Vua

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Vua là người đứng đầu tối cao, thực tế hoặc biểu tượng, của một chính quyền; trực tiếp hoặc gián tiếp có danh dự, quyền cai trị, cầm quyền ở một quốc gia

Một quốc gia mà cấu trúc chính quyền có vua đứng đầu được gọi là nước quân chủ.

Thường thì các Vua được kế tục bởi hình thức truyền ngôi.

Cũng có những trường hợp đặc biệt, một người là vua đồng thời của nhiều quốc gia như: Nữ hoàng Anh, đồng thời là Nữ hoàng của 26 nước khác trong khối Thịnh vượng Chung; hoặc một Quốc gia là liên minh của nhiều tiểu vương quốc (tiểu bang), với mỗi tiểu vương quốc (tiểu bang) do một Tiểu vương (vua) đứng đầu, và các tiểu vương sẽ bầu Vua của liên bang có nhiệm kỳ nhất định như: Malaysia, Liên bang các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất...

Các danh hiệu của vua[sửa | sửa mã nguồn]

Tuỳ từng thời kỳ và hoàn cảnh, vua mang các tước vị khác nhau. Danh hiệu của vua cũng phản ánh vị thế cao thấp của vị vua đó.

Ở các nước Đông Á, tước vị cao nhất của vua là Hoàng đế, thấp hơn là vương. Đối với các nước chư hầu (lãnh chúa), tước vị của vua còn phân theo những thứ bậc:

  1. Công
  2. Hầu
  3. Tử
  4. Nam

Theo biến đổi của lịch sử, danh vị của các vị vua tối cao và vua chư hầu cũng có thay đổi. Như trường hợp thời nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc cổ, nhà vua tối cao (Thiên tử) cũng chỉ xưng làm vương, các vua chư hầu, tuỳ theo cấp bậc, được vua nhà Chu phong cho chức từ Công trở xuống, tới Nam.

Tới thời đại loạn Chiến Quốc, cả 7 chư hầu cùng xưng vương, nên Tần vương Chính diệt hết được các nước cho rằng tước "vương" không còn cao quý, bèn gộp cả danh hiệu "hoàng" và "đế" của các vua thời cổ xưa (Tam Hoàng Ngũ Đế) lại mà xưng là Hoàng đế (Tần Thuỷ Hoàng).

Nhà Tần không phong chư hầu nhưng nhà Hán nối tiếp nhà Tần lại phong chư hầu, các chư hầu nhà Hán được phong tước vương. Từ đó các chư hầu phương Đông thường có tước vương. Vương cũng là tước vị cao nhất mà các chư hầu có thể có.

Các hoàng gia trên thế giới hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]