Monday, February 28, 2011

LIỆU CÓ CHIẾN TRANH LẠNH LẦN II ĐANG DIỄN RA?


Bài viết của bà Yuriko Koike, cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Nhật Bản, Cố vấn An ninh Quốc gia, hiện là Chủ tịch Hội đồng điều hành Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản.

TOKYO – Chuyến viếng thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Washington diễn ra vào thời điểm mà quan hệ Mỹ Trung đang ngày càng căng thẳng. Thật vậy, bị thôi miên bởi sự đầu tư quân sự vô bờ của Trung Quốc, một chòm sao mới của quan hệ đối tác chiến lược giữa các nước láng giềng, và sự cam kết hồi sinh của Mỹ đối với an ninh châu Á, nhiều nhà quan sát sắc sảo cho rằng năm 2010 đã loé tia lửa đầu tiên của một cuộc chiến tranh lạnh mới ở châu Á. Nhưng là "chiến tranh lạnh II" thực sự không thể tránh khỏi?

Mặc dù sự xoa dịu của Trung Quốc cho hành động bá chủ của mình ở châu Á là không thể tưởng tượng được, mọi nỗ lực thực tế phải được thực hiện để tránh quân sự hoá ngoại giao trong khu vực. Cuối cùng, không có gì lạnh bằng cuộc chiến tranh lạnh ở châu Á. Đầu tiên trong cuộc nội chiến Trung Quốc, và sau đó tại Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, và Đông Dương - đặc biệt Việt Nam - Chiến tranh lạnh nổ ra không phải là một trận chiến tuyên truyền ý thức hệ / giữa các cường quốc đối thủ, mà trong cuộc chiến kiên trì ấy, việc nồi da nấu thịt ấy, đã làm mất đi hàng triệu sinh linh,
chậm phát triển kinh tế và dân chủ hóa chính trị mới là đáng để suy nghĩ.

Đó là lịch sử nghiệt ngã mà làm cho Trung Quốc hiện nay không quan tâm đến lời dặn dò của Đặng Tiểu Bình cho hậu bối Trung Quốc rằng "Che giấu tham vọng và giấu móng vuốt của mình" để lo lắng cho các nhà lãnh đạo châu Á từ New Delhi tới Seoul và từ Tokyo đến Jakarta. Từ việc từ chối lên án Bắc Triều Tiên vô cớ đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc và pháo kích hòn đảo của Hàn Quốc, đến việc tuyên bố chủ quyền của họ trên hai quần đảo khác nhau của Nhật Bản, Việt Nam, Mã Lai, và Phi Luật Tân và vừa làm trò ảo thuật tuyên bố chủ quyền trên địa bàn tỉnh Arunachal Pradesh của Ấn Độ, Trung Quốc đã tiết lộ một vênh váo tân hoàng đế. Vì vậy, phải ngạc nhiên khi không có ai “ngăn chặn” họ đang diễn thuyết về sự thống trị ngoại giao Châu Á.

Nhưng nó là sai - ít nhất là cho bây giờ - khi nghĩ rằng một tổ chức chính thức của liên minh có Trung Quốc là cần thiết yêu cầu phải có Liên Xô. Ngăn chặn, nó phải được nhớ lại, được tổ chức chống lại một chế độ độc tài toàn trị của Liên Xô không chỉ ý thức hệ hiếu chiến và trong quá trình củng cố các thuộc địa của nó ở Đông Âu (cũng như vùng lãnh thổ phía Bắc của Nhật Bản), mà còn cố tình niêm phong nền kinh tế thế giới rộng lớn hơn.

Trung Quốc ngày nay rất khác. Ít ra về mặt lịch sử, hiếm thấy ở Trung Quốc, với cái cách không úp mở,  họ thực hiện chủ nghĩa đế quốc quân sự kiểu Liên Xô cũ. Tôn Tử, nhà lý luận chiến tranh vĩ đại của Trung Quốc, cho rằng chủ yếu tập trung vào sự suy yếu tâm lý của đối thủ, mà không cần phải trong chiến đấu là thắng. Cho đến gần đây, nhiều dự thầu của Trung Quốc thể hiện quyền bá chủ trong khu vực trong học thuyết của Tôn Tử.

Quan trọng hơn, kinh tế Trung Quốc bị bỏ rơi chính sách tự cung, tự cấp ba thập kỷ trước. Ngày nay, liên kết kinh tế ở châu Á của Trung Quốc sâu rộng và lâu bền – điều này đã được hy vọng. Trung Quốc xuất khẩu máy móc với số lượng lớn, các bộ phận và linh kiện lắp ráp cuối cùng đi khắp châu Á - Thái Lan, Malaysia, Philippines, và Indonesia, cũng như ở các quốc gia giàu có hơn như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới đã giúp cho Trung Quốc liên kết với mạng lưới sản xuất rất tinh vi toàn châu Á. Mọi người đều được hưởng lợi từ các mối quan hệ này.

Trong suốt ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ nghèo đói đến cường quốc thứ nhì kinh tế, thương mại trong khu vực Đông Á đã phát triển nhanh hơn so với thương mại của phần còn lại của thế giới, cho thấy chuyên môn hoá hội nhập sâu hơn. Thật vậy, Trung Quốc tăng trưởng đã làm thay đổi sâu sắc tiến trình trình dòng chảy thương mại của châu Á. Nhật Bản không còn tập trung vào xuất khẩu hàng hóa thành phẩm sang châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng hàng hoá của Nhật Bản được tìm thấy trên các bộ phận và linh kiện lắp ráp xuất khẩu từ Trung Quốc. Đổi lại, Nhật Bản hiện nay nhập khẩu từ Trung Quốc những thành phẩm (chẳng hạn như máy văn phòng và máy tính) nhưng lại đến từ Mỹ và Châu Âu.

Có đến một nửa trong 1.3 tỷ dân số Trung Quốc vẫn còn sa lầy trong nghèo đói khốn khổ, vì lợi ích của nhà nước Trung Quốc để đảm bảo rằng các mối quan hệ kinh tế tiếp tục phát triển. Trong quá khứ, Trung Quốc đã công nhận sự cần thiết quan trọng cho quan hệ láng giềng tốt. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, các quan chức Trung Quốc đã không tham gia vào cam kết giảm giá cạnh tranh của đồng nhân dân tệ. Thật không may, hoạch định chính sách sáng suốt và có trách nhiệm như vậy là khác xa với những gì chúng ta đang thấy ngày nay.

Sự gia tăng chóng mặt khả năng quân sự của Trung Quốc là một mối lo âu ở châu Á. Nhưng, thậm chí theo đánh giá chính xác nhất, ngân sách quân sự của Trung Quốc hiện nay chỉ bằng với Nhật Bản và, tất nhiên, ít hơn nhiều so với ngân sách quân sự kết hợp của Nhật Bản, Ấn Độ, và Nga, tất cả những nước có đường biên giới với Trung Quốc – đó là chưa đề cập đến Indonesia, Hàn Quốc, và một Đài Loan với hiện đại hóa quân sự. Hơn nữa, Nga và Ấn Độ sở hữu vũ khí hạt nhân, và Nhật Bản có công nghệ đủ tiền để cấu hình lại thế trận quốc phòng của mình để đáp ứng với bất kỳ mối đe dọa hạt nhân của khu vực.

Vì vậy, các thách thức mà Trung Quốc đặt ra hiện nay vẫn chủ yếu là chính trị và kinh tế, chứ không phải quân sự. Các thử nghiệm về ý định của Trung Quốc là liệu kinh tế phát triển và, có, gia tăng năng lực quân sự của họ sẽ được sử dụng để tìm cách thiết lập quyền bá chủ châu Á bằng cách làm việc để loại trừ vai trò của Mỹ trong khu vực và ngăn ngừa quan hệ đối tác khu vực từ sự hưng thịnh của họ. Một cách khác là một Trung Quốc trở thành một phần của một nỗ lực hợp tác với châu Á liên kết trong một hệ thống dựa trên luật lệ tương tự như đã từng xảy ra ở châu Âu về việc củng cố hòa bình lâu dài.

Trong ý nghĩa này, châu Á tăng trưởng cũng là một thử nghiệm đối với khả năng cạnh tranh và cam kết của Mỹ ở châu Á. Sự đối đầu có tính lịch sử với nước Mỹ để bá chủ ở châu Á - trong đó Thông cáo Thượng Hải năm 1972(1) là một mục tiêu theo đuổi - vẫn còn hợp lệ. Nó sẽ phải được theo đuổi, tuy nhiên, chủ yếu bằng phương tiện chính trị và kinh tế, mặc dù các vấn đề trong thông cáo này vẫn còn được dựa lưng bởi quyền lực Mỹ.

Trước năm 2010, hầu hết các nước châu Á không có sự ưu tiên phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng sự quyết đoán của Trung Quốc đã làm hình thành một hệ thống đa phương châu Á dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, hơn là chấp nhận cách người Trung Quốc loại trừ Mỹ ở khu vực để cầm đầu. Trong năm 2011 chúng ta có thể bắt đầu xem xét những biện pháp vỗ về để cai trị của Trung Quốc hòng đánh giá về đạo đức trong ngoại giao của họ, trong đó có việc theo dõi các người bạn tin cậy của họ như Bắc Hàn và Miến Điện chỉ là những nền kinh tế thủng đáy đang lệ thuộc vào họ, với tham nhũng.

Bản quyền: Project Syndicate, 2010.
www.project-syndicate.org
--------------------------------------------------------------------------
Ghi chú của người dịch:
1. Thông cáo Thượng hải 1972: là một thông cáo chung giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc gặp lịch sử giữa Nixon và Mao. Mục tiêu của cuộc gâp này là chống lại người Xô Viết Nga. Trong thông cáo chung có 4 điểm chính: thứ nhất là Hoa Kỳ khẳng định lại mục đích của mình là giải quyết chiến tranh Việt Nam bằng ngoại giao và giữ vững quan hệ chặc chẽ với Nhật Bản và Nam Hàn. Thứ hai, chính phủ Trung Quốc "khẳng định sự ủng hộ vững chắc" đối với nhân dân Đông Dương, "mong muốn" thấy Triều Tiên thống nhất. Phản đối chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Thứ ba là, Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một bộ phận Trung Quốc, nhưng phản đối dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan. Trung Quốc không đặt việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Đài Loan và chấm dứt quan hệ với Đài Loan là điều kiện để phát triển quan hệ với Hoa Kỳ. Thứ tư là, thoả thuận cùng hành động để phát triển sự hợp tác và trao đổi khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại giữa 2 nước.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 18h37', ngày thứ Hai, 28/02/2011

8 comments:

  1. Cháu rất thích cách nắn gân của bà người Nhật này. Thực tế, tiêu đề là cuộc chiến tranh lạnh, nhưng bản chất của mối quan hệ ngoại giao này là bằng mặt nhưng không bằng lòng.

    Giữa bài, bà ca ngợi về nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển, nhưng lại phẩy tay chính cái vừa ca ngợi đó bằng một đoạn với lời đe dọa:"Thực tế các anh chẳng giỏi gì đâu, nếu không có chúng tôi thì một mình anh cũng chẳng làm được cái gì" khi nhắc nhở đến các mối quan hệ kinh tế đa quốc gia mà TQ đang liên kết.

    Điều đó có nghĩa: Nếu anh TQ định giở quẻ gì trong việc định chiếm hữu lãnh thổ sang các vùng nước bạn, hậu quả đầu tiên anh phải chịu là thiệt hại về kinh tế, bởi chúng tôi cũng nắn gân của anh rồi. Đó cũng là lý do vì sao bà dài dòng ở đoạn bảo " các thách thức mà Trung Quốc đặt ra hiện nay vẫn chủ yếu là chính trị và kinh tế, chứ không phải quân sự".

    Gần cuối bài, các chính trị gia mới để lại cái mục đích của việc viết bài. Với lời nhắn nhủ dữ dằn thâm nho nhưng hết sức nhẹ nhàng dành cho người TQ rằng: Các quốc gia chia thành 3 cực, gồm Mỹ, TQ và các nước châu Á còn lại trong khu vực. Nếu quyền lợi không được chia sẻ đủ và công bằng thì tất cả các nước châu Á sẽ ủng hộ Mỹ, chứ không chịu đầu hàng trước sức ép của TQ.

    Dưới con mắt của bà người Nhật, nước Nhật không có chỗ đứng trong việc đối đầu nhau ở thời kỳ mâu thuẫn này, mặc dù tiềm lực kinh tế và quân sự không hề thua kém. Nhưng nếu thật sự TQ muốn chiến tranh, Nhật sẽ là đồng minh của anh phương Tây, Nhật sẵn sàng tham chiến không hề sợ hãi.

    Lời lẽ phụ nữ này thật nhẹ nhàng nhưng nội dung thì cực kỳ đanh thép. Không biết bác Hải có bài nào của chính trị gia nào từ phía Việt Nam cho cháu và mọi người tham khảo không ạ?

    JC

    ReplyDelete
  2. JC hỏi đểu chính khách VN?

    Quân sự của TQ so với từng nước thì vẫn hơn. nên TQ sẵn sàng đánh và trước khi đánh thằng A thì TQ sẽ hối lộ cho các nước khác, để chúng không đoàn kết lại mà dã TQ. nên chỉ có TQ đối đầu với Mĩ+A. Mĩ có thể lôi kéo đồng minh. và đồng minh cân nhắc giữa mĩ và TQ ai cho mình nhiều hơn.

    Kinh tế của đang và sẽ TQ rất quan trọng với thế giới. sắp tới kế hoach 5 năm lần thứ 12 TQ tiến tới thị trường hướng nội hơn. Nên Tôn tử mà giở quẻ vào kinh tế, lòng dân... còn khó chịu hơn cả quân sự.

    P/S: TQ làm mấy cái trò ở sông Mê-kông, làm mất vựa lúa của VN. mà VN cung gạo cho tàu. thằng tàu không sợ mất an ninh lương thực hay sao?

    ReplyDelete
  3. Bài viết này cho ta thấy nhiều điều:

    1. Trung Quốc cũng giống người bạn họ Kim Bắc Hàn rung cây nhất khỉ. Nhưng TQ có sức mạnh đông dân, nên ai cũng ngán.

    2. Trong số bạn trung thành với TQ chỉ có 2: Bắc Hàn và Miến Điện. Không có Việt Nam, để cho các nhà pha học và dân chủ lâu nay kêu gào thấy rõ đường lối Việt Nam không đến nỗi phải lo chuyện mất đất, hay chịu lép. Chẳng qua phải hiếu hòa để còn sống với 1 thằng giàu, đông con cùng vách mà hiểm độc mà thôi.

    3. Trung Quốc đã sai lầm vươn nanh vuốt quá sớm không phải vì họ ngu. Mà vì họ muốn hăm he thế giới cũng giống như Bắc Hàn trước kỳ đại hội được xem là bước ngoặt có thể thay đổi kiến trúc thượng tầng chính trị vào năm 2012, chứ không chỉ là thay đổi kinh tế.

    4. Thế giới Á Châu đang bị ràng buộc vào nhau nhiều thứ. Trong đó kinh tế lắp ráp và xuất khẩu là 2 thứ mà nước nào cũng phải cần đến nước nào. TQ mà lộn xộn thì để đất nước họ bạo lọan chỉ cần các đầu tư FDI bỏ TQ đến với các nước khác trong vùng là TQ sẽ bị lọan ngay.

    5. Các nước còn lạc hậu trong vùng có lãnh đạo quá kém về tầm chiến lược, nên chưa đủ sức hấp dẫn FDI của các nước mạnh để làm TQ chao đảo. Nếu các nước yếu trong khu vực biết khai thác điểm này thì không cần đánh TQ mà chỉ cần có chính sách hợp tác tốt thì TQ sẽ lọan như tư tưởng Tôn Tử đã để lại.
    ---------------------

    Dear JC,

    Việt Nam mình có cụ Nguyễn Xuân Nghĩa là người hiểu TQ nhất. JC có thể đọc những bài viết của cụ trong 2 chuyên mục sau:

    1. Huyền thoại Trung Quốc

    2. Mặt Trái của Trung Quốc

    Cụ NXN ở Hoa Kỳ là cháu cụ Nguyễn Văn Linh. Còn trong nước thì hầu như không có ai hiểu sức mạnh TQ, họ chỉ hiểu bề ngòai vết nhăn viết cuội. Bản chất thật của TQ thì họ vẫn còn lơ mơ. Dù trong quá khứ hay hiện tại họ đang là đại sứ của VN ở TQ.

    Nice day,

    ReplyDelete
    Replies
    1. 2 link trên bị làm sao ấy,bác xem lại giúp cháu

      Delete
    2. Chào Black Boy,

      Hai bài trên là của anh Nguyễn Xuân Nghĩa hồi còn trang Dainamax.org, nhưng sau đó trang này bị hacker đánh sập. Nên anh ấy bỏ mất luôn. Hiện còn 2 nơi lưu lại 2 bài này là:

      1. Huyền thoại Trung Quốc của RFA.

      2. [youtube]http://youtu.be/Ih8l5iBYWo4[/youtube] Đây là bản youtube còn sót lại.

      Delete
  4. Bài viết mang 1 quan điểm hẹp hòi va tự ái.!
    Chắc chắn phải có một correction về quyền lực va kinh tế tren the gioi một ngày không xa
    Những gắn bó,liên kết về quyền lợi,kinh tế trên thế giới hiện nay không co dấu hiệu nào cho thấy có một cuộc chiến tranh lạnh se xảy ra.Những hình thức gia tăng vu trang quân sự la tất yếu.Nếu không thi những gắn bó,liên kết trên thế giới nói trên sẽ tan rã và khong chừng còn tệ hại hơn nữa.
    Đừng dại dột làm một cuộc cách mạng (như cách mạng vô sản trược đây) thì chiến tranh lạnh sẽ không xay ra.
    Khoa Uc chau

    ReplyDelete
  5. Phụ nữ ở một nước như Nhật Bản mà lên ngồi chức bộ trưởng quốc phòng và cố vấn an ninh quốc gia là hiếm có mấy ai. Đặc biệt bà Koiki còn đang là chủ tịch điều hành đảng lớn nhất của Nhật.

    Ngòai ra, bài viết của bà còn một ẩn ý trong bài là thông báo Thượng Hải đã cho thấy khó khăn của Trung Quốc không thể thống nhất Đài Loan cũng như những gì trong đạo đức ngọai giao của Trung Quốc từ trước đến nay là ngọai giao bóng bàn trong việc cùng Mỹ bán đứng Đông Dương. Bây giờ đường lối ấy cũng sẽ được áp dụng.

    Nên các nước trong vùng nếu khôn thì đòan kết thành 1 khối và có chiến lược tốt để chung sống với Trung Quốc và Mỹ.

    ReplyDelete
  6. Rất tiếc các nước trong vùng chưa có"đai ca"cá mè một lứa thể hiện ở nguyên tắc đồng thuận lỗi thời.Còn nền kinh tế đông nam á phần nhiều nằm trong tay người HOA.bác nào thức thờ nên lấy vợ người HOA.

    ReplyDelete

Ghi một nhận xét:
- Tô đậm: <b>câu muốn tô đậm</b>
- Chữ nghiêng: <i>câu muốn in nghiêng</i>
- Chèn link: <a href="địa chỉ web muốn chèn">text</a>
- Chèn hình: [img]link hình muốn chèn[/img]
- Chèn video từ youtube: [youtube]link video cần chèn[/youtube]