Biển Tyrrhenus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Biển Tyrrhenus.

Biển Tyrrhenus (tiếng Ý: Mar Tirreno, tiếng Anh: Tyrrhenian Sea) là một phần của Địa Trung Hải ở ngoài bờ phía tây của Ý.

Biển này giáp ranh với đảo Corse và đảo Sardinia ở phía tây, vùng Toscana, Lazio, CampaniaCalabria ở phía đông, và đảo Sicilia ở phía nam.

Chiều sâu tối đa của biển này là 3.785 m.

Biển Tyrrhenus nằm gần phay Âu-Phi; do đó các dãy núi và núi lửa đang hoạt động (núi Marsilii) nằm ở lòng biển này. Tám đảo của quần đảo Eolie nằm ở phần phía nam của biển này và phía bắc đảo Sicilia. Vùng biển này có gió mistral từ thung lũng sông Rhône, gió Libeccio từ phía tây nam, gió Scirocco và gió Ostro từ phía nam thổi vào.

Có 5 lối ra từ biển Tyrrhenus:

Biển Tyrrhenus chia thành 2 lưu vực, lưu vực Vavilov và lưu vực Marsili. Hai lưu vực này ngăn cách nhau bởi đường sống ngầm dưới đáy biển gọi là cầu Issel, theo tên nhà địa chất học người Ý Arturo Issel.[1]

Theo thần thoại Hy Lạp, vách đá trên biển Tyrrhenus là nơi cư ngụ của thần gió Aeolus.

Tên của biển này phái sinh từ tên tiếng Hy Lạp của người Etruscan, được cho là đã di cư từ vương quốc Lydia (ở Tiểu Á thời cổ) tới vùng này và do hoàng tử Tyrrhenus dẫn dắt. Các người Etruscan đã định cư dọc bờ biển của vùng Toscana ngày nay.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Tọa độ: 39°31′22″B 13°21′12″Đ / 39,52278°B 13,35333°Đ / 39.52278; 13.35333