Wednesday, December 23, 2009

NÓI CHUYỆN TRIẾT HỌC CỦA NGƯỜI NGOẠI ĐẠO: THA HÓA VÀ THAM NHŨNG


Nên đọc Phần I, phần II, phần IIIphần IV


Bài viết riêng tặng cho các nhà lý luận và các sinh viên xã hội học. Nó được lý luận trên phương diện triết học duy vật biện chứng, phân tâm học, nhị nguyên luận và hiện sinh học để nhìn tệ nạn tha hóa và tham nhũng toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Như trong bài viết về bất cấp của loài người. Tôi đã nói đến 3 thuộc tính của động vật nói chung và loài người nói riêng trong phân tâm học. Thực chất những thuộc tính của loài người còn thêm 3 thuộc tính cơ bản nữa là: biết ngôn ngữ, biết lao động để làm ra sản phẩm cho cuộc sống và biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. Các thuộc tính ấy luôn song hành với những cặp nhị nguyên: tha hóa - thăng hoa, dấn thân - vong thân, tốt - xấu, etc... Thói đời rằng: cái xấu dễ nhiễm hơn cái tốt, nếu cái tốt không được bảo vệ bằng giáo dục, đạo đức và luật pháp nghiêm minh. Một xã hội mà các thể chế chính sách đi ngược lại thuộc tính của loài người và luật pháp không nghiêm minh, giáo dục và đạo đức sống người dân suy đồi là xã hội sẽ có nhiều bất cập.

Thế nhưng, ở những xã hội có thể chế và chính sách dù có trọn vẹn đến đâu thì sự tha hóa và tham nhũng của con người vẫn cứ tồn tại. Vì đâu? Vì 3 thuộc tính: tư hữu, quyền lực và sinh tồn của loài người là nguyên nhân của lòng tham dẫn đến kết quả là tha hóatham nhũng.

Theo định nghĩa thì tha hóa là biến thành cái khác xấu hơn về mặt phẩm chất. Nếu là con người thì bị biến thành mất phẩm chất đạo đức. Còn đối với tham nhũng thì được định nghĩa là dùng quyền lực để tham ô và nhũng nhiễu dân. Ngay cả nước Mỹ, luôn cho rằng văn minh và dân chủ hơn mọi nơi theo như tuyên ngôn độc lập của họ từ thời mở cõi của những con người không chịu khuất phục sự già cỏi và xơ cứng của lục địa già. Nhưng nước Mỹ cũng bị tham nhũng xâm lấn vào lĩnh vực y tế làm thâm thủng ngân sách lên đến 17% GDP và cú lừa thế kỷ của Madoff cũng có vấn đề dính dáng đến các quan chức chính quyền. Mặc dù nước Mỹ có luật chống độc quyền, khi ngay cả các lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm như quốc phòng, năng lượng họ luôn song song tồn tại cả tư nhân và nhà nước hoạt động.

Nhìn lại đất nước ta, từ quản lý đến hoạt động kinh tế chúng ta chủ trương có sự độc quyền từ quản lý đến kinh tế. Vì như chúng ta đã biết lãnh đạo và quản lý thì chỉ có đảng và nhà nước lo. Một khi chính sách và hệ thống xã hội nuôi dưỡng sự độc quyền thì ba qui luật cần cho sự phát triễn xã hội mà triết học duy vật biện chứng đã đưa ra không có đất sống trong đời sống xã hội.  Ba qui luật mà không có đất sống là vì mâu thuẩn và đối lập không có. Đối lập và mâu thuẩn trong xã hội nó như bộ lọc sóng âm cho chiếc radio, để âm thanh phát ra từ radio không rè, không bị nhiễu. Một xã hội mà vắng sự đối lập và mâu thuẫn thì khi đó, xã hội sẽ hình thành sự bất cập và trì trệ bắt đầu từ lòng tham là hậu quả của nguyên nhân là thuộc tính xấu của con người. Cho nên tôi không thấy lạ khi năm 2009 tổ chứ minh bạch thế giới xếp hạng tham nhũng tính theo thang điểm 10 thì Việt Nam được 2,7/10 và thứ hạng của Việt Nam là 121/180 nước được khảo sát trên thế giới, mặc dù có tăng được 2 bậc so với năm 2008. Và tôi cũng không thấy lạ khi một lãnh đạo của một doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh có lương cao ngất mỗi tháng lên đến 238 triệu đồng! Nó còn cao hơn đồng lương chóng mặt của các quan lãnh đạo tổ chức tài chính của cấp nhà nước (SCIC), như báo chí đã đưa.  Và tại sao có chuyện các lãnh đạo thua lỗ nặng ở các tổng công ty tư bản nhà nước như lâu nay, mà vẫn hạ cánh an toàn. Vì đứng trên phương diện triết học đó là điều tất nhiên chứ không thể là ngẫu nhiên.

Về mặt lý luận triết học, thì điều kiện cần để có tha hóa và tham nhũng là phải tồn tại thuộc tính xấu của con người, trong một điều kiện đủ là môi trường xã hội không có sự tồn tại của đối lập và mâu thuẩn, để ba qui luật triết học duy vật biện chứng sống sót.

Như vậy, về mặt triết học, Việt Nam chúng ta đang cần một cơ chế vận hành theo đúng với duy vật biện chứng luận chứ không phải là cơ chế khô cứng và sai lầm, đi ngược lại với những gì mà duy vật biện chứng đã được copy và paste về từ các mô hình xã hội như từ hơn nữa thế kỷ nay đã sử dụng. Duy vật biện chứng luận của Engels đúc kết hay lắm lắm, nếu không nói là trùm bầu trời triết học của nhân loại. Đừng bóp chết nó, vì bóp chết nó thì sự thoái triễn, bất cập, tha hóa, tham nhũng và thất bại là tất nhiên.


Bài viết ngắn, nhưng chỉ mong thấu hiểu một cách khoa học và triết học. Mong lắm, để dân tộc và nước nhà có cơ hội bước về phía trước vũng vàng.

Asia Clinic, 13h30 ngày 23/12/2009

9 comments:

  1. Dear BS Hải,
    Việc lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo hành chính được hưởng lương cao đã là một sự tiến bộ rồi. Một số báo chí nêu lên vụ việc với ý phê phán tức là đã đi ngược lại tiến trình dân chủ hóa mà đảng ta đang theo đuổi.
    Lâu nay cán bộ công chức giàu như Hòa Thân nhưng mức lương chưa đủ để nộp thuế thu nhập. Việc minh bạch những khoản thu nhập cao này thực sự đem lại sự công bằng cho xã hội.

    ReplyDelete
  2. Dear LT,

    Vấn đề ở chỗ là Lương cao nhờ lợi thế độc quyền, chứ không phải lương cao là do tài năng thực sự.

    Lý do gì mà lương lãnh đạo cao ngất trời mà doanh nghiệp thì lỗ nặng? Có phải vì chúng ta đã làm ngược lại với triết học trong vận hành và chèo lái đất nước?

    ReplyDelete
  3. Dear BS Hải,
    Bộ máy đó đang vận hành tốt trong suốt hơn 60 năm nay, và sẽ tiếp tục vận hành trơn tru trong vài chục năm nữa. Đứng về góc độ nhận thức quy luật để vận dụng trong việc cai trị đất nước thì đảng ta đã làm vượt quá sự mong đợi - nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

    Tới đây phải xem lại định nghĩa thể nào là vô sản, thế nào là nhân dân. Nếu vô sản là anh chị em thợ thuyền hàng ngày tham gia vào các cuộc đình công thì có lẽ thời điểm cách mạng vô sản đã chín mùi. Vậy nên họ không được xem là vô sản.

    Còn khái niệm về nhân dân có lẽ phải sang tận Dubai mới thấy được, ở đó công nhân lao động trực tiếp tại công trường được tuyển dụng từ nước ngoài trong đó có Việt Nam. Nhân dân ở đây là những người cai quản các bất động sản và cả những món nợ.

    Trên thế giới này chỉ có người giàu mới được phép làm con nợ.

    ReplyDelete
  4. Hahaha, với cơ chế và hệ thống hiện tại nhưng ông Thủ tướng vẫn bảo là Ngành ngân hàng phải giúp kinh tế tăng trưởng và ngăn chặn lạm phát bộ LT không thấy hay sao mà muốn nói khéo nhà nước Việt Nam bằng hình ảnh sụp đổ của Dubai thế? LT này độc hơn thịt vịt.

    ReplyDelete
  5. Chào các bác,

    Chúc các bác một Giáng sinh an lành!

    Xin gửi lời đến bác LT: bác Hải nói bác tệ quá, độc hơn thịt vịt? Chứ "em" thì thấy bác viết quá đúng, mọi việc đang diễn ra theo đúng quy luật khách quan, và cũng hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, bác nhỉ! Và đó là dấu hiệu của sự tiến bộ và phát triển của cuộc sống!

    Còn đây, dành riêng cho bác Hải:
    "Em" có một mẩu con con mới viết, trong đó phần tái bút có gợi ý đề tài triết học để bác viết tiếp loạt bài này. Bác vào đọc nhé?

    Link đây:

    ReplyDelete
  6. Dear chị pA,

    Hầu hết bài viết trong loạt triết học của tôi đều có nói trực tiếp hay gián tiếp cặp phạm trù ngẫu nhiên - tất nhiên. Ví dụ: với thế độc quyền kinh doanh thì các tập đoàn kinh tế nhà nước tất nhiên phải có tha hóa và tham nhũng.

    Các cặp phạm trù đều bổ sung cho nhau về mặt lý luận. Nó khó lòng tách rời ra nhau trong mọi lĩnh vực cần bàn.

    Giáng sinh an lành,

    ReplyDelete
  7. Hôm nay trên Việt Nam net có bài này: Đánh giá cuối năm: Anh ầu tôi, tôi bầu anh. Đây là biểu hiện của cơ chế độc quyền dẫn đến tha hóa.

    ReplyDelete
  8. Đọc bài: Hội chứng nhiệm kỳ thấy báo chí Việt Nam chỉ nhìn hiện tượng mà không nhìn ra bản chất của vấn đề tham nhũng từ cái tôi của con người trên phương diện triết học.

    Buồn,

    ReplyDelete
  9. Bài "Tư duy nhiệm kỳ" có lẽ bác định dẫn từ nguồn http://vietnamnet.vn/chinhtri/200912/Hoi-chung-nhiem-ky-886614/
    Đây là một cách phát triển từ học thuyết cho rằng "em giữ quỹ, em mượn một ít, em không trả, cũng không thấy ai đòi ...". Nếu đặt lại vấn đề đặt chế độ chức vụ suốt đời, có khá hơn không? Trả lời, Có. Khi nào? Ta đã đánh thắng hai đế quốc to nhất nhì thế giới đó là Pháp và Mỹ.

    Bài viết này đặt vấn đề nhưng không đưa ra phương hướng giải quyết, thì cũng như không viết gì cả.

    ReplyDelete

Ghi một nhận xét:
- Tô đậm: <b>câu muốn tô đậm</b>
- Chữ nghiêng: <i>câu muốn in nghiêng</i>
- Chèn link: <a href="địa chỉ web muốn chèn">text</a>
- Chèn hình: [img]link hình muốn chèn[/img]
- Chèn video từ youtube: [youtube]link video cần chèn[/youtube]