Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Alekxandr Solzhenitsyn
Alekxandr Solzhenitsyn
Sinh 11 tháng 12 năm 1918
Kislovodsk, Nga
Mất 03 tháng 8, 2008 (89 tuổi)
ngoại ô Moskva, Nga
Công việc Nhà văn

Alekxandr Isayevich Solzhenitsyn (tiếng Nga: Алекса́ндр Иса́евич Солжени́цын, 11 tháng 12 năm 19183 tháng 8 tháng 2008) là nhà văn, nhà viết kịch của Liên Bang Xô ViếtLiên Bang Nga đoạt giải Nobel Văn học năm 1970.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Alekxandr Isayevich Solzhenitsyn sinh ở Kislovodsk, vùng bắc Kavkaz. Bố mất khi Solzhenitsyn chưa sinh, mẹ đi làm nghề đánh máy để nuôi con. Năm 1925 hai mẹ con chuyển về thành phố Rostov-trên-sông-Đông (Rostov-na-Donu). Từ năm 1926 đến 1936 học ở trường phổ thông thường bị bạn bè chế diễu vì đeo thập tự và không muốn vào Đội thiếu niên Lenin. Sau đó, nghe theo lời khuyên của các thầy cô giáo, Solzhenitsyn đã tiếp nhận lý tưởng cách mạng, năm 1936 vào Đoàn thanh niên cộng sản Komsomol. Từ nhỏ Solzhenitsyn đã muốn trở thành nhà văn nhưng có năng khiếu toán học nên năm 1936 ông theo học khoa Toán trường Đại học Rostov để sau này dễ kiếm việc làm. Những năm học ở Đại học Rostov, Solzhenitsyn luôn là sinh viên xuất sắc, được nhận học bổng Stalin.

Năm 1937 ông lý tưởng hóa cách mạng, đã từng dự định viết tiểu thuyết về Chiến tranh thế giới thứ nhất với tên Hãy yêu cách mạng. Năm 1939 ông tham gia lớp học hàm thụ ở Đại học Triết - Văn - Sử Moskva danh tiếng thời đó. Năm 1941 tốt nghiệp Đại học Rostov, nhập ngũ và được thưởng hai huân chương với quân hàm đại úy. Thời gian này Solzhenitsyn sáng tác một số tác phẩm, trong nhận thức và tư tưởng bắt đầu có những thay đổi. Tháng 7 năm 1945 ông bị kết án tù 8 năm vì một bức thư viết gửi bạn bày tỏ quan điểm chống lại chủ nghĩa Stalin. Những năm tháng tù đày, đi qua nhiều nơi trên đất nước đã giúp ông sau này có được chất liệu sống thực cho những tác phẩm của mình. Năm 1952 ông bị ung thư phải mổ nhưng nhờ điều thần kỳ đã qua khỏi. Stalin mất, ông được phục hồi, về sống ở Moskva đến năm 1957 rồi đi Riazan dạy học. Trong thời gian này ông bắt đầu viết tiểu thuyết Tầng đầu địa ngục (В круге первом, 1955-1968) và in truyện vừa đầu tiên Một ngày của Ivan Denisovich (Один день Ивана Денисовича, 1958) cùng một số tác phẩm khác đã khiến ông rất nổi tiếng, đến mức được đề cử nhận giải thưởng Lenin.

Năm 1967, sau khi Alekxandr Solzhenisyn gửi một bức thư ngỏ đến Đại hội nhà văn Liên Xô phản đối chế độ kiểm duyệt, ông bị chính quyền và báo chí phê phán kịch liệt, bị khai trừ khỏi Hội nhà văn, bị cấm in sách. Một số tác phẩm của ông không được in ở trong nước nhưng có người đem in ở nước ngoài mà không xin phép ông như Tầng đầu địa ngục, Trại ung thư (Раковый корпус), Tháng 8 năm 1914 (Август четырнадцатого), điều này càng khiến chính quyền Xô Viết phản ứng nhưng ông được nhiều người biết đến, nhất là những gì ông viết ra đã cho thấy ông là một nhà văn có cái nhìn sắc bén về thời đại ông đang sống.

Năm 1970, Alekxandr Solzhenisyn được tặng giải Nobel nhưng ông không đến Thụy Điển nhận lễ trao giải vì sợ sau đó không trở về nước được; hai năm sau ông mới đến nhận giải và đọc Diễn từ. Năm 1974, sau khi công bố bản tuyên ngôn Không sống bằng dối trá (Жить не по лжи) và cho in tác phẩm Quần đảo GULag (Архипелаг ГУЛаг) ở Paris, Solzenitsyn bị bắt, bị nhà nước Liên Xô tước quyền công dân và bị trục xuất sang Cộng hòa Liên bang Đức, sau đó ông định cư ở Hoa Kỳ.

Bản tuyên ngôn Không sống bằng dối trá được viết ngay trước khi ông bị trục xuất khỏi nước Liên Xô đã thể hiện tâm tư của ông, có đoạn viết Chúng ta đã bị phi nhân tính một cách tuyệt vọng tới mức chỉ vì một khẩu phần ăn khiêm tốn hàng ngày cũng sẵn lòng đánh đổi mọi nguyên tắc của mình, tâm hồn của mình, những nỗ lực của tiền nhân và cơ hội dành cho hậu thế - cốt sao sự tồn tại mong manh của mình không bị phá vỡ. Chúng ta chẳng còn lấy một chút vững vàng, một chút tự hào và một bầu nhiệt huyết. Chúng ta thậm chí còn chẳng sợ cái chết vì vũ khí hạt nhân, không sợ thế chiến thứ ba (còn có thể trú ẩn trong những kẽ hầm mà!), thế nhưng lại sợ những hành động can đảm của công dân! Bài viết này được các báo chí trên thế giới đăng lại hoặc nhắc đến, gồm The Washington Post [1], Time [2]. NewYork Times [3]

Năm 1991, sau thời cải tổ, chính quyền Liên Xô chính thức xóa án cho ông. Tháng 5 năm 1994 ông trở về sống ở Nga. Năm 2006 ông được tặng giải thưởng nhà nước của Liên Bang Nga vì những đóng góp xuất sắc trong hoạt động nhân đạo. Ngày 3 tháng 8 năm 2008, do căn bệnh đau tim, ông qua đời ở nhà riêng tại ngoại ô Moskva, hưởng thọ 89 tuổi. Trước đó ít lâu, ông đã mắc chứng huyết áp cao. Trong khi con trai ông là Stepan nói ông chết do bệnh đau tim, theo một số ghi nhận khác thì ông chết sau cơn đột quỵ. Hay tin, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã gửi lời chia buồn tới gia đình Solzhenitsyn. Nhà văn này còn được Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mô tả là "một trong những lương tâm vĩ đại nhất của Nga trong thế kỷ 20". Tổng thống Pháp cũng đánh giá:

"Sự đấu tranh không khoan nhượng, ý tưởng và cuộc đời dài với đầy sự kiện đã biến Solzhenitsyn thành một hình tượng trong sách vở, kế thừa Dostoyevsky".

Vài tác phẩm của Solzhenitsyn đã được dịch ra tiếng Việt trước năm 1975: Một ngày của Ivan Denisovich, Quần đảo Gulag, Tầng đầu địa ngục.

Câu nói[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trong diễn văn nhận Giải Nobel Hòa bình năm 1971 (diễn văn được đọc thay, vì ông vắng mặt):

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Лейтенант (Viên trung úy, 1945), truyện ngắn.
  • В городе М. (Ở thành phố M., 1945), truyện ngắn.
  • Письмо № 254 (Bức thư số 254, 1945), truyện ngắn.
  • Шестой курс (Khóa 6, 1945), truyện vừa.
  • Один день Ивана Денисовича (Một ngày của Ivan Denisovich, 1958), truyện vừa
  • Случай на станции Кочетовка (Chuyện ở ga Kochetovka, 1963), truyện ngắn.
  • Матренин двор (Ngôi nhà của Matriona, 1963), truyện ngắn.
  • Для пользы дела (Vì lợi ích công việc, 1963), truyện ngắn
  • Захар-Калита (Zakhar - Kalita, 1966), truyện ngắn
  • Знают истину танки! (Xe tăng biết sự thật!, 1963-1967), kịch.
  • Свеча на ветру (Ngọn nến trước gió, 1963-1967), kịch.
  • Свет, который в тебе (Ánh sáng ở trong ngươi, 1963-1967), kịch.
  • В круге первом (Vòng đầu, 1955-1968), tiểu thuyết
  • Раковый корпус (Khu ung thư, 1968), tiểu thuyết
  • Август четырнадцатого (Tháng 8 năm 1914, 1971, Paris), truyện dài.
  • Архипелаг ГУЛаг (Quần đảo GULag, in năm 1973, Paris, năm 1990 ở Nga)
  • Жить не по лжи (Sống không dối trá, 1975), tiểu luận.
  • Красное колесо (Bánh xe đỏ, 1971-1991), tiểu thuyết lịch sử, 10 tập
  • Бодался телёнок с дубом (Bê con húc cây sồi, in 1975, Paris, 1991 ở Nga), tự truyện

Bản dịch tiếng Việt[sửa | sửa mã nguồn]

  • Một ngày trong đời của Ivan Denisovich, Thạch Chương - Trần Lương Ngọc dịch, Sài Gòn, Nguồn Sáng, 1970
    • Một ngày trong đời của Ivan Denisovitr, Đào Tuấn Ảnh dịch, trong Các nhà văn Nga giải Nobel, Hà Nội, Nhà xuất bản Lao động và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, 2007
  • Khu ung thư, Vũ Minh Thiều dịch, Sài Gòn, Ngàn Khơi, 1971
  • Vòng đầu, Vũ Minh Thiều dịch, Sài Gòn, Ngàn Khơi, 1971
    • Tầng đầu địa ngục, Hải Triều dịch (từ bản tiếng Anh The first circle của Thomas P. White), Sài Gòn, Đất Mới,1973
    • Vòng đầu địa ngục, Thạch Chương - Thanh Tâm Tuyền dịch (từ bản tiếng Pháp Le 1er Cercle)
  • Bất ngờ tại nhà ga Krechetovka, Lê Vũ dịch, Hành Trình, 1973
  • Quần đảo ngục tù, Ngọc Thứ Lang. Trí Dũng, 1974 (Quần đảo Gulag)
  • Ngôi nhà của Matriona, Nguyễn Văn Sơn, Trẻ, 1974
    • Ngôi nhà của Matriona'', Võ Minh Phú dịch, trong Các nhà văn Nga giải Nobel, Hà Nội, Nxb Lao động và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, 2007

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]