Châu Đại Dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Châu Đại Dương

Bản đồ thế giới chỉ ra cách hiểu thông thường nhất về châu Đại Dương; các diễn giải khác có thể thay đổi.
Diện tích 9.008.458 km² (3.478.185,1 mi²)
Dân số 32.000.000 (hạng 6)
Quốc gia
Lãnh thổ phụ thuộc
Ngôn ngữ
Múi giờ UTC+8 tới UTC-6

Châu Đại Dương là một khu vực địa lý, thường là địa chính trị, bao gồm một loạt các vùng đất chủ yếu là đảo nằm trong Thái Bình Dương và khu vực cận kề. Thuật ngữ châu Đại Dương là phiên âm từ cụm từ tiếng Trung 大洋洲 để chỉ "Oceania" trong tiếng Anh hay tiếng Pháp. Cụm từ Oceania được nhà thám hiểm người Pháp Dumont d'Urville tạo ra năm 1831. Châu Đại Dương là một trong số các châu lục[1][2][3] được ghi nhận và nó cũng là một trong số 8 khu vực sinh thái đất liền.

Về mặt dân tộc học, các đảo được gộp trong châu Đại Dương được chia ra thành các khu vực nhỏ hơn, bao gồm Australasia, Melanesia, Micronesia, Polynesia[4]. Các phần nhỏ của Melanesia và toàn bộ Micronesia cùng Polynesia không tạo thành phần đại lục của châu Đại Dương.

Ranh giới của châu Đại Dương được xác định theo nhiều cách khác nhau. Phần lớn các định nghĩa coi các phần thuộc Australasia như Australia, New Zealand, New Guinea, một phần nhất định của quần đảo Mã Lai là thuộc châu Đại Dương[5][6][7]

Lịch sử khám phá của các nhà thám hiểm[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm vi[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thống, châu Đại Dương được hiểu như là bao gồm các khu vực: Australasia, Micronesia, Melanesia và Polynesia. Tuy nhiên, diễn giải các khu vực này cũng không cố định; các nhà khoa học và địa lý ngày càng có xu hướng chia châu này thành hai khu vực gọi là châu Đại Dương gầnchâu Đại Dương xa[8]

Phần lớn châu Đại Dương bao gồm các quốc đảo, mỗi quốc đảo bao gồm hàng nghìn đảo san hô vòng và đảo núi lửa, với dân số ít. Australia là quốc gia đại lục duy nhất còn Papua New Guinea là quốc gia duy nhất có biên giới bộ với Indonesia (khi coi toàn bộ Indonesia thuộc về châu Á) hay Indonesia là quốc gia duy nhất có biên giới bộ với Malaysia, Đông Timor, Papua New Guinea (khi coi các đảo thuộc phía đông nước này thuộc về Melanesia của châu Đại Dương). Trong trường hợp Melanesia mở rộng tới các đảo phía đông Indonesia thì điểm cao nhất châu Đại Dương thuộc về đỉnh Puncak Jaya ở tỉnh Papua với độ cao tới 4.884 m (16.024 ft) còn điểm thấp nhất thuộc về hồ Eyre, Australia với độ cao -16 m (-52 ft) so với mực nước biển.

Các khu vực[sửa | sửa mã nguồn]

Các khu vực của châu Đại Dương.

Định nghĩa các khu vực của châu Đại Dương phụ thuộc vào từng nguồn. Bảng dưới đây chỉ ra các phân khu và quốc gia của châu Đại Dương theo biểu đồ phân chia khu vực địa lý của Liên hiệp quốc[7].

Tên khu vực[9] Diện tích
(km²)
Dân số
(ước 1-7-2002)
Mật độ dân số(trên km²) Thủ đô
Trung tâm hành chính
Chiều dài bờ biển
(km)
Australasia[10]
*  Úc 7.686.850 21.050.000 2,7 Canberra 25.760
*  New Zealand[11] 268.680 4.108.037 14,5 Wellington 15.134
Lãnh thổ phụ thuộc Australia:
 Đảo Christmas[12] 135 1.493 3,5 Flying Fish Cove 139
 Quần đảo Cocos (Keeling)

[12]

14 632 45,1 West Island 26
 Đảo Norfolk 35 1.866 53,3 Kingston 32
Melanesia[13]
*  Fiji 18.270 856.346 46,9 Suva 1.129
 Indonesia (phần thuộc châu Đại Dương)[14] 499.852 4.211.532 8,4 Jakarta 54.716
 New Caledonia (Pháp) 19.060 240.390 12,6 Nouméa 2,254
*  Papua New Guinea[15] 462.840 5.172.033 11,2 Port Moresby 5.152
*  Quần đảo Solomon 28.450 494.786 17,4 Honiara 5.313
*  Vanuatu 12.200 196.178 16,1 Port Vila 2.528
Micronesia
*  Liên bang Micronesia 702 135.869 193,5 Palikir 6.112
 Guam (Hoa Kỳ) 549 160.796 292,9 Hagåtña 126
*  Kiribati 811 96.335 118,8 South Tarawa 1.143
*  Quần đảo Marshall 181 73.630 406,8 Majuro 370
*  Nauru 21 12.329 587,1 Yaren (trên thực tế) 30
 Quần đảo Bắc Mariana (USA) 477 77.311 162,1 Saipan 1,482
*  Palau 458 19.409 42,4 Melekeok[16] 1.519
Hoa Kỳ Đảo Wake (USA) 2 Đảo Wake
Polynesia[17]
 Samoa (Mỹ) (USA) 199 68.688 345,2 Pago Pago, Fagatogo[18] 116
New Zealand Quần đảo Chatham (NZ) 966 609 0,6 Waitangi
 Qđ Cook (NZ) 240 20.811 86,7 Avarua 120
Đảo Phục Sinh Đảo Phục Sinh (Chile) 163,6 3.791 23,1 Hanga Roa
 Polynésie (Pháp) (Pháp) 3.961 257.847 61,9 Papeete 2.525
Hawaii Hawaii (Hoa Kỳ) 28.311 1.283.388 72,8 Honolulu
Pháp Quần đảo Loyalty (Pháp) 1.981 22.080 11,14
 Niue (NZ) 260 2.134 8,2 Alofi 64
 Quần đảo Pitcairn (UK) 5 47 10 Adamstown 51
*  Samoa 2.944 214.265 60,7 Apia 403
 Tokelau (NZ) 10 1.431 143,1 [19] 101
*  Tonga 748 106.137 141,9 Nukuʻalofa 419
*  Tuvalu 26 11.146 428,7 Funafuti 24
 Wallis & Futuna (Pháp) 274 15.585 56,9 Mata-Utu 129
Tổng cộng 9.039.675 35.834.670 4,0
Tổng cộng trừ đi Australia đại lục 1.352.825 14.784.670 11,2

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ The Atlas of Canada - The World - Continents
  2. ^ Danh sách các thành viên IOC (122) theo châu lục. Ủy ban Olympic quốc tế: kỳ họp 112, Moskva, 2001
  3. ^ Encarta Mexico "Oceanía"
  4. ^ "Oceania". 2005. The Columbia Encyclopedia, ấn bản lần 6. Nhà in Đại học Columbia.
  5. ^ Merriam Webster's Online Dictionary (dựa trên quyển Collegiate, ấn bản lần thứ 11.) 2006. Springfield MA: Merriam-Webster, Inc.
  6. ^ Xem The Atlas of Canada - The World - Continents
  7. ^ a ă United Nations Statistics Division - Countries of Oceania
  8. ^ Ben Finney, The Other One-Third of the Globe, Journal of World History, quyển 5, số 2, mùa thu, 1994
  9. ^ Theo bản đồ/phân loại của Liên hợp quốc ngoại trừ một vài điểm có ghi chú. Phụ thuộc vào từng định nghĩa, các lãnh thổ khác nhau có thể coi là thuộc châu Đại Dương hay châu Á hoặc Bắc Mỹ.
  10. ^ Phạm vi sử dụng của thuật ngữ này không cố định. Liên hiệp quốc gọi khu vực này là "Australia và New Zealand."
  11. ^ New Zealand cũng hay được coi là thuộc Polynesia thay vì Australasia.
  12. ^ a ă Đảo Christmasquần đảo Cocos (Keeling) là các lãnh thổ ngoài của Australia trong Ấn Độ Dương, phía tây nam Indonesia.
  13. ^ Ngoại trừ các phần thuộc Indonesia, các vùng lãnh thổ đảo tại Đông Nam Á (theo Liên hiệp quốc) nói chung được tính vào khu vực này.
  14. ^ Indonesia nói chung được coi là thuộc Đông Nam Á (LHQ); nhưng một phần các đảo phía đông đôi khi đượp gộp trong Australasia hay Melanesia. Số liệu bao gồm phần của đảo New Guinea thuộc Indonesia (tỉnh (Irian Jaya) và quần đảo Maluku.
  15. ^ Papua New Guinea thường được coi là một phần của Australasia cũng như của Melanesia.
  16. ^ Ngày 7-10-2006, chính quyền Palau đã chuyển van phòng từ Koror tới Melekeok, cách Koror khoảng 20 km về phía đông bắc trên đảo Babelthuap.
  17. ^ Ngoại trừ bang Hawaii của Hoa Kỳ, nằm xa Bắc Mỹ lục địa trong Thái Bình Dươngđảo Phục Sinh, lãnh thổ của ChileNam Mỹ.
  18. ^ Fagatogo là nơi có trụ sở của chính quyền Samoa thuộc Mỹ.
  19. ^ Tokelau, không có trung tâm hành chính. Mỗi đảo san hô vòng đều có trung tâm hành chính riêng của chính nó.

* Những quốc gia độc lập là thành viên Liên hiệp quốc.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]