Scotland

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Scotland
Flag of Scotland.svg Lionrampant.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Scotland
Khẩu hiệu
Nemo me impune lacessit
Quốc ca
Không có[1]
Hành chính
Chính phủ Quân chủ lập hiến
Nữ hoàng Anh
Thủ tướng Anh
Thủ hiến
Elizabeth II
David Cameron (Đảng Lao Động)
Alex Salmond
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh, Gaelic Scotland, Scots
Thủ đô Edinburgh
55°57′B, 3°10′T
Thành phố lớn nhất Glasgow
Địa lý
Diện tích 78.772 km²
Diện tích nước 1,9% %
Múi giờ GMT
Lịch sử
Thống nhất
Ngày thành lập Dưới Kenneth I
843
Dân cư
Dân số ước lượng (2008) 5.091.814 người
Dân số (2001) 5.062.011 người
Mật độ 64 người/km² (hạng 4 trong vương quốc)
Kinh tế
GDP (PPP) Tổng số: 130 tỷ Đô la Mỹ
HDI 0,924 cao (hạng 22)
Đơn vị tiền tệ Bảng Anh (GBP)
Thông tin khác
Tên miền Internet .uk

Scotland (phát âm tiếng Anh: /ˈskɒt.lənd/, Hán-Việt: Tô Cách Lan, tiếng Gael Scotland: Alba) là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[2][3][4] Scotland chiếm một phần ba diện tích phía bắc của đảo Anh, có biên giới với Anh ở phía nam, Đại Tây Dương bao quanh các mặt còn lại: trong đó biển Bắc ở phía đông, và eo biển Bắc cùng biển Ireland ở phía tây-nam. Ngoài phần đại lục trên đảo Anh, quốc gia còn có hơn 790 đảo,[5] trong đó có quần đảo Phương Bắc và Hebrides.

Edinburgh là thủ đô và thành phố lớn thứ nhì của Scotland, và là trung tâm của vận động Khai sáng Scotland trong thế kỷ 18, cuộc vận động biến đổi Scotland thành một trong các cường quốc thương nghiệp, tri thức, và công nghiệp của châu Âu. Glasgow là thành phố lớn nhất của Scotland,[6] một thời từng là một trong các thành thị công nghiệp hàng đầu thế giới và hiện là trung tâm của vùng đô thị Đại Glasgow. Vùng biển của Scotland gồm một khu vực lớn trên Bắc Đại Tây Dương và biển Bắc,[7] có các trữ lượng dầu thô lớn nhất trong Liên minh châu Âu. Điều này giúp cho thành phố lớn thứ ba của Scotland là Aberdeen được nhận danh hiệu là thủ đô dầu thô châu Âu.[8]

Trong Sơ kỳ Trung Cổ, Vương quốc Scotland xuất hiện với vị thế một quốc gia độc lập có chủ quyền. Sau khi Quốc vương James VI của Scotland kế vị vương vị của AnhIreland vào năm 1603, Scotland tham gia một liên minh cá nhân với hai vương quốc này. Đến ngày 1 tháng 5 năm 1707, Scotland tham gia một liên minh chính trị với Anh để hình thành một Vương quốc Đại Anh.[9][10] Liên minh này là kết quả từ Hiệp ước Liên hiệp được thỏa thuận vào năm 1706 và được ban hành theo hai Đạo luật Liên hiệp được Nghị viện của hai quốc gia thông qua, bất chấp phản đối đại chúng và những vụ bạo động chống liên hiệp tại Edinburgh, Glasgow, và các nơi khác.[11][12] Đại Anh sau đó tham gia một liên minh chính trị với Ireland vào ngày 1 tháng 1 năm 1801 để hình thành Vương quốc Liên hiệp Đại Anh và Ireland.

Hệ thống tư pháp của Scotland vẫn tách biệt với các hệ thống tư pháp của Anh và Wales hay Bắc Ireland, và Scotland thiết lập các quyền hạn riêng biệt trong pháp luật công cộng và cá nhân.[13] Việc tiếp tục tồn tại những thể chế tư pháp, giáo dục và tôn giáo riêng biệt với phần còn lại của Vương quốc Liên hiệp góp phần cho sự liên tục của văn hóa Scotland và bản sắc dân tộc kể từ khi Liên hiệp vào năm 1707.[14] Sau một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1997, Nghị viện Scotland được tái triệu tập vào năm 1999, có quyền lực trên nhiều lĩnh vực nội vụ. Đến tháng 5 năm 2011, Đảng Dân tộc Scotland giành đa số quá bán trong Nghị viện Scotland. Sau đó, một cuộc trưng cầu dân ý được dự tính tổ chức vào ngày 18 tháng 9 năm 2014.[15][16] Scotland có đại diện trong Liên minh châu Âu và được phân sáu ghế trong Nghị viện châu Âu.[17]

Nguồn gốc tên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Scoti được người La Mã dùng để chỉ nhóm dân Gael ở vùng mà ngày nay là Scotland vào những năm đầu của thế kỷ 1. Người La Mã cũng dùng Scotia (vùng đất của người Gael) để chỉ người Ireland.

Bêđa đáng kính (s. năm 672 hoặc 673 và mất năm 735), dùng từ Scottorum để chỉ tên dân tộc đến từ Ireland và định cư một phần đất vùng Pictish.

Theo sử biên niên Anglo Saxon vào thế kỷ 10, từ Scot được nhắc đến để ám chỉ vùng đất của người Gaels. Từ Scottorum lại được dùng bởi vua của Ireland vào năm 1005. Cụm từ Imperator Scottorum, được dùng để chỉ tên của Brian Bóruma trong sách Armagh. Điều này ngụ ý rằng Brian Bóruma là đại chúa tể của người Scotland.

Vua Alexander I (1078 – 1124) dùng cụm từ Rex Scottorum trên đại ấn (great seal) của ông; và những người nối ngôi ông cũng làm vậy cho đến đời vua James II.

Trong thời hiện đại, các từ ScotScottish dùng để chỉ người dân sinh sống tại Scotland. Từ cổ Irish thông thường bị lãng quên. Ngôn ngữ có tên là Ulster Scots được nói ở nhiều vùng thuộc Bắc Ireland là kết quả của những cuộc di dân từ Scotland đến Ireland trong thế kỷ 17thế kỉ 18.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Xem chi tiết: Lịch sử Scotland

Scotland cổ đại[sửa | sửa mã nguồn]

Trước thời đại đồ đá giữa, Scotland liên tục bị băng tuyết bao phủ và phá hủy các dấu vết cư ngụ của người sơ khai. Khu định cư đầu tiên của dân Scot là vào khoảng năm 8500 TCN, được phát hiện ở Cramond, gần Edinburgh.

Một di chỉ thuộc niên đại thời Đá mới là trang trại còn nguyên vẹn được khai quật ở Knap of Howar thuộc Orkney. Ngôi nhà cổ có từ khoảng năm 3500 TCN, được xem là ngôi nhà cổ nhất tại Scotland mà đến nay vẫn còn vững chãi. Một di chỉ khác gồm một ngôi làng thuộc niên đại thời Đá mới tìm thấy gần làng Skara Brae, trên đảo chính của Orkney. Ngoài ra di tích của cư dân thời cổ đại gồm có các khu mộ và linh địa rải rác khắp các đảo Bắc và Tây như CallanishLewis, MaeshoweRing of Brodgar ở Orkney. Tại miền nam Orkney, người ta phát hiện nhà crannog, một kiểu nhà ở phổ biến xây dựng trên đảo từ rất xưa.

Sau thế kỷ 8 trước công nguyên, văn hoá và ngôn ngữ Brythonic Celtic đã đến Scotland. Thời đồ sắt mang đến vô số các pháo đài trên đồi, các nhà đá tháp tròn, nhà cất trên đảo kiểu Scotland và những khu định cư được phòng thủ, được người La Mã ghi lại sau này.

Lịch sử Scotland được ghi chép kể từ khi Đế quốc La Mã xâm lấn. Người La Mã chiếm cứ những nơi mà ngày nay là nước Anh và xứ Wales. Nhiều vùng ở miền nam Scotland cũng bị La Mã kiểm soát nhiều lần ngắn ngủi. Nhà sử học, Tacitus, gọi bắc Scotland Caledonia. Tên gọi này lấy ra từ tên gọi những bộ lạc Pictish trong vùng Caledonii.

Scotland trung đại[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Scotland cao trung đại
Lễ đăng quang ngôi vua của Alexander III trên đồi Moot, Scone. Theo truyền thống, các vua Scotland đăng quang tại đây.

Pictland bị cai trị bởi tiểu vương Pictish xứ Fortriu. Dân Gaels xứ Dál Riata đến sinh sống ở Argyll. Theo truyền thuyết, lá cờ có hình chéo Scottish Saltire được vua Óengus II xứ Fortriu chọn vào năm 832 sau chiến thắng chống vương quốc NorthumbriansAthelstaneford. Vào năm 843 Cináed mac Ailpín (vua Kenneth Macalpine) từ Dál Riata, thống nhất vương quốc Scotland khi ông trở thành vua dân Picts Scots.

Vào thế kỷ 10 và 11, vương quốc Scotland có mối quan hệ gần như tốt đẹp với các lãnh chúa Wessex xứ Anh. Thời kỳ này được đánh dấu bởi sự chia rẽ nội bộ vương triều rất lớn, mặc dầu vậy, Scotland cũng thực hiện được những chính sách bành trướng thành công tương đối. Vua Edmund của Anh đã trao Vương quốc Strathclyde cho vua Malcolm I của Scotland sau khi Edmund xâm lược và giành được vào năm 945. Vào khoảng năm 960 và vào thời vua Indulf, người Scots chiếm được thành Eden, nay gọi là Edinburgh. Thời Malcolm II các lãnh thổ này bị sát nhập gần như hoàn toàn. Một năm then chốt là vào năm 1018, khi Malcolm II đánh bại vương quốc Northumbria trong trận đánh Carham.

Người Norman thu phục nước Anh vào năm 1066 khởi sự cho một loạt các sự kiện làm cho vương quốc Scotland bắt đầu từ từ xa lìa nguồn văn hoá Gaelic của họ. Malcolm III của Scotland cưới Margaret, em gái của Edgar Ætheling, một trong số những người tranh ngôi vua nước Anh bị lật đổ. Margaret đóng vai trò chính yếu trong việc hạn chế ảnh hưởng Kitô giáo Celtic. Scotland chịu ảnh hưởng một phần "sự thu phục của Norman" khi con trai út của Margaret là David I của Scotland lên ngôi vua. David I đã trở thành một chúa tể Anglo-Norman quan trọng. Ông là người đem chế độ phong kiến vào Scotland. Ông khuyến khích dòng người di cư ồ ạt từ các nước có địa hình thấp đến các khu định cư vừa mới thành lập để tăng cường liên hệ thương mại với lục địa châu  và vùng Scandinavia. Vào cuối thế kỷ 13, rất nhiều gia đình dân Norman và Anglo-Norman được ban cấp đất của Scotland. Buổi họp đầu tiên của quốc hội Scotland được triệu tập trong thời kỳ này.

Edward I, vua nước Anh, được mời phân xử việc tranh giành ngôi vua bỏ trống của Scotland sau cái chết của Margaret, Maid of Norway vào năm 1290. Bà là người thứa kế trực tiếp và sau cùng của Alexander III của Scotland. Edward I lợi dụng tình trạng chia rẽ chính trị tại Scotland để trục lợi về mình. Người Scots nổi dậy chống lại người Anh dưới sự lãnh đạo của William WallaceAndrew de Moray. Thời kỳ này được biết như là chiến tranh giành độc lập đầu tiên của Scotland. Vào ngày 23 tháng 5 năm 1306, Robert the Bruce được phong vương, gọi là vua Robert I. Ông giành thắng lợi quyết định trước nước Anh tại trận Bannockburn năm 1314. Tuy nhiên, chiến tranh lại tiếp diễn sau khi Robert I mất. Thời kỳ này là chiến tranh giành độc lập lần thứ hai của Scotland từ năm 1332 đến 1357. Tình hình ở Scotland bắt đầu ổn định vào thờiĐế chế Stewart.

Năm 1542 James V của Scotland mất để lại duy nhất một con nhỏ là Mary I thừa kế ngôi vàng. Mary chỉ được 6 ngày tuổi khi vua cha mất và lên ngôi lúc 9 tháng tuổi. Scotland được cai trị bởi quan nhiếp chính trong lúc Mary lớn lên. Thời kỳ này được biết như là thời The Rough Wooing, John KnoxPhục hưng Scotland. Chiến tranh triền miên với Anh, bất ổn chính trị và những thay đổi về tôn giáo ngự trị suốt cuối thế kỷ 16. Vào ngày 24 tháng 7 năm 1567, Mary bị ép nhường ngôi cho con trai mới 1 tuổi là James VI.

Scotland cận đại[sửa | sửa mã nguồn]

Trận đánh Culloden đánh dấu sự thất bại của cuộc nổi dậy Jacobite.

Năm 1603, James VI của Scotland kế vị Elizabeth I của Anh để trở thành vua James I của Anh. Trừ một khoảng thời gian ngắn dưới chế độ bảo hộ, Scotland là một nước độc lập. Có tranh chấp đáng kể giữa hoàng gia và các tín hữu Trưởng Lão về việc xác lập thể chế giáo hội. Sau cuộc cách mạng Glorious khi William và Mary (theo Kháng Cách) lật đổ James VII (ủng hộ Công giáo La Mã), Scotland dọa sẽ tôn một quân vương là người Kháng Cách đến từ nước Anh.[18] Tuy nhiên, đến năm 1707, sau khi Anh đe dọa chấm dứt buôn bán và cấm thông hành qua biên giới, Quốc hội ScotlandQuốc hội Anh ra hai đạo luật giống nhau gọi là Đạo luật Liên hiệp để hợp nhất hai vương quốc thành Vương quốc Anh mới.

Những người đòi quyền thừa kế ngôi vua bị lật đổ Jacobite Stuart vẫn còn ảnh hưởng ở các vùng cao nguyên và đông bắc, đặc biệt là giữa những người theo Giáo hội Trưởng Lão. Hai cuộc nổi loạn Jacobite chính xuất phát từ vùng cao nguyên Scotland vào năm 17151745. Cuộc nổi loạn sau được lãnh đạo bởi Bonnie hoàng tử Charlie. Nó lên đến cao điểm bằng sự bại trận của những người Jacobites tại trận Culloden 16 tháng 4 năm 1746.

Suốt thời kỳ khai sáng của Scotland và cách mạng công nghệ, Scotland trở thành một trong những trung tâm công nghệ, trí tuệ và mậu dịch của châu Âu. Sau Thế chiến thứ hai, Scotland trải qua thời kỳ tụt hậu về công nghệ.

Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Hội trường quốc hội Scotland với dãy ghế xếp theo hình móng ngựa.
Bài chi tiết: Chính trị Scotland

Là một trong các quốc gia đồng sáng lập Vương quốc Liên hiệp Anh, quốc trưởng của Scotland là Vua nước Anh, hiện thời là Nữ hoàng Elizabeth II (kể từ năm 1952). Theo hiến pháp thì vương quốc liên hiệp Anh là một quốc gia nhất thể có chủ quyền, chính quyền và quốc hội. Theo một thể thức phân quyền (hay tự trị) được áp dụng sau các cuộc trưng cầu dân ý về phân quyền ở Scotland và xứ Wales vào 1997, hầu hết các quốc gia đồng sáng lập trong Vương quốc Liên hiệp được trao quyền tự trị giới hạn, trừ nước Anh. Quốc hội liên hiệp Anh ở Westminster giữ quyền khả dĩ tu chính, sửa đổi, nới rộng, hay giải tán các hệ thống chính quyền tự trị khi thấy cần thiết. Vì lẽ đó quốc hội Scotland là quốc hội không có chủ quyền. Tuy nhiên quốc hội liên hiệp Anh sẽ không đơn phương giải tán một quốc hội hay chính quyền tự trị mà không hỏi ý dân bằng một cuộc trưng cầu dân ý ở quốc gia thành viên của liên hiệp.

Dưới thể thức phân quyền, quyền hành pháp và lập pháp ở một số nơi theo hiến pháp nằm trong tay hành pháp và lập pháp Scotland ở Holyrood, Edinburgh. Quốc hội liên hiệp Anh nắm quyền chủ động về thuế của Scotland, hệ thống an sinh xã hội, quân đội, quan hệ đối ngoại, phát thanh, và các lãnh vực khác có ghi trong đạo luật Scotland 1998. Quốc hội Scotland có quyền hành pháp với những lãnh vực liên quan đến Scotland, và có quyền hành hạn chế về thay đổi thuế thu nhập nhưng ít khi sử dụng quyền hạn này.

Quốc hội Scotland là ngành lập pháp độc viện có 129 đại biểu. Được bầu lần đầu tiên vào ngày 6 tháng 5 năm 1999 với nhiệm kỳ 4 năm. Nữ hoàng bổ nhiệm một thành viên trong quốc hội làm Thủ hiến Scotland và nữ hoàng cũng bổ nhiệm các bộ trưởng khác theo chỉ định của quốc hội.

Scotland có 59 đại biểu ở Hạ viện Liên hiệp Anh, được bầu theo thể thức cử tri đoàn từ lãnh thổ Scotland. Văn phòng đặc trách Scotland, một bộ của chính quyền Liên hiệp Anh được lãnh đạo bởi Bộ Ngoại vụ Scotland, có trách nhiệm về những vấn đề cần bàn với chính quyền liên hiệp (reserved matters). Bộ trưởng Ngoại vụ Scotland là thành viên Nội các Anh. Và trước khi có chính sách phân quyền, Bộ trưởng Ngoại vụ Scotland là người lãnh đạo hệ thống chính quyền tại Scotland. Bộ trưởng Ngoại vụ Scotland đương chức là Douglas Alexander.

Đòi độc lập[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Lịch sử, người dân Scotland đã nhiều lần thể hiện các động thái đòi tách khỏi Liên hiệp với Anh để trở thành một nhà nước độc lập. Gần đây nhất là vào đêm 21-09-2013, hàng ngàn người dân Scotland đã tuần hành hòa bình trên các đường phố tại thủ phủ Edinburgh, vận động các chính khách và dân chúng toàn quốc bỏ phiếu thuận để Scotland tách khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thành một quốc gia độc lập. Dự kiến cuộc trưng cầu ý dân đã được tổ chức vào ngày 18-9-2014. Để chuẩn bị cho sự kiện này, các tổ chức, đảng phái đã tổ chức biểu tình.

Khoảng 8.000 người đã tham gia tuần hành trong ngày 21-9. 30.000 người tham gia những hoạt động quanh sự kiện này. Alex Salmond - thủ hiến đầu tiên của Scotland - cũng tham dự cuộc tuần hành.[19] Trả lời giới truyền thông, ông cho biết: "Nếu Scotland độc lập, đó là chiến thắng của nhân dân, điều đó có nghĩa tương lai của Scotland được quyết định bởi những người đang sinh sống và làm việc tại đây, không phải từ London".

Từ lâu Scotland đã muốn tách khỏi Anh để độc lập trong việc quyết định tương lai. Nếu thành một quốc gia độc lập, Scotland có thể trở thành thành viên của Liên Hiệp QuốcLiên minh châu Âu (EU).

Luật pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Luật Scotland

Luật Scotland căn bản dựa vào luật La Mã kết hợp điểm đặt trưng của cả luật dân sự có nguồn gốc từ thời Justinian I (hoàng đế Byzantine), và luật phổ thông có nguồn gốc thời trung đại. Thuật ngữ hiệp ước liên hiệp với Anh năm 1707, bảo đảm sự tồn tại liên tục 1 hệ thống pháp lý riêng của Scotland, khác với Anh và Wales. Trước năm 1611, có nhiều vùng ở Scotland có hệ thống pháp lý riêng.

Luật Scotland cung ứng ba loại toà án đặt trách điều hành tư pháp tại Scotland: luật dân sự, luật hình sựluật quy định về phù hiệu (heraldry). Toà án tối cao dân sự còn gọi là Court of Session, dầu vậy những kháng án dân sự đều được thụ lý tại thượng viện (House of Lords) ở London. Toà thượng thẩm hình sự là toà án tối cao đặt trách xét xử tội phạm. Cả hai toà án đóng bên trong toà nhà quốc hộiEdinburgh mà trước khi liên hiệp với Anh là toà quốc hội Scotland. Toà án địa hạt (sheriff court) là toà án dân sự và hình sự chính. Có 49 toà án địa hạt khắp lãnh thổ Scotland. Toà án địa khu (district court) được giới thiệu vào năm 1975 xử những vi phạm nhỏ. Toà án Lord Lyon quy định những gì có liên quan đến thiết kế, sản xuất, trình bày các phù hiệu tại Scotland.

Phân khu hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Các toà nhà thị chính lộng lẩy có tháp Victoria bên trên ở Greenock là tổng hành dinh của hội đồng khu Inverclydel.
Bài chi tiết: Các phân khu Scotland

Những phân khu của Scotland trong lịch sử gồm có mormaerdom, stewartry, lãnh địa (earldom), thị trấn (burgh), (parish), huyện hay địa hạt (counties), vùng (regions) và quận (dictricts). Tên của các phân khu vẫn còn dùng ngày nay để chỉ các địa danh.

Scotland cận đại được phân chia theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo mục đích khác nhau. Về chính quyền địa phương, có tất cả là 32 vùng hội đồng (council areas) thành lập vào năm 1996 được điều hành bởi 32 thẩm quyền nhất thể (unitary authorities) phụ trách tất cả những dịch vụ của chính quyền địa phương bao gồm giáo dục, xã hội, môi trườngđường xá. Một vài vùng hội đồng lớn còn được phân chia thành những vùng uỷ ban (committee areas). Ngoài ra có nơi còn có hội đồng cộng đồng (community council) là một tổ chức không chính thức đại diện những phân khu nhỏ của một vùng hội đồng.

Về nghi thức hoàng gia thì Scotland được phân chia thành 35 vùng phụ (lieutenancy areas) mà nữ hoàng là người bổ nhiệm các người đại diện cho mình gọi là Lord Lieutenant (trừ các nơi như Glasgow, Edinburgh, Dundee và Aberdeen được bầu một cách dân chủ). Về điều hành tư pháp Scotland được chia ra thành 6 vùng gọi là sheriffdoms. Về quốc hội Scotland, có 8 vùng và được chia thành 73 tiểu vùng hay còn được gọi là cử tri vùng (constituencies). Về quốc hội vương quốc liên hiệp, có tất cả 59 cử tri vùng. Các đội cứu hoả và lực lượng cảnh sát vẫn còn hoạt động theo thể thức vùng được giới thiệu vào năm 1975. Về chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ bưu điện và những dịch vụ khác, Scotland lại được phân chia theo nhiều cách khác nhau. Các tổ chức vô chính phủ, đặt biệt là tôn giáo có những phương cách từ lâu phân chia Scotland cho mục đích hành chính riêng của họ

Có 6 thành phố tại Scotland: Aberdeen, Dundee, Edinburgh, Glasgow, Inverness, và Stirling.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ Scotland
Bài chi tiết: Địa lý Scotland

Scotland bao gồm một phần ba phía bắc đảo Anh, ngoài khơi về phía tây bắc Châu Âu. Tổng diện tích khoảng 78.772 kilômét vuông (30.414 mi²). Đường biên giới duy nhất trên đất liền của Scotland là với nước Anh, dài 96 kilômét (60 dặm) chạy từ sông Tweed trên bờ Đông đến vịnh Solway bên bờ Tây. Đảo Ireland nằm khoảng 30 km (20 dặm) ngoài khơi về phía nam của cực phía Tây Scotland, Thụy Điển nằm khoảng 400 km (250 dặm) về phía đông bắc, FaroesIceland ở phía Bắc của Scotland. Scotland nằm giữa Đại Tây Dương và Biển Bắc.

Lãnh thổ của Scotland được xác định bởi Hiệp ước York (kí năm 1237 giữa Scotland và Anh) và Hiệp ước Perth (kí năm 1266 giữa Scotland và Thụy Điển). Những phần lãnh thổ khác được định đoạt như sau:

Scotland được tại thành bởi một phần đất liền và vài quần đảo. Phần đất liền có thể chia thành 3 miền: Cao nguyên Scotland ở phía bắc, Vành đai trung tâm (Central Belt) và Miền đất cao (Southern Uplands) về phía nam. Vùng cao nguyên chủ yếu là núi bị cắt ngang bởi thung lũng lớn (Great Glen). Những đỉnh núi cao nhất trên đảo Anh đều nằm ở đây trong đó có đỉnh Ben Nevis cao nhất, cao 1 344 mét (4.409 bộ). Những ngọn núi cao hơn 914 mét (3 000 bộ) gọi là Munros. Vành đai trung tâm của Scotland hầu hết có địa hình bằng phẳng và là nơi tập trung hầy hết dân cư của Scotland. Vành đai trung tâm lại đưo57c chia thành bờ Tây (gồm vùng lân cận Glasgow) và bờ Đông (gồm vúng lân cận thủ phủ Edinburgh). Miền đất cao phía nam là một rặng núi đồi dài khoảng 200 km (125 dặm), chạy từ Stranraer (gần biển Ireland) tới Đông Lothian thuộc Biển Bắc.

Scotland có hơn 790 hòn đảo, được chia thành 4 nhóm chính: quần đảo Shetland, quần đảo Orkney, riêng quần đảo Hebrides lại được chia thành quần đảo Hebrides trongquần đảo Hebrides ngoài. Vịnh ClydeVịnh Forth cũng có nhiều đảo. St. Kilda là đảo xa nhất trong số những đảo có thể ở được của Scotland cách đất liền 160 km (100 dặm). Hầu như bất kể lớn nhỏ, tất cả các đảo quanh Scotland đều từng có người ở; điều này đã được chứng minh bằng các di tích khảo cổ học và chứng từ còn sót lại. Nói chung, chỉ có những đảo thuận tiện cho việc đi lại và đủ lớn là có người ở (mặc dù có vài ngoại lệ). Việc di chuyển giữa các đảo ở miền Bắc và miền Tây đã dần dễ dàng hơn nhờ việc xây cầu và đường ngầm (như Churchill Barriers), chúng đã được xây với mục đích chiến lược phục vụ cho Đệ nhị thế chiến, nối vài hòn đảo nhỏ ở phía đông Scapa Flow thuộc Orkney. Đã có kế hoạch (dù còn đang vấp phải sự tranh cãi) xây dựng thêm cầu nối giữa các đảo.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Ben Nevis, đỉnh núi cao nhất tại Đảo Anh.
Bài chi tiết: khí hậu Scotland

Scotland có khí hậu ôn hoà và mang tính đại dương, có chiều hướng thay đổi nhanh, ấm áp nhờ dòng biển nóng từ Đại Tây Dương. Khí hậu ấm áp hơn nhiều so với những vùng có cùng vĩ độ tương tựa, thí dụ như Oslo, Na Uy. Tuy nhiên, nhiệt độ thường thì thấp hơn những nơi khác của Vương quốc liên hiệp Anh. Nhiệt độ lạnh nhất chưa từng thấy là -27.2°C (-16.96°F) được ghi nhận ở Braemar thuộc vùng núi Grampian, ngày 11 tháng 2 năn 1895 và ngày 10 tháng giêng năm 1982. Nhiệt độ mùa đông trung bình cao nhất là 6 °C (42.8 °F) ở vùng đất thấp, và nhiệt độ mùa hè trung bình cao nhất là 18 °C (64.4 °F). Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận là 32.9 °C (91.22 °F) ở Greycrook, vào ngày 9 tháng 8 năm 2003.

Nói chung thì miền tây Scotland ấm hơn miền đông nhờ ảnh hưởng trực tiếp của các dòng biển nóng Đại tây dương và nhiệt độ bề mặt lạnh hơn của biển Bắc. Tiree, vùng Inner Hebrides, là nơi có nắng nhiều nhất đất nước: 300 ngày nắng vào năm 1975. Mưa rơi không đều đặn khắp nởi trên Scotland. Cao nguyên phía tây Scotland là nơi ẩm ướt nhất, lượng mưa hàng năm vượt 3.000 mm (120 in). So với nhiều vùng thấp của Scotland hàng năm chỉ được ít hơn 800 mm (31 inches). Tuyết rơi nhiều không phổ biến ở vùng đất thấp, mà càng phổ biến ở cao độ. Braemar trung bình có đến 59 ngày tuyết rơi hàng năm.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: kinh tế Scotland

Kinh tế Scotland liên quan mật thiết với kinh tế của các nước châu Âu và rộng hơn là kinh tế tây phương, đặt nặng về xuất khẩu. Về bản chất là nền kinh tế thị trường chịu một vài chi phối của chính phủ. Sau Cách mạng Công nghiệp, kinh tế tập trung vào công nghiệp nặng chủ yếu là đóng tàu, khai thác than, luyện kim. Scotland là một bộ phận không tách rời của Đế chế Anh đã giúp Scotland xuất khẩu hàng hoá của mình đi khắp thế giới.

Tuy nhiên công nghiệp nặng xuống dốc vào cuối thế kỷ 20 dẫn đến sự chuyển đổi lớn kinh tế Scotland sang nền kinh tế vựa vào kỹ thuậtcung ứng dịch vụ. Năm 1980 chứng kiến sự bùng nổ kinh tế tại khu hành lang kỹ thuật cao Silicon Glen giữa GlasgowEdinburgh, có rất nhiều hãng kỹ thuật lớn dời về Scotland. Sự tìm ra dầu mỏ Biển Bắc vào năm 1970 cũng giúp chuyển tiếp nền kinh tế Scotland.

Edinburgh là trung tâm phục vụ tài chính của Scotland và là trung tâm tài chính lớn thứ 6 tại châu Âu, với nhiều công ty tài chính lớn đặt trụ sở tại đó, gồm có: Ngân hàng hoàng gia Scotland (ngân hàng lớn thứ nhì châu Âu); HBOS (là chủ của Ngân hàng Scotland); và Ngân hàng Standard Life.

Glasgow là hải cảng hàng đầu của Scotland và là trung tâm sản xuất lớn thứ tư tại Vương quốc Liên hiệp chiếm trên 60% hàng chế xuất khẩu của Scotland. Kỹ nghệ đóng tàu mặt dầu đình trệ đáng kể so với thời đỉnh cao vào đầu thế kỷ 20 vẫn tạo được phần lớn nền tảng sản xuất của thành phố. Thành phố cũng có khu bán lẽ và thương mại có tầm quan trọng kinh tế nhất và lớn nhất Scotland. Glasgow cũng là một trong 20 trung tâm tài chính đứng đầu của châu Âu và là nhà của nhiều công ty hàng đầu của Vương quốc Liên hiệp Anh.

Aberdeen, đôi khi được xem như là thủ đô dầu hoả của châu Âu, là trung tâm của công nghệ dầu mỏ Biển Bắc. Những ngành công nghệ quan trọng khác bao gồm sản xuất vải sợi, hoá chất, chưng cất, nấu rượu bia, đánh cá và du lịch.

Chỉ khoảng một phần tư đất đai được canh tác (chính yếu là ngủ cốc và rau cải), nhưng chăn nuôi cừu (trừu) thì quan trọng ở những vùng đảo và cao nguyên khó trồng trọt. Đa số đất đai tập trung vào một số ít người. Vì vậy vào năm 2003, Quốc hội Scotland thông qua luật cải cách đất đai cho phép nông dân mướn đất và cộng đồng địa phương quyền mua đất cho dù chủ đất không muốn bán.

Năm 2004, tổng sản lượng xuất khẩu của Scotland (không tính mua bán trong vương quốc liên hiệp Anh) được ước tính là khoảng £16.7 tỉ, trong đó 73% (£12.19 tỉ) là đóng góp của hàng sản xuất. Sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Scotland là rượu whisky, điện tử và dịch vụ tài chính. Bạn hàng lớn nhất là Hoa kỳ, Đức, và Hà Lan.

Năm 2002, tổng sản lượng nội địa của Scotland là trên £74 tỉ ($130 tỉ), qui ra đầu người là £14.651 ($25.546).

Mặt dù Ngân hàng Anhngân hàng trung ương của vương quốc liên hiệp Anh, ba ngân hàng của Scotland vẫn còn phát hành giấy bạc đồng Sterling của chính họ: Ngân hàng Scotland; Ngân hàng hoàng gia Scotland; và Ngân hàng Clydesdale. Những giấy bạc này chỉ có giá trị mua bán ở Anh, xứ Wales, hay bắc Ireland, và có mệnh giá tương đương với giấy bạc của Ngân hàng Anh nhưng không có giá trị mua bán ở ngoài Vương quốc Anh.

Quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: quân sự Scotland

Mặc dù Scotland có truyền thống quân sự lâu đời có từ trước đạo luật liên hiệp với Anh, quân đội hiện thời là một phần của quân đội liên hiệp Anh. Năm 2006, các trung đoàn thuộc sư đoàn Scotland được hợp nhất thành trung đoàn hoàng gia Scotland.

Nhờ vào địa hình và sự xa xôi hiểm trở, nhiều nơi của Scotland là nhà của các cơ sở quốc phòng bảo mật gây nhiều cảm xúc phản ứng khác nhau của công chúng. Giữa năm 1960 và 1991, Holy Loch là căn cứ của hạm đội tàu ngầm mang hỏa tiễn liên lục địa Sao bắc cực Mỹ. Ngày nay, căn cứ hải quân nữ hoàng Clyde, cách Glasgow 25 mi (40 km) về phía tây, là căn cứ cho 4 tàu ngầm lớp Vanguard được trang bị hoả tiễn liên lục địa Trident. Tàu chiến HMS Caledonia ở Rosyth, Fife được dùng như là căn cứ tiếp tế cho các hoạt động hải quân ở Scotland và cũng như là văn phòng vùng của hải quân ở Scotland và bắc Ireland. Cơ sở phát triển lò phản ứng hạt nhân của hải quân hoàng gia đặt tại Dounreay, và cũng là nơi dành cho chương trình phát triển lò phản ứng nhiệt hạch của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Tàu chiến HMS Gannet là trạm tìm kiếm và cứu cấp có căn cứ ở phi trường Prestwick, Ayrshire sử dụng 3 trực thăng Seaking Mk 5. Tàu RM Condor ở Arbroath, Angus là nhà của lực lượng đặc công 45, thuộc thuỷ quân lục chiến hoàng gia.

Hiện tại Scotland có đến 3 căn cứ không quân hoàng gia quan trọng: Không quân hoàng gia Lossiemouth cho máy bay tiêm kích Panavia Tornado, Không quân hoàng gia Kinloss là căn cứ của máy bay tuần tra lãnh hải Nimrod và cuối cùng là Không quân hoàng gia Leuchars là căn cứ không quân phòng không viển bắc tại Vương quốc liên hiệp. Vùng bầu trời mở để thử nghiệm bắn đạn thật vũ khí hạch tâm yếu (depleted uranium) duy nhứt trên các Đảo Anh (British Isles) là ở gần Dundrennan. Kết quả là trên 7000 đạn dược có phóng xạ nằn dưới đáy biển Solway Firth. Điều này gây nhiều quan ngại về môi trường. Số lượng nhiều các căn cứ quân sự ở Scotland khiến nhiều người gọi Scotland bằng thuật ngữ pháo đài. Năm 2004, số đất đai sử dụng bởi Bộ Quốc phòng tại Scotland (sở hữu, mướn hoặc có quyền pháp lý) là 115.200 Ha tiêu biểu cho khoảng 31% đất sử dụng cho quốc phòng của cả liên hiệp Anh.

Nhân khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Dân cư trên phố Buchanan tại Glasgow.
Bài chi tiết: Nhân khẩu Scotland

Dân số của Scotland theo điều tra năm 2001 là 5.062.011. Nay tăng lên 5.094.800 theo điều tra dân số tháng 7 năm 2005. Như vậy, Scotland sẽ là quốc gia đông dân thứ 112 nếu Scotland là quốc gia có chủ quyền. Tuy Edinburgh là thủ đô của Scotland nhưng nó không phải là thành phố lớn nhất; thành phố lớn nhất Scotland với dân số 629.501 người là Glasgow. Vùng tập trung đông dân nhất là các vùng xung quanh Glasgow với khoảng 2,2 triệu người. Scotland có tỉ lệ tóc đỏ cao nhất, hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới với khoảng 13% dân số có tóc đỏ tự nhiên. Nhiều hơn 40% người Scotland mang gien biến đổi Mc1r là yếu tố tạo tóc đỏ ở người.

Nhờ di dân từ thế chiến thứ hai, Glasgow, Edinburgh và Dundee có dân số người châu Á và người châu Á lai Scotland đáng kể. Từ khi mở rộng liên hiệp châu Âu vừa qua, số lượng người trung Âuđông Âu di chuyển đến Scotland gia tăng. Thí dụ, Aleksander Dietkow, Tổng lãnh sự Ba Lan, ước tính có khoảng từ 40.000 đến 50.000 người Ba Lan sinh sống tại Scotland. Cho đến năm 2003, có khoảng 16.315 người Hoa tại Scotland và 18,2% sinh viên quốc tế học ở các trường đại học Scotland đến từ Trung Hoa làm họ trở thành nhóm sinh viên quốc tế đông nhất tại Scotland

Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Tên đường bằng tiếng Gaelic gốc ngày trở nên thông dụng khắp các đường phố vùng Cao nguyên Scotland.

Vương quốc liên hiệp Anh thiếu một nền hiến pháp được điều lệ hóa (codified constitution) nên không có ngôn ngữ chính thức (official language). Tuy nhiên, Scotland có 3 ngôn ngữ chính thức được công nhận: tiếng Anh, tiếng Gaelic Scotland và tiếng Scotland. Tạm gọi chính thức thì tiếng Anh là ngôn ngữ chính và hầu như người Scotland nào cũng nói được tiếng Anh tiêu chuẩn giọng Scotland.

Suốt thế kỷ vừa qua, số người bản xứ nói tiếng Gaelic (giống tiếng Ireland) đã giảm từ 5% đến 1% dân số và số người nầy nói cả hai thứ tiếng tính cả tiếng Anh. Tiếng Gaelic đa số được nói ở vùng Đảo tây nơi mà hội đồng địa phương dùng cụm từ "Comhairle nan Eilean Siar" để chỉ Hội đồng Đảo tây. Tổng văn phòng hộ tịch Scotland ước tính có đến 30% dân số nói lưu loát tiếng Scotland, một loại thuộc ngôn ngữ West Germanic chị em với tiếng Anh.

Tiếng Scotland và tiếng Gaelic được công nhận trong bản hiến chương Liên hiệp châu Âu về ngôn ngữ vùng hay ngôn ngữ thiểu số và được chấp thuận qua bầu phiếu tại UK (Vương quốc liên hiệp) năm 2001. Dựa vào cam kết của UK, hành pháp Scotland rất quan tâm trong việc trợ giúp cả hai ngôn ngữ. Theo đạo luật ngôn ngữ về tiếng Gaelic được quốc hội Scotland thông qua năm 2005 tạo cơ sở pháp định cho việc cung cấp dịch vụ bằng tiếng Gaelic có tầm mức giới hạn, tiếng Anhtiếng Gaelic được tôn trọng như nhau nhưng khác nhau về tư cách pháp lý. Trợ giúp của chính phủ từ từ gia tăng với việc hành pháp Scotland cung cấp tài chánh cho những cơ quan và các dự án về ngôn ngữ Scotland đa dạng, bao gồm tự điển tiếng Scotland.

Có thể nói là số người nói những ngôn ngữ như Ba Lan, Slovak và Litva bằng số người nói tiếng Gaelic tại Scotland.

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Tu viện Iona được xem là nơi khai sinh Cơ Đốc giáo tại Scotland.
Bài chi tiết: Tôn giáo tại Scotland

Giáo hội Scotland, với tên gọi phổ biến hơn là The Kirk, là quốc giáo tại Scotland. Giáo hội Scotland thuộc cộng đồng Kháng Cách (Tin Lành), chấp nhận nền thần học Cải cách với cấu trúc tổ chức theo thể chế Trưởng Lão. Mặc dù là quốc giáo, Giáo hội Scotland không chịu sự chi phối của chính phủ.[20] Giáo hội được chính thức công nhận độc lập với Quốc hội Anh bởi Đạo luật về Giáo hội Scotland năm 1921, giải quyết những tranh chấp kéo dài hàng thế kỷ giữa giáo hội và chính phủ về pháp lý và về các vấn đề tâm linh.

Thời kỳ cải cách tôn giáo ở Scotland khởi đầu từ năm 1560 dưới sự lãnh đạo của John Knox được xem là giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng của nền thần học Calvin kéo dài suốt thế kỷ 17 và 18. Trong thời kỳ này, Giáo hội Scotland duy trì nghiêm nhặt thần học Calvin, và kiểm soát chặt chẽ đời sống tâm linh và đạo lý của đa số dân chúng. Giáo hội đã tạo lập ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình phát triển văn hóa Scotland trong những năm đầu thời hiện đại.

Theo thống kê năm 2001, trong số 40% dân số Scotland nhìn nhận có duy trì mối quan hệ với Giáo hội Scotland, chỉ có 12% là thuộc viên tích cực của giáo hội. Về tổ chức, Giáo hội chia thành nhiều giáo sở tương ứng với mỗi cộng đồng dân cư trên khắp nước, để mỗi nơi đều có một giáo đoàn.

Hiện vẫn tồn tại ở Scotland một cộng đồng Công giáo Rôma với số lượng đáng kể, nhất là ở phía Tây. Sau cuộc Cải cách Tin Lành, Giáo hội Công giáo tiếp tục duy trì ảnh hưởng trên Cao nguyên, và một vài đảo như Uist và Barra. Trong thế kỷ 19, những cuộc di dân từ Ireland giúp gia tăng dân số Công giáo tại Scotland. Điều này tiếp tục suốt thế kỷ 20 với số lượng đáng kể di dân công giáo từ ÝBa Lan vào Scotland. Nhiều khu vực ở Scotland (đặc biệt là vành đai Trung Tây quanh Glasgow) xảy ra những xung đột phe phái, nhất là sự hiềm khích giữa hai đội bóng đá: Celtic truyền thống Công giáo La MãRangers truyền thống Kháng Cách.

Di tích Nhà thờ chính tòa thánh Andrew tại St Andrews, Fife.

Ngoài ra, còn có các giáo phái khác thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo như Giáo hội Tự do Scotland có cùng nguồn gốc với Giáo hội Scotland nhưng có khuynh hướng bảo thủ hơn trong lễ nghi và thần học, Giáo hội Giám nhiệm Scotland hình thành một phần của cộng đồng Anh giáo theo giám mục chế, Giáo hội Giám lý Scoland, cộng đồng Tự trị Giáo đoàn, và một vài phái khác.

Hồi giáo là một tôn giáo không thuộc Cơ Đốc lớn nhất tại Scotland (ước lượng có đến 50.000), mặc dầu chỉ chiếm 1% dân số. Cũng có nhiều cộng đồng Do Thái giáoSikh giáo, đặc biệt là tại Glasgow. Scotland có một tỉ lệ khá cao số người tự nhận không thuộc tôn giáo nào, chiếm khoảng 28% dân số.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống giáo dục Scotland rất khác phần còn lại của Vương quốc liên hiệp, với đặc điểm chú trọng vào nền giáo dục phổ thông. Scotland là quốc gia đầu tiên kể từ khi vùng Sparta thuộc Hy lạp cổ đại áp dụng một hệ thống giáo dục công cộng phổ thông. Giáo dục bắt buộc lần đầu tiên được áp dụng tại Scotland vào năm 1496 khi Đạo luật Giáo dục được ban hành. Đến năm 1561, Giáo hội Scotland tiến hành một chương trình quốc gia với mục tiêu chấn hưng tâm linh, trong đó có việc thành lập một trường học tại mỗi giáo sở. Giáo dục tiếp tục là lãnh vực thuộc thẩm quyền giáo hội cho đến khi ra đời Đạo luật Giáo dục năm 1872.[21] Từ đây, giáo dục được đặt dưới quyền điều hành của chính phủ thay cho giáo hội và trở thành bắt buộc với tất cả trẻ em. Kết quả là từ hơn 200 năm, Scotland có một tỉ lệ cao dân số được giáo dục ở bậc tiểu học, trung học và đại học hơn bất cứ quốc gia nào tại châu Âu. Sự khác biệt giáo dục đã tự nó chứng minh trong nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng đáng kể nhất là số người Scotland theo đuổi học vấn đã trở thành những nhà lãnh đạo trong các chuyên ngành của họ và là những người tiên phong trong cải tiến và khám phá dẫn đến nhiều phát minh của Scotland trong suốt thế kỷ 18 và 19.

Ngày nay trẻ em Scotland dự các kỳ thi tốt nghiệp trung học tiêu chuẩn ở tuổi 15 hoặc 16, đôi khi sớm hơn với 8 môn học trong đó có các môn bắt buộc như sau: Anh ngữ, toán, một ngoại ngữ, một môn khoa học và một môn xã hội. Mỗi trường có thể thay đổi nhóm các môn bắt buộc. Tuổi ra trường là 16 tuổi, sau đó học sinh có thể chọn ở lại trường và học tiếp để thi tốt nghiệp tiếp các bậc thứ cao hơn như Access, Intermediate hoặc Higher GradeAdvanced Higher. Một thiểu số học sinh ở vài trường tư, trường độc lập có thể học theo chương trình giáo dục của Anh thay vì của Scotland.

Hành pháp Scotland tài trợ trên 40 trường cao đẳng và huấn nghệ nơi sinh viên học tập các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng theo đuổi cấp bằng và các lớp đặc biệt về hội họa hay nông nghiệp. Scotland có 13 trường đại học và một cao đẳng đại học (university college) trong đó có 4 trường đại học được thành lập thời trung đại. Không như các nơi khác của Vương quốc liên hiệp, sinh viên Scotland học tại các đại học Scotland không phải trả học phí.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Văn hóa Scotland
Một người đang biểu diễn kèn túi Great Highland Bagpipe

Qua nhiều thế kỷ, một sự phối hợp đa dạng các nền truyền thống đã tạo nên văn hóa Scotland. Một vài môn thể thao truyền thống Scotland chỉ có độc nhất tại các Đảo Anh và cùng tồn tại với những môn phổ biến hơn như bóng đáRugby.

Cảnh quang âm nhạc Scotland là một khía cạnh nổi bật trong văn hóa Scotland, bị ảnh hưởng bởi cả truyền thống và hiện đại. Một thí dụ về nhạc cụ truyền thống Scotland là Great Highland Bagpipe, một loại kèn có một hay nhiều ống nhạc nối liền với một túi hơi. Clàrsach, fiddleaccordion (phong cầm) cũng là nhạc cụ truyền thống của Scotland, hai loại kể sau thì thường được chơi trong các ban nhạc múa dân ca Scotland. Người di cư Scotland mang âm nhạc Scotland truyền thống cùng với họ đã làm ảnh hưởng thể loại nhạc ban đầu của địa phương họ đến sinh sống thí dụ như nhạc đồng quê tại Bắc Mỹ. Ngày nay có rất nhiều ban nhạc Scotland thành công và nhiều nghệ sĩ biểu diễn đa dạng thể loại.

Văn chương Scotland bao gồm sách viết bằng tiếng Anh, Gaelic, Scotland, Pháp, Latin. Thi sĩ kiêm nhạc sĩ Robert Burns làm thơ và soạn nhạc bằng tiếng Scotland mặt dù ông cũng viết nhiều bằng tiếng Anh. Walter ScottArthur Conan Doyle là hai nhà văn thành công và nổi tiếng thế giới trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. J. M. Barrie giới thiệu phong trào được biết đến là "truyền thống kailyard" ở cuối thế kỷ 19 kết hợp hai thành phần fantasy (trừu tượng) và folklore (dân gian) trở lại với văn cách. Vài tiểu thuyết gia hiện đại như Irvine Welsh viết bằng một thứ tiếng Anh riêng biệt của Scotland để phản ánh hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống đương thời.

Hệ thống truyền thông quốc gia BBC Scotland (tiếng Gaelic là BBC Alba) là một thành phần tạo nên British Broadcasting Corporation, một hệ thống truyền thông được tài trợ công cộng của Vương quốc Liên hiệp Anh. Hệ thống truyền thông này điều hành hai trạm phát hình quốc gia và nhiều trạm phát thanh quốc gia. Trạm phát hình thương mãi chính của Scotland là STV. Những tờ báo quốc gia như Daily Record, The Herald, và The Scotsman đều được phát hành tại Scotland. Nhật báo vùng quan trọng gồm có The Courier ở Dundee thuộc miền đông, và The Press and Journal phục vụ Aberdeen và phía bắc

Thể thao là thành phần quan trọng trong văn hóa Scotland. Scotland tổ chức nhiều cuộc tranh tài thể thao cấp quốc gia riêng và được quyền đại diện độc lập ở các cuộc tranh tài thể thao quốc tế như Cúp Bóng đá Quốc tế, Cúp Bóng Quốc tế Rugby và hội thao khối liên hiệp Anh (mặt dầu không có mặt ở Thế vận hội). Scotland có các cơ cấu điều hành thể thao quốc gia riêng như Hội bóng đá ScotlandLiên đoàn bóng Rugby Scotland. Nhiều kiểu bóng đá đã được chơi tại Scotland hàng thế kỷ cho đến năm 1424 mới có hình thức về quy luật xử phạt đầu tiên. Nhưng người Scotland cũng nổi tiếng với tính keo kiệt vàbảo thủ của họ.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay hãng Loganairphi trường Barra, phi trường duy nhất trên thế giới nơi máy bay dân dụng đáp trên đường băng bãi biển.
Bài chi tiết: Giao thông Scotland

Scotland có 4 phi trường quốc tế chính (Phi trường quốc tế Glasgow, Phi trường Edinburgh, Glasgow Prestwick International AirportAberdeen Airport) phục vụ rộng rãi nhiều đường bay liên lục địa và châu Âu với các chuyến bay có thời biểu và các chuyến bay thuê bao. Highland and Islands Airports (hệ thống phi trường Đảo và Cao Nguyên) điều hành 10 phi trường vùng phục vụ những vùng xa xôi của Scotland. Nói đúng ra thì không có hãng máy bay quốc gia nào ở Scotland, mặt dù nhiều hãng hàng không có cơ sở đặt tại Scotland như Loganair, Flyglobespan, City Star Airlines, Air ScotlandScotAirways.

Scotland có 1 hệ thống hỏa xa trải rộng và hoạt động độc lập khỏi phần còn lại của UK theo đạo luật về hỏa xa năm 2005. Các đường hỏa xa East Coast Main Line, West Coast MainlineCross Country Line nối các thành phố chính và thị trấn chính của Scotland với hệ thống hỏa xa Anh. Hãng First ScotRail điều hành dịch vụ hỏa xa trong Scotland. Hành pháp Scotland đang theo đuổi chính sách xây dựng thêm đường hỏa xa mới và mở lại những đường đã bị đóng.

Đường xe hơi và các trục lộ chính do hành pháp Scotland quản lý. Phần còn lại được quản lý bởi chính quyền địa phương của từng nơi. Xa lộ bận rộn nhất đất nước là M8 motorway chạy từ ngoại ô Edinburgh đến trung tâm Glasgow, và tiếp tục đến Renfrewshire.

Dịch vụ phà hàng ngày hoạt động giữa đất liền Scotland và các cộng đồng ngoài các đảo. Các dịch vụ này đa số được điều hành bởi Caledonian MacBrayne, nhưng một ít được điều hành bởi các hội đồng địa phương. Những đường phà khác được phục vụ bởi nhiều công ty nối liền Bắc Ireland, Bỉ, Na Uy, Faroe IslandsIceland.

Biểu tượng quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

FIAV 111000.svgthe Saltire cũng có một phần trong kiểu mẩu của cờ Vương quốc liên hiệp Anh
  • The Saltire (dấu chéo X) hay thánh giá thánh Andrew là cờ Scotland, theo truyền thuyết có từ thế kỷ 9, như vậy thì quốc kỳ xưa nhất vẫn còn được sử dụng và được thấy bay khắp nơi tại Scotland. Hiện tại cờ the Saltire cũng có một phần trong kiểu mẫu của cờ Vương quốc Liên hiệp Anh (gọi là Union Flag).
  • Royal Standard of Scotland (Chuẩn hoàng gia) hay còn gọi Lion Rampant (sư tử chồm lên) là cờ có hình huy hiệu hoàng gia Scotland, cũng thường thấy, nhất là trong các dịp thể thao với sự hiện diện của 1 đội Scotland. Đúng ra thì cờ này là tài sản của vương triều và bất cứ ai khác sử dụng đều coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên hầu như mọi người đều làm ngơ đều này và không bao giờ bị áp chế.
  • Unicorn (con kỳ lân) cũng là biểu tượng của Scotland. Royal Coat of Arms of Scotland (phù hiệu hoàng gia Scotland) được các quốc vương Scotland dùng trước năm 1603 trong đó có hình 1 tấm mộc sư tử chồm được bảo vệ bởi hai kỳ lân.
  • William Wallace là anh hùng dân tộc và là lãnh đạo của cuộc chiến tranh giành độc lập Scotland.
  • Thistle (cây kẽ) là cây biểu tượng của Scotland xuất hiện trong nhiều hình tượng và phù hiệu Scotland và trên tiền UK. Heather (cây thạch nam) cũng được xem là biểu tượng của Scotland.
  • Flower of Scotland (bông hoa Scotland) được công chúng nhìn nhận như quốc ca Scotland và được hát trong các sự kiện quốc tế như các cuộc tranh tài bóng đá hay rugby (giống bóng bầu dục Mỹ) có đội bóng quốc gia Scotland. Tuy nhiên kể từ khi phân quyền, nhiều cuộc thảo luận nghiêm chỉnh hơn về quốc ca dẫn đến kết quả là bài hát nầy đang trong vòng tranh cãi. Những bài hát được đề nghị gồm có Scots Wha Hae, Scotland the BraveA Man's A Man for A' That.
  • Tartan là một loại hàng vải dệt đặc biệt thường biểu thị một tộc dân Scotland riêng biệt, có thể thấy trong loại quần áo gọi là kilt.
  • St Andrew's Day (Lễ Thánh Andrew), 30 tháng 11, là ngày quốc khánh mặt dù đêm Burns' Night có chiều hướng được kỷ niệm rộng rãi.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ nhiều quốc ca không chính thức.
  2. ^ “The Countries of the UK”. Office for National Statistics. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012. 
  3. ^ “Countries within a country”. 10 Downing Street. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2008. The United Kingdom is made up of four countries: England, Scotland, Wales and Northern Ireland 
  4. ^ “ISO 3166-2 Newsletter Date: ngày 28 tháng 11 năm 2007 No I-9. "Changes in the list of subdivision names and code elements" (Page 11)” (PDF). International Organization for Standardization codes for the representation of names of countries and their subdivisions – Part 2: Country subdivision codes. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2008. SCT Scotland country 
  5. ^ “Scottish Executive Resources” (PDF). Scotland in Short. Scottish Executive. Ngày 17 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2006. 
  6. ^ “A quick guide to glasgow”. Glasgow City Centre. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2012. 
  7. ^ The Scottish Adjacent Waters Boundaries Order. London: The Stationery Office Limited. 1999. ISBN 0-11-059052-X. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2007. 
  8. ^ “Our City”. Aberdeen City Council. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2009. Aberdeen's buoyant modern economy – is fuelled by the oil industry, earning the city its epithet as 'Oil Capital of Europe' 
  9. ^ Keay, J. & Keay, J. (1994) Collins Encyclopaedia of Scotland. London. HarperCollins.
  10. ^ Mackie, J.D. (1969) A History of Scotland. London. Penguin.
  11. ^ Devine, T. M. (1999). The Scottish Nation 1700–2000. Penguin Books. tr. 9. ISBN 0-14-023004-1. From that point on anti-union demonstrations were common in the capital. In November rioting spread to the south west, that stronghold of strict Calvinism and covenanting tradition. The Glasgow mob rose against union sympathisers in disturbances that lasted intermittently for over a month 
  12. ^ “Act of Union 1707 Mob unrest and disorder”. London: The House of Lords. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2007. 
  13. ^ Collier, J. G. (2001) Conflict of Laws (Third edition)(pdf) Cambridge University Press. "For the purposes of the English conflict of laws, every country in the world which is not part of England and Wales is a foreign country and its foreign laws. This means that not only totally foreign independent countries such as France or Russia... are foreign countries but also British Colonies such as the Falkland Islands. Moreover, the other parts of the United Kingdom – Scotland and Northern Ireland – are foreign countries for present purposes, as are the other British Islands, the Isle of Man, Jersey and Guernsey."
  14. ^ Devine, T. M. (1999), The Scottish Nation 1700–2000, P.288–289, ISBN 0-14-023004-1 "created a new and powerful local state run by the Scottish bourgeoisie and reflecting their political and religious values. It was this local state, rather than a distant and usually indifferent Westminster authority, that in effect routinely governed Scotland"
  15. ^ “Scotland: Independence Referendum Date Set”. BSkyB. Ngày 21 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2013. 
  16. ^ Gardham, Magnus (ngày 2 tháng 5 năm 2011). “Holyrood election 2011: Alex Salmond: Referendum on Scottish independence by 2015”. Daily Record (Scotland). Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2011. 
  17. ^ “Scottish MEPs”. Europarl.org.uk. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2014. 
  18. ^ TM Devine (1999) op cit "…Stated that the Scots Parliament had the right to decide on Queen Anne's successor, and that England and Scotland could not have the same sovereign in the future unless the London Parliament granted Scots 'Free Communication of trade'…"
  19. ^ Theo BBC
  20. ^ Keay, J. & Keay, J. (1994) Collins Encyclopaedia of Scotland. London. HarperCollins.
  21. ^ "Schools and schooling" in M. Lynch (ed.), The Oxford Companion to Scottish History, (Oxford, 2001), pp. 561–563.
  • Wormald, J., The New History of Scotland, London 1981
  • Smout, T.C., A History of the Scottish People, Fontana 1969
  • Scottish Population History from the 17th Century to the 1930s, CUP 1977
  • Burleigh, J., A Church History of Scotland
  • Spottiswood, J., The history of the Church of Scotland

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]