Nên thợ, nên thầy nhờ có học. No ăn, no mặc bởi hay làm. (Nguyễn Trãi) Tri thức là quyền lực. (P. Bacon - Anh) Kẻ sĩ cần nhất phải có chí khí cao và kiến thức cho rộng. (Bùi Hạnh Kiệm - Trung Quốc) Trong tài năng thì có một phần ba là bản tính, một phần ba là tri thức và một phần ba là ý chí. (D.Đô-xki) Trí tuệ rộng rãi, sức tưởng tượng mạnh mẽ và tâm hồn năng động, đó chính là thiên tài. (Denis Diderot) Sách là bút tích thiêng liêng của tinh thần nhân loại. (M. Gorki) Sách là con tàu tư duy vượt qua sóng nước thời gian và trân trọng chở những hàng hóa quý giá từ thế hệ này sang thế hệ khác. (P. Bacon) Sách chắp cánh cho con người. (F. Golacop) Một cuốn sách tốt là tác phẩm cực kỳ quý do trí tuệ cao cả của con người tạo nên. Nó dường như được gìn giữ một cách thiêng liêng như kho báu lớn đối với cuộc sống. (D. Milton) Sách là nguồn kiến thức của con người và do đó, cũng là nguồn sức mạnh của con người. Trong cuộc đời, người nào đọc nhiều, hiểu rộng có thể làm được nhiều hơn nhiều so với người nào lạc h (Mayakovski) Sách là những con tàu tư tưởng lênh đênh trên các lớp sóng thời gian và trân trọng chuyên chở thứ hàng quý báu của mình hết thế hệ này sang thế hệ khác. (P. Bacon) Sách không nên giữ gìn quá cẩn thận như bộ cánh mới, không nên để lạnh cứng như hồ cồn. Sách phải được sử dụng như một dụng cụ cầm tay vậy. (S. Eisenstein) Đọc sách là cách học tốt nhất. (Pushkin) Sách là người bạn tốt nhất. Gặp khó khăn gì trong cuộc sống ta cũng có thể nhờ cậy sách. Sách không bao giờ phản bội. (A.Dodé) Sách là người bạn chân tình và sáng suốt. Nó chỉ cho bạn con đường đúng đắn, nó giữ cho bạn khỏi lầm lạc. Có sách bên mình thì cả trong thời thơ ấu, cả giữa lúc thanh niên và cả khi đã về già (V. Va-xi-lép-xcai-a) Bạn hãy học cách tôn trọng sách. Bạn hãy nhớ rằng sách là do con người tạo ra, vì vậy bạn tôn trọng sách cũng chính là bạn tôn trọng con người. (Gh. Ta-xtê-ven) Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời. (A.U. Pít) Sách là người bạn tốt nhất của tuổi già, đồng thời là người chỉ dẫn tốt nhất của tuổi trẻ. (X. Xmai-xơ) Đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ. (M. Xê-Xlê-ca) Ai không có mục đích thì không thể tìm thấy niềm vui trong bất kỳ công việc gì. (G. Lê-ô-pác-đi -Ý)
 
CHỦ Đề Sách


PHAN CHÂU TRINH QUA NHỮNG TÀI LIỆU MỚI TẬP 1
PHAN CHÂU TRINH QUA NHỮNG TÀI LIỆU MỚI TẬP 1

Mã số: LSVN059-T

Tình trạng: Hết hàng

Tác Giả: Lê Thị Kinh

Nhà xuất bản: Đà Nẵng

Ngày xuất bản: 3/2001

Số trang: 938

Kích thước: 16 x 24cm

Trọng lượng: 1190g

Số quyển / 1 bộ: 2

Hình thức bìa: bìa cứng


Giá Bìa: 135.000 VNĐ

(Giảm 20 %)

Giá bán: 108.000 VNĐ

Giá USD: 5.06 USD

Số lần xem: 3826


   

Phan Châu Trinh là nhà yêu nước có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Giới nghiên cứu sử học trong và ngoài nước đã sưu tầm những tư liệu về cụ, cung cấp các chứng tích lịch sử nhằm đóng góp một bước cho quá trình tìm hiểu và đánh giá Phan Châu Trinh. Cuốn sách này chủ yếu giới thiệu các tài liệu mới sưu tầm được và giới thiệu theo trình tự kết hợp giữa thời gian và vấn đề về chiến dịch giải phóng Phan Châu Trinh, hoạt...

Phan Châu Trinh là nhà yêu nước có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Giới nghiên cứu sử học trong và ngoài nước đã sưu tầm những tư liệu về cụ, cung cấp các chứng tích lịch sử nhằm đóng góp một bước cho quá trình tìm hiểu và đánh giá Phan Châu Trinh.

Cuốn sách này chủ yếu giới thiệu các tài liệu mới sưu tầm được và giới thiệu theo trình tự kết hợp giữa thời gian và vấn đề về chiến dịch giải phóng Phan Châu Trinh, hoạt động cách mạng của cụ khi sang Pháp, thời gian hơn 10 tháng tù giữa thủ đô Paris của cụ v.v…

Hy vọng đây sẽ là tài liệu sử học quý giá cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về Phan Châu Trinh và thời cụ sống…

 

MỤC LỤC

Quyển 1. Chọn con đường Duy Tân

Chương 1: Quyết định đường lối duy tân ở Huế, và thực nghiệm tại Quảng Nam

Chương 2: Nam du với ý đồ vào Nam kỳ

Chương 3: Đi thăm Nhật

Chương 4: Khẳng định và triển khai đường lối duy tân, viết thư ngỏ gửi Chính phủ Pháp

Chương 5: Hoạt động tại Hà Nội và miền Bắc

Chương 6: Liên minh Nhân quyền và nhà báo Pháp Babut

Chương 7: Không khí chính trị trước vụ dân biến Trung kỳ 1908

Quyển 2. Bắt đầu bước đường chông gai

Chương 1: Bị bắt và đày Côn Đảo

Chương 2: Dân biến Trung kỳ

Chương 3: Chiến dịch giải cứu

Chương 4: Những ngày ở Côn Đảo

Chương 5: Ân xá và an trí ở Mỹ Tho

Chương 6: Chuẩn bị đi Pháp

Quyển 3. Sang Pháp

Chương 1: Chính quyền thực dân hi vọng dùng Phan Châu Trinh làm đối tác

Chương 2: Những ngày đầu tiên trên đất Pháp

Chương 3: Mở rộng quan hệ và hoạt động

Chương 4: Phan Văn Trường - bạn đồng hành tin cậy và trợ thủ đắc lực

Chương 5: Tổ chức Hội Đồng Bào Thân Ái

Chương 6: Tiếp tục đấu tranh giải thoát bạn tù

Chương 7: Dõi theo bước đi của Nguyễn Tất Thành dưới trời Âu

Quyển 4. Hơn 10 tháng tù giữa thủ đô Paris (14.9.1914 - 16.7.1915)

Chương 1: Tình hình tư liệu và tóm lược vụ án

Chương 2: Trước ngày bắt hai ông Phan

Chương 3: Trog lao La Santé

Chương 4: Một số tư liệu bổ sung về vụ án

Chương 5: Hoạt động giải cứu

Chương 6: Phản ứng của giới thực dân và kết quả “miễn tố”

Chương 7: Ra tù, Phan Châu Trinh, chuyển hướng hoạt động. Mối quan hệ với Khánh Ký và Nguyễn Tất Thành

Bình luận
Tiêu đề:   
Nội dung:   
Email:   
  



Chưa có bình luận nào ...





Số Lượt Truy Cập

60.644.286

Đang online: 13

Thành viên: 182.845