Nông nghiệp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Những người nông dânTula, nước Nga

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọtchăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.[1]

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.

Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:

  • Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.
  • Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi...

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Các nguồn gốc thời tiền sử[sửa | sửa mã nguồn]

Làm vườn rừng (Forest gardening) được xem là một hình thức nông nghiệp lâu đời nhất trên thế giới.[2] Các thức này bắt đầu vào thời kỳ tiền sử dọch theo các bờ sông trong rừng và ở các chân đồi ẩm ướt trong vùng nhiệt đới gió mùa. Trong quá trình diễn biến từ từ của một gia đình cải thiện môi trường sống của họ, các loài nho và cây hữu ích dần được nhận dạng, được bảo vệ và cải tiến ngược lại các loài không mong muốn thì bị loại bỏ. Thậm chí các loài ngoại lai được chọn lọc và trồng trọt trong khu vườn của họ.[3]

Thời cổ đại[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng trăng lưỡi liềm màu mỡ của Tây Á, Ai Cập, và Ấn Độ là những nơi có hoạt động gieo trồng và thu hoạch theo kế hoạch sớm nhất so với hái lượm trong tự nhiên. Sự phát triển độc lập của ngành nông nghiệp xuất hiện ở phía Bắc bà Nam Trung Quốc, Sahel của châu Phi, New Guinea và một số khu vực của châu Mỹ.[4] Tám loài được xem là nền tảng cây trồng thời đồ đá mới là: lúa mì emmerlúa mì einkorn, đại mạch, đậu Hà Lan, lens, Vicia ervilia, Cicer arietinumlanh (Linum usitatissimum).

Nông nghiệp được xem là bắt đầu sớm nhất ở vùng Levant, Địa trung hải. Tại di tích Tell Abu Hureyra phát hiện dấu tích sớm nhất của lúa mì (chừng 9050 năm trước Công nguyên). ngoài ra còn có nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của cư dân đông nam á. nền văn minh nông nghiệp này xuất hiện vào khoảng 10000 đến 15000 nghìn năm trước công nguyên

Vào năm 5000 TCN, người Sumer đã phá triển các kỹ thuật nông nghiệp thiết yếu như canh tác mở rộng trên quy mô lớn, canh tác một vụ, tưới tiêu, và sử dụng lực lược lao động chuyên biệt, đặc biệt dọc theo các đường thủy mà hiện nay là Shatt al-Arab, từ châu thổ vịnh Ba Tư đến TigrisEuphrates. Thuần hóa các loài aurochsmouflon hoang dại thành bò nhà và cừu, mở ra việc sử dụng động vật làm thực phẩm/sợi. Những người chăn cừu trở thành người cung cấp thực phẩm quan trọng theo phương thức xã hội du canh du cư. Ngô, sắn (củ mì), và mì tinh được thần hóa đầu tiên ở châu Mỹ vào khoảng 5200 TCN.[5]

Một trung tâm thần hóa nhỏ của người dân bản địa phía Đông Hoa Kỳ, họ đã thuần hóa một số loại cây trồng. Hoa hướng dương, thuốc lá,[6] các giống bí và Chenopodium cũng như các loại cây không phát triển như Iva annuaHordeum pusillum đã được thần hóa.[7][8] Các loài thực phẩm dại khác có thể đã trải qua quá trình trồng trọt chọn lọc như lúa dạiphong đường. Các giống dâu tây phổ biến nhất đã được thuần hóa ở Tây Bắc Bắc Mỹ.[9]

Thời trung cổ[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay[sửa | sửa mã nguồn]

Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học, ethanol..), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp như (thuốc lá, cocaine..)

Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông nghiệp. Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diêt nấm, phân đạm.

Xem Thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Bách khoa toàn thư Việt Nam - Nông Nghiệp
  2. ^ Douglas John McConnell (2003). The Forest Farms of Kandy: And Other Gardens of Complete Design. tr. 1. 
  3. ^ Douglas John McConnell (1992). The forest-garden farms of Kandy, Sri Lanka. tr. 1. 
  4. ^ In particular, the history of maize cultivation in southern Mexico dates back 9000 years. New York Times, accessdate=2010-5-4
  5. ^ "Farming older than thought", University of Calgary, ngày 19 tháng 2 năm 2007.
  6. ^ Heiser, Carl B., Jr. (1992) On Possible Sources of the Tobacco of Prehistoric Eastern North America. Current Anthropology 33:54-56.
  7. ^ Prehistoric Food Production in North America, edited by Richard I. Ford. Museum of Anthropology, University of Michigan, Anthropological Papers 75.
  8. ^ Adair, Mary J. (1988) Prehistoric Agriculture in the Central Plains. Publications in Anthropology 16. University of Kansas, Lawrence.
  9. ^ Paul E. Minnis (editor) (2003) People and Plants in Ancient Eastern North America. Smithsonian Institution Press, Washington, D.C.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Alvarez, Robert A. (2007). "The March of Empire: Mangos, Avocados, and the Politics of Transfer". Gastronomica, Vol. 7, No. 3, 28-33. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2008.
  • Bolens, L. (1997). "Agriculture" in Selin, Helaine (ed.), Encyclopedia of the history of Science, technology, and Medicine in Non Western Cultures. Kluwer Academic Publishers, Dordrecht/Boston/London, pp. 20–22.
  • Collinson, M. (ed.) A History of Farming Systems Research. CABI Publishing, 2000. ISBN 978-0-85199-405-5
  • Crosby, Alfred W.: The Columbian Exchange: Biological and Cultural Consequences of 1492. Praeger Publishers, 2003 (30th Anniversary Edition). ISBN 978-0-275-98073-3
  • Davis, Donald R.; Riordan, Hugh D. (2004). "Changes in USDA Food Composition Data for 43 Garden Crops, 1950 to 1999". Journal of the American College of Nutrition, Vol. 23, No. 6, 669-682.
  • Duplessis, Robert. S. (1997). "Transitions to Capitalism in Early Modern Europe." Cambridge University Press.
  • Friedland, William H.; Barton, Amy (1975). "Destalking the Wily Tomato: A Case Study of Social Consequences in California Agricultural Research". Univ. California at Sta. Cruz, Research Monograph 15.
  • Mazoyer, Marcel; Roudart, Laurence (2006). A history of world agriculture: from the Neolithic Age to the current crisis. Monthly Review Press, New York. ISBN 978-1-58367-121-4
  • Saltini A. Storia delle scienze agrarie, 4 vols, Bologna 1984-89, ISBN 978-88-206-2412-5, ISBN 978-88-206-2413-2, ISBN 978-88-206-2414-9, ISBN 978-88-206-2414-9
  • Watson, A.M. (1974). "The Arab agricultural revolution and its diffusion", in The Journal of Economic History, 34.
  • Watson, A.M. (1983). Agricultural Innovation in the Early Islamic World, Cambridge University Press.
  • Wells, Spencer (2003). The Journey of Man: A Genetic Odyssey. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-11532-0
  • Wickens, G.M. (1976). "What the West borrowed from the Middle East", in Savory, R.M. (ed.) Introduction to Islamic Civilization. Cambridge University Press.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]