Điện ảnh Cách mạng Việt Nam

 

 

 

·         Bước khởi đầu và sự h́nh thành của Điện ảnh Việt Nam

·         Bối cảnh chung của quá tŕnh phát triển Điện ảnh cách mạng

·         Thời kỳ thăng hoa của Điện ảnh cách mạng Việt Nam

 

 

I. Bước khởi đầu và sự h́nh thành của Điện ảnh Việt Nam:

 Ngày 15 tháng 3 năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc Chủ tịch Hồ Chí Minh kư sắc lệnh số 147/SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh, khai sinh nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Từ đấy bắt đầu h́nh thành tổ chức điện ảnh có quy mô toàn quốc và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.

Bộ phim phóng sự Chiến trận Mộc Hóa (do Mai Lộc thực hiện) ngày 24-12-1948  đă ra mắt đồng bào và chiến sĩ. Đó là mốc son đầu tiên của ngành "Xi-nê cách mạng" Việt Nam. Các "Tổ Xi-nê" khác lần lượt ra đời ở khu Chín (4-1949) và khu Bảy (11-1949). Hai chục phim thời sự, phóng sự đă ra đời trong các năm 1948 - 1951. Việc in tráng phim thực hiện theo phương pháp thủ công. Và phim chỉ có h́nh, không có tiếng.

Cuối năm 1950, thắng lợi của quân đội ta giải phóng vùng biên giới Việt - Trung được phản ánh qua 2 phim phóng sự ngắn đầu tiên của Điện ảnh Việt Bắc: Chiến dịch Cao - Lạng, Trao trả tù binh tại Thất Khê (Do Phan Nghiêm thực hiện). Các phim mang bảng hiệu "Ban Điện ảnh Nha Thông tin".

Nhằm đáp ứng nguyện vọng của quân, dân miền Nam khao khát mong được tận mắt nh́n thấy những h́nh ảnh về lănh tụ tối cao của dân tộc, Chính phủ Kháng chiến Trung ương, chiến khu Việt Bắc, lần lượt các nhà điện ảnh khu Chín (cuối năm 1950), khu Tám (đầu năm 1951) được cử vượt Trường Sơn ra Bắc. Với sự có mặt trong năm 1951 tại Việt Bắc của những đại diện tiêu biểu của Điện ảnh Kháng chiến Nam Bộ (Mai Lộc, Lê Minh Hiền, Nguyễn Phụ Cấn, Nguyễn Thế Đoàn...) và hội nhập chung trong Pḥng Điện - Nhiếp ảnh thuộc Nha Thông tin, từ thời điểm ấy "Điện ảnh Việt Bắc" và "Điện ảnh Nam Bộ" đă được hợp nhất, trở thành tổ chức tiền thân của Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh đă ra đời hơn 1 năm sau đó.

Năm 1951, đi đôi với việc quay phim để gửi vào miền Nam cổ vũ đồng bào, chiến sĩ hăng hái đánh giặc, cứu nước, các nhà điện ảnh đă thực hiện một phim phóng sự phản ánh hai sự kiện lịch sử quan trọng: Đại hội thành lập Đảng Lao động Việt Nam và Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt. Cùng năm Hoàng Thái thực hiện phim phóng sự Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất. Năm 1952, phim tài liệu dài 8 cuốn, 35mm Chiến thắng Tây Bắc (do Mai Lộc thực hiện) hoàn tất phần quay tại chiến trường, được đưa ngay sang Bắc Kinh (Trung Quốc) làm hậu kỳ.

Sau sự kiện quan trọng thành lập Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh làm nức ḷng những người làm điện ảnh. Mai Lộc, Quang Huy vào địch hậu khu Ba làm phim Giữ làng giữ nước. Nguyễn Tiến Lợi, Nguyễn Hồng Nghi, Nguyễn Phụ Cấn cùng một số đồng nghiệp lên Tây Bắc làm phim Điện Biên Phủ. Phan Nghiêm tạo ra được một máy in phim 16mm từ chiếc máy chiếu phim cũ kỹ và chế tạo thành công chiếc máy in tiếng quang học mang tên "Tự cường I". Nguyễn Phụ Cấn và các bạn đồng nghiệp tạo dựng được cơ sở in tráng phim. Hàng chục đội chiếu bóng lưu động tỏa đi khắp Việt Bắc, khu Bốn, khu Ba...

Các phim tài liệu Chiến thắng Tây Bắc, Giữ làng giữ nước và Điện Biên Phủ đánh dấu bước trưởng thành của các nhà làm phim tài liệu nước ta.

Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) 1954 về Việt Nam được kư kết sau thắng lợi to lớn của quân, dân ta ở Điện Biên Phủ và các chiến trường. Những người làm phim tập trung lực lượng vào việc ghi lại những h́nh ảnh về các sự kiện lịch sử quan trọng để sau dựng thành các phim nóng hổi tính thời sự. Đó là các phim tài liệu ngắn Hội nghị quân sự Trung Giă, Tù hàng binh dưới chế độ ta, Tiếp quản Thủ đô và các phim thời sự về sinh hoạt của tù binh Âu - Phi, trao trả tù binh ở Tuyên Quang, Việt Tŕ, Sầm Sơn. Nhiều đơn vị chiếu bóng lưu động mới được thành lập thêm, nhanh chóng tới các đô thị và các vùng nông thôn vừa được giải phóng phục vụ nhân dân.

Lực lượng Điện ảnh Cách mạng - từ đầu năm 1955 tập trung toàn bộ ở miền Bắc - sớm ư thức rơ và xác định phương hướng hoạt động, nhiệm vụ của ḿnh là bám sát hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng miền Bắc vững mạnh trong ḥa b́nh và đấu tranh nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Một thời kỳ mới của Điện ảnh Cách mạng bắt đầu từ đây. Trong đó, những ưu tiên hàng đầu và quan trọng hơn cả là sản xuất được nhiều phim và xây dựng ngành sao cho có thực lực vững mạnh.

 

II. Bối cảnh chung của quá tŕnh phát triển Điện ảnh cách mạng:

Năm 1956, tổ chức điện ảnh được tách riêng làm hai bộ phận: Xưởng phim Việt Nam và Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng Việt Nam. Cũng trong thời gian này, Cục Điện ảnh được thành lập để chỉ đạo sự hoạt động thống nhất trong toàn ngành. Năm 1957 báo Điện ảnh ra đời, là cơ quan ngôn luận của ngành nhằm giới thiệu những thành tựu điện ảnh trong và ngoài nước và tuyên truyền phổ biến kiến thức điện ảnh đến người xem phim. Đến năm 1959, Trường Điện ảnh Việt Nam, Nhà máy cơ khí điện ảnh, Xưởng phim Hoạt hoạ và búp bê Việt Nam, Xưởng phim Thời sự, tài liệu Trung ương lần lượt ra đời.

Về sản xuất phim, các loại h́nh thời sự, phóng sự, tài liệu trong thời kỳ 10 năm (1955 - 1964) - từ chiến tranh chuyển sang ḥa b́nh, rồi từ ḥa b́nh chuyển sang chiến tranh - luôn ở vị trí "lực lượng xung kích". Năm 1955 các phim tập trung phản ánh cuộc sống đổi thay sau ngày giải phóng, chống cưỡng ép di cư, chuyển quân tập kết. Từ năm 1956 phim thời sự ra đều kỳ hàng tuần, ngoài ra c̣n có các số thời sự đặc biệt, thời sự chuyên đề. Phim tài liệu, phóng sự từ 5 bộ (1955), 6 bộ (1956) tăng lên 12 bộ/năm (1957, 1958) 15 bộ/năm (1959) và từ 21 đến 25 bộ/năm (1960 - 1964). Hàng chục phim được đánh giá cao như: Chống hạn, Diệt dốt, Nước về Bắc - Hưng - Hải, Dưới cờ Quyết thắng, Những chặng đường lịch sử. Vài h́nh ảnh về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Dưới mái trường mới, Hưng Yên nước bạc cơm vàng, Trên hải phận Tổ quốc, Như đón cả 14 triệu đồng bào miền Nam anh hùng...

Sau Chung một ḍng sông (1959), ngành phim truyện non trẻ của Điện ảnh Cách mạng làm tiếp các phim: Cô gái công trường, Vật kỷ niệm, Vườn cam, Lửa trung tuyến, Vợ chồng A Phủ, Chim vành khuyên, Hai người lính, Một ngày đầu thu, Chị Tư Hậu, Câu chuyện quê hương, Khói trắng, Kim Đồng, Làng nổi, Đi bước nữa, Người chiến sĩ trẻ...

Ngành hoạt h́nh khẳng định vị trí của ḿnh với 16 phim, đă có những phim được dư luận chú ư: Đáng đời thằng cáo, Chiếc ṿng bạc, Chú thỏ đi học.

Thế giới bắt đầu biết đến Điện ảnh Việt Nam qua những phim được giải thưởng tại các Liên hoan phim quốc tế: Nước về Bắc - Hưng - Hải, Trở lại Điện Biên (phim tài liệu), Chim vành khuyên, Hai người lính, Chị Tư Hậu, Kim Đồng (phim truyện).

Về phổ biến phim, số lượng các đơn vị chiếu bóng phát triển với bước nhảy vọt: năm 1964 tăng 6,86 lần so với năm 1954 (336/49) và tăng 4,54 lần so với năm 1955 (336/74). Năm 1955, trên toàn miền Bắc có 37 rạp, 37 đội chiếu bóng lưu động. Đến giữa năm 1964, trước khi người Mỹ dựng lên vụ "sự kiện vịnh Bắc Bộ" (5-8-1964) để lấy cớ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc, điện ảnh ta đă có 48 rạp, 11 điểm chiếu bóng cố định ngoài trời và 277 đội chiếu bóng lưu động.

Đội trưởng đội chiếu bóng lưu động số 59 Hà Bắc, Nguyễn Văn Thuyên, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Anh là người đầu tiên của ngành văn hóa nước ta được tuyên dương danh hiệu cao quư này.

Tiếp tục phát huy tinh thần tự lực tự cường, điện ảnh đă tự ḿnh sản xuất được máy chiếu phim (5-1959), máy phát điện chiếu bóng lưu động (5-1961), và ít lâu sau đó chế tạo thành công 2 máy ghi âm quang học cho loại phim 35mm mang tên "Tự cường II", "Tự cường III" và các tủ sấy phim, bàn ḥa âm, bàn dựng phim. Toàn bộ các phim thuộc mọi loại h́nh thực hiện trên phim nhựa đen - trắng đều được sản xuất ở trong nước. Phong trào đồng khởi của nhân dân miền Nam năm 1960 chống đế quốc Mỹ và chế độ bán nước Ngô Đ́nh Diệm thôi thúc việc sớm ra đời các tổ chức điện ảnh ở tiền phương. Tháng 8-1961 một số cán bộ điện ảnh Nam Bộ tập kết ra miền Bắc năm 1955 và một số khác mới tốt nghiệp lớp đào tạo phóng viên điện ảnh mặt trận (1960 - 1961) gồm 10 người được cử vào Nam Bộ. Cùng lên đường c̣n có đoàn phóng viên điện ảnh vào chiến trường khu Năm. Tháng 1-1962 Xưởng phim Giải phóng ra đời. Từ ấy tất cả mọi phim được thực hiện tại các chiến trường ở miền Nam đều mang chung bảng hiệu này.

Điện ảnh Quân đội nhân dân từ cuối năm 1962 cũng lần lượt cử các phóng viên quay phim vào các chiến trường Nam Bộ, khu Năm, cực nam Trung Bộ. Và những phim của họ đều mang chung bảng hiệu Xưởng phim Quân Giải phóng.

Phim Miền Nam anh dũng, dưới bảng hiệu Xưởng phim Giải phóng, được giới điện ảnh nước ngoài biết đến qua giải thưởng Lu-mum-ba của Liên hoan phim Á-Phi tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a) năm 1964.

Năm 1963, Xưởng phim Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời đă góp phần mở rộng b́nh diện sáng tác, đồng thời khẳng định tính chiến đấu, vai tṛ xung kích của phim thời sự, tài liệu, và tiến tới nâng cao chất lượng nghệ thuật của thể loại phim này, nhằm đáp ứng kịp thời những bước đi của thời đại.

Bộ Văn hóa liên tiếp từ cuối năm 1964 - 1968 cử các nhà làm phim, nghiên cứu điện ảnh, kỹ thuật điện ảnh, phát hành phim và những bộ khung của hàng chục đơn vị chiếu bóng vào miền Nam tăng cường cho các bộ phận điện ảnh tiền phương. Điện ảnh Quân đội nhân dân thường xuyên cử các phóng viên vào các chiến trường quay phim rồi đem ra Hà Nội làm hậu kỳ.

Số đông những người làm phim thời sự, phóng sự, tài liệu, một số người làm phim khoa học và phim truyện trên miền Bắc đều cầm máy quay phim ghi chép những h́nh ảnh chiến dấu, phục vụ chiến đấu và sản xuất tại những trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ. Những tổ chức làm phim của Bộ đội Biên pḥng, Công an nhân dân, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Y tế, Tổng Công đoàn Việt Nam... và của các địa phương (Hà Nội, Hải Pḥng...) ra đời trong những năm tháng ấy.

Việc đào tạo nghệ sĩ, chuyên viên điện ảnh được thực hiện không chỉ ở hậu phương lớn mà cả ở tiền tuyến lớn, đáp ứng đủ nhu cầu tăng nhanh lực lượng của Điện ảnh Cách mạng. Những máy móc, trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho việc làm phim và chiếu phim của các bộ phận điện ảnh tiền phương được Bộ Văn hóa luôn quan tâm đặc biệt, chi viện mỗi năm một nhiều hơn từ năm 1968.

Xưởng phim Giải phóng II ra đời vào tháng 10-1966 tại Hà Nội (mang bí danh Xưởng phim Thời sự - tài liệu II) đáp ứng yêu cầu làm nhanh hậu kỳ phim, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất bản gốc và nhân bản phim, để kịp thời đưa các phim ra nước ngoài giới thiệu cuộc chiến đấu chính nghĩa và anh dũng của nhân dân ta.

 

III. Thời kỳ thăng hoa của Điện ảnh cách mạng Việt Nam:

Là lực lượng chủ lực và với vai tṛ đội quân xung kích của Điện ảnh Cách mạng, thời kỳ này ngoài những phim thời sự, thời sự đặc biệt, ngành điện ảnh tài liệu đă thực hiện khoảng 500 phim phóng sự, chính luận, tài liệu nghệ thuật và phổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật. Điện ảnh tài liệu đă thực hiện một cách xuất sắc thông qua những tác phẩm của ḿnh khích lệ mạnh mẽ ḷng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta, đồng thời góp phần làm sáng tỏ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến đấu tất thắng của nhân dân ta trước nhân dân các nước trên thế giới, góp phần tranh thủ sự ủng hộ rộng răi của đông đảo nhân dân tiến bộ các nước đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Trong suốt quá tŕnh h́nh thành và phát triển, điện ảnh Việt Nam đă cố gắng thể hiện chân thực và sinh động cuộc đấu tranh của dân tộc, thể hiện tầm vóc của Đảng quang vinh và h́nh tượng Bác Hồ. Trong hàng loạt đề tài phong phú và đa dạng, có một số đề tài nổi bật, trong đó là thể hiện h́nh tượng Bác Hồ.

Tại các cuộc Liên hoan phim trong nước và quốc tế điện ảnh Việt Nam đă được nhiều giải thưởng lớn.

Cũng 10 năm ấy ngành điện ảnh tài liệu có 19 phim đoạt giải thưởng quốc tế với 11 huy chương Vàng, 7 huy chương Bạc, 2 giải đặc biệt mang tên Giô-rít I-ven, 1 giải nhất và 1 giải người quay phim dũng cảm nhất.

Một danh sách dài các phim xuất sắc với: Đầu sóng ngọn gió, Du kích Củ Chi, Đường ra phía trước, Lũy thép Vĩnh Linh, Nghệ thuật tuổi thơ, Anh Nguyễn Văn Trỗi sống măi, Làng nhỏ bên sông Trà, Những người dân quê tôi, Những người săn thú trên đất Đăk Sao, Ḍng thác bạc, Người Hàm Rồng, Cồn Cỏ anh hùng, Mở đường Truờng Sơn và hàng chục phim khác làm rạng những trang vàng của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.

Thường là ở các quốc gia khác, khi đất nước có chiến tranh việc sản xuất phim truyện bị ngưng trệ hoặc giảm sút đến mức tối thiểu. Nhưng ngành phim truyện của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam th́ trái lại, vẫn tiếp tục phát triển. Từ năm 1965 đến cuối năm 1974 tại Hà Nội đă sản xuất 40 phim truyện và 7 phim sân khấu, được trao tặng 7 giải Bông sen Vàng, 11 giải Bông sen Bạc, 1 giải đạo diễn khá nhất, 1 giải nữ diễn viên xuất sắc nhất, 1 giải quay phim khá nhất, 1 giải họa sĩ khá nhất của 3 cuộc Liên hoan phim Việt Nam I, II, III. Ngành phim truyện cũng đoạt 1 huy chương Vàng, 1 giải chính, hai giải nhất, 1 giải đặc biệt của Ban Giám khảo, 1 giải nữ diễn viên xuất sắc nhất tại một số Liên hoan phim quốc tế. Được đông đảo công chúng đánh giá cao, có các phim: Nổi gió, Người chiến sĩ trẻ, Đường về quê mẹ, Nguyễn Văn Trỗi, Truyện vợ chồng anh Lực, Em bé Hà Nội, Đến hẹn lại lên...

Ngành phim hoạt h́nh sản xuất 37 phim, được trao tặng 5 giải Bông sen Vàng, 7 giải Bông sen Bạc tại 3 cuộc Liên hoan phim Việt Nam I, II, III và 2 giải thưởng quốc tế (1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc). Nổi trội hơn là các phim Mèo con, Chuyện ông Gióng, Con sáo biết nói, Kăm Phạ - Nàng Ngà, Con khỉ lạc loài.

Lịch sử văn hóa, nghệ thuật của đất nước sẽ măi măi ghi nhận  một cách trân trọng những người làm phim dưới mưa bom băo đạn cùng sự sáng tạo tuyệt vời của họ trong việc sáng tác, sản xuất phim điện ảnh - loại h́nh nghệ thuật hiện đại - tại những nơi sơ tán ở nông thôn, trong những căn hầm tránh bom của không quân Mỹ. Sự ghi nhận trân trọng ắt cũng sẽ được dành cho những người suốt cuộc chiến tranh đă chiếu phim ở các chiến hào, dưới hầm địa đạo.

Nhiều liệt sĩ và cán bộ, nhân viên bị thương v́ bom đạn địch bị chết v́ ốm đau, bệnh tật trong khi làm nhiệm vụ ở tiền tuyến lớn, ở những nơi tuyến lửa, và sự lao động sáng tạo, hoạt động nghiệp vụ có hiệu quả cao trong chiến tranh ác liệt là những biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong đội ngũ Điện ảnh Cách mạng.

 Đại thắng mùa xuân năm 1975 của quân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời cũng xóa sổ lực lượng điện ảnh phản nước, phản dân tộc của chế độ Sài G̣n thân Mỹ. Thắng lợi này tạo ra sự hội nhập, qui mọi lực lượng điện ảnh cách mạng, tiến bộ về một mối. Từ đây Điện ảnh Việt Nam là một nền điện ảnh thống nhất, tiếp tục xây dựng và phát triển theo phương hướng đậm đà bản sắc dân tộc, tiến bộ, nhân văn, lấy việc góp phần làm cho nước mạnh, dân giàu, xă hội công bằng, văn minh làm mục tiêu hoạt động của ḿnh.

Trong niềm vui tưng bừng Bắc, Nam sum họp một nhà, điện ảnh nhanh chóng phát hành phim cho hàng trăm rạp ở Sài G̣n và các đô thị, đồng thời phát triển lực lượng của ḿnh tại khắp các vùng nông thôn mới được giải phóng. Phim ảnh cách mạng, nhất là những tác phẩm điện ảnh tài liệu là những lời giải đáp có sức thuyết phục cao đối với bao điều mà đă từ nhiều năm người dân ở các vùng mới được giải phóng muốn biết. Thời kỳ này, điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh đă nhanh chóng chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong nền đIện ảnh Việt Nam.

Xưởng phim Giải phóng mở rộng qui mô, tăng thêm nhiều lực lượng sáng tác, kỹ thuật (trong đó có nhiều người trước đây hoạt động điện ảnh ở Sài G̣n), sản xuất mọi loại h́nh phim và đổi tên là Xưởng phim Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Cơ quan Phát hành phim và chiếu bóng Giải phóng chuyển thành Chi nhánh Phát hành phim Trung ương tại thành phố Hồ Chí Minh (phát hành phim cho các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ) thuộc Quốc doanh Phát hành phim và chiếu bóng Trung ương. Bộ phận Phát hành phim và chiếu bóng Giải phóng trước thuộc tổ chức điện ảnh tiền phương khu Năm cũng trở thành Chi nhánh Phát hành phim Trung ương tại Đà Nẵng (phát hành cho khu vực miền Trung).

Xưởng phim thành phố Hồ Chí Minh ra đời ngay sau ngày Sài G̣n được giải phóng, sau chia làm hai: Xưởng phim truyện mang tên nhà thơ yêu nước Nguyễn Đ́nh Chiểu và Xưởng phim tài liệu - thời sự. Trung tâm tư liệu phim các tỉnh phía Nam được thành lập để quản lư, lưu trữ các phim sản xuất dưới chế độ chính quyền Sài G̣n thân Mỹ - đến tháng 9-1979 trở thành cơ sở II của Viện Tư liệu phim Việt Nam (nay là Viện Nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh). Hầu hết các nghệ sĩ, công nhân kỹ thuật, các cán bộ quản lư và nghiệp vụ là người miền Nam tập kết trở lại quê hương xây dựng cơ sở của ngành tại địa phương hoặc làm việc trong các cơ quan của điện ảnh Trung ương đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nửa sau những năm 70 và nửa đầu những năm 80 số lượng phim tăng nhiều lần so với thời kỳ chiến tranh. Trung b́nh mỗi năm có 60-70 phim tài liệu, phóng sự, khoa học, 18-20 phim truyện, 12-14 phim hoạt h́nh. Từ 1975 đến 1985 có 149 phim truyện ra mắt công chúng.

Đi đôi với chuyển hướng nội dung sáng tác trong thời kỳ ḥa b́nh xây dựng lại đất nước, điện ảnh nước nhà đồng thời cũng tăng sự quan tâm về chất lượng tác phẩm. Những phim của thời kỳ này phong phú về nội dung, đề tài và đa dạng, sinh động về h́nh thức thể hiện, bắt đầu có sự cách tân, chú ư đi sâu miêu tả số phận con người và mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc sống đời thường. Sức thuyết phục, cảm hóa và sự tinh tế trong nhiều phim nổi rơ. Tŕnh độ nghệ thuật trong sáng tác điện ảnh tăng lên rơ rệt. Do vậy số lượng người xem phim Việt Nam mỗi năm một tăng cao: từ 2 đến 4 triệu lượt người xem/l phim truyện Việt Nam.

350 rạp chiếu bóng lớn, nhỏ, và gần 1400 đội chiếu bóng lưu động quốc doanh và sự nghiệp đưa lượt người xem phim trên phạm vi cả nước lên mức b́nh quân 4,5 lần/năm/1 người dân.

Tại các Liên hoan phim quốc tế trong những năm này Điện ảnh Việt Nam giành được 4 huy chương Vàng, 6 huy chương Bạc, 2 giải đặc biệt của Ban Giám khảo, 2 giải nhất và 1 giải nh́ cho các loại phim. Lần đầu tiên một phim truyện Việt Nam được giải thưởng Vàng tại Liên hoan phim quốc tế: Cánh đồng hoang.

Cánh đồng hoang, Bao giờ cho đến tháng mười, Chom và Sa, Địa chỉ để lại, Mối t́nh đầu, Về nơi gió cát, Mẹ vắng nhà, Sao Tháng tám, Ngày lễ thánh, Những người đă gặp, Xa và gần, Thị xă trong tầm tay... là bước tiến mới về chất lượng của ngành phim truyện.

29 giải Bông sen Vàng, 64 giải Bông sen Bạc, 22 giải đặc biệt của các Ban Giám khảo, 4 kỳ Liên hoan phim Việt Nam (từ lần thứ IV-1977 đến lần thứ VII-1985) được trao tặng cho 105 phim các loại, với sự xem xét khá khắt khe về chất lượng của phim.

Ngành điện ảnh tài liệu có bước chuyển ḿnh đúng hướng tuy số phim xuất sắc không nhiều, nhưng có biểu hiện của sự đi lên về chất lượng qua các phim: Thành phố lúc rạng đông, Đường dây lên sông Đà, Nguyễn ái Quốc đến với Lê-nin, Đường về Tổ quốc, Địa chỉ mới, Khi nụ cười trở lại, Qua cơn vật vă, Những hội viên Chữ thập đỏ Việt Nam, Tổ quốc trên một vùng đảo nhỏ, Rừng Cúc Phương, Miền Nam trong trái tim tôi.

Trong lĩnh vực phim hoạt h́nh dành cho thiếu nhi, các nhà làm phim cũng gặt hái được một số thành công trong t́m ṭi cách thể hiện. Những nét đặc sắc mới mẻ c̣n ít. Song, từ các phim Âu - Lạc Long Quân, Ông Trạng thả diều, Dế mèn phiêu lưu kư, Giai điệu, Chiếc mũ của vịt con, Gà trống choai, Con kiến và hạt gạo, Ai cũng phải sợ... cũng đă toát lên một sức sống mới của nghệ thuật hoạt h́nh.

Vào cuối thời kỳ này điện ảnh gặp một số khó khăn về tài chính do ngân sách của Nhà nước cấp không đủ cho mọi chi phí hoạt động của ngành nghệ thuật tốn kém nhiều tiền của này. Những viện trợ quốc tế cho điện ảnh ta không c̣n nữa. Cơ chế bao cấp bộc lộ các nhược điểm của nó ở điện ảnh bắt đầu từ khâu sản xuất phim - trước hết là ở lĩnh vực điện ảnh tài liệu.

Việc thực hiện triệt để việc phân cấp các rạp và đội chiếu bóng về cho tỉnh, thành và quận, huyện từ đầu những năm 80 đă tạo ra sự chia cắt nhỏ, làm mất đi tính thống nhất và làm giảm sức mạnh tổng hợp của điện ảnh.

T́nh h́nh trên khiến cho điện ảnh vào một cuộc khủng hoảng khi Nhà nước xóa bỏ bao cấp đối với hoạt động của nghệ thuật này.

Điện ảnh phát hiện khá sớm những vấn đề cần được đổi mới trong xă hội - ngay khi bước vào đầu thập kỷ 80. Hàng chục tác phẩm thuộc các loại h́nh phim đề cập những vấn đề nhạy cảm mà trước đó chưa từng đề cập đến. Đi trước một bước là phim truyện với Kén rể, Chuyến xe băo táp, Những người đă gặp, Khôn dại, Hồ sơ một đám cưới, Xa và gần, Hy vọng cuối cùng, và tiếp sau đó là Thị trấn yên tĩnh, Cô gái trên sông, Anh và em.

Những phát hiện và kịp thời phản ánh bằng ngôn ngữ nghệ thuật điện ảnh là đóng góp có ư nghĩa của điện ảnh đối với sự khởi xướng Đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Song, thật đáng tiếc là đối với chính ḿnh th́ bản thân ngành điện ảnh lại thiếu sự tập trung trí tuệ, công sức, t́m cách tháo gỡ những vướng mắc, để vượt khó đi lên. Vẫn mang  nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ và thụ động. Đă có biểu hiện giậm chân tại chỗ, có lúc chùn bước trước tiếng nói lạc lơng thời cuộc và bảo thủ.

Đến khi bước vào thực hiện Công cuộc Đổi mới th́ một số người thuộc bộ phận cấp tiến trong ngành nôn nóng muốn đốt cháy giai đoạn, nhanh chóng chuyển toàn bộ mọi hoạt động của ngành sang hạch toán kinh doanh bằng bất kỳ giá nào. Công tác nghiên cứu lư luận, ứng dụng, thể nghiệm bị bỏ qua. Do vậy điện ảnh lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng và kéo dài. Và, sự đóng góp của điện ảnh vào sự nghiệp Đổi mới của đất nước xây dựng nền văn hóa mới, con người mới trong thời đại Hồ Chí Minh không c̣n được nhiều như trước. Sự giảm sút về chất lượng nghệ thuật, yếu kém về tính tư tưởng của số đông tác phẩm điện ảnh cùng sự ră từng mảng chiếu bóng địa phương và lượt người xem phim bị giảm nhiều đang là những vấn đề lớn, đầy phức tạp …

Mặc dù giảm nhiều so với trước về số giải thưởng quốc gia và quốc tế từ đầu năm 1987 đến 1994 điện ảnh vẫn giành được 9 giải Bông sen Vàng, 29 giải Bông sen Bạc, 33 giải Đặc biệt của Ban Giám khảo 3 cuộc Liên hoan phim Việt Nam VIII, IX, X và giành được 1 giải Vàng, 2 giải nhất, 2 giải Đặc biệt của các Ban Giám khảo Liên hoan phim quốc tế.

Ngoài những phim vừa nhắc tới, dấu ấn về chặng đầu đổi mới của điện ảnh c̣n thấy được qua các phim tài liệu Hồ Chí Minh - chân dung một con người, Đi t́m đồng đội, Màu xanh Trường Sa, Cái bến, Đường ṃn trên biển Đông, các phim truyện Bọn trẻ, Kiếp phù du, Tuổi thơ dữ dội, Vị đắng t́nh yêu, Xương rồng đen, Canh bạc, Anh chỉ có ḿnh em, Cỏ lau, Trở về, Người đi t́m dĩ văng... và các phim hoạt h́nh Sáng, Dũng sĩ Đam Dông, ông Tướng canh đền... cùng một số không ít những phim khác thuộc các loại h́nh phim.

Đă 8 năm điện ảnh từng bước tiếp cận và thích ứng dần với cơ chế thị trường. Một số lời giải đáp đă được t́m ra từ trong cuộc sống điện ảnh hôm nay. Những khó khăn lớn vẫn c̣n nhiều, đang được khắc phục, tháo gỡ. Những yếu kém, sai lầm cũng dần thấy rơ, t́m cách sửa chữa.

Một chương tŕnh Chấn hưng điện ảnh cấp Nhà nước đă được Chính phủ phê duyệt và bước đầu triển khai. Bản lĩnh và truyền thống tốt đẹp của nền nghệ thuật Điện ảnh Cách mạng đang được các nghệ sĩ và những người hoạt động trên lĩnh vực này phát huy trên chặng đường Chấn hưng điện ảnh với bao thử thách gay go.

Điện ảnh Việt Nam đang tự ḿnh đổi mới, để tiếp tục đứng vững và hướng về phía trước đi lên.

 

Hai mươi năm phim truyện Việt Nam

 

 Thấm thoát đă hai mươi năm kể từ khi bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh Việt Nam Chung một ḍng sông ra đời, h́nh ảnh của cô Hoài, anh Vận bên ḍng sông Bến Hải chia đôi đất nước mà ngày ấy ta cảm thấy gần gũi thân thương nay đă đi vào lịch sử vẫn c̣n vang vọng đâu đây. Từ đó tới nay cuộc sống của nhân dân ta đă trải qua nhiều biến cố vĩ đại và phim truyện Việt Nam như một tấm gương trung thực phần nào đă phản ánh được những biến cố quan trọng đó.

Vừa bước chân ra khỏi cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp, những ấn tượng những kỷ niệm c̣n sâu đậm đă được phản ánh trong những bộ phim truyện đầu tay như: Vợ chồng A Phủ, Con chim vành khuyên, Chị Tư Hậu, v.v... Đồng thời công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội ở miền Bắc với tất cả sự bỡ ngỡ của bước đi ban đầu cũng được phản ánh trong một số bộ phim c̣n sơ lược như Cô gái công trường, khói trắng,v.v...

Đội ngũ phim truyện dần dần phát triển và lớn mạnh cùng với năm tháng, đề tài kháng chiến chống Pháp có thêm Người chiến sĩ trẻ (Cù Chính Lan)... Cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà ngày càng sôi nổi quyết liệt được thể hiện trong các phim Nổi gió, Chị Nhung, Đường về quê mẹ và bộ phim truyện dàI hai tập Vĩ tuyến 17 ngày và đêm đă đánh dấu một bước trưởng thành của phim truyện Việt Nam. Chiến tranh phá hoại của Đế Quốc Mỹ ở miền Bắc rồi B.52 ở Hà nội được phản ánh trong các bộ phim: Rừng o Thắm, Ga, Tiền tuyến gọi, Bài ca ra trận, Em bé Hà Nội, v.v...

Cùng trong những ngày chống Mỹ quyết liệt ấy đă ra đời các bộ phim: Đến hẹn lại lên về đánh Pháp đuổi Nhật ở vùng quê hương quan họ Bắc Ninh, phim Hai bà mẹ về t́nh hữu nghị Việt - Lào trong chiến đấu và một loạt phim phản gián như: Cuộc chiến đấu c̣n tiếp diễn, Không nơi ẩn nấp. 

Đề tài xây dựng chủ nghĩa xă hội tiếp tục có các phim: Ḍng sông âm vang về nhà máy thủy điện Thác Bà, Mùa than về vùng mỏ, Quê nhà về nông thôn. Bắt đầu có phim vui phê phán như:  Sau cơn băo, Kén rể, v.v...

 

Năm 1975, sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, có thêm một số cơ sở làm phim mới: Xưởng phim tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh với những bộ phim truyện đầu tiên: Ngày tàn của bạo chúa (phim sân khấu), Địa chỉ để lại, Kỷ niệm vùng ven, Giữa hai làn nước, T́nh đất Củ Chi, Cánh đồng mơ ước, Mùa gió chướng,v.v...

Xưởng phim truyện Việt Nam tiếp tục cho ra các bộ phim: Chuyến xe băo táp, Sao tháng Tám, Mối t́nh đầu, B́nh minh xôn xao, Bức tường không xây, Cách sống của tôi, v.v...

Hai mươi năm qua là hai mươi năm rèn luyện và trưởng thành của ngành điện ảnh Việt Nam. Trên chặng đường ấy cũng đă trải qua những bước khó khăn qua một thời kỳ vừa lung túng về kịch bản vừa ấu trĩ về nghề nghiệp. Nhưng nh́n lại chặng đường đă qua chúng ta vẫ có thể tự hào đă xây dựng được một nền đIện ảnh xă hội chủ nghĩa Việt Nam trong phim truyện với nhiều bộ phim bám sát hiện thực chiến đấu của nhân dân ta, trong đó có những bộ phim giá trị như: Con chim vành khuyên, Chị Tư Hậu, Nổi gió, Chị Nhung, Đến hẹn lại  lên, Sao tháng Tám, Chuyến xe băo táp, Mùa gió chướng...

Hiện thực chiến đấu của nhân dân ta đă được phản ánh khá phong phú, chân thật và phần nào gây được xúc động cho người xem. Đây là mặt mạnh của chúng ta. Tuy nhiên cũng ở mặt này, chúng ta c̣n có thể làm tốt hơn làm hay hơn với những bộ phim tầm cỡ hơn.

Về đề tài xây dựng chủ nghĩa xă hội, chúng ta cũng rất quan tâm, nhưng có lẽ v́ người viết chưa thấu hiểu sâu sắc, người làm phim cũng chưa thấm nhuần hiện thực mới mẻ nên phim về đề tài xây dựng chủ nghĩa xă hội nói chung ch́nh nông cạn sơ lược. Rơ ràng trên mặt đề tài này từ biên kịch, đạo diễn đến các đoàn làm phim c̣n phải phấn đấu rất dữ dội mới có phim hay. Đưa được tiếng cười vào phim truyện, phát triển thể loại hài hước và phê phán trong mấy năm gần đây là một ưu đIểm đáng khuyến khích.

Ngay từ những năm đầu tiên mới xây dựng, phim truyện Việt Nam đă được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Mỗi bộ phim truyện làm xong, thường được đem vào Phủ Chủ tịch chiếu để Bác Hồ và các đồng chí lănh đạo xem và góp ư kiến. Trong những ngày bận rộn và căng thẳng nhất của thủ đô Hà nội, thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng dành thời gian nhiều lần đến thăm xưởng phim và thường căn dặn phải làm nhiều phim truyện mới đáp ứng được yêu cầu to lớn của cả nước.

Nh́n lại hai mươi năm hoạt đông và trưởng thành của ngành điện ảnh Việt Nam, những đỉnh cao của nghệ thuật phim truyện đang mở ra những cơ hội mới cho các nhà làm phim. Các thế hệ đi sau đang từng bước đưa nền điện ảnh nước nhà tiến lên tŕnh độ khoa học công nghệ mới.

  

Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay

 

      Ngay  từ những ngày đầu giải phóng, điện ảnh của thành phố đă quy tụ được một lực lượng sáng tác đông đảo ở hai miền Nam Bắc, trong đó có các nghệ sĩ ở chiến khu và cả các nghệ sĩ của điện ảnh Sài G̣n. Xí nghiệp phim Tổng hợp - tiền thân của xưởng phim Giải Phóng - được thành lập ngày 10-9-1976. Xí nghiệp phim Nguyễn Đ́nh Chiểu được thành lập trên hiện trạng của hăng phim Alfa cũ của Sài G̣n. Cuối năm 1976, Đài truyền h́nh thành phố bắt tay vào xây dựng bộ phim truyện đầu tiên Cô Nhíp do Khương Mễ đạo diễn, với sự tham gia của Nguyễn Trung Kiên, Lư Huỳnh, Thùy Liên..

Năm 1977, Xí nghiệp phim Tổng hợp cho ra đời bộ phim truyện sân khấu "Ngày tàn bạo chúa" (đạo diễn Mai Lộc). Năm 1978, cũng mở đầu với bộ phim sân khấu cải lương "Làm lại cuộc đời" (đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến). Nhiều phim của xưởng đă từng gây được chú ư như "Ngọn lửa thành đồng", "T́nh yêu của em", "Biển sáng", "Qua cơn vật vă"..

Đi vào ổn định, xí nghiệp phim Tổng hợp sản xuất hàng năm khoảng 20 phim truyện, phim tài liệu và phim hoạt h́nh. Đây là một cơ sở làm phim vào loại lớn nhất nước, với một đội ngũ nghệ sĩ tài năng đă từng trải qua nhiều thực tế cách mạng, từng được đào tạo nghề ở trong và ngoài nước. Các tác phẩm của xí nghiệp phim Tổng hợp luôn gây được chú ư của người xem và giành được nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim quốc gia và quốc tế.

Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ V (1980), phim "Cánh đồng hoang" (1979) được trao  giải Bông sen vàng và các giải cá nhân: giải biên kịch khá nhất (Nguyễn Quang Sáng), đạo diễn khá nhất (Hồng Sến), quay phim khá nhất (Đường Tuấn Ba) và nam diễn viên xuất sắc (Lâm Tới). Phim c̣n đoạt được huy chương vàng tại Liên hoan Phim Quốc tế MATXCƠVA 1981. Phim hoạt h́nh “Dế mèn phiêu lưu kư” (1980, đạo diễn Trương Qua) được tặng giải Bông sen vàng cho phim hoạt h́nh hay nhất.

Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VI (1983), phim "Về nơi gió cát" (1981, đạo diễn Huy Thành) được giải Bông sen vàng và các giải cá nhân: kịch bản (Huy Thành), quay phim (Lê Đ́nh Âấn), nữ diễn viên khá nhất (Hương Xuân).. Phim c̣n được trao bằng khen của tạp chí Điện ảnh Liên Xô trong Liên hoan phim quốc tế Matxcơva 1983.

Tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ VII (1985), phim "Xa và gần" (1982-1983, đạo diễn (Huy Thành), kịch bản (Nguyễn Mạnh Tuấn), diễn viên nữ (Thụy Vân), giải hoạ sĩ thiết kế (Nguyễn Phú Nghĩa). Phim tài liệu "Người công giáo huyện Thống Nhất" (1985, đạo diễn Trần Anh Trà) được tặng giải Bông sen vàng và giải kịch bản (Trần Đ́nh Vân, Văn Lê), quay phim (Đinh Anh Dũng).

Bộ phim hoạt h́nh "Sáng" (1986, đạo diễn và họa sĩ Nguyễn Tài) được giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VII

Bắt đầu vào năm 1989, các xí nghiệp phim chuyển thành các hăng phim và chuyển từ chế độ bao cấp sang chế độ hạch toán kinh tế, có sự tài trợ một phần của Nhà nước. Trước t́nh h́nh thiếu thốn về phương tiện, máy móc, vật tư và phim nhựa, số lượng phim sản xuất giảm hẳn. Các hăng phim của thành phố chỉ có thể sản xuất ra được một vài phim nhựa trong cả năm, c̣n phải chuyển hướng sang làm phim vidéo. Bên cạnh đó, số đầu máy vidéo vào thành phố tăng nhanh, cùng hàng loạt phim "ngoài luồng" ồ ạt xâm chiếm thị trường điện ảnh nước ta. Năm 1992, ngoài những hăng phim quốc doanh, thành phố c̣n có thêm khoảng 20 hăng phim do các hội, các tổ chức bỏ vốn đăng kư hành nghề như hăng phim Bến Nghé, Sài G̣n phim, hăng phim Trẻ, Phương Nam phim, hăng phim Người Bảo Vệ..Các nhà sản xuất tư nhân cũng lao vào sản xuất phim truyện vidéo, những bộ phim như: Sau những giấc mơ hồng, t́nh người kiếp rắn.. có số doanh thu kỷ lục. Số lượng phim vidéo trên thị trường ngày càng gia tăng, song đa số là những phim có chất lượng nghệ thuật yếu kém, chạy theo thị hiếu tầm thường của một số khán giả, thuật ngữ "phim ḿ ăn liền" xuất hiện từ đó. Sau ngày giải phóng, cả thành phố có 51 rạp chiếu phim, nay chỉ có 10 rạp c̣n chiếu được phim nhựa, c̣n tất cả đă chuyển sang chiếu vidéo hoặc đóng cửa để kinh doanh mặt hàng khác.

Điểm nổi bật ở giai đoạn này là mặc dù c̣n gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ ban đầu, nhưng điện ảnh của thành phố đă có nhiều thành tựu đáng kể, tạo được chổ đứng xứng đáng trong ngành điện ảnh cả nước. Nhất là phim ảnh cách mạng đă được công chúng của thành phố hào hứng đón nhận, số người xem phim Việt Nam "cân bằng" với phim nước ngoài (phim của các nước xă hội chủ nghĩa - những nước có nền điện ảnh phát triển hơn ở ta). Bên cạnh đó là sự xuất hiện của một đội ngũ làm phim trẻ, với cách nh́n mới mẻ và cách thể hiện khá độc đáo trong các tác phẩm của ḿnh. Đạo diễn Việt Linh và nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân với Gánh xiếc rong và Dấu ấn của quỷ, Lê Xuân Hoàng và Lê Hoàng với Vị đắng t́nh yêu, Đào Bá sơn với Người t́m vàng, Nguyễn Vinh Sơn với Tuổi thơ dữ dội, Lê Hoàng với Lưong tâm bé bỏng và Lưỡi dao… Bên cạnh đó là một đội ngũ diễn viên trẻ đầy tài năng và hứa hẹn: Đơn Dương, Lê Công Tuấn Anh, Mỹ Duyên, Ngọc Hiệp, Thiệu ảnh Dương.. Những bộ phim của họ đă được đồng nghiệp và khán giả yêu mến khích lệ, có phim đă được trao giải thưởng ở các liên hoan phim trong và ngoài nước. Nữ đạo diễn Việt Linh đă giành được giải đạo diễn khá nhất với phim Gánh xiếc rong tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IX (1990) và nhiều giải thưởng khác tại các Liên hoan phim quốc tế ở Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Pháp.. Bộ phim Vị đắng t́nh yêu (1992), được giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim việt Nam lần thứ X (1993) và giải đạo diễn khá nhất cho Lê Xuân Hoàng.

Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XI (1996), phim Giữa ḍng(1995) của đạo diễn Trần Mỹ Hà được tặng giải Bông sen vàng và các giải khác: đạo diễn, quay phim (Trương Minh Phúc) và nữ diễn viên xuất sắc nhất (Ngọc Hiệp). Hăng phim truyền h́nh thành phố đă tiến hành sản xuất các phim nhiều tập như Người đẹp Tây Đô (đạo diễn Lê Cung Bắc), Đất phương Nam (đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn)..

Điện ảnh thành phố c̣n mở rộng việc hợp tác, làm dịch vụ cho các đoàn làm phim nước ngoài. Nhiều bộ phim đă được thực hiện trên địa bàn thành phố như Người t́nh, Xích lô (Pháp), Sài G̣n xa xăm, Tạm biệt sông Ba, Lai Đại Hàn (Hàn Quốc), Hồng hải tặc (Hồng Kông).. Năm 1996, bộ phim nói về cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng "Tổ quốc tiếng gà trưa" (đạo diễn Huy Thành) với đầu tư lớn (2,5 tỉ đồng) có nhiều cảnh quay được thực hiện ở Pháp.

 

30 năm điện ảnh 6 lần liên hoan

Ngày  15-3-1953 Bác Hồ kư Sắc lệnh thành lập doanh nghiệp Quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam khai sinh cho một ngành nghệ thuật mới mẻ hiện đại trên đất nước ta. Lọt ḷng ở Đồi Cọ Bản Bắc Thái Nguyên, giữa lúc cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp đang bước gần đến thắng lợi(1954).

Điện ảnh Việt Nam đă trải qua một chặng đường phát triển dài 30 năm và đă lớn mạnh không ngừng. Sau hai năm chào đời bộ phim tài liệu hoàn chỉnh đầu tiên “Chiến thắng Điện Biên Phủ” ra mắt khán giả. Bốn năm sau đó là hai anh em sinh đôi: Bộ phim truyện đầu tiên “Chung một ḍng song” và bộ phim hoạt h́nh đầu tiên “Đáng đời thằng cáo” cùng ra mắt khán giả. Từ đó trong vườn hoa điện ảnh, các thể loại phim thời sự tài liệu khoa học, truyện, hoạt h́nh cũng thi đua phát triển.

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại Thủ đô Hà nội năm 1970  là cuộc biểu dương những thành tựu điện ảnh của cả hai miền Nam Bắc. Giải Bông sen vàng đă được tặng cho ba bộ phim “Nổi gió”, “Người chiến sĩ trẻ” “Nguyễn Văn Trỗi”,… Liên hoan phim lần thứ nhất tiêu biểu cho một nền điện ảnh chiến đấu trên tuyến đầu chống Mỹ.

Năm 1973 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ hai cũng được tổ chức tại Thủ đô Hà nội nhân dịp 20 năm thành lập ngành. Nhiều bộ phim xuất sắc được công chiếu như: Chị Tư Hậu, Con chim vành khuyên, Đường về quê mẹ, Vợ chồng Anh Lực, Lũy thép Vĩnh Linh, Nước về Bắc Hưng Hải,...

Năm 1975 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ ba được tổ chức tại Hải Pḥng giữa lúc công cuộc chống Mỹ cứu nước đă phát triển đến đỉnh cao. Giải thưởng cao của liên hoan phim lần này vẫn là tập trung giành cho các đề tài chiến đấu và truyền thống như: Em bé Hà nội, Hà nội bản hùng ca, Đến hẹn lại lên, Con khỉ lạc loài...

Năm 1977 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ tư được tổ chức tại thành phố Hố Chí Minh. Đây là cuộc họp mặt đông đủ đầu tiên của giới đIện ảnh và truyền h́nh cả nước. Các bộ phim: Sao tháng tám, Thành phố lúc rạng đông, Chuến thắng lịch sử xuân 1975, Ngày tàn bạo chúa, Chuyến xe bă táp, Cô Nhíp, Ngày lễ thánh,v.v... đă giành được những giải thưởng cao của Đại hội.

Đến năm 1980 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ năm được tổ chức tại Thủ đô Hà nội nhân dịp ngày sinh thứ 90 của Bác Hồ đă đánh dấu sự trưởng thành vượt bực của đIện ảnh Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Giải thưởng cao được tặng cho những bộ phim ưu tú: Cánh đồng hoang, Ngững người đă gặp, Mẹ vắng nhà, Phản bội, Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin, Đường về Tổ Quốc, Ông trạng thả diều, Dế mèn phiêu lưu kư, Lạc Long Quân và Âu Cơ,v.v...

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ sáu được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1986 nhân dịp 30 năm thành lập ngành với 22 bộ phim truyện, 44 phim tài liệu, 10 phim khoa học, 8 phim thiếu nhi, 25 phim hoạt h́nh tham dự liên hoan phim từ ngày 22-4 đến 28-4-1983 sẽ là một cuộc biểu dương lực lượng hùng hậu mà thành tựu nổi bật là chất lượng của phim màu, và những bộ phim về đề tài hiện đại.

Cũng trong thời gian này, lần đầu tiên, Ban tổ chức liên hoan phim phát hành một nhật báo (trong 6 ngày) để thông tin cũng như phản ánh kịp thời mọi sinh hoạt của LHP với khán giả. Một trung tâm sinh hoạt cũng được tổ chức tại vườn Tao Đàn với sự góp mặt của các đơn vị sản xuất và kinh doanh thuộc ngành điện ảnh...

30 năm đă đi qua, với cơ sở sản xuất c̣n nghèo nàn lạc hậu nhưng một đội ngũ, một đạo quân điện ảnh hùng mạnh đă trưởng thành, đẹp đẽ như ṿm trời đầy sao, hứa hẹn nhiều kiệt tác bất ngờ xứng đáng với tầm vóc vĩ đại của Đảng ta và nhân dân ta.

 

 

Những bộ phim tiêu biểu

 

·         Chị Tư Hậu (Huy chương bạc LHPQT Mat-xcơ-va 1963; Bông sen

·         Bao giờ cho đến tháng Mười (Bông sen vàng LHPQG1985; giải

          Đặc biệt LHPQT Hawaii 1985)

·         Chuyện cổ tích cho tuổi mười bảy (Bông sen vàng LHPQG 1988)

·         Vị đắng t́nh yêu (Bông sen vàng LHPQG 1993)

·         Gánh xiếc rong (Giải thưởng Lớn LHPQT Fribourg 1992)

·         Cỏ lau (giải Ngọn đuốc vàng LHP B́nh Nhưỡng 1994)

.         Thương nhớ đồng quê (giải Khán giả LHP Ba châu tại Nantes 1996;

giải Khán giả LHPQT Fribourg 1996; giải Phim châu Á hay nhất LHPQT Roterdam 1996)

·         Ai xuôi Vạn Lư (giải Bạc LHPQT Bergamo 1997)

·         Giải hạn (giải Khán giả LHPQT New Port Beach Mỹ 1998)

.         Ngă ba Đồng Lộc (giải UB bảo vệ ḥa b́nh LHP B́nh Nhưỡng 1998;

bông sen vàng LHPQG 1999)

·         Mèo con (giải Bồ nông bạc LHPQT Ma-mai-a Rumani 1966)

·         Ông Gióng (giải Bồ câu vàng LHPQT Laixich 1971)

·         Ai cũng phải sợ (giải phim hay nhất cho lứa tuổi nhỏ LHPQT

          Mat-xcơ-va 1985)

·         Dũng sĩ Đăm Dông (Bông sen vàng LHPQG 1988)

·         Sáng (Bông sen vàng LHPQG 1988)

·         Trê Cóc (Bông sen bạc LHPQG 1996)

·         Nước về Bắc Hưng Hải (huy chương vàng LHPQT Mat-xcơ-va 1959;

bông sen vàng LHPQG 1973)

·         Đầu sóng ngọn gió (huy chương vàng LHPQT Mat-xcơ-va 1967;

          bông sen vàng LHPQG 1970)

·         Du kích Củ Chi (huy chương vàng LHPQT Mat-xcơ-va 1967;

          bông sen vàng LHPQG 1970)

·         Luỹ thép Vĩnh Linh (huy chương vàng LHPQT Mat-xcơ-va 1971;

          bông sen vàng LHPQG 1973)

·         Thành phố lúc rạng đông (giải bồ câu vàng LHPQT Laixich 1975;

          bông sen vàng LHPQG 1975)

·         Đường dây lên sông Đà (giải bồ câu vàng LHPQT Laixich 1981)

·         Việt Nam Hồ Chí Minh (Bông sen vàng LHPQG 1985)

·         Hà Nội trong mắt ai (Bông sen vàng LHPQG 1988)

·         Hồ Chí Minh chân dung một con người 

          (Bông sen vàng LHPQG 1990)

·         Đi t́m đồng đội (Bông sen vàng LHPQG 1993)

·         Hồ Chí Minh với Trung Quốc (Bông sen vàng LHPQG 1996)

·         Đường ṃn trên biển Đông (Bông sen vàng LHPQG 1996

·         Nơi chiến tranh đă đi qua

          (Giải nh́ LHPQT về môi trường Freibung 1998)

·         Trở lại Ngư Thuỷ (Bông sen vàng LHPQG 1999)

 

Tính từ năm 1959 đến nay (hết tháng 5 năm 2001), điện ảnh Việt Nam đă có 60 phim được giải thưởng quốc tế bao gồm 28 phim truyện, 29 phim tài liệu và khoa học, 3 phim hoạt h́nh và 333 phim được giải thưởng quốc gia với 80 phim truyện, 200 phim tài liệu và khoa học cùng 53 phim hoạt h́nh 23 tỉ đồng là tổng số tiền đầu tư của Nhà nước cho chương tŕnh mục tiêu quốc gia về Điện ảnh. Số tiền trên được sử dụng nâng cấp 43 rạp chiếu phim, trang bị mỗi địa phương một bộ chiếu phim, trang bị mỗi địa phương một bộ chiếu phim nhựa âm thanh tập thể, 144 bộ máy chiếu video màn h́nh rộng cho các đội chiếu bóng lưu động vùng sâu, vùng xa.