A.C. Milan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
A.C. Milan
logo
Tên đầy đủ Associazione Calcio Milan S.p.A.
Biệt danh Rossoneri (Đỏ-Đen)
il Diavolo (Quỷ đỏ)
Tên khác Milan Foot-Ball and Cricket Club (1899-1919)
Milan Football Club (1919-1936)
Milan Associazione Sportiva (1936-1939)
Associazione Calcio Milano (1939-1945)
Thành lập 16 tháng 12 năm 1899 (1899-12-16) (115 năm trước)
với tên Milan Foot-Ball and Cricket Club
Sân vận động San Siro
Milano, Ý
Sức chứa 80.074 [1]
Chủ tịch Ý Silvio Berlusconi
Huấn luyện viên Serbia Sinisa Mihajlovic
Giải đấu Serie A
A.C. Milan mùa giải 2014-15 Serie A, 10th
Web http://www.acmilan.com/
Sân nhà
Sân khách
Khác

Associazione Calcio Milan S.p.A. (Công ty cổ phần Câu lạc bộ bóng đá Milan[2]), thường được biết đến với tên gọi tắt A.C. Milan, AC Milan hay đơn giản là Milan, là một câu lạc bộ bóng đá của thành phố Milano, Ý được thành lập ngày 16 tháng 12 năm 1899. Tại mùa giải 2013-2014, đội bóng đang thi đấu tại Serie A, hạng đấu cao nhất của Giải vô địch bóng đá quốc gia Ý và có hệ số UEFA, chỉ số dựa trên thành tích trong 5 mùa giải cấp châu lục gần nhất của câu lạc bộ, đứng thứ 11 ở châu Âu.[3] Ở cấp độ quốc tế, Milan cùng Boca Juniors của Argentina hiện đang giữ kỷ lục về số danh hiệu quốc tế với 18 danh hiệu,[4] trong đó có 4 Cúp Liên lục địa/Cúp thế giới các câu lạc bộ, 5 Siêu cúp châu Âu, 7 Cúp C1/UEFA Champions League và 2 Cúp các đội đoạt cúp.[5]

Nếu như ở đấu trường châu Âu, Milan là câu lạc bộ Ý có nhiều danh hiệu nhất thì tại giải vô địch bóng đá quốc gia Ý, câu lạc bộ có thành tích xếp thứ hai, sau Juventus và ngang bằng với Inter Milan, với 18 danh hiệu vô địch quốc gia (Scudetto), 5 Cúp quốc gia và 5 Siêu cúp quốc gia. Trong lịch sử của mình, A.C. Milan đã từng hai lần phải xuống chơi tại Serie B trong các năm 19801982, trong đó lần đầu tiên là do án phạt của Liên đoàn bóng đá Ý vì Milan có dính líu tới vụ bê bối dàn xếp tỉ số Totonero. Vào đầu thập niên 2000 đội bóng còn dính líu tới một vụ bê bối bóng đá khác có tên Calciopoli. Đây cũng là câu lạc bộ đầu tiên từng có cầu thủ chiếm chọn cả ba vị trí đầu tiên của cuộc bình chọn Quả bóng vàng châu Âu, đó là vào hai năm 1988 khi bộ ba người Hà Lan của Milan là Marco van Basten, Ruud GullitFrank Rijkaard lần lượt xếp thứ nhất, nhì và ba trong cuộc bình chọn,[6] và 1989 với các cầu thủ Marco van Basten, Franco Baresi và Frank Rijkaard (vào năm 2010, F.C. Barcelona đã đạt được thành tích tương tự). Trong một cuộc thăm dò của tạp chí World Soccer thực hiện vào năm 2007, đội hình A.C. Milan với bộ ba "Hà Lan bay" Gullit-Rijkaard-Van Basten dưới thời huấn luyện viên Arrigo Sacchi được bầu chọn là đội hình cấp câu lạc bộ mạnh nhất trong lịch sử và tính chung chỉ thua đội hình các đội tuyển quốc gia Brasil năm 1970, Hà Lan năm 1974 và Hungary giai đoạn 1953-1954.[7]

Theo cuộc thăm dò thực hiện ngày 20 tháng 8 năm 2008 của tờ nhật báo la Repubblica[8] thì Milan là câu lạc bộ có nhiều cổ động viên thứ 3 ở Ý với 13,6%, xếp sau Juventus (32,5%) và đối thủ cùng thành phố của Milan là Inter (14%).[9] Trong một nghiên cứu thực hiện cùng năm của công ty Đức Sport+Markt, Milan là đội bóng có nhiều cổ động viên thứ 5 tại châu Âu và là câu lạc bộ Ý đứng cao nhất trong danh sách này.[10]

A.C. Milan hoạt động với tư cách một công ty cổ phần của Tập đoàn Fininvest kể từ năm 1986. Vị trí chủ tịch của câu lạc bộ hiện bị bỏ trống từ ngày 8 tháng 3 năm 2008[11] sau khi chủ tịch Milan là ông Silvio Berlusconi từ chức để đảm nhận cương vị Thủ tướng Ý.[12][13] Giữ quyền điều hành tạm thời của A.C. Milan hiện là phó chủ tịch câu lạc bộ, ông Adriano Galliani.[14] Milan là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các Câu lạc bộ Châu Âu (ECA), tổ chức thay thế cho nhóm G-14, với mục đích bảo vệ quyền lợi về kinh tế và thể thao cho các câu lạc bộ trong mối quan hệ với FIFAUEFA.[15]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Lịch sử A.C. Milan

Giai đoạn trước Chiến tranh thế giới thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Herbert Kilpin, huấn luyện viênđội trưởng đầu tiên của Milan.

Từ ý tưởng của một nhóm cổ động viên bóng đá người AnhÝ sống tại Milano, A.C. Milan được khai sinh vào ngày 16 tháng 12 năm 1899 với tên ban đầu Milan Foot-Ball and Cricket Club (Câu lạc bộ bóng đá và cricket Milan[16]). Sự ra đời của câu lạc bộ này được công bố chính thức trên tờ La Gazzetta dello Sport hai ngày sau, ngày thứ hai 18 tháng 12, theo đó chủ tịch đầu tiên của câu lạc bộ là một người Anh có tên Alfred Edwards, đồng sáng lập với Edwards còn có Barnett, Allison, Nathan, Davies và Herbert Kilpin.[17]

Tới tháng 1 năm 1900 thì câu lạc bộ được kết nạp vào Liên đoàn bóng đá Ý (tiếng Ý: Federazione Italiana Football) và tới tháng 4 thì đội có trận đấu chính thức đầu tiên, đó là cuộc đối đầu với câu lạc bộ FC Torinese tại vòng bán kết của Giải vô địch bóng đá Ý 1900 (Campionato 1900).[18] Một tháng sau vào ngày 27 tháng 5, câu lạc bộ có danh hiệu đầu tiên, Medaglia del Re (Huy chương Nhà vua) sau chiến thắng 2-0 trước Juventus. Ngay trong năm thứ hai tham gia giải bóng đá quốc gia, Milan đã giành chức vô địch sau khi cắt đứt mạch vô địch liên tiếp của câu lạc bộ Genoa bằng chiến thắng 3-0 trước đội bóng này trong trận chung kết. Hai chức vô địch giải hạng nhất (Prima Categoria) tiếp theo của Milan đến vào hai năm liên tiếp 19061907 nhờ chiến thắng trước Juventus tại trận chung kết năm 1906 và vị trí thứ nhất trong bảng chung kết năm 1907, xếp trên hai đội TorinoAndrea Doria. Chỉ một năm sau, nội bộ lục đục của đội bóng đã khiến một nhóm cầu thủ tách ra và thành lập một đội bóng mới lấy tên Football Club Internazionale Milano hay Inter Milan.[19] Trong khi ngay ở mùa giải 1909-10, câu lạc bộ mới Inter đã ngay lập tức giành danh hiệu vô địch quốc gia thì ở giai đoạn tiếp theo Milan chỉ có vị trí cao nhất là thứ hai vào các mùa 1910-111911-12. Bốn năm sau, Giải vô địch bóng đá Ý phải tạm ngừng và thay thế vào đó là Cúp liên đoàn 1915-16 (Coppa Federale), tại giải đấu này Milan cuối cùng đã giành được chức vô địch sau khi xếp trên kình địch Juventus.

Năm 1919, Milan Foot-Ball and Cricket Club được đổi tên thành Milan Football Club (Câu lạc bộ bóng đá Milan).[16][20] Cái tên mới cũng đánh dấu cho một giai đoạn thi đấu sa sút của đội bóng, tuy vẫn được thi đấu tại giải hạng nhất nhưng Milan thường kết thúc mùa giải chỉ với vị trí ở giữa bảng xếp hạng, thứ hạng cao nhất của họ chỉ là vị trí thứ ba vào các mùa 1937-38 (kém ba điểm so với đội vô địch Inter) và 1940-41 (kém năm điểm so với đội đầu bảng Bologna). Những ngôi sao hiếm hoi trong giai đoạn này của Milan là Aldo BoffiGiuseppe Meazza, cầu thủ sau này được đặt tên cho sân vận động của Milan, Sân Giuseppe Meazza, vốn cũng được xây dựng trong giai đoạn này với tên ban đầu San Siro. Sân San Siro được xây dựng vào năm 1926 nhờ những nỗ lực của chủ tịch câu lạc bộ khi đó là Piero Pirelli. Cho tới năm 1948 thì đây là sân nhà của duy nhất Milan vì câu lạc bộ cùng thành phố Inter lấy sân Arena Civica làm sân nhà của họ.[21]

Năm 1936 câu lạc bộ một lần nữa đổi tên từ Milan Football Club thành Milan Associazione Sportiva (Câu lạc bộ thể thao Milan),[22][23] cái tên này bị "Ý hóa" theo lệnh của Chế độ Mussolini vào năm 1939 thành Associazione Calcio Milano (Câu lạc bộ bóng đá Milano).[24] Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, câu lạc bộ quay lại với tên gọi tiếng Anh của mình, Associazione Calcio Milan (Câu lạc bộ bóng đá Milan)[25] hay viết tắt là A.C. Milan và giữ nguyên nó cho tới ngày nay.[26]

Thập niên 1950 và 1960[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ ba Gre-No-Li của Milan.

Trong mùa giải vô địch Ý đầu tiên sau chiến tranh, mùa 1946-47, Milan có được vị trí thứ tư, mùa tiếp theo đội bóng leo lên được vị trí thứ hai sau khi có được danh hiệu mang tính biểu tượng "vô địch mùa đông" (campione d'inverno).[27] Tuy nhiên chức vô địch chỉ đến với đội bóng vào mùa giải 1950-51, chức vô địch này đã kết thúc cơn khát danh hiệu kéo dài tới 44 năm của A.C. Milan, đây cũng là năm mà câu lạc bộ có danh hiệu cấp châu lục đầu tiên, Cúp Latinh 1951. Đóng góp cho thành công này của đội bóng trước hết phải kể tới bộ ba cầu thủ người Thụy Điển Gunnar Gren, Gunnar NordahlNils Liedholm hay được biết tới với tên Bộ ba Gre-No-Li, bên cạnh đó Milan còn có một huấn luyện viên xuất sắc người Hungary là ông Lajos Czeizler cùng thủ thành Lorenzo Buffon. Trong những năm tiếp theo, nhiều ngôi sao lớn bắt đầu gia nhập Milan như Schiaffino, Bagnoli, RadiceCesare Maldini, đây là những cầu thủ đóng vai trò chính trong chiến thắng của A.C. Milan tại Cúp Latinh 1956 cùng ba danh hiệu vô địch quốc gia Ý các mùa giải 1954-55, 1956-571958-59. Năm 1958 lần đầu tiên Milan lọt vào tới trận chung kết Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu nhưng đội bóng đã để thua các nhà đương kim vô địch khi đó là câu lạc bộ Real Madrid với tỉ số 2-3 sau hai hiệp phụ, đây là chiếc cúp thứ ba trong số năm chiếc cúp liên tiếp tại giải đấu này của đội bóng thành Madrid.[28]

Sau khi giành chức vô địch bóng đá Ý mùa giải 1961-62, đội bóng của huấn luyện viên Nereo Rocco cùng vua phá lưới Serie A José Altafini và tiền vệ triển vọng Gianni Rivera đã lọt vào trận chung kết Cúp C1 thứ hai vào năm 1963. Trong trận đấu trên sân Wembley này, Milan đã vượt qua câu lạc bộ Bồ Đào Nha Benfica của Eusébio với tỉ số 2-1, người đội trưởng nhận cúp của Milan sau trận đấu là Cesare Maldini.[28][29] Sau chiến thắng này huấn luyện viên Nereo Rocco chuyển sang dẫn dắt Torino, người thay thế ông là Giuseppe Viani đã không thể giúp Milan giành Cúp Liên lục địa 1964, đội bóng đã để thua Santos của huyền thoại Pelé với tỉ số 0-1 trong trận đấu trên sân vận động Maracanã của Brasil.[29] Đây cũng là mùa giải cuối cùng của chủ tịch Milan, ông Andrea Rizzoli, người đã có 9 năm thành công cùng đội bóng với bốn chức vô địch Ý, một Cúp Latinh, một Cúp C1 và việc xây dựng trung tâm tập huấn Milanello.[30]

Sau khi Rizzoli từ chức, Milan lại rơi vào một giai đoạn khát danh hiệu khi đội bóng chỉ giành được duy nhất Cúp quốc gia Ý mùa giải 1966-67. Cùng lúc đó thì đội bóng đối thủ cùng thành phố của Milan là Inter lại liên tiếp có được những danh hiệu quốc gia và châu lục nhờ sự dẫn dắt của huấn luyện viên huyền thoại Helenio Herrera. Chỉ tới khi Nereo Rocco quay trở lại băng ghế chỉ đạo, Milan mới cải thiện được thành tích của mình với chức vô địch quốc gia thứ chín tại mùa giải 1967-68, trong năm này Milan còn giành Cúp các câu lạc bộ đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Âu nhờ chiến thắng 2-0 trước Hamburger SV với một cú đúp của Kurt Hamrin.[31] Trong năm tiếp theo Milan chỉ về đích thứ 2 tại Serie A mùa giải 1968-69, tuy nhiên họ lại có được chiếc Cúp C1 thứ hai sau chiến thắng đậm 4-1 trước câu lạc bộ Ajax của huấn luyện viên Rinus Michels.[28] Tiếp đó với hai chiến thắng liên tiếp cả trên sân nhà và sân khách trước câu lạc bộ Estudiantes của Argentina, A.C. Milan đã giành được chiếc Cúp Liên lục địa đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ này.[32] Bên cạnh các danh hiệu tập thể, tiền vệ Gianni Rivera của Milan còn giành Quả bóng vàng châu Âu năm 1969, đây là cầu thủ người Ý đầu tiên có được vinh dự này.[33]

Thập niên 1970 và 1980[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình câu lạc bộ giành Cúp C2 và Cúp quốc gia Ý mùa 1972-73.

Trong ba mùa giải đầu tiên của thập niên 1970, A.C. Milan đều về đích thứ hai tại giải vô địch quốc gia sau khi bị lần lượt Inter (mùa 1970-71) và Juventus (mùa 1971-72, 1972-73) vượt qua. Đặc biệt mùa 1972-73 chứng kiến thất bại cay đắng của Milan khi họ bị Juventus qua mặt ở vòng đấu cuối cùng sau khi để thua ngay trên sân nhà trước Hellas Verona với tỉ số 3-5, trận đấu này sau đó đã đi vào lịch sử câu lạc bộ với cái tên "Fatal Verona" ("Verona chết chóc").[34] Tuy vậy những thất bại liên tiếp tại giải vô địch quốc gia của Milan được bù đắp phần nào bằng hai Cúp quốc gia Ý mùa 1971-72 và 1972-73 cùng một Cúp C2. Đây cũng là giai đoạn mà các cổ động viên của Milan ở khán đài phía Nam (curva sud) sân San Siro bắt đầu tổ chức thành các hội cổ động chuyên nghiệp, đó là Fossa dei Leoni (thành lập năm 1968, giải thể năm 2005),[35] Commandos Tigre (thành lập 1967) và Brigate Rossonere (thành lập 1975).[36]

Giai đoạn 1973-1978 chứng kiến sự khủng hoảng của A.C. Milan khi chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm câu lạc bộ đã có tới 7 vị chủ tịch khác nhau, kết quả là Milan thường chỉ kết thúc mùa giải ở nửa dưới bảng xếp hạng. Tình hình chỉ thay đổi đôi chút từ mùa 1977-78 khi ngôi sao cũ của đội bóng là Nils Liedholm trở thành huấn luyện viên của Milan và đưa Milan tới vị trí thứ 4 tại Serie A đồng thời phát hiện được một hậu vệ trẻ triển vọng cho câu lạc bộ có tên Franco Baresi. Trong mùa giải tiếp theo, Milan có được danh hiệu vô địch quốc gia thứ 10 sau khi vượt qua Perugia của Castagner, đây cũng là mùa giải cuối cùng của Gianni Rivera cho câu lạc bộ của ông.[37]

Thập niên 1980 mở đầu với câu lạc bộ bằng vụ bê bối dàn xếp tỉ số Totonero, hậu quả của vụ bê bối này là lần đầu tiên trong lịch sử A.C. Milan, đội bóng bị đánh tụt xuống Serie B[38] tuy giành được chức vô địch Serie B 1980-1981 để lên chơi tại Serie A mùa giải 1981-82 nhưng ngay tại mùa giải này câu lạc bộ đã phải xuống hạng lần thứ hai sau khi chỉ giành được 24 điểm sau 30 vòng đấu.[39] Một lần nữa Milan quay trở lại với Serie A chỉ sau một mùa giải tuy nhiên đội bóng vẫn chưa thể khôi phục lại vị thế trước kia, trong thời gian này Milan có thêm một hậu vệ tài năng mới, Paolo Maldini, người có trận đấu ra mắt vào ngày 20 tháng 1 năm 1985 ở tuổi 16.

Cuối mùa giải 1985-86, một lần nữa A.C. Milan rơi vào khủng hoảng khi cuộc điều tra của Cảnh sát kinh tế Ý (Guardia di Finanza) đã phát hiện ra rằng câu lạc bộ đang ngập trong nợ nần và có nguy cơ phá sản. Ngày 20 tháng 2 năm 1986, doanh nhân người Milano Silvio Berlusconi thay thế chủ tịch câu lạc bộ Giuseppe Farina và lập tức thanh toán mọi nợ nần cho đội bóng.[40] Với tiềm lực tài chính của mình, Berlusconi đã mang về cho Milan một loạt cầu thủ có chất lượng như Donadoni, Massaro, GalliGalderisi. Tuy nhiên đội bóng của huấn luyện viên Liedholm chỉ về thứ 5 trong mùa giải mới và chủ tịch câu lạc bộ quyết định thay ông bằng một huấn luyện viên đang lên người Ý có tên Arrigo Sacchi. Gia nhập đội bóng cùng Sacchi còn có bộ đôi cầu thủ người Hà Lan Marco van BastenRuud Gullit trong đó Gullit vừa giành Quả bóng vàng châu Âu năm 1987. Sau khởi đầu không mấy thuận lợi, Sacchi đã đưa Milan tới chức vô địch quốc gia lần thứ 11 khi đội bóng vượt qua Napoli của Diego Maradona ở những vòng đấu cuối. Đây là chức vô địch mở ra giai đoạn hoàng kim của A.C. Milan với hai Cúp C1 liên tiếp ở mùa giải 1988-89, 1989-90, hai Siêu cúp châu Âu 1990, 1991, hai Cúp Liên lục địa 1990, 1991 và một Siêu cúp Ý 1989.[41]

Từ thập niên 1990 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Fabio Capello, người đem về bốn chức vô địch trong năm mùa giải làm huấn luyện viên cho Milan trong thập niên 1990.

Chuỗi chiến thắng liên tiếp của Milan ở châu Âu dừng lại vào ngày 20 tháng 3 năm 1991. Trong trận tứ kết lượt về Cúp C1 trên sân của Olympique de Marseille, Milan, khi đó đang bị dẫn 1-0, đã bỏ dở trận đấu theo lệnh của tổng giám đốc Adriano Galliani, theo Galliani thì do sân vận động có một dàn đèn bị hỏng nên các cầu thủ Milan không thể tiếp tục thi đấu do tầm nhìn hạn chế. Ngay cả sau khi dàn đèn chiếu sáng đã khôi phục hoạt động, đội bóng cũng không quay trở lại thi đấu tiếp và họ lập tức bị UEFA trừng phạt bằng việc xử thua trận tứ kết này đồng thời cấm Milan không được tham gia các giải đấu cấp châu lục một năm vì hành vi phi thể thao.[42] Cuối mùa giải 1991 Sacchi rời Milan để đảm nhiệm vai trò dẫn dắt Đội tuyển bóng đá quốc gia Ý, thế chỗ của ông ở câu lạc bộ là huấn luyện viên còn ít tên tuổi Fabio Capello. Ngay trong mùa giải đầu tiên tại Milan, Capello đã đưa đội bóng tới chức vô địch Serie A với thành tích không để thua một trận nào trong suốt mùa giải 1991-92.[43] Trong mùa giải sau đó, Milan tiếp tục bảo vệ thành công chức vô địch quốc gia, đội bóng cũng lọt vào trận chung kết Cúp C1, lúc này đã được đổi tên thành UEFA Champions League, tuy nhiên Milan đã để kình địch Marseille vượt qua với tỉ số 0-1.[28] Mùa giải 1993-94 của Milan là một trong những mùa giải đáng nhớ nhất của câu lạc bộ khi Milan giành được cú đúp chức vô địch Serie A và UEFA Champions League sau chiến thắng ấn tượng 4-0 trước Barcellona trong trận chung kết tại Athena. Một năm sau đó Milan lọt vào chung kết UEFA Champions League lần thứ ba liên tiếp nhưng trong cuộc đối đầu với đội bóng Ajax trẻ trung của Louis van Gaal, Milan đã thất thủ 1-0 và không thể bảo vệ chiếc cúp vô địch của mình, đội bóng còn thất bại tại trận tranh Cúp Liên lục địa khi để thua Vélez Sársfield của Argentina với tỉ số 0-2 tại Tokyo.[28][44] Sau chức vô địch Serie A tại mùa giải 1995-96, chức vô địch thứ 4 trong vòng 5 mùa giải liên tiếp, Capello rời đội bóng và được thay thế bởi huấn luyện viên người Uruguay Oscar Tabárez.

Carlo Ancelotti đã mang lại rất nhiều vinh quang cho A.C. Milan

Sự xuất hiện của Tabárez mở đầu cho một giai đoạn khủng hoảng ngắn của Milan khi huấn luyện viên này và kể cả hai người thay thế sau đó là SacchiCapello đều không thể đem lại thành công cho đội bóng. Sau 2 năm khủng hoảng, Milan của huấn luyện viên Alberto Zaccheroni giành lại chức vô địch Serie A mùa giải 1998-99 sau khi vượt qua Lazio ở giai đoạn cuối bằng bảy trận thắng liên tiếp ở bảy vòng đấu cuối cùng.[45] Tuy nhiên hai mùa bóng tiếp theo không có danh hiệu đã khiến Zaccheroni mất chức, thay thế ông lần lượt là các huấn luyện viên tạm quyền Cesare MaldiniMauro Tassotti[46] trước khi huấn luyện viên người Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Terim đảm nhiệm cương vị này vào đầu mùa bóng 2001-02. Những trận đấu không thành công liên tiếp đã khiến Terim nhanh chóng mất chức, lần này người được Berlusconi mời về làm huấn luyện viên cho A.C. Milan là Carlo Ancelotti, người từng giành Cúp C1 với đội bóng khi còn là tiền vệ trụ tại đây. Ngay ở mùa giải thứ hai dẫn dắt đội bóng, Ancelotti đã giúp Milan giành được danh hiệu vô địch châu Âu đầu tiên sau gần 10 năm chờ đợi, trong mùa bóng này Milan còn có chiếc Cúp quốc gia Ý đầu tiên của kỷ nguyên Berlusconi.

Tiền đạo Andriy Shevchenko.

Thành công tại UEFA Champions League 2002-03 của Milan được nối tiếp bằng chức vô địch Serie A thứ 17 tại mùa bóng 2003-04 và chiếc Siêu cúp châu Âu. Trong mùa giải 2004-05 Milan một lần nữa lọt vào chung kết UEFA Champions League, tại trận đấu này họ đã dẫn trước đội bóng Liverpool của Anh tới 3-0 nhưng rồi để đối phương gỡ hòa và cuối cùng Milan phải chịu thất bại sau loạt đá luân lưu.[47] Vào cuối mùa giải Serie A 2005-2006, Milan bị tố cáo có dính líu tới vụ bê bối dàn xếp tỉ số Calciopoli và bị trừ 30 điểm đồng nghĩa với việc tụt xuống vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng.[48] Milan bắt đầu mùa giải 2006-07 với việc bị trừ thêm 8 điểm, phải tham gia vòng đấu loại thứ hai của UEFA Champions League và mất đi chân sút tốt nhất Andriy Shevchenko (chuyển sang Chelsea thi đấu). Tuy nhiên tới cuối mùa giải thì A.C. Milan vẫn lọt được tới trận chung kết UEFA Champions Leagues, một lần nữa đối thủ của họ là Liverpool nhưng trong trận tái đấu này hai bàn thắng của Inzaghi đã đem về cho Milan chiếc cúp vô địch châu Âu thứ bảy.[49] Trong mùa giải tiếp theo Milan có được chiếc Siêu cúp châu Âu thứ năm trong lịch sử, đội bóng cũng giành chức vô địch Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ tuy nhiên đội bóng không vượt qua được vòng 2 UEFA Champions League và chỉ có được vị trí thứ 5 tại Serie A, đồng nghĩa với việc không được thi đấu ở giải đấu cao nhất châu lục năm tiếp theo.[50] Kết thúc mùa giải 2008-09 ở vị trí thứ 3 tại Serie A, A.C. Milan có sự xáo trộn lớn khi người đội trưởng lâu năm của họ là Paolo Maldini tuyên bố giải nghệ trong khi cả huấn luyện viên Ancelotti cùng ngôi sao Kaká đều rời đội bóng, Ancelotti chuyển sang huấn luyện cho Chelsea còn Kaká tới Real Madrid với giá chuyển nhượng 67,2 triệu euro.[51] Thay thế cho Ancelotti trong vị trí huấn luyện viên là Leonardo, một cựu cầu thủ của Milan và là người trước đó chưa từng có kinh nghiệm huấn luyện chuyên nghiệp.[52]

Các cần thủ ăn mừng Scudetto lần thứ 18.

Mùa giải 2009-10 chứng kiến Milan thi đấu mà không còn sự phục vụ của hậu vệ huyền thoại Paolo Maldini, đồng thời cho thấy sự thất bại nặng nề của mình trước đối thủ cùng thành phố Inter Milan, ở vòng 2 dù cả hai đều được thi đấu tại San Siro, Milan với tư cách là chủ nhà, nhưng đội bóng của huấn luyện viên Leonardo đã thảm bại 0-4, trong đó có 1 chiếc thẻ đỏ của tiền vệ Gennaro Gattuso. Còn trận lượt về, Milan thất thủ 0-2, và sau đó đứng nhìn nửa xanh thành Milano nâng cao chức vô địch lần thứ 18, qua đó chính thức bị Inter vượt mặt về số lần đoạt Scudetto. Tại Cup quốc gia, Milan cũng bị Udinese loại ngay tại San Siro với trận thua 0-1. Còn ở đấu trường châu Âu, Rossoneri bị Manchester United đả bại với tổng tỉ số 7-2, trong đó có thật bại nặng nề 0-4 tại Old Trafford. Sau đó huấn luyện viên Leonardo từ chức. thay thế ông là Massimiliano Allegri.

Năm 2010 là sự chuyển biến tích cực của câu lạc bộ AC Milan, họ đoạt được chức vô địch Serie A mùa giải 2010-11, chấm dứt sự thống trị của Inter Milan trong những năm gần đây. Rossoneri vượt qua đối thủ cùng thành phố trong cả 2 lượt trận đi và về với tỉ số lần lượt 1-0 và 3-0. Tại Coppa Italia, nửa đỏ Milano cũng lọt vào trận bán kết, nhiều người kì vọng Milan tiến đến trận đấu cuối cùng để tạo thành 1 trận derby Milano, nhưng không như kì vọng, họ thua 1-2 và bị loại. Còn ở châu Âu, Milan xuất sắc lọt qua vòng bảng, nhưng dừng chân trước câu lạc bộ Tottenham ở vòng 1/16 với tổng tỉ số 0-1 (thua 0-1 lượt đi, hòa 0-0 lượt về). Dù thế, câu lạc bộ vẫn có 1 mùa giải trọn vẹn cùng Scudetto lần thứ 18, cân bằng với Inter.

Tóm tắt hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

AC Milan.svg
Tóm tắt lịch sử A.C. Milan

  • 1900 - Bị loại ở bán kết Giải vô địch bóng đá Ý (Campionato italiano di calcio) - Giành Medaglia del Re (Huy chương Nhà vua)
  • 1901 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Giành Medaglia del Re
  • 1902 - Thua Genoa tại chung kết Giải vô địch - Giành Medaglia del Re
  • 1903 - Bị loại ở bán kết Giải vô địch
  • 1904 - Bị loại ở bán kết Giải vô địch - Giành Coppa della Federazione Ginnastica Italiana (Cúp Liên đoàn Thể dục Ý)
  • 1905 - Đứng thứ Z Bảng vòng loại vùng Lombardia - Giành Palla Dapples
  • 1906 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Giành Palla Dapples
  • 1907 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Giành Palla Dapples
  • 1908 - Không tham gia Giải hạng nhất (Prima Categoria) - Giành Palla DapplesCoppa Spensley (Cúp Spensley)
  • 1909 - Đứng thứ 2 Bảng vòng loại vùng Lombardia

  • 1909-10 - Đứng thứ 6 Bảng vòng loại 1
  • 1910-11 - Đứng thứ 2 Bảng vòng loại vùng Lombardia-Piemonte
  • 1911-12 - Đứng thứ 2 Bảng vòng loại vùng Lombardia-Piemonte - Giành Scarpa Radice
  • 1912-13 - Đứng thứ 3 Bảng chung kết miền Bắc Ý
  • 1913-14 - Đứng thứ 3 Bảng vòng loại vùng Lombardia
  • 1914-15 - Đứng thứ 4 Bảng chung kết miền Bắc Ý - Giành Scarpa Radice
  • 1915-16 - Giành Coppa Federale (Cúp Liên đoàn)
  • 1917 - Giành Coppa Regionale Lombarda (Cúp vô địch Lombardia)
  • 1918 - Giành Coppa Mauro (vô địch vùng Lombardia)
  • 1919 - Đứng thứ hai Coppa Mauro. Đổi tên thành Milan Football Club sau khi chiến tranh kết thúc

  • 1919-20 - Đứng thứ 4 Bảng A vòng bán kết quốc gia
  • 1920-21 - Đứng thứ 4 Bảng A vòng bán kết quốc gia
  • 1921-22 - Đứng thứ 9 Bảng A của Giải hạng nhất CCI - Giành Scarpa Radice
  • 1922-23 - Đứng thứ 4 Bảng B Giải hạng nhất
  • 1923-24 - Đứng thứ 8 Bảng B Giải hạng nhất
  • 1924-25 - Đứng thứ 8 Bảng B Giải hạng nhất
  • 1925-26 - Đứng thứ 7 Bảng B Giải hạng nhất
  • 1926-27 - Đứng thứ 6 Vòng chung kết Giải hạng nhất - Tham gia Cúp quốc gia Ý (ngừng ở vòng 4)
  • 1927-28 - Đứng thứ 6 Vòng chung kết Giải hạng nhất
  • 1928-29 - Đứng thứ 2 Bảng A Giải hạng nhất - Bị Genoa loại ở vòng đấu loại Cúp Trung Âu

  • 1929-30 - Đứng thứ 11 Serie A
  • 1930-31 - Đứng thứ 12 Serie A
  • 1931-32 - Đứng thứ 4 Serie A
  • 1932-33 - Đứng thứ 11 Serie A
  • 1933-34 - Đứng thứ 9 Serie A
  • 1934-35 - Đứng thứ 10 Serie A
  • 1935-36 - Đứng thứ 8 Serie A - Bán kết Cúp quốc gia Ý - Đổi tên thành Milan Associazione Sportiva
  • 1936-37 - Đứng thứ 4 Serie A - Bán kết Cúp quốc gia Ý
  • 1937-38 - Đứng thứ 3 Serie A - Bán kết Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/8 Cúp Trung Âu
  • 1938-39 - Đứng thứ 9 in Serie A - Bán kết Cúp quốc gia Ý - Đổi tên thành Associazione Calcio Milano

  • 1939-40 - Đứng thứ 8 Serie A - Vòng 1/8 Cúp quốc gia Ý
  • 1940-41 - Đứng thứ 3 Serie A - Vòng 1/8 Cúp quốc gia Ý
  • 1941-42 - Đứng thứ 9 Serie A - Thua Juventus ở chung kết Cúp quốc gia Ý
  • 1942-43 - Đứng thứ 6 Serie A - Tứ kết Cúp quốc gia Ý
  • 1944 - Đứng thứ 5 Giải vô địch tạm thời Lombardia
  • 1945 - Đứng thứ 6 Giải vô địch tạm thời Lombardia - Đổi tên thành Associazione Calcio Milan sau khi chiếnh tranh kết thúc
  • 1945-46 - Đứng thứ 3 Vòng chung kết Giải hạng nhất
  • 1946-47 - Đứng thứ 4 Serie A
  • 1947-48 - Đứng thứ 2 Serie A
  • 1948-49 - Đứng thứ 3 Serie A

  • 1951-52 - Đứng thứ 2 Serie A
  • 1952-53 - Đứng thứ 3 Serie A - Thua Stade Reims ở chung kết Cúp Latinh
  • 1953-54 - Đứng thứ 3 Serie A
  • 1954-55 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Đứng thứ 3 Cúp Latinh
  • 1955-56 - Đứng thứ 2 Serie A - Giành Coppa Latina - Bán kết Giải vô địch châu Âu
  • 1956-57 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Đứng thứ 3 Cúp Latinh
  • 1957-58 - Đứng thứ 9 Serie A - Thua Real Madrid ở chung kết Giải vô địch châu Âu - Tứ kết Cúp quốc gia Ý
  • 1958-59 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Vòng 1/8 Cúp quốc gia Ý

  • 1959-60 - Đứng thứ 3 Serie A - Vòng 1/8 Giải vô địch châu Âu - Vòng 2 Cúp quốc gia Ý
  • 1960-61 - Đứng thứ 2 Serie A - Vòng 1/8 Cúp quốc gia Ý
  • 1961-62 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Vòng 2 Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/16 Cúp Hội chợ
  • 1962-63 - Coppacampioni.png Vô địch châu Âu - Đứng thứ 3 Serie A - Vòng 1/8 Cúp quốc gia Ý - Thua Genoa ở chung kết Coppa dell'Amicizia (Cúp Hữu nghị)
  • 1963-64 - Đứng thứ 3 Serie A - Tứ kết Cúp quốc gia Ý - Tứ kết Giải vô địch châu Âu - Thua SantosCúp Liên lục địa
  • 1964-65 - Đứng thứ 2 Serie A - Vòng 1 Cúp quốc gia Ý - Vòng 1 Cúp Hội chợ
  • 1965-66 - Đứng thứ 7 Serie A - Tứ kết Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/8 Cúp Hội chợ
  • 1966-67 - Đứng thứ 8 Serie A - Giành Coccarda Coppa Italia.svg Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/8 Cúp Mitropa
  • 1967-68 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Giành Coppacoppe.png Cúp các đội đoạt cúp - Thứ 2 Vòng chung kết Cúp quốc gia Ý
  • 1968-69 - Coppacampioni.png Vô địch châu Âu - Đứng thứ 2 Serie A - Tứ kết Cúp quốc gia Ý

  • 1969-70 - Coppaintercontinentale.png Giành Cúp Liên lục địa - Đứng thứ 4 Serie A - Vòng loại Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/8 Giải vô địch châu Âu
  • 1970-71 - Đứng thứ 2 Serie A - Thua Torino ở chung kết Cúp quốc gia Ý
  • 1971-72 - Đứng thứ 2 Serie A - Giành Coccarda Coppa Italia.svg Cúp quốc gia Ý - Bán kết Cúp UEFA
  • 1972-73 - Đứng thứ 2 Serie A - Giành Coppacoppe.png Cúp các đội đoạt cúp - Giành Coccarda Coppa Italia.svg Cúp quốc gia Ý
  • 1973-74 - Đứng thứ 7 Serie A - Vòng 2 Cúp quốc gia Ý - Thua AjaxSiêu cúp châu Âu - Thua 1. FC Magdeburg ở chung kết Cúp các đội đoạt cúp
  • 1974-75 - Đứng thứ 5 Serie A - Thua Fiorentina ở chung kết Cúp quốc gia Ý
  • 1975-76 - Đứng thứ 3 Serie A - Vòng 2 Cúp quốc gia Ý - Vòng tứ kết Cúp UEFA
  • 1976-77 - Đứng thứ 10 Serie A - Giành Coccarda Coppa Italia.svg Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/8 Cúp UEFA
  • 1977-78 - Đứng thứ 4 Serie A - Vòng 2 Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/16 Cúp các đội đoạt cúp
  • 1978-79 - Star*.svg Scudetto.svg Vô địch Ý lần thứ 10 - Vòng 1 Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/8 Cúp UEFA

  • 1979-80 - Đứng thứ 3 Serie A - Bị giáng xuống Serie B vì dàn xếp tỉ số - Vòng tứ kết Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/16 Giải vô địch châu Âu
  • 1980-81 - Đứng thứ 1 Serie B - Thăng lên Serie A - Vòng loại Cúp quốc gia Ý
  • 1981-82 - Đứng thứ 14 Serie A - Tụt xuống Serie B - Giành Cúp Mitropa - Vòng loại Cúp quốc gia Ý
  • 1982-83 - Đứng thứ 1 Serie B - Thăng lên Serie A - Tứ kết Cúp quốc gia Ý
  • 1983-84 - Đứng thứ 6 Serie A - Tứ kết Cúp quốc gia Ý
  • 1984-85 - Đứng thứ 5 Serie A - Thua Sampdoria ở chung kết Cúp quốc gia Ý
  • 1985-86 - Đứng thứ 7 Serie A - Vòng 1/8 Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/8 Cúp UEFA
  • 1986-87 - Đứng thứ 5 Serie A - Vòng 1/8 Cúp quốc gia Ý
  • 1987-88 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Vòng 1/8 Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/16 Cúp UEFA
  • 1988-89 - Coppacampioni.png Vô địch châu Âu - Đứng thứ 3 Serie A - Giành Supercoppaitaliana.png Siêu cúp Ý - Vòng 2 Cúp quốc gia Ý

  • 1989-90 - Coppacampioni.png Vô địch châu Âu - Giành Coppaintercontinentale.png Cúp Liên lục địa - Đứng thứ 2 Serie A - Giành Siêu cúp châu Âu - Thua Juventus ở chung kết Cúp quốc gia Ý
  • 1990-91 - Đứng thứ 2 Serie A - Coppaintercontinentale.png Giành Cúp Liên lục địa - Giành Siêu cúp châu Âu - Bán kết Cúp quốc gia Ý - Tứ kết Giải vô địch châu Âu
  • 1991-92 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Bán kết Cúp quốc gia Ý
  • 1992-93 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Giành Supercoppaitaliana.png Siêu cúp Ý - Bán kết Cúp quốc gia Ý - Thua Olympique de Marseille ở chung kết Giải vô địch châu Âu
  • 1993-94 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Coppacampioni.png Vô địch châu Âu - Giành Supercoppaitaliana.png Siêu cúp Ý - Vòng 1/8 Cúp quốc gia Ý - Thua Parma ở Siêu cúp châu Âu - Thua San Paolo ở Cúp Liên lục địa
  • 1994-95 - Đứng thứ 4 Serie A - Giành Siêu cúp châu Âu - Giành Supercoppaitaliana.png Siêu cúp Ý - Vòng 1/8 Cúp quốc gia Ý - Thua Vélez Sársfield ở Cúp Liên lục địa - Thua Ajax ở chung kết Giải vô địch châu Âu
  • 1995-96 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Vòng tứ kết Cúp UEFA
  • 1996-97 - Đứng thứ 11 Serie A - Thua Fiorentina ở siêu cúp Ý - Vòng tứ kết Cúp quốc gia Ý - Vòng bảng Giải vô địch châu Âu
  • 1997-98 - Đứng thứ 10 Serie A - Thua Lazio ở chung kết Cúp quốc gia Ý
  • 1998-99 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Vòng 1/8 Cúp quốc gia Ý - Kỉ niệm 100 năm ngày thành lập (CentoMilan)

  • 1999-2000 - Đứng thứ 3 Serie A - Thua Parma ở Siêu cúp Ý - Tứ kết Cúp quốc gia Ý - Vòng bảng Giải vô địch châu Âu
  • 2000-01 - Đứng thứ 6 Serie A - Bán kết Cúp quốc gia Ý - Vòng bảng thứ 2 Giải vô địch châu Âu
  • 2001-02 - Đứng thứ 4 Serie A - Bán kết Cúp quốc gia Ý - Bán kết Cúp UEFA
  • 2002-03 - Coppacampioni.png Vô địch châu Âu - Đứng thứ 3 Serie A - Giành Coccarda Coppa Italia.svg Cúp quốc gia Ý
  • 2003-04 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Giành Siêu cúp châu Âu - Thua Juventus ở Siêu cúp Ý - Bán kết Cúp quốc gia Ý - Thua Boca Juniors ở chung kết Cúp Liên lục địa - Vòng tứ kết Giải vô địch châu Âu
  • 2004-05 - Đứng thứ 2 Serie A - Giành Supercoppaitaliana.png Siêu cúp Ý - Tứ kết Cúp quốc gia Ý - Thua Liverpool ở chung kết Giải vô địch châu Âu
  • 2005-06 - Đứng thứ 2 Serie A - Bị giáng xuống thứ 3 Serie A vì dính líu dàn xếp tỉ số - Tứ kết Cúp quốc gia Ý - Bán kết Giải vô địch châu Âu
  • 2006-07 - Coppacampioni.png Vô địch châu Âu - Đứng thứ 4 Serie A - Bán kết Cúp quốc gia Ý
  • 2007-08 - Đứng thứ 5 Serie A - Vô địch FIFA Club World Cup.svg Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ - Giành Siêu cúp châu Âu - Vòng 1/8 Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/8 Giải vô địch châu Âu
  • 2008-09 - Đứng thứ 3 Serie A - Vòng 1/8 Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/16 Cúp UEFA

  • 2009-2010 - Đứng thứ 3 Serie A - Tứ kết Cúp quốc gia Ý -Vòng 1/8 Giải vô địch châu Âu
  • 2010-11 - Scudetto.svg Vô địch Ý - Bán kết Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/16 Giải vô địch châu Âu
  • 2011-12 - Đứng thứ 2 Serie A - Giành Supercoppaitaliana.png Siêu cúp Ý - Bán kết Cúp quốc gia Ý - Tứ kết Giải vô địch châu Âu
  • 2012-13 - Đứng thứ 3 Serie A - Tứ kết Cúp quốc gia Ý - Vòng 1/16 Giải vô địch châu Âu

Màu sắc và trang phục[sửa | sửa mã nguồn]

Logo, linh vật và nhà tài trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Trang phục bách niên của Milan.
AC Milan.svg
Nhà tài trợ của A.C. Milan

Tài trợ chính thức

  • 1981-1982: Pooh Jeans
  • 1982-1983: Hitachi
  • 1983-1984: Olio Cuore
  • 1984-1984: Rete 4
  • 1984-1985: Oscar Mondadori
  • 1985-1987: Fotorex
  • 1987-1992: Mediolanum
  • 1992-1994: Motta
  • 1994-2006: Opel
  • 2006-2010: Bwin
  • 2010-2020: Fly Emirates

Tài trợ trang phục

  • 1978-1980: Adidas
  • 1980-1982: Linea Milan
  • 1982-1984: NR
  • 1984-1985: Rolly Go
  • 1985-1986: Gianni Rivera
  • 1986-1990: Kappa
  • 1990-1993: Adidas
  • 1993-1998: Lotto
  • 1998-2023: Adidas

Trong suốt lịch sử hoạt động, hai màu chủ đạo của Milan luôn là đỏ (rosso) và đen (nero). Theo Herbert Kilpin thì hai màu này được chọn vì chúng tiêu biểu cho ngọn lửa của những con quỷ Milan (đỏ) và nỗi khiếp sợ của các đối thủ (đen).[53] Trang phục thi đấu của đội bóng là áo sọc đỏ đen, quần sóc và tất đen trắng, đây là lý do vì sao các cầu thủ Milan có biệt danh rossoneri (số nhiều của rossonero - đỏ đen). Trang phục sân khách của Milan là áo, quần và tất màu trắng, đây được coi là bộ trang phục may mắn của Milan khi đội đã chiến thắng tới 6 trong số 8 trận chung kết Cúp vô địch châu Âu (chỉ thua hai lần trước AjaxLiverpool). Bộ trang phục thi đấu thứ ba được thay đổi màu sắc theo mùa bóng, ví dụ mùa 2008-2009 là màu đen, tuy nhiên bộ quần áo này ít khi được sử dụng.

Trong nhiều năm, biểu trưng của câu lạc bộ chỉ đơn giản là lá cờ trắng với chữ thập đỏ, biểu tượng của thành phố Milano.[54] Từ màu sắc của câu lạc bộ mà Milan còn một biệt danh nữa là Il Diavolo (Quỷ đỏ) vì vậy đôi khi đội bóng còn lấy biểu tượng là hình ảnh con quỷ màu đỏ bên cạnh một ngôi sao vàng, dấu hiệu riêng của những đội có trên 10 chức vô địch Ý.[54] Biểu trưng hiện tại của câu lạc bộ là huy hiệu hình bầu dục gồm sọc đỏ đen bên trái, cờ Milano bên phải, phía trên là ba chữ viết tắt ACM còn phía dưới là năm thành lập 1899.[54].

Từ ngày 16 tháng 2 năm 2006, Milan có linh vật (mascot) chính thức được hãng Warner Bros thiết kế, đó là một con quỷ đỏ đen cùng trái bóng đá.[55]

Sân nhà[sửa | sửa mã nguồn]

Sân vận động San Siro, sân nhà hiện tại của Milan

Trong thời gian đầu hoạt động, Milan có nhiều sân nhà khác nhau. Từ năm 1900 tới năm 1903 sân nhà của đội bóng là sân vận động Trotter (nay là Ga trung tâm Milano). Từ năm 1903 tới năm 1905 Milan đá sân nhà tại Acquabella (nay là Piazzale Susa), sân vận động này được khánh thành ngày 15 tháng 3 năm 1903 với trận giao hữu Milan-Genoa kết thúc với tỷ số hòa 0-0. Từ năm 1906 tới năm 1914, sân nhà của đội chuyển về Campo Milan di Porta Monforte (sau đổi tên thành Campo di Via Fratelli Bronzetti), từ 1914 tới 1920Velodromo Sempione (riêng từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1919 là sân Campo Pirelli thuộc khu Bicocca) và từ 1920 tới 1926 là sân Viale Lombardia (nay là Viale Campania). Milan đôi khi cũng chọn sân nhà là Arena Civica (chung với câu lạc bộ Ambrosiana-Inter) trong thời gian từ năm 1908-1914 và 1941-1949.[56]

Bên trong phòng thay đồ của sân San Siro

Hiện nay sân nhà của Milan là Stadio Giuseppe Meazza, sân vận động này còn được biết tới với cái tên San Siro lấy theo khu San Siro nơi xây dựng sân. Giuseppe Meazza được bắt đầu xây dựng từ tháng 12 năm 1925 theo kế hoạch của Piero Pirelli, người sau này trở thành chủ tịch câu lạc bộ. Nó được khánh thành chính thức vào ngày 19 tháng 9 năm 1926 với trận đấu giữa Milan và Inter (kết thúc với tỉ số 6-3 nghiêng về Inter). Từ năm 1935 thì sân vận động này trở thành tài sản của thành phố Milano và tới năm 1980 thì nó được đặt tên chính thức là Giuseppe Meazza, lấy theo tên cầu thủ huyền thoại của bóng đá Ý từng thi đấu cho cả hai câu lạc bộ Milan và Inter cũng như đội tuyển quốc gia.[57] Sau khi mở rộng để phục vụ World Cup 1990, Giuseppe Meazza có sức chứa 80.074 chỗ ngồi[58] và được UEFA xếp hạng là sân bóng đá loại 1 của châu Âu (UEFA Elite stadium).[59] Sân tập luyện của Milan hiện là trung tâm thể thao Milanello, trung tâm này được xây dựng năm 1963 thuộc tỉnh Varese.[57]. Hiện câu lạc bộ đã lên kế hoạch xây một sân vận động mới, và nhường lại sân San Siro cho câu lạc bộ cùng thành phố Inter Milan

Đội hình hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình chính thức[sửa | sửa mã nguồn]

Số liệu thống kê chính xác tới 1 tháng 9 năm 2014

Lưu ý: Các cờ cho đội tuyển quốc gia được xác định tại quy chuẩn FIFA. Cầu thủ có thể nắm giữ hơn một phi quốc tịch FIFA.

Số áo Vị trí Tên cầu thủ
1 Tây Ban Nha TM Diego López
2 Ý HV Mattia De Sciglio
4 Argentina TV José Mauri
5 Pháp HV Philippe Mexès
7 Pháp Jérémy Ménez
8 Tây Ban Nha TV Suso
9 Brasil Luiz Adriano
10 Nhật Bản Honda Keisuke
11 Ý Alessio Cerci (mượn từ Atlético Madrid)
13 Ý HV Alessio Romagnoli
15 Brasil HV Rodrigo Ely
16 Ý TV Andrea Poli
17 Colombia HV Cristián Zapata
Số áo Vị trí Tên cầu thủ
18 Ý TV Riccardo Montolivo (đội trưởng)
19 Pháp M'Baye Niang
20 Ý HV Ignazio Abate
23 Ý TV Antonio Nocerino
27 Slovakia TV Juraj Kucka
28 Ý TV Giacomo Bonaventura
31 Ý HV Luca Antonelli
32 Ý TM Christian Abbiati (đội phó)
33 Brasil HV Alex
34 Hà Lan TV Nigel de Jong
45 Ý Mario Balotelli (mượn từ Liverpool)
70 Colombia Carlos Bacca
91 Ý TV Andrea Bertolacci

Cầu thủ cho mượn[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu ý: Các cờ cho đội tuyển quốc gia được xác định tại quy chuẩn FIFA. Cầu thủ có thể nắm giữ hơn một phi quốc tịch FIFA.

Số áo Vị trí Tên cầu thủ
Brasil TM Gabriel (tại Napoli)
Ý TV Alessandro Mastalli (tại Lugano)
Ý Matteo Chinellato (tại Südtirol)
Ý Gianmario Comi (tại Livorno)
Số áo Vị trí Tên cầu thủ
Ý Stephan El Shaarawy (tại Monaco)
Tây Ban Nha Fernando Torres (tại Atlético Madrid)
Ý Gianmarco Zigoni (tại SPAL)

Cầu thủ đồng sở hữu[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là những cầu thủ đã được chuyển giao cho một đội khác, nhưng Milan vẫn giữ lại quyền tham gia (tức là 50% của quyền sở hữu) hợp đồng của họ. Để biết thêm thông tin chi tiết, xem: Đồng sở hữu (Bóng đá).

Lưu ý: Các cờ cho đội tuyển quốc gia được xác định tại quy chuẩn FIFA. Cầu thủ có thể nắm giữ hơn một phi quốc tịch FIFA.

Số áo Vị trí Tên cầu thủ
Ý TV Simone Verdi (Torino,[60] đang được at Empoli)[61]

Thành viên nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Số áo vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại A.C. Milan đã ngừng sử dụng 2 số áo đó là số 3 và số 6, để vinh danh các cầu thủ:

3 - Ý Paolo Maldini (giai đoạn 1985-2009)*

6 - Ý Franco Baresi (giai đoạn 1978-1997)

(*): Chiếc áo số 3 sẽ được trao cho con của Maldini trong trường hợp họ chơi cho câu lạc bộ.

Phòng danh dự[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng danh dự (Hall of fame) trên trang web chính thức của câu lạc bộ hiện ghi danh 48 thành viên nổi bật trong lịch sử câu lạc bộ, trong đó có 44 cầu thủ, 3 huấn luyện viên (Nereo Rocco, Arrigo SacchiGiuseppe Viani) cùng 3 người vừa là cầu thủ rồi sau đó là huấn luyện viên của A.C. Milan:[62]

Đội trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 38 cầu thủ đeo băng đội trưởng (capitano) của A.C. Milan trong đó có 3 người đeo băng đội trưởng ở nhiều giai đoạn khác nhau là Giuseppe Bonizzoni, Giuseppe AntoniniGianni Rivera:[63]

Cầu thủ vô địch thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 10 cầu thủ từng vô địch thế giới trong thời gian khoác áo A.C. Milan, trừ Marcel Desailly (vô địch thế giới cùng đội tuyển Pháp) và Roque Júnior (vô địch thế giới cùng Brasil), các cầu thủ còn lại đều vô địch thế giới khi khoác áo đội tuyển Ý:

Cầu thủ vô địch châu lục[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 7 cầu thủ từng vô địch châu Âu trong thời gian khoác áo A.C. Milan, trừ Ruud GullitMarco van Basten vô địch châu Âu cùng Hà Lan, các cầu thủ còn lại đều vô địch châu Âu cùng đội tuyển Ý năm 1968:

Nam Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ duy nhất từng vô địch Cúp bóng đá Nam Mỹ trong thời gian khoác áo A.C. Milan là Serginho, Serginho vô địch Nam Mỹ cùng Brasil tại Cúp bóng đá Nam Mỹ 1999.

Cúp Liên đoàn các châu lục[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 4 cầu thủ Brasil từng vô địch Cúp Confederations FIFA trong thời gian họ khoác áo A.C. Milan, đó là Leonardo (năm 1997), Dida (năm 2005), Kaká (năm 2005năm 2009), và Alexandre Pato (năm 2009)

Lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách các huấn luyện viên (allenatore) và chủ tịch câu lạc bộ (presidente)[64] của A.C. Milan kể từ ngày thành lập:[63]

AC Milan.svg
Các đời huấn luyện viên của A.C. Milan

Ngoài Alfred Edwards ra, các đời chủ tịch của A.C. Milan đều là những người Italy

AC Milan.svg
Các đời chủ tịch của A.C. Milan

Thống kê và thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

A.C. Milan giương cao chức vô địch châu Âu lần thứ 6 sau khi đánh bại Juve năm 2003

Kể từ ngày thành lập A.C. Milan đã tham gia 103 mùa giải thể thao chính thức cấp quốc gia Ý trong đó có 98 mùa ở cấp cao nhất của giải bóng đá Ý (75 mùa Serie A, 14 mùa Hạng nhất - Prima Categoria, 5 mùa Giải hạng nhất - Prima Divisione và 4 mùa Hạng quốc gia - Divisione Nazionale) và 2 mùa ở cấp thứ 2 của giải bóng đá Ý (Serie B), có 3 mùa A.C. Milan không vượt qua được vòng bảng của vùng Lombardia (1905, 1909 và 1913-1914). Tổng cộng A.C. Milan đã 18 lần vô địch mùa giải, ngoài ra câu lạc bộ đứng thứ nhì 15 lần, đứng thứ ba 21 lần tức là tỉ lệ đứng trên bục nhận giải (nhóm 3 đội dẫn đầu) của A.C. Milan trong 103 mùa là 51%. Trận thắng đậm nhất của A.C. Milan ở sân nhà là trước Audax Modena với tỉ số 13-0 vào ngày 4 tháng 10 năm 1914, kỷ lục này ở sân khách là trận thắng Ausonia 10-0 ngày 21 tháng 10 năm 1919. Trận thua đậm nhất của A.C. Milan trên sân nhà là trận thua 0-8 trước Bologna vào ngày 5 tháng 11 năm 1922, ba trận thua trên sân khách đậm nhất của câu lạc bộ là 2-8 trước Juventus vào ngày 10 tháng 7 năm 1927, 0-6 cũng trước Juventus vào ngày 25 tháng 10 năm 1925 và 0-6 trước Ajax ở Siêu cúp châu Âu vào ngày 16 tháng 1 năm 1974.[69]

Hai đối thủ truyền thống của A.C. Milan là Juventus (201 lần đối đầu),[70] Inter (199 lần đối đầu)[71]Torino (188 lần đối đầu).[72] Tại giải vô địch quốc gia Ý, Juventus là câu lạc bộ gặp A.C. Milan nhiều lần nhất với 180 trận[70] trong đó trận đấu chính thức đầu tiên là vào ngày 28 tháng 4 năm 1901 tại Torino.[73] Tại giải quốc gia Milan có tỉ lệ thắng phần lớn cao hơn các đối thủ khác trừ ba ngoại lệ là Juventus (Milan thắng 61, thua 70),[70] Alessandria (thắng 15 và thua 16)[74]Pro Vercelli (thắng 13 và thua 14).[75]

Ở Serie A, A.C. Milan đang giữ một số kỉ lục như chuỗi trận không thua liên tiếp dài nhất (58 trận),[76] đứng đầu nhiều vòng liên tiếp nhất (72 vòng đấu từ 6 tháng 10 năm 1991 tới 31 tháng 10 năm 1993), có chiến thắng lớn nhất trên sân khách (thắng Genoa 0-8 mùa 1954-1955, ngang bằng tỉ số trận Venezia-Padova 0-8 mùa 1949-1950), có nhiều cầu thủ giành danh hiệu vua phá lưới nhất (16 lần)[77] và có thủ môn giữ kỷ lục về thời gian không để lọt lưới liên tiếp (Sebastiano Rossi với 929 phút vào mùa giải Serie A 1993-1994).[78]

Trong lịch sử Serie A thì A.C. Milan là đội duy nhất từng vô địch mà không thua một trận đấu nào trong suốt mùa giải. Đó là vào mùa giải 1991-1992[76] khi đội bóng của huấn luyện viên Fabio Capello trải qua 34 vòng đấu đã thắng 22 trận, hòa 12 trận, ghi được 74 bàn và chỉ để thủng lưới 21 bàn.[79] Trước đó từng có một câu lạc bộ khác không thua trận nào trong mùa giải Serie A, đó là Perugia vào mùa giải 1978-1979, tuy nhiên câu lạc bộ này chỉ kết thúc mùa giải ở vị trí thứ hai[76] còn đội vô địch năm đó lại chính là A.C. Milan.[80]

Tại Cúp quốc gia Ý A.C. Milan đã tham dự 12 trận chung kết và giành chiến thắng 5 lần.[81] Câu lạc bộ cũng chiến thắng 5 lần trong tổng số 8 lần tham gia Siêu cúp Ý.[82] Trong số các câu lạc bộ bóng đá Ý, chỉ có Juventus có số trận chung kết cúp cấp quốc gia của Ý ngang bằng A.C. Milan, Juventus từng tham gia 13 trận chung kết Cúp quốc gia và 7 trận chung kết Siêu cúp Ý.[81][82]

Ở tầm quốc tế, A.C. Milan cùng Boca Juniors là hai câu lạc bộ có nhiều danh hiệu quốc tế nhất với 18 danh hiệu, A.C. Milan đã giành được tổng cộng 7 chức Vô địch châu Âu, 2 Cúp các đội đoạt cúp, 5 Siêu cúp châu Âu, 3 Cúp Liên lục địa và 1 chức Vô địch các câu lạc bộ thế giới.[4] Câu lạc bộ đã tham gia tổng cộng 29 trận chung kết ở các giải đấu quốc tế, một kỷ lục, với 11 trận chung kết Giải vô địch châu Âu (thắng 7),[83] 3 trận chung kết Cúp các đội đoạt cúp các quốc gia châu Âu (thắng 2)[84] 7 trận chung kết Siêu cúp châu Âu (thắng 5)[85] và 8 trận chung kết Cúp Liên lục địa/Giải vô địch thế giới các câu lạc bộ (thắng 4).[86][87] Trong số này, A.C. Milan vào 2 trận chung kết ở mùa giải 1993-1994 (gặp Parma ở Siêu cúp châu Âu và San Paolo ở Cúp Liên lục địa) là do được UEFA cử thay thế câu lạc bộ vô địch Giải vô địch châu Âu mùa 1992-1993 là Olympique de Marseille vừa bị kỷ luật do gian lận ở giải vô địch Pháp.[88]

Đối thủ quốc tế truyền thống của A.C. Milan là hai câu lạc bộ Tây Ban Nha Real Madrid[89]Barcellona (11 lần đối đầu),[90] tiếp đến là Ajax[91] cùng Bayern München (10 lần đối đầu)[92]Porto (9 lần đối đầu).[93]

Xét các con số thống kê cá nhân thì cầu thủ khoác áo A.C. Milan nhiều lần nhất là Paolo Maldini với 902 trận chính thức trong 25 mùa giải từ 1984 đến 2009, sau Maldini lần lượt là Franco Baresi (719 trận, 20 mùa giải), Alessandro Costacurta (663 trận, 21 mùa giải), Gianni Rivera (658 trận, 19 mùa giải) và Mauro Tassotti (583 trận, 17 mùa giải). Vua phá lưới mọi thời đại của A.C. Milan là tiền đạo người Thụy Điển Gunnar Nordahl với 221 bàn trong 8 mùa giải, tiếp đến là Andriy Shevchenko với 175 bàn trong 8 mùa giải, Gianni Rivera với 164 bàn trong 19 mùa giải, José Altafini với 161 bàn trong 7 mùa giải và Aldo Boffi với 136 bàn trong 9 mùa giải.[69]

Thành tích chính[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu chính thức[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia

29 danh hiệu

Quốc tế

18 danh hiệu

Số liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách cầu thủ khoác áo nhiều nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Paolo Maldini, cầu thủ ra sân nhiều nhất cho Milan
# Tên Giai đoạn Số trận
1 Ý Paolo Maldini 1984 - 2009 902
2 Ý Franco Baresi 1977 - 1997 719
3 Ý Alessandro Costacurta 1986 - 2007 663
4 Ý Gianni Rivera 1960 - 1979 658
5 Ý Mauro Tassotti 1980 - 1997 583
6 Ý Massimo Ambrosini 1995 - 2013 489
7 Ý Gennaro Gattuso 1999 - 2012 468
8 Hà Lan Clarence Seedorf 2002 - 2012 432
9 Ý Angelo Anquilletti 1966 - 1977 418
10 Ý Cesare Maldini 1954 - 1966 412

Danh sách cầu thủ ghi bàn nhiều nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền đạo Gunnar Nordahl, cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho Milan
# Tên Giai đoạn Bàn thắng
1 Thụy Điển Gunnar Nordahl 1949 - 1956 221
2 Ukraina Andriy Shevchenko 1999 - 2009 175
3 Ý Gianni Rivera 1960 - 1979 164
4 Brasil José Altafini 1958 - 1965 161
5 Ý Aldo Boffi 1936 - 1945 131
6 Ý Filippo Inzaghi 2001 - 2012 126
7 Hà Lan Marco van Basten 1987 - 1995 124
8 Ý Giuseppe Agostino 1921 - 1932 106
9 Brasil Kaká 2003 - 2014 104
10 Ý Pierino Prati 1966 - 1973 102

Đội tuyển trẻ[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến trẻ (settore giovanile) của Milan bao gồm nhiều đội bóng ở các lứa tuổi trẻ thi đấu cho các giải Primavera (U-20 hạng nhất), Campionato Berretti (U-20 hạng C), Allievi Nazionali và Allievi Regionali (U-16), Giovanissimi Nazionali, Giovanissimi Regionali và hạng C (U-15), Esordienti (thiếu niên) và Pulcini (thiếu nhi). Milan còn có 5 trường dạy bóng đá (Scuole Calcio) tại Milano và nhiều cơ sở hợp tác đào tạo bóng đá trẻ khác.[94] Tất cả các đội trẻ của Milan đều tập luyện tại trung tâm thể thao Vismara thuộc khu Gratosoglio của Milano, duy nhất đội Primavera được tập luyện cùng đội hình 1 của Milan tại trung tâm thể thao Milanello.[95]

Theo một nghiên cứu do FIGC tiến hành trên 6 cường quốc bóng đá chính ở châu Âu là Pháp, Đức, Anh, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha thì Milan là câu lạc bộ đứng thứ hai ở Ý (sau Atalanta) và đứng thứ 7 ở châu Âu về số lượng cầu thủ ở đội 1 tự đào tạo từ tuyến trẻ.[96] Bất chấp thực tế này cùng việc có nhiều ngôi sao của A.C. Milan xuất thân từ chính lò đào tạo của câu lạc bộ (từ Lodetti tới Baresi rồi Maldini), Milan mới chỉ một lần duy nhất giành chức vô địch Campionato Primavera (Giải vô địch bóng đá trẻ Ý) vào mùa 1964-1965[97] và một Coppa Italia Primavera (Cúp vô địch bóng đá trẻ Ý) vào mùa 1984-1985.[98] Tuy vậy ở một giải đấu quan trọng của bóng đá trẻ châu Âu là Torneo di Viareggio thì đội trẻ Milan đang cùng đội trẻ Fiorentina nắm kỷ lục về số lần vô địch với mỗi đội 8 lần.[99]

Cổ động viên[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ động viên A.C. Milan ăn mừng Scudetto lần thứ 17 tại quảng trường Piazza del Duomo

Theo kết quả một cuộc thăm dò do tổ chức thống kê Demos thực hiện và đăng trên tờ La Repubblica ngày 20 tháng 8 năm 2008 thì A.C. Milan là câu lạc bộ bóng đá được yêu thích thứ ba ở Ý.[8] Theo đó có 13,6% cổ động viên Ý ủng hộ Milan so với 32,5% của Juventus và 14% của Inter.[9] Theo một cuộc thăm dò khác tiến hành tháng 7 năm 2007 do viện thăm dò Renato Mannheimer (Ispo) thực hiện và kết quả được đăng trên tờ La Gazzetta dello Sport thì Milan chiếm 12,4% cổ động viên Ý, xếp sau Juventus với 17,4% nhưng xếp trên Inter với 11%. Ở cấp độ châu lục, theo một thống kê năm 2008 của tờ Sport+Markt thì Milan là câu lạc bộ có đông cổ động viên thứ 5 ở châu Âu và đứng đầu trong số các câu lạc bộ Ý.[10]

Trong nửa đầu thế kỷ 20, cổ động viên Milan thường xuất thân từ tầng lớp lao động và là người gốc miền Nam nước Ý hoặc vùng Tre Venezie. Vì vậy mà cổ động viên của đội Inter đối thủ chính thường gọi họ theo tiếng địa phương Milanese là "Casciavìt" (tương đương "cacciavite" trong tiếng Ý có nghĩa "cái tuốc-nơ-vít") với ý chê bai nguồn gốc xuất thân của cổ động viên Milan. Để đáp trả, các cổ động viên Milan (tifosi rossoneri) gọi các cổ động viên Inter là "baùscia", trong tiếng địa phương có nghĩa là "gã khoác lác" nhằm chê bai đối thủ vốn phần lớn là người Milano gốc và có xuất thân từ tầng lớp cao của xã hội.[100][101][102] Cho tới thập niên 1960 thì sự khác biệt về xuất thân này dần bị xóa nhòa và những biệt danh các cổ động viên gọi nhau dần trở nên lỗi thời và không còn ý nghĩa.

Nhóm cổ động viên cuồng nhiệt (ultras) lâu đời nhất của bóng đá Ý là nhóm Fossa dei Leoni chuyên cổ vũ cho A.C. Milan được thành lập từ năm 1968 ở Milano. Tới năm 2005 thì nhóm này giải tán vì vậy nhóm ultras lớn nhất của Milan hiện là Brigate Rossonere vốn được thành lập từ giữa thập niên 1970. Các nhóm cổ động viên của Milan thường không bộc lộ khuynh hướng về chính trị,[103][104] báo chí thường cho rằng các nhóm cổ động viên này trước kia thiên tả vì xuất thân truyền thống của họ và gần đây lại chuyển sang thiên hữu vì chủ tịch Milan nhiều năm kiêm thủ tướng Ý Silvio Berlusconi là một nhà chính trị trung hữu.[105]

Các nhóm kết nghĩa truyền thống của cổ động viên Milan là cổ động viên Brescia[106]Reggina.[103] Trong thời gian gần đây cổ động viên Milan còn một nhóm kết nghĩa mới đến từ Sevilla xuất phát từ những cử chỉ đẹp của cầu thủ và cổ động viên hai đội trong trận tranh Siêu cúp châu Âu năm 2007 vốn diễn ra ngay sau cái chết bất ngờ trên sân cỏ của Antonio Puerta, tiền vệ Sevilla.[107][108] Trước kia Milan còn một số nhóm cổ động viên kết nghĩa khác đến từ BolognaComo,[104] tuy vậy quan hệ này hiện không còn được duy trì vì nhiều lý do, trong đó có sự tan rã của nhóm cổ động viên Como Fossa Lariana.[103]

Cũng giống như trên sân cỏ, các nhóm cổ động viên đối thủ chính của Milan là cổ động viên đến từ Inter, Juventus hay Genoa trong đó đối thủ lớn nhất và lâu đời nhất là các nhóm cổ động viên của Inter. Các trận đối đầu của hai đội bóng được mệnh danh là Derby della Madonnina, bắt nguồn từ bức tượng Madonna có tên Madonnina đặt trên đỉnh nhà thờ Duomo di Milano, đây đều là những trận đấu hết sức căng thẳng và quyết liệt cả bên trong và bên ngoài sân cỏ. Mặc dù trong thời gian gần đây Milan và Juventus có nhiều quan hệ qua lại nhưng cổ động viên hai đội vẫn luôn ở thế đối đầu.[109][110] Cổ động viên Genoa trước kia từng có quan hệ tốt với cổ động viên Milan, tuy vậy kể từ đầu thập niên 1980 sau nhiều vụ va chạm, cổ động viên Genoa cũng bắt đầu quay sang đối địch với cổ động viên Milan.[103][111][112] Ngoài các đổi thủ chính, cổ động viên Milan còn có va chạm với cổ động viên một số câu lạc bộ khác như Napoli, Verona, Lazio,[113] Atalanta, Roma[112] Fiorentina, SampdoriaCagliari.[103][106]

Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Công ty Milan[sửa | sửa mã nguồn]

Adriano Galliani, phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của A.C. Milan.

A.C. Milan hoạt động với tư cách một công ty thông qua tên đăng ký Associazione Calcio Milan S.p.A. với giá trị 48 triệu cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có giá 52 cent. 99,92973% số lượng cổ phiếu do Fininvest Spa nắm giữ,[114] đây là tập đoàn do gia đình Berlusconi nắm giữ. Với tư cách công ty con của Finivest, thua lỗ của Milan sẽ được Finivest bù đắp bởi lợi nhuận do các công ty con làm ăn phát đạt khác như nhà xuất bản Arnoldo Mondadori Editore mang lại. Hội đồng quản trị của công ty Milan gồm:[14]

Ban huấn luyện[sửa | sửa mã nguồn]

Chức vụ Tên
Huấn luyện viên trưởng Siniša Mihajlović
Trợ lý Nenad Sakić
HLV thủ môn Alfredo Magni
Trợ lý kĩ thuật Renato Baldi
Quản lý đào tạo thể thao Antonio Bovenzi
HLV thể lực Vincenzo Manzi
Trợ lý phân tích chiến thuật Emilio De Leo
Giám đốc y tế Rodolfo Tavana

Associazione Calcio Milan S.p.A. là công ty nắm 100% vốn của Milan Entertainment Srl, Milan Real Estate SpaFondazione Milan Onlus. Ngoài ra công ty còn giữ 50% vốn của Consorzio San Siro Duemila, 45% của ASanSiro và một phần giá trị của câu lạc bộ bóng rổ Olimpia Milano. Milan Real Estate Spa là công ty quản lý một số bất động sản ở Turati 3 cũng như khu huấn luyện thể thao của A.C. Milan là Milanello. Consorzio San Siro Duemila là công ty quản lý sân Giuseppe Meazza với 50% vốn thuộc về Milan, một nửa còn lại do Inter nắm giữ.[115] ASanSiro là một trung tâm phục vụ phát triển khu vực San Siro với 45% vốn thuộc về Milan, 45% thuộc về Inter và 10% thuộc về Fondazione ChiamaMilano (10%).

Tay đua Robert Doornbos của đội Milan thuộc Superleague Formula.

Kể từ năm 2008, công ty Milan bắt đầu tham gia giải đua ô tô Superleague Formula.[116] Đây là một trong hai đội của Ý tham dự giải này, đội còn lại là A.S. Roma.[117] Milan cùng Galatasaray đều hỗ trợ tài chính cho đội đua Scuderia Playteam.[118] Tay đua của Milan ở đội này là Robert Doornbos, một tay lái trước kia từng tham gia đua Công thức 1. Trong mùa đua 2008, đội đua của Milan đã giành vị trí xuất phát (pole position) tại Nürburgring và chiến thắng ở hai chặng đua Nürburgring, Jerez.[119][120]

Số liệu tài chính[sửa | sửa mã nguồn]

Theo báo cáo tài chính năm 2008 thì công ty Milan đạt doanh thu 237,9 triệu euro với thua lỗ 66,8 triệu euro.[121] Đây là năm thua lỗ thứ 2 liên tiếp của Milan khi năm 2007 câu lạc bộ này cũng lỗ 32 triệu euro.[114] Năm 2006 với vụ chuyển nhượng Andriy Shevchenko sang Chelsea với giá 42 triệu euro, Milan kết thúc năm tài chính bằng khoản lãi 2,5 triệu euro.[122][123]

Ngân sách năm 2007 của câu lạc bộ là 95.677.000 euro,[114][124] năm 2006 con số này là 70.678.162 euro và 2005 là 72.946.400 euro.[122][125] Lợi nhuận năm 2007 của câu lạc bộ là 275.442.000 euro với hai nguồn chính là 56,5% đến từ tiền bản quyền truyền hình (khoảng 155 triệu euro, 73,8 triệu từ SKY Italia, 27,5 triệu từ R.T.I. và 48,3 triệu từ UEFAFIFA) và 12,2% đến từ các nhà tài trợ (33,7 triệu, 14,2 triệu từ BETandWIN.com Interactive Entertainment AG và 14 triệu từ Adidas Italia Srl).[124] Từ năm 2004 đến 2007 báo cáo tài chính của A.C. Milan do hãng Deloitte & Touche kiểm toán,[126] từ năm 2008 tới năm 2016 công ty phụ trách kiểm toán cho A.C. Milan là Reconta Ernst & Young Spa.[114]

Hoạt động nhân đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh, Milan còn là một câu lạc bộ tham gia tích cực vào các hoạt động nhân đạo. Câu lạc bộ đã cho thành lập quỹ Fondazione Milan Onlus, quỹ này hoạt động ở cả Ý và nước ngoài với mục tiêu hỗ trợ giáo dục, thể thao và các dịch vụ xã hội cho người nghèo.[127] Fondazione Milan Onlus cũng hợp tác với quỹ Fundação Gol de Letra, được thành lập bởi cựu cầu thủ Milan là Leonardo, để giúp đỡ trẻ em Brasil là nạn nhân của tệ nạn buôn bán ma túy.[128][129]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Struttura”. SanSiro.net. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2010. 
  2. ^ Milan là tên tiếng Anh của thành phố Milano
  3. ^ “UEFA Team Ranking 2009”. xs4all.nl. Ngày 27 tháng 5 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2005. 
  4. ^ a ă “Il Boca vince la Recopa e aggancia il Milan”. La Gazzetta dello Sport. Ngày 28 tháng 8 năm 2008. 
  5. ^ “Milan, un palmares da record”. La Stampa. Ngày 17 tháng 12 năm 2007. 
  6. ^ Nửa đầu năm 1988 Frank Rijkaard thi đấu cho Real Zaragoza trước khi chuyển tới Milan.
  7. ^ “Il Milan di Sacchi quarta squadra di sempre”. Corriere della Sera. Ngày 7 tháng 7 năm 2007. 
  8. ^ a ă Fabio Bordignon và Luigi Ceccarini (ngày 30 tháng 8 năm 2008). “Tifosi, Juventus la più amata. Inter la più antipatica”. la Repubblica. 
  9. ^ a ă “Sondaggio Demos per la Repubblica” (PDF). demos.it. Ngày 30 tháng 8 năm 2008. tr. 10. 
  10. ^ a ă “È il Barcellona il club più amato in Europa”. Datasport. Ngày 21 tháng 2 năm 2008. 
  11. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên caricaVacante2008
  12. ^ Francesco Somma (ngày 8 tháng 5 năm 2008). “Berlusconi:"Mi dimetto". milannews.it. 
  13. ^ “Berlusconi, dimissioni dovute”. La Gazzetta dello Sport. Ngày 8 tháng 5 năm 2008. 
  14. ^ a ă “Società”. acmilan.com. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008. [liên kết hỏng]
  15. ^ “General Presentation”. ecaeurope.com. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  16. ^ a ă tiếng Anh
  17. ^ “La storia: 1899/1929”. acmilan.com. [liên kết hỏng]
  18. ^ “F.C. Torinese - Milan 3-0 (X-X)”. archiviotoro.it. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  19. ^ “Inter - Storia: le origini, Meazza, gli scudetti di Foni”. inter.it. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  20. ^ “Milan Cricket and Football Club 1918-19”. magliarossonera.it. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  21. ^ “San Siro: Storia”. sansiro.net. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  22. ^ tiếng Ý, tuy nhiên Milan vẫn được giữ nguyên như tiếng Anh thay vì sử dụng tên gốc tiếng Ý của thành phố là Milano
  23. ^ “La storia: 1929/1949”. acmilan.com. [liên kết hỏng]
  24. ^ “Associazione Calcio Milano 1938-39”. magliarossonera.it. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  25. ^ associazionne calcio là tiếng Ý còn Milan vẫn được giữ nguyên tiếng Anh
  26. ^ “Associazione Calcio Milano 1944-45”. magliarossonera.it. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  27. ^ “Die italienischen Serie A 1947/1948 - Der 20. Spieltag”. fussballdaten.de. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  28. ^ a ă â b c “Tutte le finali del Milan”. La Gazzetta dello Sport. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  29. ^ a ă “La storia: 1960/1970”. acmilan.com. [liên kết hỏng]
  30. ^ “Centro Sportivo: Milanello”. acmilan.com. [liên kết hỏng]
  31. ^ “Coppa delle Coppe 1967/68”. acmilan.com. [liên kết hỏng]
  32. ^ “Coppa Intercontinentale 1969”. acmilan.com. [liên kết hỏng]
  33. ^ “Gianni Rivera”. acmilan.com. [liên kết hỏng]
  34. ^ “20/05/1973: Hellas Verona-Milan 5-3”. hellastory.net. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  35. ^ “Fossa dei Leoni addio, curva Milan tutta a destra”. tifonet.it, da il manifesto. Ngày 26 tháng 9 năm 2005. 
  36. ^ “La nostra storia”. brigaterossonere.net. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  37. ^ “Scudetto 1978/79”. acmilan.com. [liên kết hỏng]
  38. ^ “Da Sanson agli anni '80”. udinese.it. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  39. ^ “Die italienischen Serie A 1981/1982”. fussballdaten.de. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  40. ^ Rossi, Franco (ngày 13 tháng 2 năm 1986). “Silvio Berlusconi presidente del Milan”. la Repubblica. 
  41. ^ “La storia: 1985/2007”. acmilan.com. [liên kết hỏng]
  42. ^ “1991 - Stella Rossa Belgrado”. La Gazzetta dello Sport. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  43. ^ “Die italienischen Serie A 1991/1992”. fussballdaten.de. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  44. ^ “Intercontinental Club Cup 1994”. rsssf.com. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  45. ^ “Die italienischen Serie A 1998/1999”. fussballdaten.de. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  46. ^ “Alberto Zaccheroni esonerato”. Rai Sport. Ngày 14 tháng 3 năm 2001. 
  47. ^ “Il Milan crolla, Champions addio”. TGcom. Ngày 25 tháng 5 năm 2005. 
  48. ^ “Arbitrato: Juve sorride, Milan piange”. TGcom. Ngày 27 tháng 10 năm 2006. 
  49. ^ Paolo Menicucci (ngày 23 tháng 5 năm 2007). “Milan sulla vetta dell'Olimpo”. uefa.com. 
  50. ^ “Serie A - Risultati e Classifiche 2007-2008”. La Gazzetta dello Sport. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  51. ^ “Madrid y Milán hacen oficial el fichaje de Kaká”. AS. Ngày 9 tháng 6 năm 2009. 
  52. ^ “Leonardo nuovo tecnico del Milan”. ANSA. Ngày 31 tháng 5 năm 2009. [liên kết hỏng]
  53. ^ Gabriele Porri (ngày 2 tháng 4 năm 2007). “I pionieri del calcio: Herbert Kilpin”. storiadelcalcio.info. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008. 
  54. ^ a ă â “AC Milan”. weltfussballarchiv.com. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008. 
  55. ^ “Ecco la nuova mascotte”. acmilan.com. Ngày 16 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008. 
  56. ^ “I campi di gioco del Milan”. magliarossonera.it. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2009. 
  57. ^ a ă “Stadio: la storia”. acmilan.com. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. [liên kết hỏng]
  58. ^ “San Siro - Struttura”. sansiro.net. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2008. 
  59. ^ “San Siro diventa a cinque stelle”. la Repubblica. Ngày 19 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2008. 
  60. ^ “Risoluzione accordi di partecipazione” (PDF). legaseriea.it (bằng tiếng Ý). Lega Nazionale Professionisti Serie A. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2014. 
  61. ^ “Torna Simone Verdi”. empolicalcio.net (bằng tiếng Ý) (Empoli Football Club). Ngày 15 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2014. 
  62. ^ “Hall of fame - I più grandi rossoneri di tutti i tempi”. acmilan.com. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. [liên kết hỏng]
  63. ^ a ă “Le stagioni del Diavolo”. magliarossonera.it. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. 
  64. ^ “Associazione Calcio Milan” (bằng tiếng Anh). romaniansoccer.ro. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008.  Đã bỏ qua tham số không rõ |lang= (gợi ý |language=) (trợ giúp)
  65. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q giám đốc kỹ thuật.
  66. ^ Chỉ cho Cúp quốc gia Ý
  67. ^ a ă Ủy viên đặc biệt.
  68. ^ lâm thời
  69. ^ a ă “Rekordy” (bằng tiếng Ba Lan). acmilan.pl. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2008. 
  70. ^ a ă â “Squadre incontrate - Milan (Italia) vs Juventus”. juworld.net. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2008. 
  71. ^ “Archivio Inter - Ricerca tabellini statistici”. archivio.inter.it. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  72. ^ “Torino - Milan”. archiviotoro.it. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  73. ^ “Squadre incontrate, gli scontri diretti - Milan vs Juventus”. juworld.net. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2008. 
  74. ^ “Head to head: AC Milan vs Alessandria”. footballdatabase.eu. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  75. ^ “Head to head: AC Milan vs Pro Vercelli”. footballdatabase.eu. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  76. ^ a ă â “Stop alla serie di 33 gare utili. Niente record di imbattibilità”. La Gazzetta dello Sport. Ngày 19 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. 
  77. ^ “Italy - Serie A Top Scorers”. rsssf.com. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  78. ^ “Sebastiano Rossi”. acmilan.com. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. [liên kết hỏng]
  79. ^ “Die italienischen Serie A 1991/1992”. fussballdaten.de. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010. 
  80. ^ “Die italienischen Serie A 1978/1979”. fussballdaten.de. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2008. 
  81. ^ a ă “Italy - List of Cup Finals”. rsssf.com. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  82. ^ a ă “Italy Super Cup Finals”. rsssf.com. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  83. ^ “European Champions' Cup”. rsssf.com. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  84. ^ “European Cup Winners' Cup”. rsssf.com. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  85. ^ “European Super Cup”. rsssf.com. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  86. ^ “Intercontinental Club Cup”. rsssf.com. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  87. ^ “FIFA Club World Championship”. rsssf.com. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  88. ^ “Il Milan ripescato va a Tokio”. Corriere della Sera. Ngày 28 tháng 9 năm 1993. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  89. ^ “Head to head: AC Milan vs Real Madrid”. footballdatabase.eu. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  90. ^ “Head to head: AC Milan vs FC Barcelona”. footballdatabase.eu. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  91. ^ “Head to head: AC Milan vs Ajax Amsterdam”. footballdatabase.eu. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  92. ^ “Head to head: AC Milan vs Bayern Munich”. footballdatabase.eu. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  93. ^ “Head to head: AC Milan vs FC Porto”. footballdatabase.eu. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008. 
  94. ^ “Settore Giovanile - Gemellaggi”. acmilan.com. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2008. [liên kết hỏng]
  95. ^ “Settore Giovanile”. acmilan.com. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2008. [liên kết hỏng]
  96. ^ “Evento attività: 6 domande ad Angelo Colombo”. settoregiovanile.figc.it. Ngày 18 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2008. 
  97. ^ “Torneo "G. Facchetti" - Albo d'oro”. Lega Calcio. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2009. 
  98. ^ “Primavera TIM Cup - Albo d'oro”. Lega Calcio. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2009. 
  99. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên TorneoViareggio
  100. ^ “Spavaldo sì ma non borioso Come Mourinho”. Il Giornale. Ngày 29 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2009. 
  101. ^ “C'è solo l'Inter...da 100 anni”. TGcom. Ngày 27 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008. 
  102. ^ “AC Milan vs. Inter Milan”. FootballDerbies.com. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008. 
  103. ^ a ă â b c “Milan”. rangers.it. Ngày 18 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008. 
  104. ^ a ă “Italian Ultra Scene”. lineone.net. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008. [liên kết hỏng]
  105. ^ “AC Milan”. extra-football.com. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2008. 
  106. ^ a ă “Milan”. tifonet.it. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008. 
  107. ^ Andrea Schianchi (ngày 1 tháng 9 năm 2007). “Quando fare festa diventa difficile”. La Gazzetta dello Sport. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009. 
  108. ^ “Il Milan batte il Siviglia nella partita di Puerta”. la Repubblica. Ngày 31 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009. 
  109. ^ Alberto Costa (ngày 5 tháng 7 năm 1995). “Juve Milan, il patto di ferro”. Corriere della Sera. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2008. 
  110. ^ Corrado Sannucci (ngày 15 tháng 5 năm 2003). “Juve e Milan, la sfida infinita storia di rivalità e di campioni”. la Repubblica. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2008. 
  111. ^ “Papà Spagnolo: non si può morire per una partita di calcio. C'è Genoa-Milan: non si parli di vendetta”. Yahoo! Italia Sport. Ngày 20 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008. [liên kết hỏng]
  112. ^ a ă “Una scia di sangue lunga 20 anni. Tante le vittime fuori dagli stadi”. la Repubblica. Ngày 11 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008. 
  113. ^ “Amicizie e Rivalità”. ultraslazio.it. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008. 
  114. ^ a ă â b “Gruppo Milan 2007 - Relazioni e bilancio al 31 dicembre” (PDF). bilanciomilan.it. Ngày 24 tháng 4 năm 2008. tr. 120, 162, 24, 26, 188. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. 
  115. ^ “Ma San Siro spera ancora”. Il Giornale. Ngày 8 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008. 
  116. ^ “Superleague Formula...Milan!”. acmilan.com. Ngày 3 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2008. 
  117. ^ “Superleague Formula - Clubs”. superleagueformula.com. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2008. 
  118. ^ “L'AC Milan con la Scuderia Playteam nella SF”. scuderiaplayteam.com. Ngày 4 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2008. 
  119. ^ “La Scuderia Playteam Sarafree tira le somme”. superleagueformula.com. Ngày 28 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2008. 
  120. ^ “Superleague Formula - Results - By driver”. superleagueformula.com. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2008. 
  121. ^ “Bilancio 2008 approvato”. acmilan.com. Ngày 26 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009. 
  122. ^ a ă “AC Milan S.p.A. - Relazioni e bilancio al 31 dicembre” (PDF). bilanciomilan.it. Ngày 8 tháng 4 năm 2008. tr. 102, 22. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. 
  123. ^ “Bilancio in attivo”. acmilan.com. Ngày 27 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. 
  124. ^ a ă “Stato patrimoniale 2007”. bilanciomilan.it. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. 
  125. ^ “Stato patrimoniale 2006”. bilanciomilan.it. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. 
  126. ^ “Relazione della società di revisione”. bilanciomilan.it. Ngày 8 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. 
  127. ^ “Fondazione Milan - Chi siamo”. fondazionemilan.org. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. 
  128. ^ “Fundação Gol de Letra”. goldeletra.org.br. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. 
  129. ^ “Associazione Gol de Letra Italia - Chi siamo”. goldeletra.it. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. 

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]