Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Viết tắt
WP:NDTC
Hướng dẫn Wikipedia
Cơ bản
Giới thiệu Wikipedia
Quy định và hướng dẫn
Viết bài mới
Văn phong và mã wiki
Cẩm nang văn phong
Cú pháp và mã wiki
Nội dung
Xung đột lợi ích
Đừng chép nguyên văn
Quy định sử dụng hình ảnh
Thái độ trung lập
Thông tin kiểm chứng được
Nội dung vô nghĩa
Trang cá nhân
Tiêu chuẩn mục từ
Độ nổi bật
Phân loại
Trang con
Thể loại, danh sách, hộp
Danh sách
Thể loại
Soạn bài
Táo bạo
Tạo mạng lưới
Tóm lược sửa đổi
Kích thước mục từ
Thảo luận
Hướng dẫn trang thảo luận
Ký tại trang thảo luận
Ứng xử
Phép ứng xử
Đừng gây rối để chứng tỏ quan điểm
Đừng cắn người mới đến
Đừng lạm dụng

Đây là một hướng dẫn về mức độ đáng tin cậy của các loại nguồn cụ thể. Các quy định có liên quan về các nguồn là Wikipedia:Thông tin kiểm chứng đượcWikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa công bố, và các ràng buộc khác đối với tiểu sử của người đang sống. Các bài viết Wikipedia cần nói đến tất cả các quan điểm đa số và thiểu số đáng ghi nhận mà đã được xuất bản bởi các nguồn đáng tin cậy. Xem Wikipedia:Thái độ trung lập.

Các bài viết Wikipedia cần được dựa trên các nguồn đáng tin cậy, độc lập, đã xuất bản. Nguồn đáng tin cậy là các tài liệu có uy tín đã được xuất bản với một quy trình xuất bản đáng tin cậy; các tác giả nói chung là được coi là đáng tin tưởng hoặc có uy tín về chủ đề đang nói tới. Một nguồn đáng tin cậy đến đâu còn phụ thuộc ngữ cảnh. Quy tắc ngón tay cái là: càng có nhiều người tham gia kiểm tra dữ kiện, phân tích các vấn đề pháp lý, và săm soi bài viết, thì ấn bản càng đáng tin cậy. Nguồn cần trực tiếp hỗ trợ thông tin được trình bày trong bài và cần phù hợp với các khẳng định được đưa ra; nếu một chủ đề không có nguồn đáng tin cậy thì Wikipedia không nên có bài viết về chủ đề đó. Xem Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy/Bảng tin về các thắc mắc về độ tin cậy của các nguồn cụ thể.

Tổng quan[sửa]

Các bài viết cần dựa vào các nguồn đã xuất bản, độc lập, với uy tín về việc kiểm tra dữ kiện và tính chính xác. Điều đó có nghĩa là chúng ta chỉ viết về quan điểm của tác giả đáng tin cậy, không phải các quan điểm của các thành viên Wikipedia, những người đã tự đọc và giải nghĩa các tài liệu thuộc loại nguồn sơ cấp. Dưới đây là các ví dụ về một số dạng nguồn đáng tin cậy và các vấn đề về độ tin cậy của nguồn, không phải danh sách đầy đủ. Việc chọn nguồn như thế nào cho đúng đắn luôn luôn phụ thuộc vào ngữ cảnh; kinh nghiệm (common sense) và phán đoán của biên tập viên là một phần không thể thiếu của quy trình này.

Hàn lâm[sửa]

Xem thêm thông tin: Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được#Nguồn đáng tin cậy
  • Bài viết nên dựa vào các nguồn thứ cấp. Khi sử dụng nguồn sơ cấp, nên hết sức cẩn thận: thành viên không nên tự suy luận nội dung nguồn sơ cấp. Xem Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố
  • Các tài liệu như là bài báo hoặc công trình nghiên cứu đã qua thẩm định bởi các học giả được coi là các tài liệu đáng tin cậy. Tài liệu đã được công bố trên các nhà xuất bản có uy tín cũng được coi là đã qua thẩm định bởi các học giả.
  • Luận văn tiến sỹ đã hoàn thành và được công bố, được xem là tài liệu có tính hàn lâm. Các tài liệu này đã qua thẩm định, và có thể tra cứu tại thư viện. Các luận văn viết dở chưa qua thẩm định và như vậy không được coi là tài liệu đã công bố. Vì vậy theo qui định chúng không được coi là các tài liệu đáng tin cậy.
  • Mức độ đáng tin cậy của nguồn có thể được kiểm định bằng cách kiểm tra liệu nguồn đã được sử dụng trong tài liệu giảng dạy chính thống, ví dụ như kiểm tra số lần tài liệu đó đã được trích dẫn trong các công trình có tính khoa học. Hệ quả của điều đó là một bài báo không được trích dẫn, đặc biệt là trong lĩnh vực được nghiên cứu nhiều, chỉ nên được sử dụng một cách rất thận trọng, và việc liệu có nên sử dụng nguồn đó hay không là tùy thuộc vào ngữ cảnh.
  • Các nghiên cứu biệt lập phải được xem xét một cách thận trọng, và chúng có thể thay đổi so với các nghiên cứu gần đây hơn. Độ khả tín của một nghiên cứu riêng biệt tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu. Các nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực phức tạp và khó hiểu thường khó có thể đoan chắc hơn. Nên tránh việc nhấn mạnh khi sử dụng chỉ một nguồn duy nhất trong các lĩnh vực như vậy.

Các cơ quan thông tấn báo chí[sửa]

Xem thêm thông tin: Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được và Wikipedia:Tiểu sử người đang sống

Tài liệu từ các cơ quan thông tấn báo chí dòng chính được hoan nghênh, đặc biệt là những nguồn có thị trường lớn (the high-quality end of the market), chẳng hạn như The Washington Post của Mỹ, The Times của Anh, và hãng tin The Associated Press. Tuy nhiên, cần rất cẩn thận để phân biệt giữa các tin tức và các quan điểm. Các nội dung quan điểm chỉ đáng tin cậy cho các khẳng định về quan điểm của tác giả, không phải cho các khẳng định về dữ kiện. Khi dẫn quan điểm từ các tờ báo hay các hãng tin dòng chính, cần quy chiếu tác giả một cách rõ ràng ngay trong bài. Khi bổ sung các nội dung gây tranh cãi về tiểu sử người đang sống dựa trên các cơ quan báo chí, chỉ nên sử dụng nội dung từ những cơ quan báo chí chất lượng cao mà thôi.

Nguồn tự xuất bản[sửa]

Chỉ nên dùng các nguồn tự xuất bản trong một số rất ít trường hợp; Xem ở trên.

Các nguồn cực đoan và fringe[sửa]

Xem thêm thông tin: Wikipedia:Fringe theories

Đối với các tổ chức và cá nhân thể hiện các quan điểm được thừa nhận rộng rãi là cực đoan, chỉ nên sử dụng các nguồn này cho các thông tin về chính họ và trong các bài viết về chính họ hoặc các hoạt động của họ; mọi thông tin sử dụng đều phải liên quan trực tiếp tới chủ thể. Không nên lấy từ các nguồn như vậy các nội dung gây tranh cãi, tuyên bố về các bên thứ ba, trừ khi các tuyên bố này đã được xuất bản bởi các nguồn uy tín. Bài viết không nên dựa chủ yếu vào các nguồn như vậy.

Đối với các tổ chức và cá nhân quảng bá các học thuyết được đa số xem là fringe theory (nghĩa là các quan điểm thiểu số, đối lập với quan điểm dòng chính trong lĩnh vực đó), chẳng hạn như some forms of revisionist history hoặc giả khoa học, chỉ nên dùng các nguồn này cho các nội dung về chính họ, hoặc để bổ sung chi tiết cho các quan điểm của những người đề xướng chủ đề (nhưng phải ghi rõ ràng về tác giả và mức độ thiểu số). Khi nói đến những nguồn này, không được làm ảnh hưởng xấu đến miêu tả về quan điểm chính thống, không được dùng các nguồn này để miêu tả quan điểm chính thống hay để miêu tả đánh giá về chính các học thuyết thiểu số này. Khi sử dụng các nguồn này, phải tìm được các nguồn chính thống đáng tin cậy để có thể miêu tả và trình bày về bất đồng một cách công bằng, thể hiện quan điểm chính thống là quan điểm đa số, và học thuyết fringe là quan điểm thiểu số

Mức độ đáng tin cậy trong các ngữ cảnh cụ thể[sửa]

Tiểu sử người đang sống[sửa]

Vì các lý do pháp lý và để công bằng, biên tập viên cần đặc biệt cẩn thận khi viết các nội dung tiểu sử về người đang sống. Hãy lập tức loại bỏ những nội dung gây tranh cãi nhưng không có nguồn gốc hoặc dẫn nguồn không đạt, và đừng chuyển nó ra trang thảo luận. Điều này áp dụng cho tất cả các nội dung liên quan đến người đang sống tại bất cứ trang nào trong bất cứ không gian tên nào chứ không chỉ trong không gian tên của các mục từ.

Nguồn sơ cấp, nguồn thứ cấp, và nguồn hạng ba[sửa]

Nguồn sơ cấp là bài viết/tường trình về một chủ đề mà tác giả chính là các nhân vật quan trọng của chủ đề đó. Có thể sử dụng nguồn sơ cấp như chỉ nên giới hạn trong các nội dung thuần túy miêu tả về chủ đề hoặc các khái niệm cốt lõi của chủ đề. Không nên dùng nguồn sơ cấp cho các giải thích hoặc đánh giá; thay vào đó, hãy dùng các giải thích và đánh giá từ các nguồn thứ cấp đáng tin cậy. Các nguồn hạng ba là các bản trích yếu (compendium), từ điển bách khoa, sách giáo khoa, giáo trình, và các nguồn mang tính tóm tắt khác. Có thể dùng loại nguồn này cho các nội dung tóm tắt, tổng quan, nhưng không nên dùng thay cho các nguồn thứ cấp khi viết về các bàn luận chi tiết.

Các khẳng định về sự đồng thuận[sửa]

Các khẳng định về sự đồng thuận phải được dẫn nguồn. Khẳng định rằng tất cả hay hầu hết các nhà khoa học, học giả, hoặc các nhà chức trách cùng có một quan điểm cần được dẫn từ một nguồn đáng tin cậy. Nếu không, các quan điểm cần được ghi là của một số nguồn cụ thể được nêu tên.

Được sử dụng bởi các nguồn khác[sửa]

Khi tìm căn cứ, tích cực hoặc tiêu cực, về mức độ đáng tin cậy và danh tiếng của một nguồn, ta có thể xem xét xem nguồn đó được các nguồn đáng tin cậy và có chất lượng cao sử dụng như thế nào. Kiểu sử dụng đó càng phổ biến và nhất quán thì căn cứ càng vững chắc. Ví dụ, việc nguồn được trích dẫn rộng rãi và không có bình luận về tính chính xác của dữ kiện là căn cứ cho uy tín và độ tin cậy của nguồn về các dữ kiện tương tự, ngược lại, trích dẫn kèm theo nghi ngờ về dữ kiện là căn cứ tiêu cực về độ tin cậy.

Nếu trích dẫn bởi các nguồn khác là dấu hiệu chính về độ tin cậy, cần đặc biệt cẩn trọng để tuân theo các hướng dẫn và quy định khác và để trình bày một cách công bằng các khẳng định thiểu số hoặc khẳng định gây tranh cãi. Mục đích của chúng ta là phản ánh các quan điểm của các nguồn theo như những gì chúng ta có thể xác định được.

Ví dụ khác[sửa]

Xem en:Wikipedia:Reliable source examples để biết thêm về các ví dụ sử dụng dữ liệu thống kê, lời khuyên theo chủ đề (bao gồm lịch sử, khoa học tự nhiên, toán học, y học, luật học, kinh doanh và thương mại, văn hóa đại chúng và giả tưởng), và cách sử dụng các nguồn trực tuyến hay điện tử.

Xem thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]