Giáo phận

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Giáo phận (tiếng Latin: dioecesis hay episcopatus), hay đầy đủ hơn là giáo phận chính tòa, là một đơn vị lãnh thổ gồm nhiều giáo xứ (xứ đạo) hay giáo họ (họ đạo), dưới quyền cai quản của một Giám mục. Đây là tổ chức giáo quyền cơ bản trong các giáo hội Kitô giáo như Công giáo Rôma, Chính thống giáo, Anh giáo và một số giáo hội Tin Lành. (Chính thống giáo và các Giáo hội Công giáo theo nghi lễ phương Đông thì gọi là Eparchy).

Trong Giáo hội Công giáo Rôma, giáo phận được coi là một giáo hội nhỏ ở địa phương dưới quyền của một Giám mục (bishop). Một giáo phận có vị trí đặc biệt trong lịch sử thường mang tên danh dự là tổng giáo phận dưới quyền một tổng Giám mục. Nhiều giáo phận và tổng giáo phận lân cận nhau thường nhóm lại thành giáo tỉnh (ecclesiastical province).

Theo Giáo luật 1983 - dùng từ ngữ của Công đồng Vatican II - thì giáo phận là "một bộ phận dân Chúa được trao phó cho một Giám mục chăn dắt, với sự cộng tác của linh mục đoàn...". Còn theo định nghĩa của Hội đồng Giám mục thì "Giáo phận là các dân Chúa được trao phó cho một Giám mục coi sóc. Theo nghĩa rộng, là vùng lãnh thổ tương ứng (với số dân Chúa đó)". Giáo phận thường mang tên thành phố có đặt tòa Giám mụcnhà thờ chính tòa.

Lãnh thổ của một giáo phận rộng hay hẹp tùy theo số giáo dân và các điều kiện địa lý của các giáo xứ trực thuộc. Giáo phận có lãnh thổ rộng nhất thế giới hiện nay là giáo phận Công giáo Copenhagen của Đan Mạch, bao gồm nước Đan Mạch, Quần đảo Faroe và đảo Greenland với tổng số giáo dân khoảng dưới 40.000 người.

Vào năm 2003, Giáo hội Công giáo Rôma có 569 tổng giáo phận và 2.014 giáo phận.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Diocese, Catholic Encyclopedia (1913), New York Robert Appleton Company
  • Complete list of Catholic dioceses worldwide do Giga-Catholic Information

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]