Người Mỹ lại đoạt giải Nobel kinh tế 2006
18:52' 09/10/2006 (GMT+7)

Giáo sư kinh tế người Mỹ Edmund S. Phelps đã là người đoạt giải Nobel kinh tế 2006 cho những nghiên cứu của ông về tác động ngắn hạn và dài hạn của việc cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được sự kết hợp tốt nhất trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô.

Soạn: HA 918985 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giáo sư Edmund S. Phelps (trái) là người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2006. Ảnh AFP

Phelps là người Mỹ thứ 6 đoạt giải Nobel năm nay. Điều này có nghĩa là tất cả các giải Nobel 2006 tính tới thời điểm này đều đã thuộc về người Mỹ, trừ hai giải văn học và hoà bình. Nhưng hai giải này chưa được công bố.

Tuyên bố của Viện hàn lâm hoàng gia Thuỵ Điển - hội đồng xét chọn Nobel - có đoạn viết: "Công trình của Phelps đã làm sâu thêm hiểu biết của nhân loại đối với quan hệ giữa tác động ngắn hạn và dài hạn của của việc cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được sự kết hợp tốt nhất đối với chính sách kinh tế vĩ mô"

Edmund S. Phelps năm nay 73 tuổi, là Giáo sư tới từ trường Đại học Columbia của Mỹ. Công trình của ông chủ yếu tập trung chỉ ra việc chỉ số lạm phát thấp của ngày hôm nay sẽ dẫn tới sự kỳ vọng về chỉ số lạm phát thấp của tương lai, qua đó tác động tới việc hoạch định chính sách của các chính trị gia cũng như lãnh đạo các tập đoàn kinh tế trên thế giới.

Phelps cũng là người tiên phong chỉ ra tầm quan trọng của nguồn lực con người, hay gói gọn hơn là những người làm việc trong xã hội, đối với sự phổ biến rộng rãi của công nghệ mới cũng như sự tăng trưởng của giới kinh doanh thế giới. Và các học giả đánh giá rất cao nghiên cứu này.

Năm ngoái, nhà khoa học người Israel Robert J. Aumann và người đồng nghiệp Mỹ Thomas C. Schelling đã được trao giải vì những cống hiến của họ trong việc đưa ra "học thuyết về trò chơi", qua đó giải thích được cội nguồn mọi mối xung đột và hợp tác tương hỗ giữa các quốc gia, các cá nhân và tổ chức trên toàn thế giới.

Điều đặc biệt của Giải Nobel Kinh tế - còn có tên là Giải thưởng về Kinh tế của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng niệm Alfred Nobel - là nó không được xem như là một trong những giải Nobel nguyên thủy do Nobel di chúc lại. Tuy nhiên giải thưởng trị giá 1,3 triệu USD này cũng được trao trong cùng một buổi lễ với những giải về y học, vật lý, hoá học, văn học và hoà bình.

Nếu như các giải này được trao từ 1901 tới nay thì giải Nobel kinh tế mới chỉ trình làng từ năm 1968.

Với việc đoạt giải Nobel kinh tế lần này, Giáo sư Edmund S. Phelps đã một lần nữa chứng minh một quy luật bất thành văn của giải Nobel kinh tế: là người Mỹ, không phải là phụ nữ và phải thật lớn tuổi!

  • Nhật Vy (Theo Reuters, AP, CNN)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Nobel kinh tế năm nay: lại là người Mỹ?
Nobel kinh tế, còn ai ngoài người Mỹ?
Israel và Mỹ chia nhau giải Nobel kinh tế 2005
CÁC TIN KHÁC:
Tiếp tục tăng thuế nhập khẩu xăng lên 20% (09/10/2006)
Đến 2010, BIDV sẽ đầu tư 1 tỷ USD cho Tây Nguyên (09/10/2006)
Xuất khẩu gạo sụt giảm (09/10/2006)
THUMP vào Việt Nam bằng thời trang dạo mát cho nam giới (09/10/2006)
Sacombank phát hành cổ phiếu thưởng (09/10/2006)
Kinh doanh chứng khoán: Thời điểm nước rút (09/10/2006)
Ngăn chặn việc tăng giá sau bão (09/10/2006)
Xe tay ga nhiều sản phẩm mới, giá giảm (09/10/2006)
Microsoft tiến hành chiến dịch chống ăn cắp bản quyền (09/10/2006)
Nước mắm Cát Hải được bảo hộ tại Trung Quốc (09/10/2006)
Máy bay của Vietnam Airlines lại bị dọa có bom (09/10/2006)
Đầu tư chứng khoán, sao có thể nhắm mắt đưa chân... (09/10/2006)
Đà Nẵng: Furama Resort đón tỉ phú Mỹ đến nghỉ mát (08/10/2006)
DNNN phải đổi mới để giữ vững vai trò chủ đạo (08/10/2006)
Xem tiep Tro ve dau trang