Chủ nhật, ngày 11 tháng tư năm 2010

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG GẮN LIỀN VỚI TÂM LÝ LỨA TUỔI

Đừng bắt trẻ phải sống quá lứa tuổi của chúng với chính gia đình mình, nơi mà luôn ôm ấp chúng không chỉ bằng vật chất mà cả tâm hồn đẹp.
Cuộc khảo sát về bạo lực học đường do báo Pháp Luật TP.HCM thực hiện (xem số ra ngày 8-4-2010) góp phần khẳng định những giả thuyết về sự biến dạng giá trị đạo đức chuẩn mực đời thường.

Đã có thể đề cập đến sự đứt gãy trong quan hệ giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Cũng đã có thể đề cập thẳng thắn đến sự duy ý chí trong thiết kế chương trình giáo dục đạo đức - công dân, bỏ qua những tiến hóa trong nhân sinh quan, thế giới quan thời đại…

Mấy hôm nay, những con số khảo sát khá ấn tượng của báo Pháp Luật TP.HCM về tình hình bạo lực học đường cứ làm tôi ray rứt suy nghĩ. Gần nhà tôi có một cháu nữ ngoan, hiền tuổi teen. Cháu ấy là một học sinh xuất sắc, trong một gia đình gia giáo, đã từng bị bạn bè hiếp đáp. Tôi thăm hỏi để nắm bắt lại suy nghĩ của cháu.

Nhìn lại bằng đôi mắt tuổi học trò
Cháu kể có một ngày cháu ấy nghĩ sao ta không chứng tỏ mình cũng có khả năng áp chế kẻ khác. Thế là bắt đầu một chiều, cháu ra đầu hẻm đón các bạn nhỏ hơn đi học để đánh hoặc hăm dọa. Sau vài lần như thế, các bạn nhỏ tuổi mỗi lần đi qua đầu hẻm phải rụt rè, lén lút để tránh cháu. Cháu cảm thấy mình cũng có quyền uy với người khác, thỏa mãn với những gì mình có và cháu ngưng việc hiếp đáp kẻ yếu thế. Câu chuyện của cháu làm tôi giật mình nhớ lại thuở thiếu thời tôi cũng đã từng bị bạn cùng lớp học yếu hơn tôi, ngồi cạnh tôi trong lớp nhưng to xác hơn tôi hiếp đáp chỉ vì tôi không muốn cho bạn copy bài kiểm tra. Tôi không có cách nào khác phải nhờ người lớn trong gia đình giải quyết với thầy cô giáo, rồi mọi chuyện cũng êm xuôi.

Qua hai câu chuyện của bản thân tôi và cháu gái ấy, tôi cho rằng vấn nạn bạo lực học đường đơn giản chỉ là vấn đề tâm lý lứa tuổi.

Nhu cầu tự thể hiện mình
Vấn đề còn lại là người lớn chúng ta làm thế nào để biết xử trí khéo léo với sự thay đổi tâm sinh lý của lứa tuổi mà ông cha ta bảo: “học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Đứng về mặt phân tâm học, các tập tính như tư hữu, quyền lực là một cách thể hiện cái tôi của mỗi con người. Người có tài thì dùng tài năng của mình để chứng tỏ cái tôi. Kẻ có sức mạnh cơ bắp thì dùng cơ bắp để chứng minh sự chiếm hữu và quyền lực. Đặc biệt, ở lứa tuổi tư duy chân thật, hay còn gọi là tư duy một bước, chỉ biết ghi nhận sự việc, hiện tượng và bắt chước hoặc mô tả lại để học hỏi, trẻ không biết nói dối. Trẻ chưa nhiễm thói hư tật xấu của cuộc đời.

Khi bước vào lứa tuổi dậy thì, từ tư duy chân thật trẻ chuyển sang tư duy hai bước. Ở lứa tuổi này, trẻ tự dưng phát hiện mình có những sự thay đổi khác mà trước giờ trẻ chưa nghe hoặc được thấy người lớn hướng dẫn như vỡ giọng, mọc lông ở chỗ kín v.v… Tất cả đều mới lạ, trẻ tự khám phá và thấy trước nay trẻ bị sống trong một thế giới bị bưng bít thông tin. Trẻ tự ghi nhận và tự suy diễn đúng sai. Nếu ngay lúc này trẻ có người tâm sự, giải thích và dẫn dắt những quan niệm đạo lý, phương pháp tư duy chuẩn mực, trẻ sẽ thuần và tốt, đi đúng đường. Nếu không, trẻ sẽ tự nâng cái tôi mình lên một mức hơn trước và trẻ muốn chứng tỏ mình.

Càng cô đơn càng muốn quậy
Trẻ nào càng bị cha mẹ và môi trường xã hội xung quanh ít quan tâm thì càng làm những hành động nổi bật để chứng tỏ cái tôi của mình. Những trẻ học kém, gia đình ít quan tâm, thầy cô xem là thành phần phải kèm cặp thì càng ra vẻ ta đây, muốn chứng tỏ mình. Song ở lứa tuổi này, mọi suy diễn để chứng minh bằng hành động của trẻ đều bắt đầu bằng sự tự phát và không có định hướng. Cho nên tôi không ngạc nhiên khi trong khảo sát của báo Pháp Luật TP.HCM sự ảnh hưởng không tốt từ cha mẹ lên đến 63% (cha mẹ bận rộn, không quan tâm: 46%, cha mẹ nêu gương xấu: 4%, cha mẹ nuông chiều: 9% và cha mẹ tạo chấn thương tâm lý: 4%).

Qua đó, chúng ta cũng không ngạc nhiên khi ở lứa tuổi bắt đầu chuyển sang tư duy hai bước, không có người lớn định hướng, giải thích thì con số 68% tác nhân bạo lực học đường là do tiếp xúc với văn hóa phẩm xấu (từ kết quả khảo sát các thầy cô giáo) cũng là điều dễ thấy. Ngoài ra, các con số khác cũng trong chiều hướng đồng thuận với nhau khi tình hình gia tăng bạo lực học đường ngày càng tăng.

Quan niệm có nhiều, giáo dục chỉ một
Mỗi thời đại có một nhân sinh quan và thế giới quan khác nhau về cuộc sống. Không thể lấy tư duy thời mở cõi của ông cha đem áp dụng thời bây giờ. Nhưng về mặt giáo dục, dù thời nào cũng không thể khác nhau. Vì giáo dục là mang đến cho trẻ một tư duy độc lập trên nền tảng chân - thiện - mỹ để có những thế hệ minh tuệ về tinh thần và cường tráng về thể chất cho mỗi cá nhân và cho cộng đồng. Nên cái chung và cái riêng của giáo dục không thể thay đổi theo bất kỳ ý chí của một cá nhân nào.

Cuộc sống sôi động từ miếng cơm manh áo đã cuốn trôi tất cả giá trị đạo đức chuẩn mực đời thường. Chính chúng ta, những người được cho là lớn cứ mai một dần và trở thành đứa trẻ nhiều tuổi biết nói dối lúc nào không biết. Chính việc những người lớn nói dối đã làm cho trẻ thất vọng và tha hóa. Đừng bắt trẻ phải sống quá lứa tuổi của chúng với chính gia đình mình, nơi mà luôn ôm ấp chúng không chỉ bằng vật chất mà cả tâm hồn đẹp.

Nếu các nhà quản lý ngành giáo dục và cha mẹ học sinh không thấy được vai trò gia đình và xã hội tác động về tư duy nhiều bước và một bước của trẻ để đưa ra những đổi thay cấp bách cho giáo dục nước nhà, e rằng chúng ta sẽ có những thế hệ tương lai chai sạn trong tình cảm, thực dụng trong cuộc sống và thiếu nhân bản trong xử thế với đời.



Ba bước tư duy
Những nhà giáo dục và tâm lý thế giới đã đúc kết: Lứa tuổi cấp một là lứa tuổi mà trí não trẻ chỉ tư duy một bước: ghi nhận, học hỏi; lứa tuổi cấp hai là tư duy hai bước: ghi nhận và phân tích đúng sai; lứa tuổi cấp ba: tư duy phản biện (còn gọi là tư duy tới hạn, hay tư duy nhiều bước): ghi nhận, phân tích đúng sai và đưa ra giải pháp để giải quyết những sự kiện. Nếu nắm và hiểu được một cách rõ ràng như thế, thiết nghĩ biện pháp giáo dục cho các trẻ không còn khó khăn khi gia đình, nhà trường và xã hội luôn quan tâm và chăm sóc trẻ trong từng giai đoạn phát triển tư duy và hành động.


BS Hồ Hải, 16h45’ ngày 09/4/2010

24 nhận xét:

drtreo nói...

tôi hoàn toàn đồng ý với việc thiếu dạy môn giáo dục công dân trong nhà trường sau giải phóng
học sinh bớt ngoan hơn

BS Hồ Hải nói...

Một trường tiêu chuẩn là trường phải có sân chơi, tránh tiếng ồn, có không gian thoáng đản. Bây giờ các sân chơi của trẻ bị làm kinh doanh, hãy đến cái sân vận động của trường chuyên Lê Hồng Phong (Petrus Ký cũ) mà xem cái sân đó bây giờ cho thuê thành quán nhậu từ ý tưởng kiếm tiền của một nhà giáo được phong tặng danh hiệu cao quí là NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, ngôi trường thành cái hộp nhồi nhét trẻ. Gia đình thì lo chạy ngoài đường tất bật kiếm sống với chén cơm manh áo vì kinh tế phồn vinh mà giả tạo. Xã hội thì lắm tha hóa lấy đâu ra chỗ để trồng người? Trách là trách người lớn chúng ta thôi.

Vũ Thị Phương Anh nói...

Các bác,

Tôi đang trong tâm trạng buồn ghê gớm về giáo dục của VN. Đọc comment trên của bác thấy càng buồn hơn.

Tôi thích câu này của bác trong bài viết:

biện pháp giáo dục cho các trẻ không còn khó khăn khi gia đình, nhà trường và xã hội luôn quan tâm và chăm sóc trẻ trong từng giai đoạn phát triển tư duy và hành động

Vấn đề là ở chỗ đó bác ạ: gia đình và nhà trường không hề dành thời gian và sự quan tâm đến các em vì chính các em, mà vì những mục đích khác. Ví dụ, để lấy thành tích cho ngành, để thăng chức, để kiếm tiền, để khoe về con cái của mình với người khác.

Tội nghiệp cho tuổi thơ VN các bác ơi!

PA

U.35 nói...

Một nước phát triển lành mạnh thì y tế và giáo dục là lãnh vực ưu tiên nhất vì liên quan đến con người và vận mệnh quốc gia sau này. Khoa học kỷ thuật càng phát triển nếu sự chăm sóc này càng chu đáo bởi bản chất nguyên liệu để phát triển lâu dài về cơ bản vẫn là con người trong xã hội.
Tầm nhìn thiển cận của lối làm ăn kiểu chụp giật ở VN sẽ bứng tận gốc cái cốt nền cho sự phát triển bền vững sau này. HLV Riedl nói VN xây nhà từ nóc đúng luôn trong mọi lảnh vực ngoài bóng đá.

BS Hồ Hải nói...

Hờ hờ, hôm nay đọc được tin này: Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự mới, câu chuyện không có gì để nói nếu tin không nhắc đến 1 Tồng chí thứ trưởng bộ y tế về hưu để dành cho việc giảng dạy và ngâm cứu. Cái Tồng chí này học chuyên tu khóa 1. Tớ không lạ cái tồng chí này khi tồng chí học chuyên tu khóa 1 ở trường y SG sau 1975 và lúc tớ đi chỉ đạo chuyên môn cho y tế Kiên Giang, quê hương của TTg đương nhiệm. Huhuhu, tồng chí này mà biết gì để giảng dạy và ngâm kiếu pha học hử?

Huhuhu, cái sự nghiệp ngân kiếu pha học lước nhà Quiệt Lam của tui.

SECRET GARDEN nói...

Bài viết của anh Hải rất hay. Giáo dục là một đề tài em đang rất chú tâm, vì hai ngố nhà em đang trong lớp tuổi thụ hưởng nền giáo dục nước nhà.

Sân trường cháu lớn nhà em rất rộng (vì ở ngoại thành mà), nhưng các cháu không được chơi đá banh hay đánh bóng chuyền, vì nhà trường sợ các cháu làm bẩn tường & hư các luống cỏ :(, khi các cháu lén để chơi, đều bị khiển trách. Giáo dục công dân, lịch sử , địa lý thì quá chi tiết, nhưng học xong các cháu thú thật không nhớ được gì, không có ấn tượng gì ...

Khi tuổi thơ của các cháu bị tước đoạt đi những hoạt động phù hợp lứa tuổi của mình (thể thao, trò chơi nhóm ...) các cháu sẽ bị khuyết tật trong nhân cách là diều không thể tránh khỏi.

Về v/đ của tồng chí Liem thì quan trọng gì mà anh Hải phải lo :), Y tá chiến trường còn làm bộ trưởng & thủ tướng được cơ mà. Anh phải tung hô những người có "chí" lập thân chớ :):):)

drtreo nói...

tôi nhớ câu:
"con vua thì lại làm vua
con sảy ở chùa lại quét lá đa"
ôi sao giống PK quá

Nguyễn Thanh Tiến nói...

Cảm ơn bác về bài viết này. Cháu cũng suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này. Cháu cũng đã viết một bàitrên blog của con trai cháu: Dạy con biết nghi ngờ
Nhưng cháu thấy vẫn có nhiều điều không thông. Mong bác chỉ giáo.

Nặc danh nói...

hãy nghe LS TRIỂN trên RFA thật khốn nạn
VỤ MUA DÂM HỌC SINH- CÒN GÌ ĐỂ NÓI NỮA

BS Hồ Hải nói...

Dear All,

Khi báo PLTP làm khảo sát. Họ gửi toàn bộ số liệu và bài viết 64% học sinh từng thấy nữ sinh đánh nhau và họ đặt tôi viết một bài theo những con số này, sau khi gửi 1 vài bài của các TS Tâm lý học cũng viết cùng đề tài này.

Sau khi đọc xong những câu hỏi khảo sát cho 3 đối tượng: học sinh, giáo viên và gia đình, tôi có ý kiến là tôi không viết được vì khảo sát chưa chuẩn. Tôi chỉ có thể chỉ viết về một số lý thuyết mà chưa ai để ý hoặc chưa ai nhắc đến về tâm lý học trong giáo dục, bên cạnh đó tôi sẽ đưa một vài con số có thể tin cậy. Nên mới có bài này.

Thực ra bài này cũng chỉ là một tổng kết những gì tôi đã viết trên blog này. Không có gì mới hơn blog, nhưng cô đọng lại để thành ý tứ cho sát với khảo sát của báo PLTP. Tôi nghĩ đối với nhà trường và gia đình xả hội VN không phải là nguyên nhân chính của khủng hoảng giáo dục VN. Nguyên nhân chính là ở người thiết kế chương trình giáo dục VN.

Thôi thì mỗi người chung 1 tay để con mình tốt thì xã hội sẽ tốt, khi mà người thiết kế sai đường vậy. Bạn Nặc Danh cũng không nên cay cú quá mà đau khổ cho bản thân mình.

Tuần mới hạnh phúc,

Lý Toét nói...

Sự ngây thơ nghịch ngợm của trẻ khắp nơi trên thế giới.
Ở Mỹ: Khoảng 90% trẻ học tiểu học ở Mỹ bị bạn ăn hiếp
Còn đây tại Nhật bản: bé gái 12 tuổi, bé trai 14 tuổi phải tự sát vì bị bạn bè ức hiếp
Ngoài ra sinh viên Nhật, kể cả du học Harvard, họ bảo tồn một "truyền thống" đó là tân sinh viên nhận một trận đòn để ra mắt đồng hương.

Thế giới là thế, việc giải quyết mâu thuẫn bằng nắm đấm cũng là chuyện bình thường, và chỉ đến đó là thôi không thêm nữa. Ngoài những đặc điểm của thế giới văn minh như đã dẫn ở phía trên, bạo lực ở Việt Nam được hun đúc bằng chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bằng sự căm thù thực dân phong kiến sâu sắc, sự căm thù giai cấp khác đến tột cùng. Lòng căm thù này được đưa vào văn chương, sử thi và cả vào những bài học toán. Thí dụ như: dũng sĩ diệt Mỹ A hôm qua diệt được 3 lính Mỹ hôm nay diệt được 2 sĩ quan Mỹ, hỏi tất cả anh diệt được bao nhiêu tên Mỹ. Có thể thay "Mỹ" bằng "ngụy" và thí dụ không nhất thiết khác với sự thật.

Đó là những yếu tố tích cực của bạo lực học đường. Đây là những nhân tố giúp một dân tộc nhỏ bé, trang bị thiếu thốn nhưng đẫ chiến thắng mọi kẻ thù, từ tên Sen đầm quốc tế với vũ khí hiện đại nhất cho đến quân bành trướng có dân số đông nhất địa cầu.

Nguyễn Thanh Tiến nói...

Cảm ơn bác nhiều :)

NGUYỄN HỒNG KIÊN. nói...

Cảm ơn bác ! :)

NLS12 nói...

Các bác ơi!

Sáng nay tớ hoàn toàn choáng váng khi đọc bài tổng hợp này của bác Hải cùng mấy còm của các bác và nhất là cái còm của chị PA.

Theo bác Trèo thì nếu lâu nay không có môn Công Dân Giáo Dục thì các mầm non của nước mình đang học cái gì? Các người có trách nhiệm trực tiếp vỹ mô cùng vi mô về giáo dục và đào tạo cần phải làm gì để sửa sai và ngăn ngừa đổ vỡ thêm? Và riêng tụi mình thì phải làm gì trong phạm vi cá nhân cho con cháu và các cháu nhỏ hàng xóm xung quanh?

Bà 8

drtreo nói...

@NLS12:môn giáo dục công dân tôi học trước 1975(c1: tiểu học)
Bi giờ không thấy dạy con tôi
hiện tôi không biết làm gì cho con huống chi chuyện hàng xóm
tối ngày tôi làm cho bệnh viện phó thác cho cô giáo và thầy giáo
RẤT bức xúc khi con em làm bài đúng nhưng không theo hướng dẩn của giáo viện thì không được chấp nhận
Ngày xưa thầy cô dạy tôi,luôn hỏi em nào có cách giải khác
Hic đúng là chuột chạy cuối sào mới vô sư phạm
mấy cái này để VTPA lo dùm, hay BSHỒ HẢI vậy, tôi kém văn chương lắm, khi xưa tôi học lệch

drtreo nói...

riêng ngành y VN có:
tụi bạn tôi học lớp 9/12 học y sĩ theo 2 hệ
y sĩ xã 9+2
y sĩ công lập :9+3
túc không có tốt nghiệp C3
nay 1 số chuyên tu bác sĩ gần hết rồi
đi làm làm sao học hết c3 nỗi?
một số giải pt bậc 1 , bậc 2 được chết liền
hic làm bác sĩ tụi tôi mất giá trầm trọng

BS Hồ Hải nói...

Bà Tám này mấy hôm nay đi tò te tí te với câu cá, quan liêu nhé.

Nhưng không biết bà Tám choáng cái gì với tổng kết của tớ vậy?

"Đời đắng sá gì muôn hớp rượu,
Sao ta không uống để mà say?"

Sữa lại 2 câu thơ của Nguyễn Bính trong bài Hành Phương Nam để cho nó hợp cảnh, hợp tình.

Khà khà, tối thứ 5, lúc 20h các bạn tụ về quán cóc nghêu, sò, ốc, hến gần nhà tớ làm vài chung đời đắng để relax nhen.

Nặc danh nói...

Ngày 04/13/1966, ông Le Duan ( theo GS Tương Lai ông là một nhà lảnh dại kiệt xuất của dất nước ) sang Bắc Kinh. Cuộc họp giữa Le Duan, Dăng Tiểu Bình, Chu Ân Lai dã dược Trung Quốc thu băng lúc dó. Cách dây không lâu, Trung Quốc dã dưa transcript (nội dung) cuộc nói chuyện trên cho một giáo sư người Nga và ông GS này công bố thế giới biết. TQ dã dưa 130 ngàn quân sang giúp miền Bắc VN trước 1975.


h**p://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034C8DC-96B6-175C-93022DC20B4533F5&sort=Subject&item=China, PRC, relations with Vietnam

Sau dây là những chổ quan trong do LD phát biểu trong phiên họp :

In our anti-French resistance, had the Chinese revolution not succeeded, the Vietnamese revolution could hardly have been successful. We need the assistance from all socialist countries. But we hold that Chinese assistance is the most direct and extensive. ......

We are not concerned about your 130 thousand military men in our country, ..........

We think that we should have a moral obligation before you and before the international Communist movement. We keep on struggling against America until the final victory. We still maintain the spirit of proletarian internationalism. For the sake of the international Communist movement and international spirit, it doesn’t matter if the process of socialist development in the south of Vietnam is delayed for 30 or 40 years.

Dây là Nghĩa trang Liệt sĩ TQ tại Cao Bằng dã dược làm lễ tưởng niệm hằng năm cho dến nay.
http://boxitvn.blogspot.com/2010/04/thu-cua-nha-nghien-cuu-duong-danh-dy.html

Van nói...

@Lý Toét

Diều mà Lý Toét nói thì sự thật như sau : Nhiều trường Dại Học bên Âu Tây, kể cả Mỷ, thường là bên các ngành Kỹ sư, họ có truyền thống trước khi năm học bắt dầu các tân sinh viên bị một ngày huấn nhục ( Brimade ) như bị các sinh viên dàn anh, dàn chị phạt làm diều gì dó mà không dược từ chối. Các bạn Viet Nam tôi du học bên Nhật, nói lúc dó hoảng sợ lắm khi thấy tụi nó reo hò, la hét, kể cả tụi nữ sinh viên. Nhưng sau dó thì vui vì tụi nó dem cho mình dồ ăn v.vv

Ngày xưa khi tui còn di học, trường tôi có một buổi lễ như thế này : Trong tuần lễ dầu tiên, có một ngày tất cả sinh viên bên Engineering dứng dưới dất, dựa vào tường. Trên lầu, cả 20, 30 .. sinh viên trai, gái từ năm thứ hai dến năm thứ tư, lấy nước dổ lên người mình, ướt hết. Dám này, vừa dổ nước vừa hò hét. Sau dó, nó lấy giây cột dẩn di reo hò trong campus. Tất cả chỉ vui chơi, chứ không phải "tra tấn" gì cả. Ai không thích thì không tham dự. Tui không khoái mấy cái chuyện này nên chỉ dứng nhìn mà thôi. Tui dể ý những năm sau dó là tụi con gái bên này rất khoái mấy cái trò này.

SECRET GARDEN nói...

Em cũng đồng ý với anh Lý Toét. Ai cam đoan rằng trong đời đi học của mình chưa từng nhìn thấy bạn bè trong trường oánh nhau !!!

Không biết lớp các anh thế nào, chứ ở quê em, chuyện oánh nhau của học trò là chuyện bình thường. Trước 1975, chẳng phải Duyên Anh đã hớp hồn bao nhiêu thế hệ với "Ngựa Chứng Sân Trường" đó sao?

Vì vậy, theo em chuyện học trò oánh nhau không quan trọng, vì đó là tâm sinh lý lứa tuổi. Nó phải thế. Đều quan trọng là nhà trường xử lý cái chuyện "con nít" ấy như thế nào, biến đứa trẻ trở thành tội đồ và vùi tương lai của cháu xuống bùn đen, hay giáo dục cháu trở thành người tốt, khi chỉ cho cháu đó chỉ là những sai lầm nhất thời ... chính cách người lớn đối xử với những lỗi lầm của trẻ là thước đo của nền giáo dục. Những gì các nhà "giáo dục" đang hành xử rất thiếu "giáo dục".

BS Hồ Hải nói...

Khà khà,
Có lẽ LT và S-G rất hiểu bài viết của tớ. Các bạn sẽ dạy con rất tốt.

Hầu hết các bài viết trên các báo của trong nước mấy tháng nay chỉ nhìn theo kiểu hùa như đám đông vô thức. Trong đó kể cả các nhà tâm lý và giáo dục hiện thời. Đó là hình ảnh thực của giáo dục VN hiện nay, người làm giáo dục thì không được học tâm lý lứa tuổi. Người làm tâm lý thì không được đào tạo tâm lý đúng nghĩa. Các bạn thử cứ vào trang PLTP có ít nhất 2-3 bài viết của các TS Tâm lý. Nhưng hầu như không có TS nào quan tâm đến tâm lý lứa tuổi học trò: Nhất quỷ, nhì ma thứ ba là học trò. Nên các bài viết xơ cứng và theo kiểu adzua với tin hót để câu khách.

Tớ viết bài này giống như 1 phản biện lại cái kiểu adzua lâu nay của báo chí. Nhưng cái hay của người duyệt bài này và cho đăng là đồng chí phó tổng của PLTP, anh ta cũng cùng lứa tuổi của mình, cũng trải qua thời thơ ấu mà học trò chia phe làm 2 đánh nhau trên sân trường trong giờ ra chôi thời tiểu học và trung học đệ nhất cấp(cấp 2 bây giờ). Nên anh ta tâm đắc và cho đăng dưới góc nhìn khoa học và đúng về tâm lý lứa tuổi.

Lẽ ra bài viết tớ còn có thể dài từ 1.600 đến 2.000 từ thì sẽ rõ ràng hơn khi giải thích thêm một số giải pháp cho phụ huynh phải nên thế nào với trẻ ở từng lứa tuổi, nhưng vì giới hạn bài báo chỉ nên khoảng 1.200 chữ, nên còn phải rút lại.
--------------------------------

Riêng cho bạn Nặc Danh,
Chuyện các lãnh tụ làm gì đúng sai có lịch sử sẽ làm chuyện đó. Việc của trang blog của tớ không phải để làm chuyện này. Tớ chỉ góp sức vóc của một hạt cát chia sẻ kiến thức với thế hệ tương lai với khẩu hiệu của Dalai Lama: "Share your knowledge. It's a way to achieve immortality".

Phản biện không có nghĩa là bắn vào quá khứ bằng súng lục, mà phản biện là tìm cái chưa đúng, chưa hoàn thiện của ngày hôm nay để cải tạo nó. Quá khứ để ôn cố tri tân. Quá khứ không thay đổi được, nên không nên đem quá khứ để gây chia rẻ và thù hằn. Dân tộc này có 4.000 năm lịch sử thì hơn 1/2 thời gian đó đã bị chia rẻ và thù hằn rồi. Không nên làm nó xấu hơn.

Mong bạn thấu hiểu, cảm ơn.

Một ngày mới tốt đẹp,

BS Hồ Hải nói...

Đây là hậu quả của những cái đầu quản lý có tư duy ngắn hạn trước đây của Trường Petrus Ký. Tớ nói không sai chút nào, tương lai trường này sẽ thành trường làn nhàn cho mà xem.

Nặc danh nói...

http://phapluattp.vn/20100413113834135p0c1019/khong-the-day-dao-duc-bang-loi-noi-doi.htm

Bác được chị Phương Anh khen

nguyen ba bong nói...

nó trở thành vấn nạn rồi
http://blogbabong.blogspot.com/

Đăng một Nhận xét