Rạn san hô Great Barrier

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Tọa độ: 18°17′10″N 147°42′0″Đ / 18,28611°N 147,7°Đ / -18.28611; 147.70000

The Great Barrier Reef
Welterbe.svg Di sản thế giới UNESCO
The Great Barrier Reef lies off the coast of Queensland
Quốc gia  Úc
Hạng mục vii, viii, ix, x
Tham khảo 154

Rạn san hô Great Barrier (Đại Bảo Tiều) là hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất thế giới,[1][2] bao gồm khoảng chừng 3.000 tảng đá ngầm riêng rẽ và 900 hòn đảo, kéo dài khoảng 2.600 km, bao phủ một vùng có diện tích xấp xỉ 344.400 km2.[3][4] Phần đá ngầm nằm ở khu vực Biển San Hô, cách bờ biển Queensland về hướng đông bắc Úc. Một phần lớn đá ngầm được bảo vệ bởi công viên hải dương rạn san hô Great Barrier.

Rạn san hô Great Barrier có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian và có khi được quy cho là đơn thể lớn nhất thế giới.[5] Trong thực tế, nó được hình thành từ hàng triệu sinh vật nhỏ, là những polyp san hô.[6] Rạn san hô Great Barrier cũng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1981.[1][2] Đài CNN đã gọi nó là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới.[7] Tổ chức Tín Quốc Queensland coi nó là biểu tượng của bang Queensland.[8]

Địa chất và Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh chụp trên không: Một khu vực của rạn san hô Great Barrier

Các đá san hô ngầm dao động (tiến và lùi) khi mực nước biển thay đổi. Trung tâm nghiên cứu đá ngầm của Úc đã tìm thấy nhiều trầm tích san hô đã tồn tại từ nửa triệu năm về trước.[9]

Theo công viên hải dương rạn san hô Great Barrier, cấu trúc đá san hô ngầm đang sinh sống hiện nay đã bắt đầu phát triển trên một nền địa chất cũ khoảng 18.000 năm trước.[10] Học viện Hải Dương Học Úc cho rằng sự kiện này đã bắt đầu từ 20.000 năm trước - cả hai dự đoán này đều đặt sự kiện tại thời gian của giai đoạn Tối Chung Băng Kỳ. Quanh thời điểm đó, mực nước biển thấp hơn ngày nay khoảng 120m. Vùng đất đã hình thành ra thể nền của rạn san hô Great Barrier là một vùng đồng bằng ven biển với những ngọn đồi lớn (trong số đó có những cái là phần còn lại của những tảng đá lâu đời hơn).[11]

Từ 20.000 cho đến 6.000 năm trước, mực nước biển tăng đều đặn. Khi mực nước biển tăng, các san hô có thể mọc cao hơn trên những ngọn đồi của miền đồng bằng ven biển. Khoảng 13.000 năm trước, mực nước biển thấp hơn ngày nay khoảng 60m, và các san hô đã bắt đầu mọc quanh các ngọn đồi của miền đồng bằng ven biển - sau đó là các hòn đảo lục địa. Khi mực nước biển tăng cao hơn, hầu hết các hòn đảo lục địa bị nhấn chìm. Các san hô lớn nhanh quá các ngọn đồi để hình thành ra các đảo san hô (cays) và đá ngầm san hô. Mực nước biển trên rạn san hô Great Barrier đã không tăng đáng kể trong 6.000 năm qua.[11] Các kết quả nghiên cứu do trung tâm nghiên cứu đá ngầm Úc tài trợ đã dự đoán tuổi của cấu trúc đá ngầm san hô hiện tại vào khoảng 6.000-8.000 năm.[9]

Những rạn san hô trước Đảo Bà Elliot (Lady Elliot Island) ở tận cùng phía nam của Rạn san hô Great Barrier

Ở vùng phía bắc của rạn san hô Great Barrier, các đá ngầm dải và đá ngầm châu thổ đã hình thành tại đây - những cấu trúc đá ngầm này không được tìm thấy trong toàn bộ phần còn lại của hệ thống rạn san hô Great Barrier.[9] San hô lâu đời nhất là một loài san hô của Porites, có tên gọi là san hô tảng lăn, chỉ khoảng 1.000 năm tuổi (nó mọc dài khoảng 1 cm/1năm).[10]

Những phần còn lại của một rạn san hô cổ đại tương tự với rạn san hô Great Barrier có thể được tìm thấy ở vùng The Kimberley(nằm ở bắc Tây Úc).[12]

Sinh vật[sửa | sửa mã nguồn]

Loài trai khổng lồ ở rạn san hô Great Barrier

Đây là một khu vực đa dạng về sinh học, bao gồm cả nhiều loài đang lâm nguy và đang gặp nguy hiểm. 30 loài cá voi, cá heo đã được ghi nhận tại rạn san hô Great Barrier, kể cả loài cá voi Dwarf Minke, cá heo Indo-Pacific Humpback, và cá voi Humpback. Một lượng lớn dân số cá cúi cũng sinh sống ở đây. Sáu loài rùa biển đã đến rạn san hô để gây giống, như: Green, Leatherback, Hawksbill, Loggerhead, Flatback, và Olive Ridley.

Trên 200 loài chim (bao gồm cả 40 loài chim nước) sống trên vùng trời của rạn san hô Great Barrier, kể cả loài đại bàng bụng trắng và chim nhàn hồng.

5000 loài động vật thân mềm cũng đã được ghi nhận, có cả loài trai khổng lồ, nhiều loài Nudibranch và ốc sên vỏ hình nón. 17 loài rắn biển. Hơn 1500 loài cá, có cả cá hề, Red Bass, Red-Throat Emperor, và nhiều loài cá hồngcá mú chấm. 400 loài san hô kể cả san hô cứng và san hô mềm. Có 15 loài cỏ biển ở gần rạn san hô thu hút các nược và rùa biển. 500 loài tảo đại dương hoặc tảo biển. Loài sứa Irukandji cũng sinh sống ở rạn san hô này.[13][14]

Những mối đe dọa môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệt độ nước biển và màu tẩy trắng của Rạn san hô Great Barrier.

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm, sao biển gai, và đánh bắt cá là những mối đe dọa chính đối với hệ san hô này. Các mối đe dọa khác gồm các tai nạn tàu bè, dầu tràn, và bão nhiệt đới.[15] Bệnh ăn mòn khung xương trên xương của san hô gây ra bởi sinh vật đơn bào Halofolliculina corallasia, làm ảnh hưởng đến 31 loài san hô.[16] Theo một nghiên cứu năm 2012 của Viện Hàm lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ, từ năm 1985, rạn san hô Great Barrier đã mất đi hơn phân nửa số loài với 2/3 trong số mất đó xảy ra từ năm 1998 do các yếu tố nêu trên.[17]

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a ă UNEP World Conservation Monitoring Centre (1980). “Protected Areas and World Heritage - Great Barrier Reef World Heritage Area”. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2006. 
  2. ^ a ă “Great Barrier Reef World Heritage Values”. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2006. 
  3. ^ Fodor's. “Great Barrier Reef Travel Guide”. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2006. 
  4. ^ Department of the Environment and Heritage. “Review of the Great Barrier Reef Marine Park Act 1975”. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2006. 
  5. ^ Sarah Belfield (ngày 8 tháng 2 năm 2002). “Great Barrier Reef: no buried treasure”. Geoscience Australia (Australian Government). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2007. 
  6. ^ Sharon Guynup (ngày 4 tháng 9 năm 2000). “Australia's Great Barrier Reef”. Science World. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2007. 
  7. ^ CNN (1997). “The Seven Natural Wonders of the World”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2006. 
  8. ^ National Trust Queensland. “Queensland Icons”. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2006. 
  9. ^ a ă â CRC Reef Research Centre Ltd. “What is the Great Barrier Reef?”. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2006. 
  10. ^ a ă Great Barrier Reef Marine Park Authority (2005). “Fact Sheet 1 - Reef Facts For Tour Guides - The Big Picture” (PDF). Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2006.  (PDF)
  11. ^ a ă Tobin, Barry (1998, revised 2003). “How the Great Barrier Reef was formed”. Australian Institute of Marine Science. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2006.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  12. ^ Western Australia's Department of Conservation and Land Management (2005). “The Devonian 'Great Barrier Reef'. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2006. 
  13. ^ CRC Reef Research Centre Ltd. “REEF FACTS: Plants and Animals on the Great Barrier Reef”. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006. 
  14. ^ Great Barrier Reef Marine Park Authority. “Fauna and Flora of the Great Barrier Reef World Heritage Area”. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2006. 
  15. ^ Harriott, V.J. (2002). “Marine tourism impacts and their management on the Great Barrier Reef” (PDF). CRC Reef Research Centre Technical Report No. 46. CRC Reef Research Centre. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2009. 
  16. ^ “AIMS Longterm Monitoring – Coral Diseases on the Great Barrier Reef – Skeletal Eroding Band”. www.aims.gov.au. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2009. 
  17. ^ Eilperin, Juliet (ngày 2 tháng 10 năm 2012). “Great Barrier Reef has 'lost half its coral since 1985'. Washington Post. The Independent. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012. 

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]