Tuesday, November 29, 2011

MỘT TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH KHÁC CHO CHÂU Á

Bài viết gốc: Another Asian Wake-upCall

Stephen S. Roach, Chủ tịch điều hành
danh dự của tổ chức tài chính toàn cầu Morgan Stanley châu Á, là một giảng viên của Đại học Yale và là tác giả của cuốn sách The Next Asia.

NEW HAVEN - Lần thứ hai trong ba năm, sự phục hồi kinh tế toàn cầu ở trong tình trạng nguy hiểm. Trong năm 2008, là tòan cảnh cuộc khủng hoảng do cho vay dưới chuẩn (subprime crisis) ở Mỹ. Hôm nay, là cuộc khủng hoảng nợ công (sovereign-debt crisis: nợ có chủ quyền) ở châu Âu. Những hồi chuông báo động đang được gióng to và rõ ràng trên khắp châu Á - một khu vực kinh tế nhờ vào xuất khẩu mà không thể vượt qua những cú sốc lặp đi lặp lại từ hai nguồn tiêu thụ lớn nhất của thế giới còn lại này.

Thật vậy, những cú sốc của cả hai Mỹ và châu Âu sẽ có những hậu quả lâu dài (long lasting repercussions). Tại Hoa Kỳ, người tiêu dùng (những người vẫn còn chiếm 71% GDP của Mỹ) vẫn trong những đau đớn dữ dội của một cuộc suy thoái cân đối tài chính (balance-sheet recession) giống như Nhật Bản. Mười lăm quí kể từ đầu năm 2008, chi tiêu tiêu dùng gia tăng hằng năm ở một tỷ lệ trung bình yếu kém chỉ với 0,4%.

Ở thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới của nước Mỹ, chưa bao giờ có tình trạng yếu quá lâu như vậy. Cho đến khi những gia đình Mỹ thực hiện tiến bộ lớn trong việc giảm tải nợ quá mức và xây dựng lại các khoản tiết kiệm cá nhân - một quá trình có thể mất nhiều năm nữa nếu nó cứ tiếp tục theo tốc độ như rùa bò (snail-like pace = snail's pace) gần đây - một  bảng cân đối tài chính ràng buộc nền kinh tế Mỹ sẽ vẫn còn khập khiễng bởi sự tăng trưởng cực kỳ chậm.

Một kết quả được so sánh cũng tương tự như vậy ở châu Âu. Thậm chí ngay cả một giả định rằng một khu vực đồng tiền chung châu Âu hùng mạnh sẽ sống sót, trong lúc triển vọng nền kinh tế châu Âu ảm đạm. Cuộc khủng hoảng làm tàn phá những nền kinh tế ngoại vi - Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Ý, và thậm chí cả Tây Ban Nha - đã và đang trong suy thoái. Và tăng trưởng kinh tế bị đe dọa ở những nền kinh tế vững mạnh dẫn đầu châu Âu như Đức và Pháp - đặc biệt là các dữ liệu đơn đặt hàng của Đức giảm mạnh - những dấu hiệu xấu báo động một tình trạng phôi thai của suy yếu.

Hơn nữa, với chính sách tài chính thắt lưng buộc bụng để hạn chế tổng nhu cầu trong những năm sắp tới, và với các ngân hàng có khả năng cắt giảm cho vay vốn ngắn hạn - một vấn đề nghiêm trọng của tín dụng trung gian đối với hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu - một cuộc suy thoái toàn châu Âu dường như không thể tránh khỏi. Ủy ban châu Âu gần đây đã dự báo tăng trưởng GDP năm 2012 sẽ bị giảm đến 0,5% - đứng trên bờ vực của suy thoái. Trên quan điểm chính thức từ các nhà hoạch định chính sách châu Âu, nguy cơ phải gia tăng cắt giảm hơn nữa là một thực tế rất rõ ràng.

Thật khó để hiểu làm thế nào mà châu Á có thể vẫn là một ốc đảo của sự thịnh vượng trong một xu thế toàn cầu trong cơn bỉ cực. Tuy nhiên để từ bỏ một thói quen là khó khăn, và quán tính là một sự quyến rũ (Yet denial is deep, and momentum is seductive). Chính ví đó mà những năm gần đây, châu Á đã bị đặt quá nhiều tin tưởng rằng, nó là khu vực gần như không bị ảnh hưởng bất cứ điều gì khi mà phần còn lại của thế giới đang bị trắng tay (dish out:: không còn gì để ăn).

Nếu chỉ có một mình châu Á thì quá đơn giản. Nhưng hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, châu Á lại là nơi dễ bị tổn thương và trầm trọng hơn khi đối diện với những cú sốc từ bên ngoài. Vào đêm trước của cuộc Đại suy thoái 2008-2009, theo dữ liệu GDP của các thị trường mới nổi châu Á xuất khẩu đã tăng lên 44% - 10% cao hơn so với thị phần xuất khẩu khi cuộc khủng hoảng của châu Á năm 1997-1998 xảy ra. Vì vậy, vào những năm 2000 sau khủng hoảng 1997-1998, châu Á đã tập trung vào sửa chữa những sự tàn phá này từ các lỗ hổng tài chính, màlàm mất tái cân bằng cấu trúc của nền kinh tế vĩ mô - cụ thể là, các nền kinh tế mới nổi của châu Á đã tích lũy một lượng dự trữ ngoại tệ lớn, chuyển thâm hụt tài khoản vãng lai thành những thặng dư, và giảm tiếp xúc những dòng vốn ngắn hạn chảy vào từ đầu tư của nước ngoài. Nhưng trong thực tế, châu Á đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng từ bên ngoài cho sự tăng trưởng kinh tế của mình.

Kết quả là, khi cú sốc của cuộc đại suy thoái 2008-2009, mỗi nền kinh tế trong khu vực châu Á đã trải qua một sự suy giảm mạnh hoặc rơi vào suy thoái hoàn toàn. Một hậu quả tương tự không tránh khỏi trong những tháng tới. Sau khi sụt giảm mạnh trong 2008 -2009, tỷ trọng xuất khẩu của các nền kinh tế mới nổi châu Á đã phục hồi tỷ lệ cao trước đó khoảng 44% GDP - tăng trưởng này sẽ mất đi khi với một cú sốc nhu cầu tiêu thụ từ thế giới còn lại do khủng hoảng cho vay dưới chuẩn từ 3 năm trước đây.

Trung Hoa - một cổ máy toàn năng tăng trưởng châu Á - điển hình cho một cấu trúc kinh tế có tiềm năng dễ bị tổn thương nhất của châu Á trước những cú sốc từ các nền kinh tế đã phát triển. Thật vậy, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của châu Âu và Mỹ cộng lại, chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Hoa trong năm 2010 - dễ dàng thấy rằng đây là hai thị trường nước ngoài lớn nhất của Trung Hoa.

Các dữ liệu gần đây đã để lại nghi ngờ nhỏ rằng châu Á đang bắt đầu cảm thấy tác động của cú sốc toàn cầu mới nhất. Như là trường hợp ba năm trước đây, Trung Hoa đang dẫn đầu, với tăng trưởng xuất khẩu hằng năm giảm mạnh trong tháng 10 năm 2011 xuống còn 16%, so với 31% trong tháng 10 năm 2010 - và có thể thấp hơn nữa trong những tháng tới.

Tại Hong Kong, hợp đồng xuất khẩu thực tế ký kết chỉ chiếm 3% trong tháng Chín 2011 - đây là lần đầu tiên suy giảm từ 23 tháng qua. Những khuynh hướng tương tự cũng được thấy rõ trong giảm tốc mạnh về xuất khẩu ở Hàn Quốc và Đài Loan. Ngay cả ở Ấn Độ - từ lâu vẫn là một trong những nền kinh tế đề kháng với sốc tốt nhất của châu Á - nhưng tăng trưởng xuất khẩu hàng năm giảm từ 44% trong tháng Tám năm 2011 xuống chỉ còn 11% trong tháng Mười 2011.

Như thực tế ba năm qua, nhiều hy vọng cho một châu Á “tách riêng” - rằng khu vực bay cao này sẽ miễn dịch trước những cú sốc toàn cầu. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại trên toàn châu Á, thì niềm hy vọng đó chỉ là mơ tưởng.

Sự thay đổi theo hướng đầu tư mạnh mẽ đã là một phần bù đắp cho sự suy giảm tăng trưởng xuất khẩu và cho phép châu Á hạ cánh mềm hơn là cứng. Tuy nhiên, chỉ cần một sự kiện chia tay với khu vực đồng tiền chung châu Âu và một sự đổ vỡ châu Âu cũng đủ làm cho châu Á suy thoái theo.

Đây là lần thứ hai tiếng chuông cảnh tỉnh châu Á trong 3 năm qua, và đúng lúc này, châu Á cần một lời cảnh báo nghiêm túc. Với Mỹ trước đây, và bây giờ là châu Âu, họ đang đối diện với một sự lúng túng dài hạn để tìm ra sự phục hồi, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá từ thế giới còn lại không còn đủ khả năng để giúp cho tăng trưởng kinh tế vững bền cho các nền kinh tế mới nổi của châu Á. Trừ khi họ muốn giải quyết theo cách tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp tăng cao, và gia tăng nguy cơ bất ổn xã hội, còn không thì họ phải thay đổi mạnh mẽ bằng cách chuyển hướng tiêu dùng tập trung vào 3,5 tỷ dân châu Á. Sự cần thiết phải tái cân bằng bằng cách hướng nguồn tiêu thụ vào châu Á là to lớn hơn bao giờ hết.

Copyright: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 12h02' ngày thứ Ba, 29/11/2011

Saturday, November 26, 2011

SYRIA - NƠI KHỞI NGUỒN LẠI TRANH BÁ ĐỒ VƯƠNG

Khác với các nước khác ở khu vực Trung Đông Bắc Phi, Syria một thời lừng lẫy là thủ phủ đứng hàng thứ ba sau Roma và Alexadria của đế chế La Mã ở thiên niên kỷ thứ 2 trước Tây lịch. Khi con người chưa ý thức được biển là huyết mạch của toàn cầu, Syria là nơi giao thương của 3 lục địa Á, Phi và Âu. Với hơn 5000 năm hình thành và phát triển, cũng giống như các nước có vị trí địa chính trị quan trọng, đã làm cho vùng đất này hơn 1/2 thời gian trải qua binh đao khói lửa.

Khi loài người nhìn ra tầm quan trọng của biển trong mối lợi toàn cầu, Syria cũng có được một giai đoạn bị lãng quên và yên bình. Nhưng sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp trao trả độc lập cho Syria, thì cũng là lúc đế quốc Nga dưới sự cai trị của chế độ cộng sản đã vươn bàn tay khắp Đông Âu, đồng thời muốn chiếm cả Bắc Phi Trung Đông và lấn chiếm Địa Trung Hải, hòng cô lập Tây Âu, người Nga đã không quên đến Syria thông qua thủ lĩnh Gamal Abdal Nasser của Ai Cập vào thập niên 1950s. Kể từ đó, một Syria Hồi giáo trở thành một nhà nước giao thoa giữa thần quyền và thế tục cực đoan như Libya của ông Gaddafi.

Nhưng khác với Libya của Gaddafi, Syria lại là một nhà nước đa nguyên cộng hoà Hồi giáo theo con đường xã hội chủ nghĩa, dưới sự bảo hộ tuyệt đối của Liên Xô trước 1990 và nước Nga sau khi Liên Xô Đông Âu tan rã. Qua nhiều cuộc lật đổ ngai vàng từ thập niên 1920 đến 1970, gia đình al-Assad đã chia nhau 2 thế hệ nối tiếp cầm quyền ở Syria kể từ 1970 đến nay, nhờ vào sự thành công của đảng Baath - đảng phục hồi chủ nghĩa xã hội Ả Rập - thành công dưới sự hỗ trợ của Liên Xô đến khu vực Trung Đông Bắc Phi từ Iraq đến Ai Cập và Syria.

Tuy là một nhà nước đa nguyên, và GDP đầu người hơn 3600USD/năm nhờ xuất khẩu dầu hoả. Nhưng với đường hướng chủ nghĩa xã hội của gia đình al-Assad. Họ đã thủ tiêu các đảng phái đối lập và một chế độ cộng hoà Hồi giáo xã hội chủ nghĩa độc tài ra đời dưới hình thái phong kiến tập quyền kiểu mới.

Hai tiền đồn vững chắc nhất của nước Nga ở Trung Đông và Bắc Phi là Iran và Syria. Mặc dù Ai Cập là tiền đồn đầu tiên Liên Xô xây đắp, và Libya của Gaddafi một thời theo Liên Xô, còn hùng mạnh hơn cả Syria của gia đình al-Assad. Nhưng triều đại Mubarak ở Ai Cập đã ngã theo phương Tây sau khi Gamal Abdal Nasser thất bại trong cuộc chiến với Israel tháng 6/1967. Và Gaddafi đã chuyển hướng Libya muốn thành thủ lĩnh châu Phi chống lại phương Tây, Liên Xô, kể cả Trung Hoa. Nên cái phao cứu sinh cho Mubarak là mạng sống bằng từ chức. Còn với Gaddafi là chết hoặc tồn tại, mà không có 2 anh cả đỏ bảo kê.

Với làn gió cách mạng hoa Nhài bắt đầu từ sức mạnh mềm của đảng Dân chủ Mỹ khơi mào, hương hoa Nhài lan toả đến Syria. Mùi hương ấy làm chiếc mũi của nước Nga dị ứng, hắc xì, ngứa ngáy, và quyền lợi nước Nga ở Địa Trung Hải bị lung lay, lòng tự trọng của một đế chế hùng mạnh một thời bị tổn thương. Thế là nước Nga buộc lòng phải ra tay, Trung Hoa cũng đồng thanh tương ứng với Nga tại Liên Hiệp Quốc chống lại một cuộc trừng phạt đạn bom của NATO như kiểu Libya.

Cách đây 2 hôm, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp ước cắt giảm đầu đạn hạt nhân với Nga và cử tàu sân bay đến biển Syria thuộc Địa Trung Hải. Pháp kêu gọi Liên Minh châu Âu thiết lập hành lang nhân đạo đối với Syria. Nhưng Syria vẫn phớt lờ những lời đe doạ này, kể cả liên đoàn Ả Rập - nơi quyết định vận mệnh các chính phủ Ả Rập theo Hồi giáo, sau khi ông đã đàn áp và làm chết hàng ngàn dân vô tội. Vì có anh cả đỏ Nga đã cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-300, cùng với cử tàu sân bay đến ứng chiến ở biển Syria để đối đầu với Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, tổng thống Nga - Medvedev tuyên bố sẽ đặt những hoả tiển tiêu diệt phi đạn phòng vệ của Hoa Kỳ ở châu Âu.

 Bản đồ khu vực Trund Đông Bắc Phi và Địa Trung Hải: Syria nằm giữa 2 phe tả hữu trong cuộc cách mạng hoa Nhài

Là một quốc gia thuộc Tây Á, Syria có phía Tây giáp Libang và biển Địa Trung Hải nhìn sang Tây Âu. Bắc giáp Thỗ Nhỉ Kỳ, một quốc gia Hồi giáo thân phương Tây. Phía Nam giáp với Jordan. Và quan trọng nhất là phía Đông giáp với Iraq và Tây Nam giáp với Israel. Muốn tiếp cận Iran, tiền đồn quan trọng nhất của Nga và nơi cung cấp dầu hoả lớn nhất của Trung Hoa, không có gì hơn là phải nắn Syria trở về với phương Tây, để củng cố sức mạnh cho Israel và chính quyền  Iraq hậu Saddam Hussein.

Câu chuyện đến đây đã quá rõ. Trước khi làm sụp đổ Iran, một cuộc tỷ thí sẽ diễn ra ở Syria có thể bằng bom đạn giữa 2 phe tả hữu. Cũng giống như cuộc chạy đua vũ trang giữa 2 cường quốc Hoa Kỳ và Liên Xô trước 1990 và cuối cùng Liên Xô kiệt sức. Lúc đó chiến trường thử bom đạn là Việt Nam, còn bây giờ Syria có thể là nơi tỷ thí. Sau cuộc tỷ thí này vương miện sẽ trao cho ai?

Thế giới tam quốc phân tranh - Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa - từ sau thế chiến thứ Hai. Năm 1990 Liên Xô sụp đổ khi Trung Hoa bắt tay với Hoa Kỳ từ 1972, để làm con hổ ngủ xây dựng trên đống tro tàn sau khi Mao hoang tưởng với Đại nhảy vọt và thanh trừng nội bộ với Cách mạng Văn hóa. Còn bây giờ 3 thế lực tách rời nhau sau 20 năm yên ấm, thì Nga và Trung Hoa đang muốn xích lại sự bằng mặt mà không bằng lòng để giữ vây cánh của mình.

Sau hơn 2 thập niên suy sụp, nước Nga trở lại vai trò tam quốc phân tranh nhờ vào bàn tay sắt và cái đầu lạnh của cựu nhân viên KGB - Vladimir Putin - Có phải bây giờ là lúc phục hận lại cái lần thua cuộc chiến tranh lạnh trong quá khứ. Vì Nga cai quản ở đây ít nhất 2 cảng quân sự để nhìn sang Tây Âu và làm bá chủ Địa Trung Hải suốt hơn nửa thế kỷ qua. Ngày ấy Hoa Kỳ đã giả vờ thua ở Việt Nam để chặt đầu anh cả đỏ Liên Xô.

Một cuộc tranh bá đồ vương mới đã dàn trận. Liệu sức mạnh mềm dân chủ, đồng đô la và bao thứ khác như: Facebook, Microsoft, Intel, Google, v.v... của Hoa Kỳ, cùng sức mạnh cứng của quốc phòng bằng những vũ khí tối tân với đồng minh phương Tây, so đọ với sức mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên và vũ khí tối tân của Nga, hợp lực xưởng sản xuất toàn cầu của Trung Hoa, thì bên nào sẽ đủ sức để lập lại trật tự toàn cầu như thập niên 1990s?

Asia Clinic, 11h56' ngày thứ Bảy, 26/11/2011

Wednesday, November 23, 2011

TẦM NHÌN VÀ LUẬT BIỂU TÌNH

Bài đọc liên quan:
+ Cặp phạm trù hiện tượng - bản chất trong quản lý và điều hành
+ Cặp phạm trù chung - riêng trong quản lý và điều hành
+ Cặp phạm trù ý thức - vật chất trong quản lý và điều hành
+ Tư bản giãy chết có hiểu duy vật luận không?
+ Duy vật luận về xã hội Việt đương đại
+ Loạt bài nói chuyện triết học của người ngoại đạo
+ Thưa các quan phụ mẫu 

Hai tuần nay cả cộng đồng lên tiếng vụ ông nghị mới, lên tiếng ở quốc hội là loại bỏ luật biểu tình và lập hội để bảo vệ đảng cầm quyền. Trong khi đó, thủ tướng đương nhiệm ủng hộ phải có luật biểu tình. Bài viết này tôi muốn đứng trên cái nhìn tổng hoà các mối quan hệ xã hội, để suy xét những được mất cho điều này xem sao?

Xin lướt qua một chút về lịch sử và những đúng sai của chủ thuyết Marxist Leninist, và ứng dụng của nó từ lúc nó ra đời, cho đến nay trên toàn thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng.

Chủ thuyết Marxist Leninist là cha đẻ của thành lập lực lượng để thực hiện câu nói nổi tiếng của Karl Marx: "Hạnh phúc là đấu tranh". Từ khi chủ thuyết này ra đời, nó đã góp phần không nhỏ trong việc đấu tranh giai cấp và, có tác dụng tích cực trong việc giải phóng dân tộc ở các quốc gia thuộc địa trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.

Song hầu hết sự vật hiện tượng nào trong khoa học xã hội đều đi theo thuyết nhị nguyên. Có mặt tích cực thì cũng có mặt tiêu cực của nó khi nó bị bản chất của con người - tư hữu và quyền lực - xen vào chi phối. Các đảng cộng sản đi theo chủ thuyết Marxist Leninist là cha đẻ của thành lập lực lượng, đảng phái chính trị để phục vụ cho đấu tranh giai cấp, giành chính quyền thì, họ cũng là cha đẻ của việc thủ tiêu việc thành lập lực lượng để không có đấu tranh giai cấp làm nên các cuộc cách mạng xã hội.

Từ đó, một hình thái chính trị xã hội phong kiến tập quyền kiểu mới xuất hiện dưới tấm bình phong xã hội chủ nghĩa để thực hiện chủ nghĩa cộng sản khoa học do Marx đã suy luận sai lầm, do bỏ quên bản chất của con người. Và cũng từ mặt tiêu cực này, trong hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa luôn đề cao vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản là độc tôn và, không có bất kỳ đảng phái nào được phép hoạt động chính trị thay thế được vai trò cầm quyền của đảng cộng sản.

Mặt tiêu cực này của xã hội đơn nguyên là phục vụ cho tư hữu và quyền lực của giai cấp cầm quyền. Nhưng nó lại đi ngược quy luật thì ắt xã hội đơn nguyên sẽ có ngày suy tàn và sụp đổ như Liên Xô và Đông Âu là điều phải đến.


Đứng trên quan điểm triết học chính thống của Marxism thì, chính hình thái xã hội đơn nguyên là đi ngược lại với chủ thuyết và quy luật mà, 2 ông Karl Marx và Friedrich Engels cuối đời đã biết sửa sai. Vì bản chất của xã hội đơn nguyên là hậu quả của đặc quyền đặc lợi của giai cấp cầm quyền, chứ không phải đi đúng với trường phái triết học duy vật luận. Chính hình thái chính trị đa nguyên của tư bản chủ nghĩa mới là đi theo đúng với quy luật xã hội học của duy vật luận trong chủ thuyết Marxist.

Cho nên ông nghị, kiêm doanh nhân đề nghị bãi bỏ luật biểu tình và lập hội trước quốc hội là đúng với nguyện vọng của đảng cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam. Vì nó cấm đấu tranh giai cấp. Nó huỷ diệt quy luật mâu thuẩn và quy luật thống nhất các mặt đối lập, hòng giữ vững vai trò cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam mà, đã được quy định trong điều 4 của hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều này quá dễ hiểu nếu ai đã từng đọc những bài triết học của tôi đã viết hơn 2 năm qua.

Song đứng trên quan điểm triết học, nếu không có luật biểu tình và lập hội thì lại là rất tốt cho những ai muốn biểu tình và lập hội, vì, thứ nhất là, nếu có luật biểu tình qui định rõ ràng, lúc đó người biểu tình phải xin phép, phải bị căng dây giới hạn trong một không gian nhất định để bày tỏ nguyện vọng của mình như những nước tư bản đang thực thi. Thứ hai là, chưa có luật biểu tình lập hội thì bất kỳ nhóm người nào cũng có thể biểu tình bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu không giới hạn. Thứ ba là, tự do lập hội mà luật pháp không cấm đoán. Và cuối cùng là xã hội dễ loạn, đàn áp và hỗn quan hỗn dân, sống không theo hiến pháp và pháp luật là chuyện thường tình như gần đây.

Như vậy, nếu một lãnh đạo có tầm nhìn xa thì phải có luật biểu tình. Còn một lãnh đạo có tầm nhìn ngắn thì không cần luật biểu tình mà, cứ để lập lờ nước đôi, xã hội đơn nguyên như Việt Nam đương đại sẽ loạn và đi đến sụp đổ như Liên Xô và Đông Âu trong tương lai gần là điều ắt có.

Mỗi vị trí lãnh đạo có một tầm nhìn dài ngắn khác nhau. Tầm nhìn của một ông thủ tướng đã điều hành đất nước đến nhiệm kỳ thứ hai, phải xa hơn tầm nhìn của một ông nghị được đúc dưới hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa, mới chân ướt chân ráo tập phản biện là điều đương nhiên. Không có gì phải ầm ĩ. Vấn đề cần phải quan tâm là, liệu lần thay đổi hiến pháp này, đảng cộng sản Việt Nam có biết tự cứu mình bằng cách đi đúng theo quy luật của xã hội học không, hay là vẫn giữ cái sai mà các tấm gương đi trước đã sụp đổ?

Asia Clinic, 13h06' ngày thứ Tư, 23/11/2011

Sunday, November 20, 2011

GỐC RỄ CỦA SUY ĐỒI VĂN HÓA GIÁO DỤC

Cách đây  68 năm, một đề cương văn hóa được một nhà cách mạng lão thành có xuất thân là một nhà thơ làm chính trị, viết ra cho cuộc cách mạng dân tộc. Hai năm sau đó, 1945, đề cương văn hóa này được thông qua. Đề cương này được một ông nhà thơ khác thi hành. Tám năm trước đây, ông cựu trưởng ban tư tưởng trung ương - nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, cũng lại là một nhà thơ - khẳng định lại tầm vóc tư tưởng của nó, dưới quan điểm của người cộng sản về văn hóa tư tưởng là, đảng cộng sản phải lãnh đạo văn hóa tiên phong.

Từ ngày đề cương văn hóa được thông qua, nó đã đem lại sự thành công của cuộc trường kỳ kháng chiến thống nhất đất nước. Phải ghi nhận sự nhất quán và đúng đắn của nó thời súng đạn, tắm máu để đất nước không còn chia cắt.

Nhưng cái mà hôm qua đúng, không có nghĩa là hôm nay còn đúng. Điều đó đã được chứng minh bằng thực tế khách quan của tình hình giáo dục, truyền thông đại chúng Việt Nam sau hơn 36 năm thống nhất. Với tư tưởng lãnh đạo văn hóa của đảng tiên phong, văn hóa Việt suy đồi, giáo dục xuống cấp, tha hóa tràn lan và là động lực thúc đẩy sụp đổ tất cả mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế nước nhà.

Một dân tộc có lớn hay không lớn là do văn hóa quyết định. Dân tộc có trường tồn hay không là bản sắc văn hóa dân tộc ấy có còn không, chứ không phải dân tộc ấy có còn tồn tại hay không. Một đất nước có muốn chuyển mình tốt hay xấu tư tưởng văn hóa cũng là tiên quyết. Vì muốn có cách mạng xã hội thì cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng phải đi trước một bước. Tư tưởng mà không thông, văn hoá mà không chuẩn thì hành động chỉ xằng bậy, đẩy bản thân, gia đình, đất nước và dân tộc đến vực thẳm.

Trên quan điểm lý luận triết học, sự lãnh đạo văn hóa tư tưởng do một hình thái chính trị xã hội đơn nguyên là sai quy luật mâu thuẩn của mâu thuẩn, vì không có đối lập về tư tưởng. Nên việc suy đồi văn hóa, giáo dục và tha hóa dẫn đến sụp đổ tất cả mọi ngành trong xã hội là điều tất nhiên.

Đã hơn 36 năm trong hòa bình, nhưng văn hóa tư tưởng vẫn cứ khư khư giữ cái đề cương cách đây hơn nửa thế kỷ. Một đề cương của thời chiến lạc hậu với thời đại mới. Từ đó làm cho báo chí truyền thông không còn đất viết, chỉ còn cướp giết hiếp và lấn sân những lĩnh vực khoa học chuyên sâu, mà không có kiến thức để làm xã hội ngày càng suy đồi. Giáo dục như chiếc vòng kim cô đặt lên đầu của mọi thế hệ. Nó làm các thế hệ không biết tư duy. Sáng tạo không tìm thấy ở nhà khoa học, mà chỉ thấy nhà khoa học đi làm điều sai trái. Còn nông dân thì lại là những nhà sáng tạo vì chén cơm manh áo của mình.

Như vậy có cần xem lại, tu bổ và đổi mới cái đề cương văn hóa của nhà thơ bằng cái đề cương văn hóa của các nhà khoa học thực sự không? Ngày nhà giáo ở một đất nước mà văn hóa, giáo dục, kinh tế và chính trị đang xuống cấp tồi tệ không biết viết gì, thôi thì viết về cái gốc của mọi gốc rễ làm đất nước dân tộc suy đồi vậy.

Tư gia, 5h29' ngày Chúa nhựt 20/11/2011

Thursday, November 17, 2011

CÁI NHÌN TOÀN CỤC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở VIỆT NAM

Bài đọc liên quan:
Từ tắm gia súc đến tắm tôm, bây giờ tắm người
Cảnh báo thẩm mỹ da bằng tế bào gốc
Loạt bài đại dịch cúm
Ai cũng làm bác sỹ, dược sỹ
Sơ lược Nobel y học 2011
Giáo dục y tế cộng đồng bệnh vảy nến
Cần hiểu đúng thực phẩm chức năng và nước uống Collagen
Làm y khoa hay làm chính trị?

Nếu ai đã từng theo dõi blog của tôi trên 1 năm đều có thể nhớ rằng, đã có một lần tôi góp ý với một bác sỹ y khoa ở Mỹ về vấn đề tư vấn thuốc men, điều trị cho người bệnh trên báo phổ thông như trang VOA online (Voice of America). Vì y khoa là một ngành liên quan đến tính mạng của con người mà, nó còn là một khoa học thực nghiệm. Không có khám bệnh nhân không được tư vấn về chẩn đoán, điều trị bất kỳ một bệnh nào. Không có học hành bài bản không được nhảy vào làm bậy trong lĩnh vực y khoa. Không được sử dụng thông tin truyền thông đại chúng không chuyên ngành để viết chuyện chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh cụ thể, v.v... Đó là luật của y khoa Quốc tế. Sau đó bác sỹ này có trả lời với tôi rất đàng hoàng. Tôi rất quý trọng. Ở các nước tiên tiến muốn mua được tạp chí chuyên ngành y dược, phải có bằng cấp của nghề y dược. Nó cũng giống như phải có giấy phép hành nghề y thì, mới được mở phòng khám bệnh và được phép kê toa cho người bệnh.

Nói sơ qua về một chút luật và sự nghiêm ngặt về nghề y, để nói chuyện chính hôm nay tôi muốn viết cho cộng đồng về bệnh tay chân miệng đứng trên nhiều góc độ khác nhau. Vì nhiều năm nay, truyền thông đại chúng trong nước, bộ y tế, thầy thuốc, và người dân Việt đã bị một nạn dịch gọi là sai luật ngành y dược, làm cho xã hội rối bời.

Trước hết, tôi xin định nghĩa dịch bệnh là gì - Epidemic - là một từ có nguồn gốc Hy Lạp. Nó gồm 1 tiếp đầu ngữ là epi- có nghĩa là ở trên. Tiếp vị ngữ là demic bắt nguồn từ chữ demos - có nghĩa là dân chúng. Nó hợp thành, và có được 3 định nghĩa. Thứ nhất là, một bệnh lý xảy ra trên nhiều người ở nhiều vùng địa lý trên cùng một thời gian. Định nghĩa thứ hai là, một bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao chỉ đôi khi xảy ra ở một cộng đồng dân cư. Định nghĩa thứ ba là, một mùa mà có tầng suất lan rộng của một bệnh cụ thể nào đó. Như vậy, chúng ta hãy đứng nhìn tổng hoà các mối quan hệ xã hội trên bệnh lý tay chân miệng ở Việt Nam xem sao?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO (World Health Organization) - bệnh Tay Chân Miệng (Hand Foot Mouth disease): HFMD (sẽ dùng từ này cho hết bài) - là một bệnh lý nhiễm thường gặp. Biểu hiện lâm sàng của nó là những bọng nước hoặc vết loét ở tay chân và miệng. Nó thường xuất hiện ở trẻ em, nhưng vẫn có thể ở người trưởng thành và người già. Hầu hết các trường hợp là tự khỏi, mà không cần điều trị. Nguyên nhân do 2 dòng virus Coxackie và Enterovirus gây ra. Nhưng một tỷ lệ ít các trường hợp có thể nặng và biểu hiện triệu chứng thần kinh của viêm màng não, viêm não hoặc liệt mà, y học còn gọi tên là nhóm bệnh do enterovirus mà không phải do virus sốt bại liệt gây ra (non-polio enteroviruses). Nhóm bệnh này do chủ yếu dòng siêu vi enterovirus A, mà đặc biệt là Enterovirus 71 gây những biểu hiện nặng trên lâm sàng và có thể đưa đến tử vong.

Đường lây truyền của bệnh chân tay miệng là đường ăn uống. Trong y học, dịch bệnh lây theo đường không khí như cúm là loại được đưa lên hàng ưu tiên số một trong công bố. Vì không thể khống chế được không khí. Còn bệnh lậy theo đường ăn uống, đường máu thì thuộc loại dễ khống chế bằng giáo dục cộng đồng tự bảo vệ mình, và tích cực phòng chống của y tế cơ sở kết hợp với trung ương. Nên loại này được xếp hàng thứ hai, không đáng sợ.

Cũng theo WHO, đến ngày 25/10/2011, HFMD đang hoạt đồng ở các nước vùng Đông Á với những con số sau đây: Trung Hoa đứng hàng đầu với số lượng bệnh này là 1.217.768 trường hợp, nhưng có khuynh hướng giảm so với năm 2010 với số trường hợp mắc bệnh lên đến 1.567.254. Đứng hàng thứ hai mắc HFMD trong năm 2011 là Nhật Bản với 317.461 trường hợp và có khuynh hướng gia tăng so với năm 2010 chỉ có 141.660 trường hợp bị mắc bệnh. Đứng hàng thứ ba là Việt Nam với 76.121 trường hợp mắc bệnh mà không có con số thống kê của năm 2010, dĩ nhiên có khuynh hướng gia tăng mạnh. Thứ tư là Singapore, thứ năm là Macao, thứ sáu là Hongkong và thứ bảy là Hàn Quốc đều có thống kê của năm 2010.

Chỉ riêng Việt Nam là duy chỉ có thống kê của năm 2011. Qua đó cho thấy HFMD có thể xuất nguồn từ Trung Hoa lục địa lan rộng sang các nước. Vấn đề nữa là, có thể tình hình HFMD ở Việt Nam không được cục vệ sinh phòng dịch lưu ý sớm, hoặc bệnh chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam năm 2011.

Nhưng có một vấn đề đáng lưu ý là, trong khi ở Nhật Bản thì do dòng Coxsackie gây ra là chủ yếu thì ở Macao thuộc Trung Hoa và Việt Nam thì con Enterovirus 71 lại nhiễm và gây bệnh có tỷ lệ cao hơn. Phải nói thêm về tình hình HFMD ở Việt Nam theo Tổ chức Y tế Thế giới như sau:

Báo cáo từ Việt Nam từ ngày 01/01 đến 19/10/2011 thì có 76.121 trường hợp mắc HFMD, trong đó có 135 ca tử vong. Khỏang 75% tử vong là gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Hầu hết những trường hợp mắc bệnh và tử vong chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam. Báo cáo đến ngày 19/10/2011 thì có đến 61% trường hợp mắc bệnh HFDM do con enterovirus 71 gây ra. Và Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo vào ngày 25/10/2011 với Việt Nam 6 biện pháp rất cụ thể như sau:

1. Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng ngừa bệnh HFDM.
2. Tăng cường giám sát để phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh HFDM.
3. Phối hợp đồng bộ giữa bộ y tế và bộ giáo dục để huấn luyện nhân viên y tế tuyến cơ sở và giáo viên mầm non kiến thức phòng chống bệnh tay chân miệng.
4. Ngăn chặn nguồn lây qua tiếp xúc nếu cần thiết phải đóng cửa các trường học khi phát hiện đây là nguồn bệnh xuất hiện và lây lan cho cộng đồng.
5. Theo dõi và kiểm soát các trường hợp lâm sàng và thực hiện chống nhiễm khuẩn ở bệnh viện như cách lý và khử trùng.
6. Phân bố lượng thuốc 22.415kg thuốc Chloramin B cho 2 viện Pasteur Sài Gòn và Nha Trang để đưa về các tuyến địa phương phòng dịch bệnh HFMD.

Ta hãy xem xét các vấn đề trong HFMD xem sao?

Đầu tiên là HFMD có phòng ngừa được không? Quá đơn giản khi mọi người dân biết giữ vệ sinh ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Vì nó lây qua đường ăn uống.

Thứ hai là HFMD có trị được không? Xin thưa là trị được, không khó như báo đài đã tung tin quá mức. Mắc bệnh chủ yếu ở trẻ có sức đề kháng yếu. Đối với trẻ khoẻ mạnh thì HFMD không đáng để làm người dân lo lắng. Vì nếu trẻ hay người lớn khoẻ mạnh bị nhiễm các con viruses này thì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ loại chúng ra và chỉ cần phát hiện sớm, nâng thể trạng và vệ sinh tốt.

Thứ ba là, đã nên công bố dịch tay chân miệng ở Việt Nam chưa? Đứng trên phương diện định nghĩa về lý thuyết như tôi trình bày ở trên thì, ở Đông Á có 3 nơi, Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam phải công bố dịch HFMD, mặc dù số trường hợp tử vong của HFMD ở Việt Nam trong 10 tháng xảy ra bệnh này chưa bằng số tử vong trong vài ngày do tai nạn giao thông hay bão lũ!

Thứ tư là, về luật y khoa Quốc tế nhiều năm nay không biết có phải vì do ban tư tưởng trung ương của đảng cộng sản Việt Nam đã co hẹp khu vực báo chí được viết hay không mà, báo chí truyền thông từ báo giấy, báo mạng đến báo hình bắt đầu đưa những phóng viên, giáo sư tiến sĩ không có chuyên môn y khoa hoặc có chuyên môn chưa chín tư vấn, viết những bài về y học có cả giới thiệu thuốc điều trị cụ thể cho cộng đồng mà người dân tự làm bác sỹ, nhà thuốc tự kê toa làm loạn khâu quản lý y dược nước nhà. Đó là chưa kể những quảng cáo liên quan đến y học rất tai hại.

Thứ năm là, đảng quang vinh cần xem lại khả năng yếu kém của mình về mặt quản lý và điều hành xã hội, hòng cần nên rút lui bớt chuyện thọc tay đến những lĩnh vực khoa học, để các tổ chức độc lập gồm những người có tâm, có tầm đứng ra gánh vác. Nếu không thì tình trạng bác sỹ thì đi bán hàng đa cấp, còn tiến sĩ vật lý thì đi chữa bệnh kiểu "thuốc xuyên tâm liên"(1). Trong khi đảng không có người đủ chuyên môn và đạo đức để ngăn chặn những việc xằng bậy này ngay từ khi nó còn manh nha. Đây là một điều sỉ nhục cho y dược học nước nhà không thiếu người tài.

Bài viết này chỉ mong cộng đồng dân Việt trong nước hãy hiểu, và tin cậy vào lực lượng chuyên môn ngành y từ tư nhân đến công lập, họ dư khả năng để phát hiện và điều trị HFMD, mà đừng nghe lời xằng bậy của những ai đó. Ngoài ra, mỗi người dân có thể tự phòng bệnh cho mình. Cao hơn nữa, chỉ mong các cấp chính quyền lãnh đạo hãy biết khả năng, nhiệm vụ của mình ở trong giới hạn nào mà, ban hành mệnh lệnh cho đúng. Đừng để ông phó chủ tịch tỉnh mời ông tiến sĩ vật lý chữa HFMD. Và đừng để bộ y tế mới thò công bố dịch rồi lại thụt vào như vài tháng qua. Đó là những biểu hiện của một đất nước đang loạn, mất kiểm soát cả mọi mặt.

Ghi chú: (1) Xuyên Tâm Liên là một loại thuốc vô thưởng vô phạt ở miền Bắc sản xuất với công hiệu điều trị bách bệnh. Nó cũng giống như thực phẩm chức năng bán hàng đa cấp hiện nay. Nó đã được sử dụng rộng rải ở hầu hết các toa thuốc của các bác sỹ được đào tạo ở miền Bắc Việt Nam từ trước 30/4/1975 ở miền Bắc và sau 30/4/1975 ở trên toàn cõi Việt Nam. Sau đổi mới 1990, không còn thấy bóng của thuốc này trên đất nước Việt lắm đau thương và nhục nhằn.

Asia Clinic, 12h49' ngày thứ Năm, 17/11/2011

Tuesday, November 15, 2011

QUÂN BÀI ĐÃ CHIA - VẤN ĐỀ CÒN LẠI LÀ TA

Bài đọc liên quan:
Thế cờ đã rõ

Thế giới của 67 năm qua như một ván bài, như một bài viết của tôi hồi tháng 7/2011. Chủ sòng bài là Hoa Kỳ, phần còn lại của thế giới là những con bạc khát nước, đảo điên, từ tháng Mười một năm 1944. Con bạc khôn thì biết hùn vốn, kết thân với chủ sòng để lo bề yên dân, vận nước mạnh. Con bạc ranh ma thì chỉ nhìn ngắn hạn để rồi đẩy đất nước và dân tộc vào cảnh bần cùng, điêu linh.

Đứng trên quan điểm Thiên, Địa và Nhân thì, Hoa Kỳ được lợi cả 3 điều trong một chiến lược trường kỳ lãnh đạo thế giới.

Thiên thời của Hoa Kỳ là được một thế hệ những Quốc Phụ làm nên một quốc gia non trẻ với tư tưởng của những người đi mở cõi, với tinh thần tam dân: do dân, của dân và vì dân trong tinh thần độc lập, tự do và hạnh phúc. Tư tưởng ấy của Hoa Kỳ đã được ông Tôn Dật Tiên bên Trung Hoa lấy làm chủ thuyết cho mình để xoá chế độ phong kiến và dựng nên nền Cộng Hòa cho Trung Hoa Dân Quốc.

Về địa lợi, Hoa Kỳ có một thuận lợi vô cùng vững bền là, nằm ở một lục địa giáp 2 đại dương lớn - Thái Bình Dương và Đại Tây Dương - như 2 mặt tiền nhìn ra 2 siêu xa lộ nắm hầu hết 100% lưu thông toàn cầu. Đã thế, Hoa Kỳ còn tách rời những cựu lục địa Á, Phi, Âu - nơi mà những tư tưởng thủ cựu còn mãi trường tồn - có thể làm cho tư tưởng độc lập, tư do và hành phúc khó thực thi.

Về nhân hòa là yếu tố quan trọng bậc nhất của Hoa Kỳ khi, các Quốc Phụ của nước Mỹ đã làm ra một nơi mà các chủng tộc, các tư tưởng, các người con muốn tìm bến bờ để biết uốn mình cuốn theo chiều gió, để thực hiện chí hướng của mình. Điều này làm ra Hoa Kỳ không phải là thiên đường mà, là một chiến trường thực sự cho mọi ý tưởng, hành động tiến về phía trước bằng sức lực của mỗi thành viên. Hay nói cách khác, Hoa Kỳ là cái sọt rác của tinh hoa toàn cầu.

Ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với chiếc áo dài màu vàng - Hoàng Bào - đã làm phật lòng ông Hồ Cẩm Đào trong APEC 2006.

Quay lại vấn đề ván bài của toàn cầu, mà các lá bài đã được bắt đầu chia từ ý tưởng của 4 nước: Singapore, New Zealand, Chile và Brunei từ tháng Sáu năm 2005 bằng một mục đích là hội nhập các nền kinh tế khu vực Thái Bình Dương. Đến tháng Năm 2006 bắt đầu hiệp định được thực thi. Tháng 11/2006, hội nghị APEC lần thứ 14 tổ chức tại Hà Nội, ý tưởng này được phát huy. APEC 2010 tại Nhật Bản, ý tưởng này được ông Obama triển khai thêm 6 quốc gia, bắt đầu cho một chiến lược mới ở châu Á Thái bình dương: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Peru, Mã Lai Á và Việt Nam. APEC 2006, tấm Hoàng Bào của vị chủ tịch Việt Nam đã làm anh cả đỏ phật lòng. Nhưng, chiến lược ngoại giao theo sách lược Tôn Tử của Việt Nam - dĩ bất biến ứng vạn biến, không đánh mà thắng - đã hình thành và ngày một phát huy tác dụng tốt.

Ba hôm nay tại APEC 2011 ở Honolulu, Hawaii Hoa Kỳ vấn đề chính và quan trọng nhất là thực thi Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP ). Một kiểu NATO mới ở châu Á ra đời. Câu chuyện một lần nữa lại làm phật lòng anh cả đỏ, vì không được "mời". Nhưng 10 thành viên của TPP đã tuyên bố rõ ràng rằng, TPP không đóng cửa bất kỳ nước nào và cũng không mời bất kỳ nước nào, nếu không vì tự nguyện xin gia nhập. Và bất kỳ nước nào muốn gia nhập thì, phải tuân theo những qui định chung của TPP. Song anh cả đỏ Trung Hoa lại cho rằng, họ sẽ không tuân thủ qui định khi những qui định ấy họ không được tham gia soạn thảo ngay từ đầu. Điều này cho ta thấy, sân chơi TPP không là nơi dành cho anh cả đỏ.

Câu chuyện TPP không chỉ liên quan đến kinh tế thương mại, mà đằng sau nó còn là chuyện hoà bình, ổn định để phát triển ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và các nước có mặt tiền nhìn ra Thái Bình Dương. Nơi mà cái mặt tiền của ngôi nhà Hoa Kỳ đã cai quản hơn 60 năm qua với hơn 80% lưu thông phân phối trên toàn thế giới. Như vậy, các quân bài đã được xào và chia lại sau 33 năm được Hoa Kỳ chia cho Trung Hoa, kể từ ngày họ Đặng chịu đổi mới tư duy vì sự kiện Thiên An Môn đẩm máu có thể làm Trung Hoa tao loạn.

Cũng bằng thời gian từ ngày Hoa Kỳ lên làm thống soái toàn cầu, một liên minh NATO - Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - được sự chở che an ninh của Hoa Kỳ để bình yên phát triển vượt bậc. Họ đã thành lập khu vực đồng tiền chung châu Âu - Eurozone - để hòng tranh bá. Một công đôi việc, sử dụng sức mạnh mềm của đồng Mỹ kim dự trữ cho toàn cầu, Hoa Kỳ đang làm đảo điên một châu Âu bảo thủ và muốn trở lại mộng bá chủ. Và đây cũng là hình ảnh của Trung Hoa trong vòng 1 thập niên tới.

Và bây giờ là kỷ nguyên của châu Á Thái Bình Dương của chủ sòng bài thế giới, như vậy thì ta phải làm sao?

Nguy cơ là từ rất hay của tiếng Việt trong sáng - trong nguy nan luôn có cơ hội - Nhưng TPP lại là cơ hội chứ không có nguy nan cho đất nước và dân tộc. Nếu có nguy nan thì chỉ có cho những tư tưởng cực đoan bảo thủ cố giữ quyền lợi riêng tư.

Hơn bao giờ hết, lúc này mới thấy được qui luật của muôn đời là, thắng bản thân mình quan trọng hơn là thắng người. Đừng nên lo sợ kẻ khác hại mình mà, hãy sợ chính ta hại tạ vì thiếu hiểu biết và không có năng lực. Vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam bây giờ không phải là các thế lực thù địch từ bên ngoài như truyền thông của đảng vẫn ra rả mỗi ngày mà, là thế lực thù địch có từ bên trong lòng của một hình thái xã hội lạc hậu với thời cuộc, do đảng "quang vinh" tạo ra (tham nhũng, ôm đồm quyền lực, tha hoá về đạo đức, văn hoá, giáo dục, suy sụp về kinh tế, v.v...). Điều này đã được minh chứng qua sự sụp đổ Liên Xô Đông Âu và các cuộc cách mạng hoa nhài trong thời gian gần đây.

Thế thì, với 5 năm kể từ ngày APEC 2006 tại Hà Nội, chiến lược phát triển toàn diện của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng "quang vinh", đã chuẩn bị những gì cho những quân bài được chia thông qua TTP?

Chỉ có một điều người viết xin đưa ra, là hãy nhìn sang Nhật Bản mà, đặc biệt là Hàn Quốc để học những gì họ đã làm, khi sống với một anh cả đỏ lắm mưu gian kế hiểm, lại có thêm Chí phèo Bắc Hàn làm cái đệm. Đừng biến các nhóm lợi ích thành quyền lợi nhóm bằng các chiêu bài, hình ảnh mơ hồ trong chính trị, ắt sẽ đưa quốc gia dân tộc vào một thảm cảnh trông thấy.

Rõ ràng vấn đề chỉ còn lại là ta - mà là của đảng và lãnh đạo của đảng - mà không phải là nhân dân. Liệu cơ hội có đến rồi đi như trong quá khứ?

Asia Clinic, 11h03' ngày thứ Ba, 15/10/2011

Sunday, November 13, 2011

SỤP ĐỔ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU

Bài viết gốc: Down with the Eurozone

Bài viết của Nouriel Roubini là Chủ tịch của tổ chức tài chính chiến lược đầu tư toàn cầu Roubini Global Economics, Giáo sư Kinh tế tại Stern School of Business của New York University, và đồng tác giả của cuốn sách: khủng hoảng Kinh tế (Crisis Economics). Cuốn sách mà ông đã tiên đoán khủng hoảng kinh tế Mỹ và toàn cầu chính xác đến 100% trước khi sự kiện này xảy ra nhiều năm. Thế giới đặt cho Ông danh hiệu Dr Doorm kể từ năm 2008!

NEW YORK - Cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu dường như đang đạt đến đỉnh điểm, với Hy Lạp trên bờ vực vỡ nợ và một sự ra đi khỏi liên minh tiền tệ  không vẻ vang, và bây giờ Ý trên bờ vực mất khả năng tiếp cận thị trường. Nhưng vấn đề của khu vực đồng tiền chung châu Âu sâu sắc hơn nhiều. Những vấn đề đó là cấu trúc, và chúng ảnh hưởng một cách nghiêm trọng ít nhất đến bốn nền kinh tế khác: Ireland, Bồ Đào Nha, Cyprus, và Tây Ban Nha.

Trong thập kỷ qua, nhóm các nước PIIGS (Bồ Đào Nha, Ireland, Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha) khu nghỉ mát đầu tiên và cuối cùng cho những người tiêu dùng của khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng họ lại chi tiêu nhiều hơn thu nhập và hiện đang thâm hụt tài khoán ngân sách lớn hơn bao giờ hết. Trong khi đó, các nước có nền kinh tế mạnh của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Đức, Hà Lan, Áo và Pháp) là những nhà sản xuất họ tiêu tiền ở những khu nghỉ mát đầu tiên và cuối cùng, nhưng họ chi tiêu ít hơn thu nhập của họ và hiện họ đang có thặng dư tài khoản ngân sách hơn bao giờ hết.

Những sự mất cân bằng ở bên ngoài khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng thúc đẩy làm sức mạnh của đồng Euro tăng lên từ năm 2002, và bởi sự phân kỳ trong tỷ giá hối đoái thực tế và khả năng cạnh tranh bên trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Chi phí cho một đơn vị lao động đã giảm ở Đức và các các nước có nền kinh tế hùng mạnh trong khu vực(như tăng trưởng tiền lương chậm mà năng suất cao), dẫn đến mất giá trị thực đồng nội tệ (real depreciation) và tăng thặng dư tài khoản vãng lai ở các nước mạnh, trong khi đó điều ngược lại xảy ra trong nhóm PIIGS (và Cộng hoà Cyprus), dẫn đến tăng giá trị thực đồng nội tệ (real appreciation) làm dãn rộng thâm hụt tài khoản vãng lai. Ireland và Tây Ban Nha, tiết kiệm tư nhân sụp đổ, và tiêu thụ quá mức là động lực thúc đẩy bong bóng nhà ở, trong khi đó ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Cyprus, và Ý, bị thâm hụt tài chính quá mức đã làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng với bên ngoài.

Hậu quả của việc xây dựng trên nợ tư và nợ công tại các quốc gia chi tiêu quá mức đã trở nên không thể quản lý khi bong bóng nhà ở bùng nổ (Ireland và Tây Ban Nha) và thâm hụt tài khoản vãng lai, những khoảng trống tài chính, hoặc cả hai vấn đề này trở nên không bền vững trên toàn bộ các nước yếu của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Hơn nữa, các quốc gia yếu, thâm hụt tài khoản lớn hiện nay, vì họ đã chi tiêu vô tội vạ đã là động lực thúc đẩy đến sụp đổ, đi kèm với tình trạng trì trệ kinh tế và mất khả năng cạnh tranh.

Vì vậy, bây giờ liên minh châu Âu cần phải làm gì?

Lựa chọn đầu tiên là, phương án chủ động lạm phát để cân đối kinh tế (symmetrical reflation(1) là lựa chọn tốt nhất cho việc khôi phục tăng trưởng và sức cạnh tranh ở các nước yếu của khu vực đồng tiền chung châu Âu, nó đi cùng với sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng và tái cấu trúc nền kinh tế. Đó là thực hiện nới lỏng đáng kể chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu; cho vay không giới hạn đến những nước đang sụp đổ hỗ trợ cho những nền kinh tế mất thanh khoản(illiquid) nhưng có khả năng thanh toán nợ nần(solvent); một sự mất giá mạnh của đồng euro, sẽ giúp cho tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai trở thành thặng dư và kích thích tài chính ở những nước mạnh trong khi các nước yếu buộc phải thắt lưng buộc bụng.

Thật không may, Đức và ECB phản đối lựa chọn này, do viễn cảnh của liều thuốc tạo ra lạm phát tạm thời cao hơn sẽ xảy ra ở các nước mạnh và cả nước yếu.

Đức và Ngân hàng trung ương châu Âu lại dùng một liều thuốc quyết liệt hơn để muốn áp đặt cho các nước yếu - lựa chọn thứ hai - dẫn đến giảm phát do suy thoái: thắt chặt tài chính, tái cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng năng suất và giảm chi phí cho một đơn vị lao động, và làm giảm giá trị thực tế thông qua điều chỉnh giá trị đồng nội tệ theo thị trường, ngược lại với việc điều chỉnh tỷ lệ trao đổi danh nghĩa(nominal exchange-rate(2).

Những vấn đề lựa chọn của liên minh châu Âu thì rất nhiều. Thắt chặt tài chính, khi cần thiết, có nghĩa là một cuộc suy thoái sâu hơn trong ngắn hạn. Ngay cả tái cơ cấu làm giảm sản lượng trong ngắn hạn, bởi vì nó đòi hỏi phải sa thải công nhân, đóng cửa các công ty đang thua lỗ, và dần dần tái phân bổ lao động và vốn cho các ngành công nghiệp mới ra đời mới nổi. Vì vậy, để ngăn chặn một sự gia tăng suy thoái sâu hơn kiểu đường xoắn ốc, các nước yếu phải giảm giá trị thực đồng tiền nội địa(depreciation) để cải thiện thâm hụt bên ngoài của nó. Nhưng giá trị thực của nợ sẽ tăng mạnh, ngay cả khi giá cả và tiền lương đã giảm 30% trong vài năm tiếp theo (mà rất có thể sẽ có bất ổn về xã hội và chính trị), ngày càng tồi tệ tình trạng mất khả năng thanh toán cả những món nợ chính phủ và nhân.

Hiện tại trong ngắn hạn, các nước yếu của khu vực đồng tiền chung châu Âu là đối tượng của nghịch lý tiết kiệm: tiết kiệm quá mức, quá nhanh dẫn đến suy thoái kinh tế tái diễn và làm cho các khoản nợ thậm chí còn không bền vững hơn. Và đó là nghịch lý làm ảnh hưởng đến ngay cả những nước mạnh.

Nếu các nước yếu vẫn còn sa lầy trong một cái bẫy giảm phát của nợ nần chồng chất, sản lượng đang giảm, khả năng cạnh tranh yếu, và thâm hụt cấu trúc nợ với các nước từ bên ngoài, cuối cùng họ sẽ bị cám dỗ bởi một lựa chọn thứ ba: tuyên bố vỡ nợtừ bỏ khu vực đồng tiền chung châu Âu. Điều này sẽ giúp họ hồi sinh tăng trưởng kinh tế và sức cạnh tranh thông qua sự mất giá đồng tiền mới của các quốc gia(new national currency(3) yếu.

Tất nhiên, như vậy phá vỡ mất trật tự khu vực đồng tiền chung châu Âu, nó sẽ là một cú sốc như sự sụp đổ nghiêm trọng của của hệ thống ngân hàng Lehman Brothers của Hoa Kỳ trong năm 2008, nếu không nói là còn có thể tồi tệ hơn. Để tránh nó thì buộc các nền kinh tế mạnh khu vực đồng tiền chung châu Âu nắm lấy lựa chọn thứ tư và là lựa chọn cuối cùng: hối lộ(bribe(4) cho các nước yếu ở lại khu vực đồng tiền chung châu Âu với tư cách một số bang không có khả năng cạnh tranh, có tốc độ tăng trưởng thấp trong một nhà nước liên minh châu Âu. Điều này sẽ đòi hỏi phải chấp nhận thiệt hại lớn về những món nợ công và tư nhân ở các quốc gia yếu, cũng như các thanh toán chuyển khoản rất lớn thúc đẩy thu nhập các nước yếu trong khi sản lượng của các nước này luôn trong tình trạng trì trệ.

Nước Ý Đại Lợi đã làm điều tương tự như phương án cuối cùng trong nhiều thập kỷ, với cách là những vùng giàu miền Bắc nước Ý phải trợ cấp cho vùng Mezzogiorno(5) ở miền Nam. Tuy nhiên, việc hỗ trợ tài chính vĩnh viễn như vậy về mặt chính trị không thể thực hiện trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, người Đức là người Đức và người Hy Lạp là người Hy Lạp.

Điều đó cũng có nghĩa là Đức và Ngân hàng trung ương châu Âu có ít quyền lực hơn so với những gì họ tưởng. Trừ khi họ từ bỏ biện pháp điều chỉnh mất cân đối (tức là dùng biện pháp thứ hai: suy thoái giảm phát), mà phải tập trung tất cả để lo cho các nước yếu, ủng hộ cho cách tiếp cận cân đối hơn (thắt lưng buộc bụng và tái cơ cấu kinh tế các nước yếu, kết hợp với biện pháp chủ động tạo ra lạm phát bằng cách phá giá giá đồng tiền qua nới lỏng tiền tệ rộng rải ở khu vực đồng tiền chung châu Âu), xác của con tàu liên minh tiền tệ với những quốc gia yếu kém chậm phát triển sẽ tăng tốc độ vỡ nợloại ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Sự hỗn loạn gần đây ở Hy Lạp và Ý Đại Lợi có thể là bước đầu tiên trong tiến trình này. Rõ ràng, việc kiểm soát tình trạng lộn xộn của khu vực đồng tiền chung châu Âu đã từ lâu không còn được nữa. Trừ khi khu vực đồng tiền chung châu Âu có một cuộc cách mạng để có một cuộc hội nhập kinh tế, tài chính, và chính trị to lớn hơn (trên một con đường phù hợp với phục hồi ngắn hạn của tăng trưởng, sức cạnh tranh, và tính bền vững với tình trạng nợ, đó là cần thiết để giải quyết nợ không bền vững và giảm thâm hụt tài chính bên trong và bên ngoài mạn tính), với cách giải quyết bằng biện pháp suy thoái giảm phát chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng liên minh châu Âu tan vỡ trong hỗn độn.

Với nước Ý thì đã là một con nợ quá lớn để sụp đổ, quá lớn để cứu vãn, và bây giờ tại thời điểm không thể quay lại được, một kết thúc cuộc chơi cho khu vực đồng tiền chung châu Âu đã bắt đầu. Tái cơ cấu liên tục cưỡng chế nợ sẽ là những biện pháp đầu tiên, và sau đó là loại ra khỏi liên minh tiền tệ, cuối cùng sẽ dẫn đến sự tan rã của khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch:

1. Symmetrical reflation: Một thuật ngữ mà ít thấy dân kinh tế trong nước ít dùng và không ghi chú rõ ràng. Chữ reflation có 2 nghĩa bóng và nghĩa đen. Nghĩa đen là tạo lạm phát chủ động để phục hồi kinh tế. Tức là phá giá đồng tiền ở các nền kinh tế yếu để kích thích đầu tư kiểu như chính phủ Việt Nam đã từng làm trong 5 năm qua. Nghĩa bóng của nó có nghĩa trong kinh tế học là phục hồi hệ thống tiền tệ. Tuy nói là phục hồi, nhưng mà làm chủ động làm đồng tiền mất giá để tăng tín dụng ngân hàng và kích thích đầu tư từ nước ngoài nhờ vào đồng tiền mất giá. Ngoài ra nó còn có nghĩa là làm tăng lạm phát do tăng sản lượng nền kinh tế giả tạo, ví dụ như, chỉ 1 cái nhà nhưng thế chấp nhiều lần để vay thành số tiền lớn gấp nhiều căn nhà để đầu cơ là một kiểu như vậy.

Cho nên ở đây dịch cho bóng bẫy thì chữ symmetrical reflation có nghĩa là biện pháp phục hồi hệ thống tiền tệ để cân đối nền kinh tế. Nhưng dịch cho bình dân hoá ngôn ngữ hàn lâm thì phải là chủ động phá giá đồng tiền tạo ra lạm phát để cân đối nền kinh tế thông qua kích thích đầu tư từ nước ngoài.

2. Nominal exchange rate: tỷ giá trao đổi trên danh nghĩa, là tỷ giá trao đổi đồng nội địa với đồng nước ngoài theo công bố của ngân hàng nhà nước ở mỗi quốc gia. Nó theo ý chí kiềm chế giá hoặc phá giá của các chính trị gia mà không theo sự điều tiết của thị trường. Ví dụ như tỷ giá NHNN Việt Nam đưa ra hôm nay ngày 13/11/2011, thì mỗi USD ăn 20.864VNĐ chỉ là tỷ giá danh nghĩa – hay còn gọi là tỷ giá không thực – mà tỷ giá thực là tỷ giá của thị trường chợ đen qui định theo qui luật cung cầu của kinh tế thị trường tự do là 21.400VNĐ/USD

3. New natinal currency: Đồng tiền mới của quốc gia: có nghĩa là các quốc gia vỡ nợ tuyên bố phá sản và xin ra khỏi khối đồng tiền chung châu Âu và họ không dùng đồng Euro để trao đổi mà quay lại đồng tiền nội địa, mà tác giả gọi là đồng tiền của nước phá sản là đồng tiền mới.

4. Bribe: nghĩa đen trần trụi của bài viết là hối lộ, đây là ý mỉa mai của tác giả, nhưng mà rất thực. Vì khi con nợ chỉ nợ 1 triệu thì con nợ sợ ngân hàng, nhưng khi con nợ nợ lên đến 1900 tỷ Euro như Ý Đại Lợi hiện nay thì ngân hàng trung ương châu Âu và cả khối Eurozone phải sợ nước Ý. Song nếu hiểu đúng thì nên hiểu là các nước mạnh của khối đồng tiền chung châu Âu phải chấp nhận nuôi báo cô cho các nước yếu suốt đời, nếu muốn chọn giải pháp thứ tư này để không có tình trạng liên minh châu Âu tan rã. Giống như cách mà Trung Hoa phải “hối lộ” cho Hoa Kỳ 800 tỷ Mỹ Kim năm 2009 để cứu kinh tế Hoa Kỳ là gián tiếp cứu nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Trung Hoa.

5. Mezzogiorno: Trong tiếng Ý và tiếng Anh nó có 2 nghĩa. Nghĩa đầu tiên chỉ thời gian giữa trưa (midday). Và nghĩa thứ hai có nghĩa địa lý. Nó chỉ các vùng đất nghèo do cằn khô ở miền Nam nước Ý mà là nơi sản sinh ra những tổ chức tội phạm nổi tiếng của Ý là mafia. Nó bao gồm phần phía nam của bán đảo lục địa Ý và hai hòn đảo lớn Sicily và Sardinia, ngoài một số lượng lớn các hòn đảo nhỏ. trùng hợp với các khu vực hành chính của Basilicata, Campania, Calabria, Apulia, Molise, Abruzzo, Sicily Sardinia cuối cùng, được coi như là một phần của miền Nam nước Ý vì lý do kinh tế hơn so với các do lịch sử, địa lý. Nó cũng bao gồm các bộ phận phía Nam và phía đông của Lazio (gồm Sora, Cassino, Gaeta, Cittaducale Amatrice).

BS Hồ Hải dịch – Asia Clinic – 17h16’ ngày Chúa nhựt, 13/11/2011