Cấm vận

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Cấm vận là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, viện trợ, buôn bán, thương mại, vũ khí, năng lượng, đi lại vận chuyển hàng hóa (bằng hàng không hay đường biển), khoa học kỹ thuật... với một nước nào đó. Nó thường được một nước có nhiều tiềm lực, có nhiều ảnh hưởng sử dụng để chống lại một nước khác. Mục tiêu của cấm vận là gây khó cho nước khác trên lĩnh vực bị cấm vận cũng như các lĩnh vực có liên quan. Ảnh hưởng của cấm vận kinh tế tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế của nước cấm vận, khả năng kinh tế của nước bị cấm vận và các đồng minh của nó. Các nước nhỏ, cô lập, khi bị nước lớn cấm vận thì có thể gặp khó khăn trong việc xuất nhập khẩu, khó hòa nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế khó phát triển hơn và khó tiếp cận các tài nguyên chiến lược.

Lệnh cấm vận thường được sử dụng như một sự trừng phạt chính trị do sự bất đồng về chính sách và hành động trái với một nhóm nước lớn mạnh về mọi mặt. Mặt khác nó còn là công cụ xử lý, đe doạ một số quốc gia không tuân theo.

Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, OPEC... là các tổ chức/quốc gia có khả năng cấm vận gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các quốc gia khác.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]