Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bos javanicus.jpg
Bò banteng (Bos javanicus )
Phân loại khoa học
Giới (regnum) Animalia
Ngành (phylum)

Chordata

Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum) Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum) Gnathostomata
Liên lớp (superclass)

Tetrapoda

Nhánh Synapsida
Nhánh Reptiliomorpha
Nhánh Amniota
Nhánh Mammaliaformes
Lớp (class) Mammalia
Phân lớp (subclass) Eutheria
Phân thứ lớp (infraclass) Placentalia
Liên bộ (superordo)

Laurasiatheria

Nhánh Cetartiodactyla
Bộ (ordo) Artiodactyla
Họ (familia) Bovidae
Phân họ (subfamilia) Bovinae
Chi (genus) Bos
Linnaeus, 1758
Các loài

B. acutifrons (bò rừng tiền sử)
B. aegyptiacus (bò Ai Cập cổ đại) †
B. frontalis (bò tót nhà)
B. gaurus (bò tót)
B. grunniens (bò Tây Tạng, li ngưu)
B. javanicus (bò banteng, bò rừng)
B. planifrons (bò trán phẳng) †
B. primigenius (bò rừng châu Âu) †
B. sauveli (bò xám)

B. taurus (bò nhà)

(tiếng Trung: 牛 Niú, Hán- Việt: Ngưu) là tên gọi chung để chỉ các loài động vật trong chi động vật có vú với danh pháp khoa học Bos, bao gồm các dạng bò hoang dã và bò thuần hóa. Chi Bos có thể phân chia thành 4 phân chi là: Bos, Bibos, Novibos, Poephagus, nhưng sự khác biệt giữa chúng vẫn còn gây tranh cãi. Chi này hiện còn 5 loài còn sinh tồn. Tuy nhiên, một số tác giả coi chi này có tới 7 loài do các giống bò thuần hóa cũng được họ coi là những loài riêng.

Giải phẫu và hình thái[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn các loài là động vật gặm cỏ, với lưỡi dài để liếm các loại cỏ mà chúng thích cùng các răng lớn để nhai cỏ. Nhiều loài là động vật nhai lại, với dạ dày có 4 ngăn (túi) cho phép chúng có thể tiêu hóa những loại cỏ khó tiêu nhất.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay có khoảng 1,3 tỷ[1] bò nhà được nuôi dưỡng, làm cho chúng trở thành một trong những loài động vật có vú được thuần hóa đông đảo nhất về số lượng trên thế giới. Các thành viên của chi này hiện tại được tìm thấy ở châu Phi, châu Á, châu Âuchâu Mỹ. Môi trường sinh sống của chúng không đồng nhất và phụ thuộc vào từng loài cụ thể; chúng có thể thấy trên đồng cỏ, rừng mưa, vùng đất ẩm, xavan và các khu rừng ôn đới.

Sinh thái, hành vi và lịch sử sự sống[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài bò có tuổi thọ khoảng 18-25 năm trong tự nhiên, còn trong tình trạng nuôi nhốt đã ghi nhận có thể sống tới 36 năm. Chúng có chu kỳ mang thai kéo dài 9-11 tháng, phụ thuộc từng loài và sinh ra chủ yếu là 1 con non (ít khi sinh đôi) vào mùa xuân, được gọi chung là .

Phần lớn các loài di chuyển thành bầy từ 10 tới hàng trăm con. Trong phạm vi phần lớn các bầy có một con đực cho tất cả các con cái.

Nói chung chúng là động vật ăn ban ngày, chỉ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian nóng bức vào buổi trưa còn tích cực hoạt động vào thời gian buổi sáng và buổi chiều. Tuy nhiên, trong những khu vực mà con người xâm lấn vào lãnh thổ của bầy đàn thì chúng có thể là những động vật ăn đêm. Một vài loài còn di cư, di chuyển theo nguồn cung cấp thức ăn và nước uống.

Lịch sử tiến hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài bò hiện đại được cho là đã tiến hóa ra từ một tổ tiên chung là bò rừng châu Âu (B. primigenius). Loài này còn sống sót cho tới tận thập niên 1600 khi mà rốt cuộc thì chúng bị săn bắn đến tuyệt chủng.

Hệ thống và phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Chăn bò
Bò lội qua dòng nước

Năm 2003, Ủy ban quốc tế về danh pháp động vật (ICZN) đã giải quyết tranh cãi tồn tại đã lâu về việc đặt tên cho các loài này (hay các cặp của loài) trong chi Bos mà chứa cả hai dạng hoang dã lẫn thuần hóa. Ủy ban "bảo tồn việc sử dụng 17 tên loài dựa trên các loài hoang dã, mà chúng có trước hay đương thời với những loài dựa trên các dạng thuần hóa", xác nhận Bos primigenius cho bò rừng châu Âu và Bos gaurus cho bò tót. Nếu như bò nhà và bò tót nuôi được coi là các loài tách biệt thì chúng cần được đặt tên khoa học tương ứng là Bos taurusBos frontalis; tuy nhiên, nếu chúng được coi là một phần của cùng loài như các họ hàng hoang dã của mình thì tên khoa học chung cho cả loài sẽ tương ứng là Bos primigeniusBos gaurus.

Trong văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Trong văn hóa đại chúng, hình tượng con bò được khắc họa trong nhiều nền văn minh lớn và gắn liền với tín ngưỡng thờ phượng xuất phát từ sự gần gũi và vai trò to lớn của bò trong đời sống của loài người. Nhiều dân tộc sùng kính và tôn thờ con bò, nâng hình ảnh con bò lên vị trí Thần Bò và thờ phụng nó là điển hình là ở Ấn Độ người ta thờ con Bò trắng, người Do Thái thờ con Bê Vàng, người Ai Cập thờ con bò...

Trong văn hóa phương Tây, bò được đề cập qua nhiều câu chuyện thần thoại của Hy Lạp và bò là một con vật trong 12 cung Hoàng Đạo, ứng với cung Kim Ngưu và cũng là một trong những con vật được nhắc đến trong Kinh Thánh. Trong văn hóa Á Đông, bò cũng là động vật nằm trong lục súc, tuy vậy nó bị lép vế nhiều hơn so với hình ảnh con trâu và nhiều khi là hình ảnh ví von cho sự ngờ nghệch.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Briggs H.M., Briggs D.M. (1980). Modern Breeds of Livestock. Nhà in Macmillan.
  • International Commission on Zoological Nomenclature. 2003. Opinion 2027 (Case 3010). Usage of 17 specific names based on wild species which are pre-dated by or contemporary with those based on domestic animals (Lepidoptera, Osteichthyes, Mammalia): conserved. Bull.Zool.Nomencl., 60:81-84.
  • Van Vuure Cis. 2003. De Oeros – Het spoor terug, Cis van Vuure, Wageningen University and Research Centrum / Ministry of the Flemish Community, Brussels & Wageningen.
  • Zong G. 1984. A record of Bos primigenius from the Quaternary of the Aba Tibetan Autonomous Region. Vertebrata PalAsiatica, Volume XXII No. 3 pp. 239–245. Jeremy Dehut dịch sang tiếng Anh, tháng 4 năm 1991. Trực tuyến pdf (62 kB)

Tham chiếu[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thống kê của FAO, chọn country = World +, item = Cattle hay Live animals >, element = Stocks, year = 2007.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]