Gambia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Cộng hòa Gambia
Republic of The Gambia (tiếng Anh)
Flag of The Gambia.svg Coat of arms of The Gambia.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Gambia
Khẩu hiệu
Progress, Peace, Prosperity (tiếng Anh: "Tiến bộ, Hoà bình, Thịnh vượng")
Quốc ca
For The Gambia Our Homeland
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa
Tổng thống Yahya Jammeh
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh
Thủ đô Banjul
(UN - 2007)) 13°28′B, 16°36′T
Thành phố lớn nhất Serrekunda
Địa lý
Diện tích 11.295 (UN - 2007) km² (hạng 158)
Diện tích nước 11,50% %
Múi giờ GMT
Lịch sử
Độc lập
Ngày thành lập 18 tháng 2, 1965
Dân cư
Dân số ước lượng (2009) 1.673,575 (IMF) người (hạng 150)
Mật độ 148.2 người/km2 người/km²
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 3,094 tỷ đô la Mỹ
GDP (danh nghĩa) (2009 (IMF)) Tổng số: 969 triệu dollar Mỹ
HDI (2009) 0,470 thấp (hạng 155)
Đơn vị tiền tệ Dalasi (GMD)
Thông tin khác
Tên miền Internet .gm

Cộng hòa Gambia (tiếng Anh: Republic of The Gambia, Tiếng Việt: Cộng hòa Găm-bi-a[1]) là một quốc gia ở Tây Châu Phi. Đây là quốc gia nhỏ nhất ở châu Phi. Gambia và giáp Senegal về phía bắc, đông, và nam. Quốc gia này có một bờ biển ngắn trông ra Đại Tây Dương về phía tây. Sông Gambia chảy suốt chiều dọc nước này và đổ ra biển Đại Tây Dương.

Ngày 18 tháng 2 năm 1965, Gambia giành độc lập từ chính quyền đế quốc Anh và đã gia nhập Khối thịnh vượng chung. Năm 2013, Gambia đã rút ra khỏi Khối Thịnh vượng chung sau 48 năm làm thành viên.[2]

Banjul là thủ đô nhưng đô thị lớn nhất nước lại là Serekunda.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Gambia là một phần lãnh thổ của vương quốc GhanaMali xưa. Từ thế kỉ 13, các dân tộc Wolof, MalinkeFulani đến định cư ở các vùng thuộc lãnh thổ Gambia ngày nay. Các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha khám phá ra sông Gambia năm 1456 và kiểm soát vùng này đến cuối thế ki 16.

Năm 1681, Pháp thành lập một trung tâm mua bán nô lệ tại Albredabut. Năm 1815, người Anh giành độc quyền kiểm soát vùng này và thành lập vùng định cư tại Bathurst (ngày nay là Banjul). Buôn bán nô lệ là nguồn lợi chính ở đây cho đến khi chế độ này bị bãi bỏ năm 1807. Gambia trở thành thuộc địa Anh từ năm 1888 và giành độc lập năm 1965. Gambia và Sénégal liên kết để thành lập liên hiệp Sénégambia năm 1982 và giải tán năm 1989. Cuộc đảo chính quân sự năm 1994 đưa Đại tá Yahya Jammeh lên cầm quyền. Jammeh giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1996.

Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Gambia là một nước cộng hòa tổng thống và là thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh. Tổng thống hiện nay là Yahya Jammeh.

Sau độc lập, Gambia tiến hành các cuộc bầu cử tự do 5 năm một lần. Cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra vào tháng 2 năm 1992, với chiến thắng thuộc về Đảng Tiến bộ của Nhân dân (PPP), dưới sự lãnh đạo của Dawda Jawara. Đảng PPP thống trị chính trị Gambia trong gần 30 năm qua. Sau khi dẫn đầu phong trào hướng tới độc lập hoàn toàn từ Anh, đảng PPP bầu là đảng lãnh đạo quốc gia và không bao giờ vấp phải sự phản kháng nghiêm trọng nào bởi bất kỳ các đảng đối lập.

Năm 1994, sau những cáo buộc tham nhũng chống lại chế độ Jawara và sự bất bình rộng rãi trong quân đội đã dẫn đến cuộc đảo chính bởi quân đội nhưng phần lớn không gây đổ máu đưa đến việc Trung tá Yahya Jammeh nắm quyền lực. Các chính trị gia từ Đảng Tiến bộ nhân dân của Tổng thống Jawara (PPP) bị lật đổ và các quan chức chính phủ cấp cao khác đã bị cấm tham gia chính trị cho đến năm 2001. Một cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 9 năm 1996, trong đó Yahya Jammeh giành được 56% số phiếu bầu. Các cuộc bầu cử lập pháp diễn ra trong tháng 1 năm 1997 đã giúp đảng APRC, giàng được 33 trong số 45 ghế quốc hội.[3]

Trong tháng 7 năm 2001, lệnh cấm tham gia chính trị đối với các chính trị gia của đảng PPP đã được gỡ bỏ. Bốn đảng đối lập đăng ký tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 18 tháng 10 năm 2001, nhưng Tổng thống Yahya Jammeh đã giành chiến thắng với gần 53% số phiếu. Các đảng đối lập duy trì đa số ghế của mình trong Quốc hội trong cuộc bầu cử lập pháp vào tháng Giêng năm 2002, đặc biệt là sau khi phe đối lập Đảng Dân chủ (UDP) tẩy chay các cuộc bầu cử lập pháp.

Jammeh tiếp tục chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2006 sau khi liên minh đối lập - Liên minh Quốc gia vì Dân chủ và Phát triển, phân tán trước đó. Cuộc bầu cử này thường được coi là tự do và công bằng, mặc dù vấp phải những lời chỉ trích trong thời gian chuẩn bị bầu cử.

Ngày 21 và 22 tháng 3 năm 2006, giữa lúc căng thẳng trước cuộc bầu cử tổng thống, một cuộc đảo chính quân sự đã được lên kế hoạch bị phát hiện. Tổng thống Yahya Jammeh ngay lập tức trở về từ một chuyến thăm đến Mauritanie, nhiều quan chức quân đội đã bị bắt giữ, và các quan chức quân đội khác trốn khỏi đất nước. Đối với vai trò của họ trong cuộc âm mưu đảo chính, 8 quan chức cấp cao của Gambia bao gồm cả cựu Bộ trưởng Quốc phòng Gambia, một cựu giám đốc và phó giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia và những người khác đã bị buộc tội phản quốc và bị kết án tử vào tháng 7 năm 2010.

Hiến pháp năm 1970, trong đó phân chia quyền lực độc lập giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp, và tư pháp, đã bị đình chỉ sau cuộc đảo chính quân sự năm 1994. Là một phần của quá trình chuyển đổi, các đảng phái thành lập Ủy ban soạn thảo Hiến pháp (CRC) thông qua Nghị định tháng 3 năm 1995. Ủy ban soạn thảo hiến pháp mới cho Gambia, được sự chấp thuận của cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 8 năm 1996. Hiến pháp quy định cho một quyền lực mạnh của tổng thống, cơ quan lập pháp đơn viện, tư pháp độc lập, và bảo vệ nhân quyền.

Phương tiện truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]

Có những lời cáo buộc chính phủ Gambia hạn chế quyền tự do ngôn luận. Một đạo luật được thông qua vào năm 2002 đã lập ra một ủy ban có quyền cấp giấy phép cũng như bỏ tù các nhà báo; năm 2004, thêm một đạo luật nữa cho phép giam cầm những người nổi loạn và phỉ báng chính quyền, cũng như hủy bỏ giấy phép in ấn hay phát thanh truyền hình, buộc các tập đoàn truyền thông phải đóng số tiền gấp năm lần chi phí ban đầu nếu muốn xin giấy phép trở lại.[4][5]

Ba nhà báo Gambia đã bị bắt giam kể từ sau vụ đảo chính. Có thông tin cho rằng sở dĩ như vậy là vì các nhà báo này đã có lời lẽ chỉ trích chính sách kinh tế của chính phủ, hoặc đã phát ngôn rằng Bộ trưởng Bộ Nội vụ và người đứng đầu ngành an ninh là một trong số những người vạch ra âm mưu đảo chính.[6] Biên tập viên Deyda Hydara bị bắn chết trong một tình huống không được giải thích sau khi đạo luật năm 2004 có hiệu lực.

Mức phí xin cấp phép đối với báo chí và đài phát thanh không hề thấp, và các đài phủ sóng tầm quốc gia bị chính phủ kiểm soát chặt.[4]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Gambia được chia thành năm vùng, 37 khu vực hành chính và một thành phố là thủ đô Banjul.

Central River (Janjanbureh)[sửa | sửa mã nguồn]

Các quận thuộc Central River Division

Lower River (Mansa Konko)[sửa | sửa mã nguồn]

Các quận thuộc Lower River Division

North Bank (Kerewan)[sửa | sửa mã nguồn]

Các quận thuộc North Bank Division

Upper River (Basse)[sửa | sửa mã nguồn]

Các quận thuộc Upper River Division

Western (Brikama)[sửa | sửa mã nguồn]

Các quận thuộc Western Division

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Ga-map.png

Gambia nằm ở Tây Phi, bên bờ Đại Tây Dương, nằm lọt vào giữa nước Sénégal. Lãnh thổ gồm một dải đồng bằng hẹp hai bên bờ sông Gambia, tiến sâu vào đất liền khoảng 330 km. Gambia có nhiều rừng dọc theo sông ngòi và cánh đồng cỏ.

Khí hậu chung cho Gambia là nhiệt đới. Mùa mưa nóng (tháng 6 - tháng 11), mùa khô lạnh hơn (tháng 11 - tháng 5). Lượng mưa trung bình năm từ 750-1.000 mm, vùng ven biển: 1.300-1.500 mm.

Khí hậu ở Gambia là cùng một kiểu với Sénégal, phía Nam Mali và phía bắc Bénin.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Gambia là một nước nghèo, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác rất hạn chế. Khoảng 75% dân số sống nhờ vào trồng trọt và chăn nuôi. Công nghiệp có quy mô nhỏ, chủ yếu là chế biến lạc, da. Du lịch tương đối phát triển. Ngành thương mại tái xuất khẩu đóng vai trò chủ chốt. Tuy nhiên, việc phá giá đồng franc CFA (50%) vào tháng 1 năm 1994 tạo cơ hội cho hàng hóa Sénégal cạnh tranh mạnh hơn và gây tổn hại cho ngành thương mại tái xuất khẩu của Gambia.

Năm 2010, GDP của Gambia là 1,04 tỉ USD, tăng trưởng 5% so với năm 2009. Về ngoại thương, năm 2010, nước này xuất khẩu được 107 triệu USD bao gồm các mặt hàng như các sản phẩm lạc, cá, bông…

Về nhập khẩu, Gambia phải nhập số lượng lớn các sản phẩm lương thực, hàng chế tạo, xăng dầu, máy móc và thiết bị...từ các nước như Trung Quốc, Senegal, Brasil, Anh, Hà Lan, Mỹ...với tổng kim ngạch 530 triệu USD.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục mẫu giáo và tiểu học (6 năm) được miễn phí, bắt đầu từ năm 8 tuổi. Khoảng 1/5 số học sinh học tiếp lên trung học (5 năm). Sau đó, những học sinh tốt nghiệp sẽ được theo học chương trình dự bị đại học (2 năm), số còn lại có thể vào trường trung học kĩ thuật (4 năm). Gambia có một Viện đào tạo Công nghệ và Trường Sư phạm Yundum, không có loại hình đại học tổng hợp.

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Gambia có hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia được trang bị khá đầy đủ tại thủ đô BanjulCombo. Ở các địa phương và vùng thượng lưu các sông, Chính phủ cho xây dựng nhiều trung tâm y tế và cử bác sĩ đến làm việc. Công tác tiêm chủng mở rộng cho người dân cũng rất được quan tâm. Tuy nhiên, do điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng kém nên tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh của Gambia vẫn còn cao.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Người Gambia được biết đến với một nền âm nhạc cũng như những điệu nhảy tuyệt vời. Mặc dù là quốc gia nhỏ nhất trên lục địa Châu Phi nhưng văn hóa Gambia lại là sự pha trộn của những ảnh hưởng rất đa dạng. Nếu không có những rào cản tự nhiên, Gambia đã trở thành nhà của hầu hết các nhóm dân tộc có mặt trên khắp miền tây châu Phi, đặc biệt là những người ở Senegal.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thông tin cơ bản về các nước, khu vực và quan hệ với Việt Nam
  2. ^ UK regrets The Gambia's withdrawal from Commonwealth, BBC News, 3 tháng 10 năm 2013
  3. ^ Gambia, The
  4. ^ a ă “Country profile: The Gambia”. Website BBC News. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2008. 
  5. ^ “President tightens media laws in The Gambia”. mg.co.za. Ngày 11 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2008. 
  6. ^ “Banjul newspaper reporter freed on bail pending trial”. Reporters without borders. Ngày 13 tháng 6 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2008. 

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]