Website liên quan




Hãy chọn giá đúng

Telex Off
Nghề trồng lúa ở Việt Nam (Phần 1)
11:06, 12/04/2004
Hoàng Lâm

Có thể khẳng định ngay rằng Việt Nam không chỉ là một quốc gia nông nghiệp trồng lúa, lúa nuôi sống người Việt và cũng cho người Việt một tài sản không thể phủ nhận, đó chính là một nền văn hoá lúa trên cơ sở của một xã hội lúa.

Hoạt động chăm sóc cây lúa qua nhiều thế hệ và tại nhiều địa vực đã tạo ra sự phong phú cho người Việt không chỉ qua những hình thức canh tác, ở đó người ta còn có thể nhận thấy một hệ thống giá trị văn hoá phi vật thể được hình thành. Nền văn hoá ấy được hình thành trên nền tảng của hoạt động trồng lúa trải qua một thời gian dài.

 

Quá trình làm ra hạt gạo với nhiều công đoạn đã dần giúp cho cư dân Việt có được một phép ứng xử tương đối hoà nhã với thiên nhiên. ở vùng nông thôn Việt Nam, những khu chợ cũng có những nét tương đồng trên khắp cả nước, đó là dựa theo mùa màng nông nghiệp mà ở đây cụ thể là hoạt động trồng lúa. Chợ ở Việt Nam thường họp vào những ngày nông nhàn, bởi những ngày vào vụ thì cư dân đều ở ngoài đồng. Đó chỉ là một trong những thể hiện cụ thể của sự ảnh hưởng đến nhịp sinh hoạt cư dân từ hoạt động làm lúa. Sự ảnh hưởng đó được gọi là quá trình tác động đến văn hoá của hoạt động sản xuất ra của cải trong một xã hội. Diện mạo văn hoá của Việt Nam nhận được sự tác động rõ rệt từ những hoạt động sản xuất ra hạt lúa, và các lĩnh vực khác trong xã hội cũng như vậy. Vậy sự chi phối của nghề lúa đó diễn ra theo những nấc thang nào? Quá trình phát triển của nông nghiệp được bắt nguồn ngay từ những hoạt động săn bắt hái lượm của người xưa. Khi ấy những hoạt động kiếm ra lương thực nuôi cuộc sống vẫn đơn giản là tìm lấy những gì có thể ăn được có sẵn trong tự nhiên. Những con vật nhỏ hay lũ côn trùng trở thành thức ăn thường xuyên của người Việt cổ. Cùng với đó, người ta cũng sử dụng cả những loài thực vật có sẵn xung quanh để làm thức ăn. Bước tiếp theo là chăm hái, khi ấy người ta tìm đến những nơi có mọc tập trung những cây cho quả ăn được. Giai đoạn này vẫn chỉ là khai thác đơn thuần, song sự khai thác có kế hoạch hơn và cũng chú ý tới quá trình tái tạo hơn so với thời gian trước. Nhưng mọi chuyện vẫn diễn ra một chiều và thụ động.

 

Quá trình phát triển tiếp theo đã có sự tập trung những cây lương thực về một nơi, có tác động của loài người và có dấu hiệu của sự thuần hoá những thực vật hoang. Giai đoạn canh tác được coi là sự phát triển tới mức độ cao nhất của hoạt động nông nghiệp. Giống cây hoàn toàn được thuần dưỡng và dụng cụ lao động đã hoàn thiện. Vậy ở nấc thang đầu tiên, các cư dân Việt cổ đã trải qua một cuộc sống như thế nào? ở một môi trường rất thuận lợi cho sự sinh tồn của các loài thực vật, các cư dân Việt cổ được sở hữu một hệ thống cây trồng rất phong phú, nó đã góp phần nuôi sống họ qua những giai đoạn của đời sống, và cũng vì hoạt động khai thác những sản phẩm ấy mà cư dân Việt cổ đã hình thành cho mình một cách nhìn tự nhiên qua lăng kính của việc khai thác thực vật, cũng do đó mà cách ứng xử của họ được soi xét từ lăng kính ấy, dần dần trở thành tính cách và sau này là cơ sở cho nền văn hoá. Những vỏ ốc và vỏ động vật nhuyễn thể được tìm thấy vào thời kỳ tiền sử ở Việt Nam đã chứng tỏ rằng bên cạnh việc ăn thực vật thì phần lớn người Việt cổ khai thác những động vật nhuyễn thể. Có thể nói, trước khi tìm ra hạt lúa hoang thì loài nhuyễn thể chính là nguồn thức ăn phổ biến của cư dân Việt cổ. Quá trình sử dụng loài này làm thức ăn cũng tạo ra cho họ một nền tảng quan niệm nhất định về dinh dưỡng trước khi tìm thấy hạt lúa. Cùng với thời gian đó, những hiện vật khác cho hoạt động ăn uống của người Việt cổ cũng được tìm thấy khá nhiều, song hạt thóc thì không có nhiều như vậy, điều đó có thể khẳng định tuy hạt thóc đã tìm thấy nhưng vẫn chưa phải là thứ thức ăn phổ biến như thời gian về sau. Song sự xuất hiện nhiều hơn những hạt dẻ hình óc chó hay những loại hạt khác đã cho thấy một bước tiến quan trọng hơn trong quá trình phát triển nguồn thức ăn của người Việt cổ.

 

Những bước tiến nhất định ấy đã thúc đẩy sự sáng tạo của loài người trong việc phục vụ hoạt động khai thác thức ăn cũng như chế biến. Những dụng cụ bằng đá được chế tạo ra theo dạng bàn nghiền, loại dụng cụ này giúp cho người cổ nghiền hoàng thổ hoặc sát các loại hạt để thuận lợi hơn cho việc sử dụng. Tuy nhiên thức ăn phổ biến thời đó vẫn là các loại nhuyễn thể.

 

Quay trở lại với không gian tiền sử, khi hoạt động con người vẫn còn sơ khai, tại hang Xóm Trại - một địa điểm khai quật được những dấu hiệu sớm nhất của hạt lúa ở Việt Nam, không gian của hang hầu như còn giữ được nguyên vẹn, đây được coi là một trong những hang có điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của người Việt cổ. Trên nền của hang là một lớp vỏ ốc, lớp vỏ ốc này ước chừng có độ dày 1 mét, chứng tỏ qúa trình cư trú ở đây đã có một lịch sử ở và di chuyển lâu dài. Giờ đây, địa vực của hang là nơi canh tác lúa rất tốt, ở thời tiền sử thì các loại thực vật nhiều, song sự xuất hiện lúa hoang không phổ biến. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy những chiếc bàn nghiền bằng đá, sự xuất hiện của chúng được giải thích bằng nhiều lý do, có ý kiến là nó được dùng để nghiền hoàng thổ, nhưng phát hiện về sau cho thấy có dấu vết của hạt thóc. Những chiếc bàn nghiền với nhiều hình dáng được hoàn thiện qua thời gian hoặc qua sự thay đổi của đồ vật được nghiền. Thời gian dầu, những chiếc bàn nghiền đơn giản được sử dụng chỉ để nghiền hoàng thổ để bôi lên người nhằm chống rét hay bệnh tật. Thời gian về sau, tác dụng của những bàn nghiền đã được nâng lên rất nhiều, họ đã biết sử dụng để nghiền những hạt lương thực khác hay chính những hạt thóc hoang được thu hoạch cùng với những loại thực vật khác. Ngay cả vào thời kỳ này, việc tìm ra hạt thóc cũng chỉ là vô tình, nguồn thức ăn từ thực vật lúc bấy giờ vô cùng phong phú, người ta có thể thu hoạch bất kể thứ gì có thể ăn được. Các cư dân cổ sử dụng tất cả những nguồn thức ăn ấy. Quá trình định cư rồi di chuyển đó phụ thuộc vào nguồn thức ăn có sẵn, họ cư trú và khai thác nguồn thức ăn cho tới khi cạn kiệt thì chuyển đi nơi khác.

 

Tại địa vực mới mọi việc diễn ra cũng như vậy, khi ở đó nguồn thức ăn không còn đáp ứng được nữa thì lại chuyển đi, và như thế đôi khi họ đã quay trở lại chính nơi trước đây đã từng cư trú. Quá trình đó dần nhanh hơn đã tạo ra sự thay đổi dễ nhận thấy qua những hiện vật khảo cổ. Thời gian về sau, sản phẩm thực vật khai thác được đã phong phú hơn trước rất nhiều, có cả những loại hạt khác bên cạnh cả những dấu vết xương thú. Có thể nguồn thực vật không nhiều nữa nhưng cũng rất có thể là cư dân cổ đã có thay đổi trong quan niệm về thức ăn. Cùng với sự phong phú trong việc tìm thức ăn so với trước, nền sản xuất lúa của người cổ Việt Nam lại có thêm một cơ sở cho sự phát triển nữa, đó là việc tạo ra những công cụ sản xuất bằng đá. Nguyên nhân đầu tiên của việc tạo ra những dụng cụ đá ấy là do nhu cầu khai thác tốt hơn những cây lương thực, hay dùng để chế biến nhanh hơn những động vật nhuyễn thể. Các dụng cụ bằng đá ngày càng nhiều hơn trước, sự sáng tạo ra các dụng cụ khai thác và chế biến bằng đá cũng tác động ngược trở lại hoạt động kiếm ăn của cư dân Hoà Bình thời kỳ đó. Cùng với thời gian, những nguồn thức ăn không còn được phong phú như trước, do vậy nhu cầu cần tìm một loại thức ăn khác bắt đầu được các cư dân Hoà Bình để ý tới nhiều hơn. Nguồn thức ăn từ lòng suối không còn chỉ là những động vật nhuyễn thể dễ dàng khai thác và sử dụng, mà các loại sản phẩm khác đã được tìm tòi nhiều hơn. Và khi lòng suối không còn là nơi hấp dẫn nữa thì họ bắt đầu hướng sự tìm tòi của mình lên bờ, nơi có rất nhiều chủng loại thực vật sinh sống. Và từ đó những hạt gạo trước đây do tình cờ tìm thấy lẫn vào những loại hạt ăn được khác thì giờ được họ chủ động tìm đến, và nền tảng của nghề lúa Việt Nam đã được hình thành dù sơ khai. Dấu tích của những hạt thóc thời kỳ này đã rõ rệt hơn trước, tác dụng của bàn nghiền giờ chỉ phục vụ việc nghiền hạt thóc. Với hoạt động sản xuất lúa, tính phức tạp trong các động tác cũng như những dụng cụ phát triển hơn trước rất nhiều. Những công cụ cũng phong phú hơn để đáp ứng yêu cầu lao động. Sự phát triển của các dụng cụ bằng đá nhằm phục vụ công đoạn khai thác lúa cùng với việc chế biến thức ăn có sự tham gia của lửa đã đẩy nhanh quá trình phát triển tư duy loài người, phương thức sống cư tụ đã có dấu hiệu xuất hiện trong thời gian này. Với những hốc hang tự nhiên vốn có, các bếp ăn của cư dân Hoà Bình lúc này đã có sự thay đổi nhiều về chất lượng. Hạt lúa lúc này đã tham gia nhiều hơn vào bữa ăn của các cư dân cổ. Theo những kết quả khảo cổ, số lượng thóc tìm thấy thời kỳ này đã tăng hơn trước rất nhiều. Hạt gạo ở đây cũng đã có dấu hiệu được thuần dưỡng, hay đúng hơn là tính hoang không còn nhiều. Giờ đây, khi lúa gạo đã là một nguồn lương thực chính của người Việt, toàn bộ khu vực hang xóm Trại đã trở thành một cánh đồng màu mỡ. Với điều kiện tự nhiên phù hợp, hang xóm Trại là nơi cư trú lý tưởng cho một bộ phận cư dân người Việt cổ. Đây không chỉ là nơi cư trú của họ, mà còn chứa ẩn những ẩn số của một thời kỳ bắt đầu sự hình thành nên nghề lúa dù còn sơ khai ở Việt Nam. Sự phát triển của các công cụ sản xuất lúa, hay những dấu tích của hạt thóc nơi này đã nói lên nhiều điều. Từ những cơ sở ban đầu ấy, qua nhiều thế hệ cùng thời gian phát triển, cho tới ngày nay, nghề lúa ở Việt Nam đã tạo ra vô số hệ quả văn hoá từ qúa trình tồn tại. Chính bản thân hoạt động này cũng làm nên một thuật ngữ đó là văn hoá lúa, một nền văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt.

 

Những thay đổi của hoạt động tạo ra hạt lúa qua từng thời kỳ đã góp phần làm nên diện mạo mới cho xã hội lúa ở Việt Nam, song tất cả đều được hình thành trên nền tảng của thế giới quan nông nghiệp đã có từ xa xưa, từ bước đi đầu tiên của việc tìm ra hạt lúa.


 
Các bài mới:
     Không gian biển - cảm hứng cho hoa văn gốm Việt (23/09)
     Văn hóa Đông Sơn - rực rỡ một nền văn minh Việt cổ (17/09)
     Gốm Việt - từ dụng cụ sinh hoạt trở thành công cụ lao động (12/09)
     Gốm Việt thời kỳ tiền sử (07/09)
     Trang sức đá thời đại đồng thau ở Việt Nam (02/09)
     Văn hóa Hạ Long: Giai đoạn mở đầu của thời đại đồng thau (26/08)
     Văn hóa Phùng Nguyên: Xuất hiện đồng và thuật luyện kim (24/08)
Các bài đã đăng:
     Kho tàng văn hoá cổ đại Việt Nam (25/04)

Các tin khác
Vì người nghèo
  Trợ cấp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn: Quá ít ỏi
  Khi tấm lòng đến với những tấm lòng
  Những tấm lòng vì trẻ em
Robocon
  Chủ đề và luật chơi Robocon châu Á - TBD 2007
  BKPro - Vinh quang Việt Nam
  Cuộc hội ngộ của những tài năng sáng tạo Việt Nam
Trả lời bạn xem TH
  Chế độ trợ cấp cho người hoạt động kháng chiến ảnh hưởng chất độc hoá học
  Sở LĐ-TBXH Sơn La trả lời về chế độ tiền tuất đối với vợ liệt sỹ
  THA dân sự Hưng Nguyên, Hà Tĩnh trả lời về việc chậm thi hành án
Lịch phát sóng
  Chương trình VTV2 ngày 14/11/2006
  Chương trình VTV3 ngày 14/11/2006
  Chương trình VTV1 ngày 14/11/2006
Người Việt bốn phương
  Người Việt ở xa quê hương hướng trọn về sự kiện APEC Việt Nam 2006
  Sự kiện APEC Việt Nam 2006, vị thế của cộng đồng người Việt sẽ lên tầm cao mới
  Doanh nhân Việt kiều: "Tốt nhất nên đầu tư về Việt Nam"
Trò chơi - Gặp gỡ
  "Rung chuông vàng" ghi hình ở miền Trung
  "Ước mơ của tôi" phỏng vấn thí sinh khu vực phía Bắc
  Sân khấu "Chúng tôi là chiến sĩ" dẫn đầu về độ hoành tráng
Chuyện lạ Việt Nam
  Nằm trên bàn chông
  Đập đá… trên bụng
  Đôi guốc mộc khổng lồ - một nét văn hoáViệt
Nhịp cầu VTV
  Hà Anh Tuấn nản lòng vào phút chót?
  SMĐH 2006: Rock rất nóng nhưng Pop mới chiến thắng!
  Sao Mai Điểm hẹn liveshow 8: Sức mạnh của rock
Bình chọn 1900....
  Kết quả Đi tìm triệu phú số 98 qua 19001789
  Kết quả dự đoán trận đấu 64: Italia - Pháp
  Kết quả dự đoán tỉ số trận 64: Italia - Pháp
Trò chuyện trực tuyến
  Thăng hoa cảm xúc cùng Đêm Hội nhập
  Giao lưu trực tuyến với biên kịch và diễn viên phim Chạy án
  Giao lưu trực tuyến với tác giả trẻ Mạnh Quân
Thế giới sách
  Vương quốc Ảo
  Yoga thư giãn
  Chàng thiếu niên
Sân chơi ý tưởng
  Làm giàu từ…vườn lan giữa ruộng
  Sợ hãi cũng có thể đo được mức độ!
  E-Coffee - Phần mềm hữu ích cho các quán cà phê