Nikita Sergeyevich Khrushchyov

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Nikita Sergeyevich Khrushchyov
Ники́та Серге́евич Хрущёв
Nikita Khruchchev Colour.jpg
Nikita Sergeyevich Khrushchyov
Chức vụ
Tiền nhiệm Iosif Stalin
Kế nhiệm Leonid Brezhnev
Thông tin chung
Đảng phái Đảng Cộng sản Liên Xô
Sinh 17 tháng 4, 1894(1894-04-17)
Kalinovka, Đế quốc Nga
Mất 11 tháng 9, 1971 (77 tuổi)
Moskva, Cộng hoà XHCN Liên bang Nga
Tôn giáo Thuyết vô thần

Nikita Sergeyevich Khrushchyov (phiên âm tiếng Việt: Ni-ki-ta Khơ-rút-siốp; tiếng Nga: Ники́та Серге́евич Хрущёв, IPA: [nʲɪˈki.tə sʲɪrˈɡʲe.jɪ.vʲɪ̈tʃʲ xrʊˈʃʲːof]  ( nghe); tiếng Anh: Nikita Khrushchev; tiếng Pháp: Nikita Khrouchtchev) (sinh 17 tháng 4 năm 1894 – mất 11 tháng 9 năm 1971) là Tổng bí thư và thủ tướng Đảng Cộng sản Liên Xô.

Ông là người kế nhiệm Stalin, sau cái chết của Stalin vào năm 1953. Từ năm 1953 đến 1964, ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (thủ tướng) từ năm 1958 đến 1964. Khrushchyov chịu trách nhiệm cho việc Phi Stalin hóa Liên Xô, ủng hộ chương trình không gian của Liên Xô, và nhiều cải tổ tương đối tự do trong chính sách đối nội.

Năm 1964 ông bị hạ bệ bởi những người đồng chí của mình trong đảng và được thay thế bởi Leonid Brezhnev trong chức vụ tổng bí thư và Aleksey Kosygin lên làm thủ tướng. Ông may mắn là không bị giết chết như những người thua cuộc trước đây trong cuộc đấu tranh dành quyền lực ở Liên Xô, mà được cho về hưu với một căn nhà ở Moskva và một dacha (nhà nghỉ mát) ở vùng quê. Những năm còn lại của cuộc đời ông luôn bị sự giám sát chặt chẽ của cơ quan tình báo Nga – KGB. Nhưng hồi ký của ông vẫn được buôn lậu ra phương Tây và được xuất bản một phần vào năm 1970. Khrushchyov mất năm 1971 vì bệnh tim.

Tiểu sử sơ lược[sửa | sửa mã nguồn]

Thời niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Nikita Sergeyevich Khrushchyov sinh năm 1894 tại làng Kalinovka, tỉnh Kursk, nước Nga trong gia đình một người công nhân mỏ tên là Sergei Nikanorovich Khrushchyov (người cha, đã mất năm 1938) – và Ksenya Ivanovna. Nikita có một người em gái kém mình hai tuổi tên là Irina. Mùa đông Khrushchyov đến trường học đọc, học viết, còn mùa hè thì đi làm mục đồng. Năm 1908, lúc Khrushchyov 14 tuổi, ông cùng gia đình chuyển tới mỏ Uspenskiy gần Yuzovka (bây giờ là Donetsk, thuộc Ukraina). Khrushchyov trở thành học trò của người thợ nguội ở nhà xưởng, sau đó làm thợ nguội trong hầm mỏ và như người công nhân mỏ không được lấy ra mặt trận vào năm 1914.

Khrushchyov bị ấn tượng mạnh bởi đất nước và con người ở Uspenskiy.[cần dẫn nguồn] Cậu rất thích mặc trang phục truyền thống của Ukraina, tuy nhiên vẫn tự nhủ mình là người Nga.

Nikita trông rất thông minh, tuy nhiên thời niên thiếu chỉ được đi học trong 2 năm và biết đọc biết viết thành thạo khi 12–13 tuổi. Ông đã làm công nhân trong khá nhiều nhà máy và hầm mỏ. Trong Thế chiến thứ nhất, ông tham gia các hoạt động công đoàn và sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, ông gia nhập Hồng Quân.

Đảng Cộng sản
Liên Xô

КПСС.svg

Lịch sử Đảng

Tổ chức Đảng
Đại hội
Ủy ban Trung ương
Bộ Chính trị
Ban Bí thư
Ban tổ chức
Ủy ban Kiểm soát
Ủy ban Kiểm tra TW Đảng

Lãnh tụ
V. I. LeninI. V. Stalin
G. M. MalenkovN. K. Khrushchyov
L. I. BrezhnevYu. V. Andropov
K. U. ChernenkoM. S. Gorbachyov

Báo Sự thật
Đoàn Thanh niên Cộng sản

Cổng tri thức: Chủ nghĩa cộng sản


Gia đình Khrushchyov N.S[sửa | sửa mã nguồn]

Nikita Sergeyevich đã hai lần cưới vợ (theo dữ liệu không chính thức là ba lần). Cuộc hôn nhân đầu tiên với Efrosinya Ivanovna Pisareva, đã mất vào năm 1920.

N.S Khrushchyov có tất cả 5 người con: 2 con trai và 3 con gái, có 2 con với người vợ đầu là Yulia và Leonid.

  1. Leonid Nikitish Khrushchyov (10 tháng 11 năm 191711 tháng 3 năm 1943) — phi công quân đội, bị mất tích. Người vợ đầu tiên của Leonid là Rozа Treyvas, cuộc hôn nhân kéo dài không lâu và bị hủy bỏ theo mệnh lệnh riêng của N.S. Khrushchyov. Người vợ thứ hai — Lyubov' Illarionovna Sizyx, bị bắt vào năm 1942 (theo dữ liệu khác, vào năm 1943)), bị buộc tội "hoạt động gián điệp", được trả tự do vào năm 1954. Từ cuộc hôn nhân này có hai người con — con trai Yuriy Leonidovich Khrushchyov (sinh năm 1935), phi công lái bay thí nghiệm có công, đại tá về hưu, và con gái Yuliya Leonidovna Khrushchyova.
  2. Yulia Nikitishna Khrushchyova — lấy chồng là Viktor Petrovich Gontaryom, giám đốc nhà hát opera Kiev.

Theo các dữ kiện chưa được khẳng định, N.S Khrushchyov đã cưới vợ là Nadezhda Gorskaya trong thời gian ngắn.

Người vợ tiếp theo, Nina Petrovna Kukharchuk, sinh 14 tháng 4 năm 1900 ở làng Vasilyov, tỉnh Kholmskaya (hiện nay là lãnh thổ Ba Lan). Họ cưới nhau vào năm 1924, tuy nhiên mãi tới năm 1965 cuộc hôn nhân mới được đăng kí chính thức ở ZhAGS. Người đầu tiên trong số các bà vợ của các vị lãnh tụ Xô viết chính thức đi theo chồng trong các buổi đón tiếp, kể cả ở nước ngoài. Mất vào 13 tháng 8 năm 1984, được an táng ở nghĩa trang Novodevich ở Mat-xcơ-va. Con gái đầu tiên từ cuộc hôn nhân này đã qua đời khi còn nhỏ.

Người con gái Rada Nikitishna Adzhubey, sinh ở Kiev vào năm 1929. Chồng cô ấy — Aleksey Ivanovich Adzhubey, biên tập viên chính tờ báo "Tin tức" (tiếng Nga: «Известия»).

Người con trai Sergey Nikitish Khrushchyov sinh vào năm 1935 ở Mát-xcơ-va, tốt nghiệp trường № 110 với huy chương vàng, kĩ sư hệ thống tên lửa, giáo sư, từ năm 1990 sống và giảng dạy ở Hoa Kỳ, hiện nay là công dân nước này.[1]. Sergey Nikitish sinh được hai người con trai, người anh tên là Nikita, người em là Sergey. Sergey hiện sống ở Mát- xcơ-va. Nikita mất vào ngày 22 tháng 2 năm 2007, được an táng tại nghĩa trang Novodevich ở Mat-xcơ-va cạnh ông bà. [6]

Vào năm 1937 con gái N.S. Khrushchyov là Elena chào đời.

Gia đình Khrushchyov đã sống ở Kiev trong ngôi nhà cũ của Poskryobyshev, ở nhà nghỉ ngoại ô ở Mezhgor'; lúc ở Mat-xcơ-va đầu tiên ở phố Maroseyka, sau đó ở Nhà Chính phủ («Nhà bên bờ kè»), ở phố Granovskiy, ở biệt thự quốc gia trên dãy núi Lenin (phố Kosygina hiện nay), lúc sơ tán — ở Kuybyshev, Samara, sau khi về hưu — ở nhà nghỉ ngoại ô ở Zhukovka 2.

Sự nghiệp chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1918 Khrushchyov được kết nạp vào đảng của những người bôn-sê-vic. Ông tham gia chiến tranh Vệ quốc (trong 131 ngày (nguồn không rõ)). Sau khi chiến tranh kết thúc, ông làm công tác đảng và kinh tế.

Vào năm 1922 Khrushchyov trở về Yuzhovka và học ở khoa công nhân trường trung cấp kĩ thuật chuyên nghiệp Dontekhnikum, sau đó trở thành bí thư đảng của trường này. Vào tháng 7 năm 1925 ông được chỉ định làm lãnh đạo đảng huyện Petrovo-Mar'inskiy vùng phụ cận Stalinskiy.

Vào năm 1929 ông vào học ở Viện công nghiệp Mat-xcơ-va, sau đó được bầu làm bí thư đảng ủy viện.

Stalin và Khrushchyov trong đoàn chủ tịch kì họp Ủy ban Chấp hành Trung ương Liên Xô[2] (tháng 1 năm 1936)

Từ tháng 1 năm 1931 - bí thư ban chấp hành quận Baumanskiy, sau đó là quận Krasnopresnenskiy, vào những năm 1932-1934 lúc đầu làm bí thư thứ hai, sau đó là bí thứ nhất Thành ủy Mat-xcơ-va Đảng cộng sản Liên Xô.

Vào năm 1938, ông trở thành bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương (BCH TƯ) Đảng Cộng sản Ukraina và là ứng cử viên vào thành viên Bộ chính trị, và một năm sau đó là thành viên Bộ chính trị BCH TƯ Đảng cộng sản Liên Xô[3]. Nắm những chức vụ này ông đã tỏ rõ bản lĩnh người chiến sĩ đấu tranh chống những «kẻ thù của nhân dân» đến cùng.[4]

Vào những năm Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Khrushchyov là thành viên các hội đồng chiến tranh hướng Tây Nam, Đông Nam, mặt trận Stalingradskiy, mặt trận phía Nam, mặt trận Varonezhskiymặt trận Pervyi Ucrainskiy. Hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Stalin, ông đã là một trong số những người có tội trong thảm họa Hồng quân công-nông[5] bị bao vây ở Kiev (1941) và ở Kharkov (1942). Sau khi chiến tranh kết thúc, ông mang quân hàm trung tướng.

Vào tháng 10 năm 1942 sắc lệnh do Stalin ký bãi bỏ hệ thống chỉ huy kép và chuyển các ủy viên từ cán bộ chỉ huy thành cố vấn đã được ban hành. Khrushchyov ở trong thê đội chỉ huy tiền tuyến sau Mamaevyi Kurgan, sau đó làm việc ở nhà máy máy kéo.

Trong giai đoạn từ 1944 đến 1947 ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Ukraina, sau đó một lần nữa được bầu làm bí thư thứ nhất BCH TƯ Đảng cộng sản (của những người bôn-sê-vich) Ukraina. Từ tháng 12 năm 1949, một lần nữa ông làm bí thư thứ nhất tỉnh Moskva và bí thư BCH TƯ đảng.

Vào tháng 6 năm 1953, sau cái chết của Iosif Stalin, ông là một trong những người khởi xướng chính việc cách tất cả các chức vụ và bắt giam Lavrentiy Pavlovich Beriya.

Vào tháng 9 năm 1953 Khrushchyov được bầu làm bí thư thứ nhất BCH TƯ. Tại đại hội lần thứ 20 Đảng cộng sản Liên Xô, ông đã đọc báo cáo về sự sùng bái cá nhân của I.V. Stalin.

Tại "Hội nghị toàn thể tháng Sáu" năm 1957, BCH TƯ đã giành thắng lợi trước nhóm chống đảng của V. Molotov, G. Malenkov, L. Kaganovich và kẻ hùa theo nhóm này là Shepilov.

Từ năm 1958 ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.

Khrushchyov nắm những chức vụ này cho tới ngày 14 tháng 10 năm 1964, khi Hội nghị toàn thể tháng Mười BCH TƯ được tổ chức với sự vắng mặt của ông. Khrushchyov nghỉ hưu, thôi các chức vụ đảng và nhà nước "do tình trạng sức khỏe".[6]. Phó chủ nhiệm phòng quan hệ với các đảng công nhân và cộng sản của các nước xã hội chủ nghĩa thuộc BCH TƯ Đảng cộng sản Liên Xô Nikolay Nikolayevich Mesyatsev nhớ lại:[7]

Từ đó, Nikita Khrushchyov sống bằng tiền lương hưu. Ông mất vào ngày 11 tháng 9 năm 1971.

Sau khi thôi chức, tên của Khrushchyov không hề "được nhắc tới" trong hơn 20 năm (cũng như tên của Stalin và nhất là tên của Malenkov); trong Đại bách khoa toàn thư Xô-viết chỉ có đôi dòng ngắn gọn nói về Khrushchyov như sau: Trong hoạt động của ông có các nhân tố của chủ nghĩa chủ quaný chí luận. Đã có tranh luận về hoạt động của Khrushchyov trong Cuộc cải tổ. Theo đó Khrushchyov nổi bật với vai trò "người tiên phong" của cuộc cải tổ, và người ta cũng đã xét đến vai trò cá nhân của Khrushchyov trong các vụ đàn áp, cũng như xét các mặt tiêu cực trong việc lãnh đạo của ông. «Hồi ký» của Khrushchyov mà ông viết nhờ tiền lương hưu đã được đăng ở các tạp chí xô-viết.

Trong lúc còn sống, tên của Khrushchyov đã được đặt cho thành phố của những người thợ xây dựng nhà máy thủy điện Kremenchuk (tỉnh Kirovograd, Ukraina) trong một thời gian ngắn. Thành phố này vào năm 1962 được đổi tên thành Kremges, khi Khrushchyov vẫn còn đương chức, sau đó vào năm 1969 tiếp tục được đổi tên thành Svetlovodsk.

Các cuộc cải cách của Khrushchyov[sửa | sửa mã nguồn]

Các hoạt động chính trị chủ yếu[sửa | sửa mã nguồn]

Hồi ký Khrushchyov[sửa | sửa mã nguồn]

Trong năm 1970 hồi ký của ông bằng tiếng Anh với tựa là Khrushchev Remembers (Khrushchyov nhớ lại) xuất hiện, tuy nhiên vì quan hệ với bộ chính trị, ông luôn phủ nhận đó là của mình. Nhưng mà giọng ông thâu trên băng, lúc ông về hưu đã đọc cho viết lại tại Datscha mình, đã chứng nhận điều đó. Con ông trong một ấn bản sau này, cho biết mình chính là thành người hiệu đính và lưu giữ bản thảo, theo ông đó là "một việc rất nguy hiểm". Chính quyền thời đó "đã làm tất cả để hồi ký của Khrusev không ra đời được." Toàn bộ bản viết của Khrushchyov lần đầu tiên công bố năm 1990-1995 trong tạp chí “Các vấn đề lịch sử” ở Nga.[8]

Những câu nói nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Phê bình[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh Khrushchyov trong nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Nikita Sergeyevich Khrushchyovshchyov từng được đề cập trong bộ phim Enemy at the Gate, với vai trò là người chỉ huy quân đội trong trận Stalingrad!

Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Tưởng niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ William Taubman (2004). “Khrushchev: The Man and His Era”. New York: W.W.Norton&Company. ISBN 0-393-32484-2. 
  2. ^ tiếng Nga: Центра́льный Исполни́тельный Комите́т СССР, (ЦИК CCCР) dịch nghĩa: Ủy ban Chấp hành Trung ương Liên Xô, là cơ quan cao nhất chính quyền quốc gia Liên bang Xô viết 1922—1938 giữa các kì Đại hội các Xô viết toàn Liên Xô. Tất cả các Đại hội đều diễn ra ở Matxcova.
  3. ^ tiếng Nga: ВКП(б) = Всесоюзная коммунистическая партия (большевиков) = Đảng cộng sản toàn Liên Xô (của những người bôn-sê-vic), tên chính thức của Đảng cộng sản Liên Xô giai đoạn 1925—1952
  4. ^ Theo một số công bố, một mẫu thư ngắn của Khrushchyov gửi cho Stalin vào năm 1938 từ Kiev [1], [2], [3], [4]
    có nội dung như sau: «Iosif Vissarionovich kính mến! Ukraina hàng tháng gửi 17-18 ngàn người bị trấn áp, còn Matxcova khẳng định không quá 2-3 ngàn người. Yêu cầu đồng chí thi hành các biện pháp. Người luôn yêu mến đồng chí, N.S. Khrushchyov».
    Nghị quyết ngắn của Stalin trả lời bức thư này rất thú vị: «Im đi, thằng ngu!» [5] Tuy nhiên, không ai trong số các tác giả viết những bài báo này chỉ ra đường dẫn tới kho lưu trữ, trong đó giữ «bức thư ngắn của Khrushchyov» này. Phóng viên, sử gia Leonid Mikhailovich Mlechin vào ngày 20 tháng 9 năm 2009 trên sóng đài phát thanh «Tiếng vang Matxcova» đã kiên quyết bác bỏ huyền thoại này, cho rằng mẫu thư đó không thể nào tồn tại. Leonid Mlechin trước hết đã chỉ ra cách diễn đạt trong bức thư này hoàn toàn không thể có.
  5. ^ РККА (tiếng Nga: Рабоче-Крестьянская Красная Армия = quân đội đỏ công nhân - nông dân = Hồng quân công nông)
  6. ^ “Проект решения ЦК КПСС об освобождении Хрущёва от должности”. 
  7. ^ “Горизонты в лабиринте”. Советская Россия. 
  8. ^ HỒI KÝ KHRUSEV , Nguyễn Học (dịch từ bản tiếng Nga), tusachnghiencuu, tr. 1

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]