Barbados

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Barbados
Flag of Barbados.svg Coat of arms of Barbados.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Barbados
Khẩu hiệu
Tự hào và cần mẫn
Quốc ca
In Plenty and In Time of Need
Hành chính
Chính phủ Dân chủ nghị viện, quân chủ lập hiến
Nữ hoàng
 • Toàn quyền
 • Thủ tướng
Elizabeth II
Clifford Husbands
David Thompson
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh
Thủ đô Bridgetown
13°10′B, 59°32′T
Thành phố lớn nhất Bridgetown
Địa lý
Diện tích 431 km² (hạng 199)
Diện tích nước Không đáng kể %
Múi giờ UTC-4; mùa hè: UTC-3
Lịch sử
Độc lập
Ngày thành lập 30 tháng 11 năm 1966
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 279254 người (hạng 180)
Dân số 279254 người
Mật độ 647 người/km² (hạng 15)
Kinh tế
GDP (PPP) (2006) Tổng số: 4,9 tỷ Mỹ kim
HDI (2003) 0.878 cao (hạng 30)
Đơn vị tiền tệ đô la Barbados (BBD)
Thông tin khác
Tên miền Internet .bb

Barbados (phiên âm Tiếng Việt: Bác-ba-đốt) là một đảo quốc độc lập ở phía tây của Đại Tây Dương, phía đông của biển Caribe.

Nguồn gốc tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Barbados nằm ở phía đông quần đảo Tiểu AntillesTây Indies. Nguồn gốc tên nước có nhiều cách giải thích khác nhau:

1. Bắt nguồn tên gọi một loại cây ăn quả không có hoa và có nhiều rau xoắn mọc khắp nơi ở đảo. Năm 1518, thực dân Tây Ban Nha lên đảo tìm bắt nô lệ để làm những công việc ở nông trường đường cát. Khắp nơi trên đảo mọc đầy loại cây ăn quả không hoa hoang dã, và trên cây mọc dài xuống những sợi tơ màu nâu đen, giống như những chòm râu. Thực dân Tây Ban Nha bèn đặt tên là "Los Barbados" có nghĩa là "đảo râu dài".

2. Bắt nguồn từ những người Indian (da đỏ) râu dài sinh sống trên đảo. Thế kỷ 9, một nhóm người Indian Alawak từ đại lục châu Mỹ vượt qua biển cả đến đảo này để mưu sinh. Trải qua hơn 400 năm sau, tộc người Caribbean ở phía bắc Nam Mỹ cũng đã đi thuyền độc mộc từ cửa sông Orinoco đến đây sinh sống bằng nghề đánh bắt cá.

Năm 1518, thực dân Tây Ban Nha chiếm giữ đảo. Năm 1605, một nhóm người Anh đầu tiên đến Barbados định cư. Năm 1624, thực dân Anh tuyên bố Barbados thuộc về mình. Năm 1627, Anh thiết lập Tổng đốc cai quản và mua từ Tây Phi đến số lượng nô lệ lớn để khai khẩn trồng trọt vườn. Năm 1834, Anh buộc phải trả tự do cho nô lệ. Năm 1958, Barbados sáp nhập vào Liên bang West Indies. Tháng 10 năm 1961, giành được chế độ tự trị nội bộ. Ngày 30 tháng 11 năm 1966, độc lập, là nước thành viên trong Khối Liên hiệp Anh.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Người Tây Ban Nha đến chiếm đảo này từ năm 1518. Barbados trở thành thuộc địa Anh năm 1627. Người Da đen được đưa đến đây để khai hoang và xây dựng các đồn điền mía, chế độ nô lệ được bãi bỏ năm 1834. Quyền lực chính trị nằm trong tay các chủ đồn điền cho đến năm 1937. Đảo quốc này giành được độc lập và là nước thành viên thuộc Khối Liên hiệp Anh năm 1966. Errol Walton Barrow, lãnh đạo chính quyền tự trị từ năm 1961, trở thành Thủ tướng từ năm 1966.

Năm 1976, Thủ tướng Tom Adams thay thế Errol Walton Barrow. Năm 1994, Owen Seymour Arthur trở thành Thủ tướng mới của đảo quốc này, tiếp tục nhiệm kì mới năm 1999.[2]

Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Tòa nhà quốc hội Barbados

Barbados là một quốc gia độc lập kể từ ngày 30 tháng 11 năm 1966. Barbados là quốc gia có chế độ quân chủ lập hiếndân chủ nghị viện, theo mô hình Hệ thống Westminster của Anh. Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh, là người đứng đầu nhà nước được đại diện bởi một vị Tòa quyền hiện nay là Elliot Belgrave. Thủ tướng là người đứng đầu của chính phủ. Quốc hội Barbados có 30 ghế.

Chính phủ hiện nay của Barbados một chính phủ liên hiệp cầm quyền giữa hai đảng là Đảng Lao động Dân chủ cầm quyền và Đảng Lao động Barbados. Đến năm 2003, hai đảng này thay nhau cầm quyền với nhiệm kỳ 2 năm.[3] Cuộc bầu cử năm 2003 đã giúp cho đảng Lao động Barbados giàng chiến thắng và lên cầm quyền nhiệm kỳ thứ ba.

Ông David Thompson, người được bầu làm Thủ tướng của Barbados vào năm 2008, qua đời vì ung thư tuyến tụy vào ngày 23 tháng 10 năm 2010. Ông đã trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho Phó Thủ tướng Freundel Stewart, người đã tuyên thệ nhậm chức trong ngày ông mất.[4][5]

Luật pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Hiến pháp của Barbados được xem là luật tối cao của quốc gia.[6] Tổng chưởng lý là người đứng đầu ngành tư pháp độc lập. Trong lịch sử, pháp luật Barbados dựa hoàn toàn vào luật pháp của Anh với một số điều chỉnh cho sự thích ứng địa phương. Vào thời điểm độc lập, Quốc hội Anh không còn có khả năng thay đổi luật pháp địa phương theo quyết định riêng của mình. Pháp luật của Anh và quy chế pháp lý khác nhau trong luật pháp Anh tại thời điểm này, và các biện pháp khác trước khi được thông qua bởi quốc hội Barbados trở thành cơ sở của hệ thống pháp luật hiện tại của quốc gia.

Gần đây, luật pháp của Barbados có thể được định hình hoặc chịu ảnh hưởng của các tổ chức như Liên Hợp Quốc, Tổ chức các nước châu Mỹ, hoặc các diễn đàn quốc tế khác mà Barbados đã cam kết bắt buộc bởi hiệp ước. Ngoài ra, thông qua hợp tác quốc tế, các tổ chức khác có thể cung cấp cho Quốc hội Barbados về hình mẫu pháp luật để được điều chỉnh đáp ứng các hoàn cảnh địa phương trước khi đưa nó trở thành pháp luật pháp luật địa phương.

Bất kỳ một luật mới nào của Barbados cũng phải được thông qua bởi Quốc hội Barbados và được sự đồng ý của Toàn quyền và trở thành luật được chính thức ban hành.

Hệ thống tòa án[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống tòa án của Barbados được thực hiện thành:

  • Toà án sơ thẩm: Bao gồm tòa hình sự, dân sự trong nước, xét sử các vụ bạo lực gia đình, và các vấn đề vị thành niên.[7]
  • Toà án phúc thẩm: Xử lý các kháng cáo từ Tòa án Sơ thẩm.
  • Tòa án Tối cao được tạo thành từ Tòa án Sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm. Tòa án tối cao bao gồm các bộ phận của pháp luật dân sự, hình sự, và gia đình.

Tòa án Tư pháp vùng Caribe (CCJ), (có trụ sở tại Port của Tây Ban Nha, Trinidad và Tobago), là tòa án cuối cùng (thẩm quyền cuối cùng) trong hệ thống Tòa án Barbados. Nó thay thế Ủy ban tư pháp của Hội đồng Cơ mật (JCPC) trụ sở tại Luân Đôn. CCJ có thể giải quyết vấn đề tranh chấp giao dịch với các đơn vị là Vùng Caribe (CARICOM) và Kinh tế (CSME).

Địa lý và khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Bãi biển gần Bridgetown, Barbados.

Barbados là đảo cực nhỏ trong số các đảo thuộc khu vực Caribe. Tương đối phẳng, nó hơi lồi lên tại khu vực trung tâm, với điểm cao nhất là núi Hillaby, trong quận Scotland, có độ cao 340 m (1.100 ft) trên mực nước biển. Đảo này nằm trong Đại Tây Dương, về phía đông của các đảo khác trong khu vực Caribe. Khí hậu mang tính nhiệt đới, với mùa mưa từ tháng 6 tới tháng 10.

Barbados thường phải chịu các tác động tồi tệ nhất của các trận bão nhiệt đới trong khu vực trong mùa mưa do nó là điểm xa về phía đông trong Đại Tây Dương trong khu vực thường xuyên xảy ra các trận bão, còn các trận bão có cường độ mạnh (hurricane) đi qua đảo với tần suất 1 trận trong mỗi 26 năm. Trận bão mạnh đáng kể gần đây nhất gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Barbados là Bão Janet năm 1955 có cấp bão là 5 trên thang bão Saffir-Simpson.

Trong giáo xứ Saint Michael có thành phố lớn nhất và đồng thời là thủ đô của Barbado là thành phố Bridgetown. Người dân địa phương đôi khi còn gọi Bridgetown là "The City", nhưng đơn giản và phổ biến nhất chỉ là "Town". Các thị trấn nằm rải rác trên đảo còn có Holetown trong giáo xứ Saint James; Oistins trong giáo xứ Christ Church và Speightstown nằm trong giáo xứ Saint Peter.

Về mặt địa chất, Barbados bao gồm lớp san hô dày 90 m (300 ft). Mặt đất hạ thấp theo một loạt các "thềm" ở phía tây và dốc hơn ở phía đông. Phần lớn Barbados được bao quanh bằng các rạn san hô.

Khí hậu là nhiệt đới ôn hòa với 2 mùa: khô và mưa. Mùa khô (tháng 12 năm trước tới tháng 5 năm sau) và mùa mưa (tháng 6 tới tháng 11) với lượng mưa hàng năm khoảng 1.000-2.300 mm (40-90 inch).

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ Barbados

Barbados được chia thành 11 giáo xứ:

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch, ngân hàng và chế biến đường. Mức sống của người dân ở đảo quốc này tương đối cao. Các sản phẩm xuất khẩu: đường, mật, rượu rum, bia, hóa chất, quần áo. Việc xúc tiến dự án xây dựng cảng Charles MarinaSpeightstown tạo điều kiện cho ngành du lịch tiếp tục phát triển. Hiện nay, chính phủ ra sức giảm bớt số người thất nghiệp, khuyến khích đầu tư nước ngoài và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Thành phần quan trọng nhất của nền kinh tế quốc đảo là hoạt động dịch vụ mang lại cho hòn đảo 3/4 tổng thu nhập quốc dần và thu hút khoảng 2/3 lực lượng lao động trong đó hoạt động mạnh nhất là lĩnh vực dịch vụ tài chính. Cuối năm 1995, trên đảo có 1.834 công ty kinh doanh đa quốc gia, 1.501 công ty thương mại nước ngoài, 230 công ty bảo hiểm và khoảng 34 ngân hàng nước ngoài có văn phòng tại Barbados. Tuy nhiên ngành du lịch mới là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất. Hầu hết khách du lịch nghỉ lại ở bờ biển phía tây và phía nam hòn đảo, riêng trong năm 1995 hòn đảo đón 442.107 khách du lịch đến nghỉ lại và 484.670 người ghé vào tham quan. Ngành nông nghiệp trước đây là xương sống của nền kinh tế nhưng nay nó rất nhỏ chỉ đóng góp 5% thu nhập quốc dân và thu hút 5% lực lượng lao động.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ sở hạ tầng giao thông:

Sân bay: 1 (2006) Sân bay có bãi đáp: 1 đường băng dài 3.047 m (2006) Đường bộ: Tổng cộng: 1.600 km Có trải nhựa: 1.600 km (2004)

Cảng biển: Bridgetown

Nhân khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Barbados có dân số khoảng 281.968 và tỷ lệ tăng dân số 0,33% (giữa năm 2005 ước tính). Barbados hiện đang được xếp hạng là quốc gia có tỉ lệ tăng dân số thấp thứ 4 ở châu Mỹ (18 trên toàn cầu), và là quốc đảo đông dân thứ thứ 10 trong khu vực, (101 trên toàn cầu). Gần 90% của dân số Barbados (còn được gọi là người Bajan) có nguồn gốc châu Phi ("Afro-Bajans") và lai giữa người gốc châu Phi và người bản địa. Các thành phần dân tộc còn lại của Barbados bao gồm người gốc châu Âu (người Anh và người châu Âu lai với người Bajan) chủ yếu là từ Vương quốc Anh, Ireland. Ngoài ra còn có người Trung Quốc, người Hồi giáo từ Ấn Độ di cư đến. Các nhóm dân tộc nhỏ khác ở Barbados bao gồm những người từ Vương quốc Anh, Hoa KỳCanada đến định cư.

Các cộng đồng lớn nhất bên ngoài cộng đồng Barbados gốc châu Phi là:

  • Người Guyana gốc Ấn Độ, đa phần họ là người nhập cư từ Guyana sang Barbados làm công nhân. Họ góp phần không nhỏ vào sự đa dạng văn hóa của Barbados. Đa số người Guyana gốc Ấn Độ theo Ấn giáo.
  • Người gốc châu Âu (chiếm khoảng 4% dân số) đã định cư ở Barbados kể từ thế kỷ 16, có nguồn gốc từ Anh, IrelandScotland. Trong năm 1643, đã có 37.200 người da trắng ở Barbados (chiếm 86% dân số lúc đó).[8]
  • Người LibanSyria hình thành các cộng đồng người Ả Rập trên đảo và cộng đồng thiểu số Hồi giáo trong đó có một tỷ lệ phần trăm nhỏ dân số Hồi giáo. Phần lớn người gốc Liban và Syria đến Barbados do các cơ hội thương mại. Trong những năm gần đây cộng đồng này đã suy giảm do sự di cư và nhập cư sang các nước khác.
  • Người Do Thái đến Barbados ngay sau khi những người da trăng đến định cư đầu tiên năm 1627. Bridgetown có một Hội đường Do Thái lâu đời nhất ở châu Mỹ, có niên đại từ năm 1654, mặc dù cấu trúc hiện tại được xây dựng vào năm 1833 thay thế Hội đường trước do bị hủy hoại bởi cơn bão năm 1831.
  • Cộng đồng người Ấn Độ đến từ Gujarat ở Ấn Độ chiếm phần lớn dân số Hồi giáo ở Barbados. Cộng đồng này thường được coi là nhóm thành công nhất trong kinh doanh, cùng với cộng đồng người Trung Quốc, hai cộng đồng dân tộc này đã góp phần rất lớn trong sự phát triển của nền Kinh tế Barbados.

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết người Barbados có nguồn gốc châu Phi và châu Âu là Kitô hữu (chiếm 95% dân sô), chủ yếu là tín hữu Anh giáo (chiếm 40%). Các giáo phái Kitô giáo khác đáng kể Công giáo La Mã, Phong trào Ngũ Tuần, Nhân Chứng Giê-hô-va, Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm và Baptist. Tôn giáo dân tộc thiểu số bao gồm Ấn giáo, Hồi giáo, đạo Baha'i, Do Thái giáo và Wicca.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ http://clbthang10.net/showthread.php?t=48
  2. ^ http://vansu.vn/?part=thegioi&opt=cacnuoc&act=view&code=barbados
  3. ^ G.O.B. (2011). “Government of Barbados”. Ministry of Foreign Affairs and Foreign Trade B.G.I.S. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2011. 
  4. ^ “Caribbean: News in the Caribbean - Caribbean360.com”. Caribbean360.com<!. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2009. 
  5. ^ “Barbados PM dies at 48”. CNN. Ngày 25 tháng 10 năm 2010. 
  6. ^ The official Constitution of Barbados (2006) version.
  7. ^ Lawcourts.gov.bb. Truy cập 4
  8. ^ Slavery and Economy in Barbados, BBC.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Tọa độ: 13°10′B 59°33′T / 13,16°B 59,55°T / 13.16; -59.55