gia bằng một tên gọi khác ngoài Ireland (trong trường hợp này các trát đã sử dụng tên gọi Éire).[6] Là một phần trong Hiệp định Thứ sáu Tốt lành 1998, chính phủ Ireland từ bỏ yêu sách quyền tài phán với toàn đảo Ireland. Sau hiệp định, Anh Quốc chấp thuận và sử dụng tên gọi Ireland.

Các thuật ngữ Republic of Ireland, the Republic, Southern Ireland hay the South thường được sử dụng khi cần thiết phải phân biệt quốc gia này với đảo hoặc khi thảo luận về Bắc Ireland (the North).[7] Nhiều người Ireland theo chủ nghĩa cộng hòa, và những người khác phản đối phân chia đảo, tránh gọi là quốc gia là Ireland. Họ cho rằng điều đó củng cố phân chia và thúc đẩy nhận thức rằng 'Ireland' và 'tính chất Ireland' bị giới hạn trong nước cộng hòa. Thay vào đó, họ thường gọi quốc gia là "26 hạt" (còn Bắc Ireland là Sáu hạt) hoặc đôi khi là Quốc gia Tự do (ám chỉ quốc gia trước 1937).[8]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thế kỉ 6 TCN, các bộ lạc người Celt là những cư dân đầu tiên trên đảo này. Ireland bị phân chia thành các vương quốc kình địch: Maeth, Ulster, Leinster, MunsterConnacht. Thánh Patrick bị bắt và bị đày sang đảo này làm nô lệ vào khoảng năm 401. Sau khi trốn thoát và cư trú ở Pháp một thời gian, Vị thánh này quay trở lại đây để truyền đạo năm 432.

Trong hai thế kỉ 6thế kỉ 7, Ireland chứng kiến sự phát triển rộng lớn của cả hai lãnh vực văn hóatôn giáo. Đầu thế kỉ 8, người Scandinavia bắt đầu xâm chiếm Ireland và cuộc bành trướng này bị Brian Boru chặn đứng năm 1014.

Phần còn lại của lâu đài Trim Castle ở County Meath có từ thế kỷ 11, là lâu đài Norman lớn nhất ở Ireland.

Năm 1171, cuộc xâm chiếm của người Anglo-Saxon và người Norman châm ngòi cho cuộc tranh chấp và bất ổn kéo dài gần 800 năm giữa Vương quốc Anh và Ireland. Năm 1175, Quốc vương Henry II của Anh áp đặt vương quyền lên lãnh thổ Ireland.

Năm 1542, Quốc vương Henry VIII tuyên bố trở thành "Quốc vương Ireland". Cuộc cải cách tôn giáo đã gây nên các cuộc nổi dậy của người Ireland phần lớn theo Công giáo Rôma.

Để trừng phạt cuộc nổi dậy của người Ireland, Henry VIII đã tịch thu đất đai của người Ireland và phân phát cho những người Anh theo đạo Tin Lành. Việc trưng thu đất đai tiếp tục diễn ra dưới triều đại Richard III của AnhElizabeth I của Anh. Trong hai thế kỉ 1718, người Ireland dựa vào các đối thủ của AnhTây Ban NhaPháp để tổ chức các cuộc nổi dậy. Năm 1649, Oliver Cromwell tiến hành cuộc đàn áp đẫm máu chống lại người Ireland ủng hộ hoàng tộc Stuart. Năm 1690, người Ireland ủng hộ nhà vua James II của Anh bị quân đội của Quốc vương William III của Anh đánh bại trong trận Boyne. Từ đó, Ireland hoàn toàn bị giới quý tộc Anh cai trị. Sau cuộc nổi dậy bất thành năm 1798, Ireland bị sáp nhập vào lãnh thổ vương quốc Anh. Năm 1800, chính phủ Anh bỏ phiếu thông qua Đạo luật Liên hiệp và Thủ tướng Pitt tuyên bố thành lập Liên hiệp Vương quốc Great Britain và Ireland. Quốc hội Ireland bị giải tán. Nạn đói (1846- 1849) đã hoành hành khắp nơi trên đảo khiến cho khoảng 1 500.000 người chết và 1.000.000 người đã di cư.

Năm 1902, Michael Collins thành lập đảng Sinn Fein với mục đích đấu tranh đòi quyền độc lập. Năm 1916, những người theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan nổi dậy vào dịp lễ Phục sinhDublin nhưng bị đàn áp dã man. Năm 1918, đảng Sinn Fein, dưới sự dẫn dắt của Eamon De Valera, đã thắng cử và đảng này tuyên bố độc lập năm 1919. Hiệp ước London (1921) thừa nhận sự ra đời của Nhà nước Tự do Ireland, nhưng vùng Bắc Ireland (Ulster), nơi có đa số những người theo đạo Tin Lành, vẫn thuộc phần lãnh thổ vương quốc Great Britain. Năm 1922, cuộc nội chiến giữa chính quyền lâm thời với những người phản đối sự phân chia lãnh thổ Ireland bùng nổ. Hiến pháp mới được thông qua, Ireland đổi tên là Eire (năm 1937) và trở thành Cộng hòa Ireland (năm 1948).[9]

Từ năm 1969, Ireland phải đương đầu với vấn đề Ulster trong đó có những quan tâm về những yêu sách của người Công giáoBelfast và sự thống nhất Ireland. Ireland không tán thành chủ nghĩa khủng bố của Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA). Ireland gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu năm 1973. Năm 1985, DublinLondon kí kết một hiệp ước về vấn đề Bắc Ireland.

Năm 1990, bà Mary Robinson đắc cử chức vụ Tổng thống. Năm 1994, Lực lượng IRA công bố lệnh ngừng bắn toàn diện sau khi cả hai chính quyền London và Dublin đề nghị tổ chức Sinn Fein tiến hành đàm phán. Tiến trình hòa bình trở nên bấp bênh sau khi các cuộc đàm phán thất bại và lực lượng IRA lại tiến hành các cuộc mưu sát năm 1996. Sau khi lên cầm quyền (từ năm 1997), Thủ tướng Anh Tony Blair tiến hành các cuộc đàm phán mới. Năm 1998, người Tin Lànhngười Công giáo đã kí kết một hiệp định được thông qua bởi cuộc trưng cầu ý dân ở cả hai miền Ireland. Cuộc bầu cử quốc hội bán tự trị của Bắc Ireland (Ulster) đã diễn ra. Chức Thủ tướng thuộc về một người Tin lành, David Trimble. Tuy nhiên, Trimble này đã phải từ chức vào cuối năm 2000 vì không thể thực hiện được việc giải trừ vũ khí của lực lượng IRA.[10]

Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổng thống: được dân bầu trực tiếp, tuổi phải từ 35 trở lên, nhiệm kỳ 7 năm và chỉ được bầu lại một lần. Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia, Tổng tư lệnh các lực lượng quốc phòng, có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, bổ nhiệm và mãn nhiệm thành viên Chính phủ (qua đề nghị của Quốc hội). Từ năm 1937 đến nay, Ireland có 7 Tổng thống, 3 người đã cầm quyền 2 nhiệm kỳ liền. Tổng thống hiện nay là Ông Michael D. Higgins đắc cử năm 2011.
  • Chính phủ: Hiến pháp quy định thành viên Chính phủ không ít hơn 7 và không nhiều hơn 15 Bộ trưởng. Thủ tướng, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính phải là thành viên Quốc hội, các thành viên khác có thể là nghị sỹ trong Hạ viện hay Thượng viện và không nhiều hơn 2 thành viên thuộc Thượng viện. Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Hạ viện, và có thể bị buộc từ chức nếu không được đa số ủng hộ của Hạ viện. Bộ trưởng có thể đứng đầu hơn một Bộ. Chính phủ hiện này là liên minh hai đảng: Đảng Fine Gael (Đảng của Thủ tướng Enda Kenny) và Công đảng.

Thượng viện (Seanad Eireann): 60 thượng nghị sỹ trong đó 11 do Thủ tướng đề cử, 43 bầu từ 5 Ban chuyên trách (văn hoá; giáo dục; nông nghiệp; lao động, công nghiệpthương mại; hành chính), còn 6 thượng nghị sỹ do các trường đại học bầu (3 trường đại học quốc gia Ireland và Đại học Dublin).

Thượng viện có ít quyền lực, chỉ có thể lùi thời gian thông qua các luật chứ không thể phủ quyết các dự luật. Tỷ lệ số thượng nghị sỹ phản ánh tỷ lệ thắng cử của các đảng tại bầu cử Hạ viện.

Hạ viện (Dail Eireann): có 166 hạ nghị sĩ, được bầu từ 41 đơn vị bầu cử (12 đơn vị bầu 3, 15 đơn vị bầu 4, 14 đơn vị bầu 5 nghị sỹ), mỗi nghị sỹ đại diện cho 30 nghìn dân hay không quá 1 nghị sỹ cho 20 nghìn dân, nhiệm kỳ 5 năm. Hạ viện là cơ quan lập pháp chủ yếu, bầu Thủ tướngChính phủ.[11]

Đối ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

Ireland theo đuổi chính sách đối ngoại hoà bình và hợp tác hữu nghị với các nước theo luật pháp quốc tế, bảo đảm quyền lợi quốc gia trên cơ sở tôn trọng luật pháp, gìn giữ giá trị dân chủ tự do và tôn trọng nhân quyền.

  • Vấn đề Bắc Ireland:

Biên giới hiện tại của 6 vùng Bắc Ireland thuộc Vương quốc Anh là do các quy định từ thời 1920-1921 giữa Ireland và Vương quốc Anh. Từ 1921 đến 1972, Bắc Ireland dưới quyền kiểm soát của Anh, các nghị sỹ ở đây được bầu vào Quốc hội Anh, nhưng thực tế các vấn đề địa phương được tự do giải quyết và do đảng liên minh (Unionist Party) chi phối, là đảng được sự ủng hộ của đa số cử tri hướng vào liên minh với Anh. Còn nhóm Cộng đồng theo quốc gia chiếm 1/3 dân số mong muốn thống nhất với Ireland, thường bị phân biệt đối xử nghiêm trọng. Đầu những năm 1970, sự phục hồi các hoạt động quân sự của Quân đội Cộng hoà Ireland (IRA) lẻ tẻ nổ ra làm nảy sinh ra các nhóm trung thành quá khích đã làm tình hình an ninh bất ổn định buộc Chính phủ Anh trực tiếp lãnh đạo toàn bộ Bắc Ireland. Từ 1974, Bắc Ireland được đặt quyền chỉ đạo trực tiếp của một Bộ trưởng (phụ trách Ireland) thuộc Chính phủ Anh.

Năm 1998, đánh dấu một mốc lớn trong vấn đề giải quyết đụng độ kéo dài ở Bắc Ireland, trong quan hệ Anh - Ireland và trong nội bộ châu Âu: ngày 10 tháng 4 năm 1998 hai chính phủ Anh và Ireland đồng bảo trợ và 8 chính đảng ở Ireland, dưới sự trung gian của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ George Mitchell đã ký Hiệp định hoà bình Belfast, dần dần đi đến chấm dứt cuộc chiến ở Bắc Ireland. Cuộc trưng cầu dân ý tháng 6 năm 1998 đã bảo đảm Hiệp định trên có hiệu lực thi hành, sau đó đã bầu ra một Nghị viện Bắc Ireland riêng.

Năm 2002, Nghị viện Bắc Ireland đã bị Chính phủ trung ương của Anh ngưng hoạt động, liên quan chủ yếu đến các mâu thuẫn trong nội bộ các đảng trong chính phủ địa phương này, mà mấu chốt là thời hạn IRA giải giáp vũ khí. Tháng 5 năm 2006, Anh ra đạo luật mở đường cho Nghị viện Bắc Ireland hoạt động trở lại. Tháng 5 năm 2007, Nghị viện đã bầu ra chính phủ mới sau 5 năm chịu sự quản lý trực tiếp từ London. Ngày 9 tháng 3 năm 2010, Nghị viện Bắc Ireland thông qua một Hiệp định về việc chấp thuận chuyển giao quyền lực tư pháp và cảnh sát từ London về cho Belfast (giai đoạn cuối cùng của Hiệp định Belfast 1998). Hiệp định này sẽ chấm dứt những mâu thuẫn tại Bắc Ireland trong nhiều thập niên qua.[11]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Ireland là đảo quốcTây Âu, nằm về phía tây và tách khỏi nước Anh bởi eo biển Bắc, biển Ireland và eo biển Saint-George.

Lãnh thổ chiếm khoảng 4/5 diện tích đảo cùng tên, các vùng cao nguyên và núi thấp ven biển và vùng đồng bằng trung tâm với nhiều hồ rải rác, các vùng đầm lầy tạo nên địa hình lòng chảo ở đảo quốc này. Dải bờ biển phía tây gập ghềnh, hầu như lồi lõm khắp nơi và có các vịnh sâu. Bờ biển phía đông tương đối bằng phẳng, phía nam có những vũng, vịnh nhỏ.[12]

Nhân khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ sự gia tăng dân số của Irelad từ năm 1951 đến năm 2011

Nghiên cứu di truyền cho thấy rằng những người định cư đầu tiên ở đảo quốc này đã di cư từ bán đảo Iberia sau kỷ băng hà. người Celt và văn hóa của nó bắt đầu xuất hiện tại Ireland ngày sau thời đại đồ đồng. Người di cư từ hai thời đại sau này vẫn còn đại diện cho di sản di truyền của hầu hết mọi người Ireland. Truyền thống văn hóa Gaelic đã mở rộng và trở thành nền tảng văn hóa thống trị ở Ireland. Người Ireland chủ yếu là người gốc Gaelic, với một số cư dân có người gốc Bắc Âu, người Norman, người Anglo-Saxon, người Scotland, người Pháp, và những người có tổ tiên là người xứ Wales.

Dân số của Ireland đứng ở mức 4.588.252 người trong năm 2011, tăng 8,2% kể từ năm 2006. Năm 2011, Ireland có tỷ lệ sinh cao nhất trong Liên minh châu Âu (16 ca sinh trung bình trên 1.000 dân). Năm 2011, 33,7% trẻ sinh ra từ những phụ nữ chưa lập gia đình. Tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm vượt quá 2% trong giai đoạn 2002-2006, do tỷ lệ tăng tự nhiên và nhập cư. Tỷ lệ này giảm phần nào trong thời gian tiếp theo vào năm 2006 - 2011, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 1,6%. Tại thời điểm điều tra dân số năm 2011, số lượng người dân không mang quốc tịch Ireland đã được ghi nhận là 544.357, chiếm 12% tổng dân số. Năm nhóm người không có quốc tịch lớn nhất là người Ba Lan (122.585), người Anh (112.259), người Lithuania (36.683), người Latvia (20.593) và người Nigeria (17,642).[13]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà máy điện Ringsend ở Dublin.

Từ khi Ireland gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu kinh tế đạt được tốc độ phát triển đáng kể. Nông nghiệp chỉ sử dụng 13% lực lượng lao động, chăn nuôi cung cấp 90% nguồn thu nhập từ nông nghiệp. Công nghiệp phát triển và đa dạng.

Nguồn nhân công rẻ và ưu đãi thuế quan đã thu hút khoảng 1.000 công ty nước ngoài vào đầu tư. Khu chế xuất ShannonDublin là hai trung tâm công nghiệp chính. Ireland xuất khẩu các mặt hàng điện, điện tử, hóa học, dược phẩm và nông thực phẩm: Các ngành dịch vụ phát triển. Tháng 1 năm 1999, Ireland phê chuẩn việc sử dụng đồng euro.[14]

Kinh tế Ireland trong những năm gần đây đã chuyển đổi đáng kể từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệpdịch vụ tập trung xuất khẩu. Tăng trưởng kinh tế Ireland đạt mức cao bậc nhất thế giới 10% trong giai đoạn 1995-2000 và 7% 2001-2004. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu của châu Âu với mức sống theo đầu người của Ireland chỉ bằng 60% mức trung bình của châu Âu, GDP đầu người của Ireland ngày nay đứng thứ 16 trên thế giới. Do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tăng trưởng của Ireland giảm dần và năm 2010 ở mức -1,6%.

Chính sách kinh tế của chính phủ Ireland tập trung vào xuất khẩu và khuyến khích đầu tư nước ngoài đã đem lại sự tăng trưởng vượt bậc cho Ireland trong suốt thập kỷ 90. Ireland xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng chế biến thực phẩm, đồ uống, quần áo, đồ thủ công, hoá chất, dược, máy điện tử, thiết bị thông tin. Ireland gia nhập Liên minh châu Âu năm 2002. Hiện nay có hơn 1000 công ty đa quốc gia hoạt động tại Ireland, hầu hết trong số đó là công ty của Mỹ.

Trong năm 2010, Ireland bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, chịu khủng hoảng nợ công lớn nhất trong lịch sử, đẩy tỉ lệ thâm hụt ngân sách lên mức cao kỷ lục. Tháng 11 năm 2010, Ireland đã phải chấp nhận gói cứu trợ gần 100 tỉ euro từ các nước Eurozone.[11]

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ chính tòa Thánh Patrick ở Dublin, Nhà thờ Quốc gia của Giáo hội Ireland (một phần của Cộng đồng Anh giáo).

Tự do tôn giáo được Hiến pháp quy định tại Ireland. Kitô giáo là tôn giáo chiếm ưu thế, với Giáo hội Công giáo Rôma là giáo hội lớn nhất. Trong năm 2006, 86,8% dân số tự nhận mình là Công giáo Rôma, 4,8% Tin Lành hay một giáo phái Kitô giáo khác, 0,8% là người Hồi giáo, và 4,4% là không tôn giáo.[15] Theo một nghiên cứu của đại học Georgetown, Ireland một trong những nước có tỷ lệ người dân tham dự Thánh Lễ thường xuyên cao nhất trong thế giới phương Tây.[16]

Hai giáo phái Tin Lành lớn nhất là Trưởng lãoGiám lý. Nhập cư đã góp phần vào sự tăng trưởng dân số Ấn Độ giáoHồi giáo. Kitô giáo và Hồi giáo là 2 tôn giáo phát triển nhanh nhất, với mức tăng 100% và 70%.

Phật giáo tại Ireland có 8703 Phật tử (0,19% dân số). Uy tín hiện nay của Phật giáo là rất lớn đối với người dân, ngày càng nhiều các Kitô hữu được xác định là sử dụng phương pháp thiền Phật giáo, hình ảnh Đức Phật, nghe các buổi giảng của các nhân vật Phật giáo như Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.[17]

Sự lây lan của Ấn Độ giáo ngày càng tăng tại Ireland điều tra dân số năm 2011 báo cáo có 10.688 người theo đạo Hindu thường trú tại Ireland, nhiều gấp ba lần so với năm 2000 (khi đó chỉ có 3.099 người theo đạo Hindu đã được ghi nhận).[18]

Có 49.204 tín đồ Hồi giáo (1,07%) ở Ireland như năm 2011. Hồi giáo Ireland có một lịch sử tổ chức lâu dài và phức tạp. Trong tháng 9 năm 2006 Hội đồng Imam Ireland được thành lập. Nó đại diện cho 14 tổ chức Imam khác ở Ireland, của cả người Sunni và Shia. Chủ tịch hiện nay là Imam Hussein Halawa (Giám đốc Trung tâm văn hóa Hồi giáo của Ireland), Phó Chủ tịch Hội đồng là Imam Yahya Al-Hussein; Tiến sĩ Imam Umar Al-Qadri (Hồi giáo Trung tâm Văn hóa Al-Mustafa Dublin), Imam Salem (Nhà thờ Hồi giáo Cork), Khaled Imam (Nhà thờ Hồi giáo Galway) và Imam Ismael Khotwal (Nhà thờ Hồi giáo Blackpits) là một trong những thành viên sáng lập ra Hội đồng này.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Art. 4 of Constitution of Ireland - ""Constitution of Ireland" - "Article 4 - The name of the State is Éire, or, in the English language, Ireland""Name of State - The Irish Constitution provides that the name of the State is Éire or in the English language, Ireland. The Republic of Ireland Act of 1948 provides for the description of the State as the Republic of Ireland but this provision has not changed the use of ‘Ireland’ as the name of the State in the English language."
  2. ^ Thành viên Liên minh Châu Âu: Ireland
  3. ^ Government of Ireland (1948). “Article 2”. Republic of Ireland Act, 1948. Dublin: Government of Ireland. It is hereby declared that the description of the State shall be the Republic of Ireland. 
  4. ^ “Official text of Ireland Act 1949” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. 
  5. ^ The Manchester Guardian, ngày 30 tháng 12 năm 1937 Britain accepts new name for the Free State. Full text of British Government's communiqué cited in Clifford, Angela, The Constitutional History of Éire/Ireland, Athol Books, Belfast, 1985, p153.
  6. ^ Casey, James, Constitutional Law in Ireland, ISBN 978-1-899738-63-2, p. 31, in reference to the Ellis v O'Dea extradition case.
  7. ^ “Southern Ireland”. Longman English Dictionary. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014. 
  8. ^ “Parliamentary Debates: Volume 518 - ngày 13 tháng 4 năm 2000”. Dáil Éireann. Ngày 13 tháng 4 năm 2000. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2010. 
  9. ^ Sổ tay các nước trên thế giới, Tác giả: TS ngữ văn Nguyễn Văn Dương.
  10. ^ The World Factbook
  11. ^ a ă â http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/euro/nr040819105847/ns110707095553/view#wwqEGtI4TuTu
  12. ^ http://unstats.un.org
  13. ^ “Demographics of the Republic of Ireland”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. 
  14. ^ “Thế giới”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. 
  15. ^ "Amended Final Principal Demographic Results 2006" (PDF). 2006. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2009.
  16. ^ ^ Weekly Mass Attendance of Catholics in Nations with Large Catholic Populations, 1980–2000] – World Values Survey (WVS)
  17. ^ Cox, Laurence and Maria Griffin, "The Wild Irish Girl and the 'dalai lama of Little Thibet': the long encounter between Ireland and Asian Buddhism". 53 - 73 in Olivia Cosgrove et al. (eds), Ireland's new religious movements. Cambridge Scholars, 2011; ISBN 978-1-4438-2588-7
  18. ^ McGarry, Patsy (ngày 30 tháng 3 năm 2012).http://www.irishtimes.com/premium/loginpage?destination=http://www.irishtimes.com/news/ireland-remains-overwhelmingly-catholic-1.491456 Retrieved ngày 19 tháng 2 năm 2013.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]