NỘI DUNG CHÍNH
Trang chủ
Giới thiệu
Tiềm lực
Thành tựu
Định hướng phát triển
Giáo dục
Văn hóa du lịch
Di tích Lịch sử - Văn hóa
Điểm du lịch, vui chơi giải trí
Bảo tàng - Thư viện
Nhà sách - Cơ quan báo chí
Nhà hát - Đoàn nghệ thuật
Sân vận động - Nhà thi đấu
Bể bơi và CLB Thể thao
Khách sạn - Nhà hàng
Chợ - TT thương mại
Lễ hội truyền thống
Ẩm thực Thành Vinh
Từ điển đường phố
Thơ Thành Vinh
Doanh nghiệp
Đầu tư
Tin tức
Trang ảnh
Góp ý
LIÊN KẾT
Số lần viếng thăm từ đây: 6426
Số lần viếng thăm từ đây: 1176
 
Từ điển đường phố
 
Đường phố:
Đường Đặng Tất

Đường nằm trên phần đất của phường Lê Mao, đường chạy theo dọc mương đi qua cạnh Thành đội Vinh. Đường có điểm đầu là đường Ngư Hải và điểm cuối là đường Đinh Công Tráng. Đường dài 850m, mặt đường rộng 4m, chỉ giới xây dựng 7m. Hiện tại mặt đường làm bằng bê-tông nhựa, chất lượng khá. Hai bên đường là những dãy phố nhỏ của dân cư, xen lẫn những quầy dịch vụ buôn bán nhỏ.

Đặng Tất là một danh thần đời hậu Trần. Quê ông ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Dưới thời Hồ Quý Ly, ông được bổ làm tri phủ Hoá Châu. Sau khi cha con Hồ Quý Ly bị Trương Phụ bắt, ông vẫn giữ chức đại tri châu cai trị vùng Hoá Châu, thu phục cả một vùng từ Tân Bình, Thuận Hoá, Nghệ An, Thanh Hoá rồi tiến thẳng ra Đông Đô. Trên đường hành quân ông bị bọn nịnh thần hãm hại.


Đường Đặng Thai Mai

Đường nằm trên phần đất thuộc xã Hưng Đông, tên thường gọi là đường Quán Bánh - Hưng Tây. Đường Đặng Thai Mai có điểm đầu là ngã tư Quán Bánh và điểm cuối là xóm Mỹ Long, xã Hưng Đông. Chiều dài đường 3.000m, chiều rộng mặt đường 9m, chỉ giới xây dựng 30m. Hiện tại đoạn đường này đang được nâng cấp thảm nhựa, mở rộng như các kích thước nói trên để vào khu công nghiệp Bắc Vinh. Từ đường Đặng Thai Mai ra sân bay Vinh theo đường chim bay khoảng chừng 2km.

Đặng Thai Mai, quê ở làng Lương Điền, nay là xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng có truyền thống yêu nước. Năm 1928, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội, tham gia đảng Tân Việt. Sau đó, ông tham gia viết Báo “Tiến Bộ”, “Cách mạng” bằng tiếng Việt và tiếng Pháp ở Hà Nội một cách công khai. Ông là người đầu tiên viết lý luận văn học theo quan điểm mác xít ở Việt Nam và nổi tiếng ngay với tác phẩm “Văn học khái luận”. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng. Ông là một học giả, nhà văn hoá có tiếng, đã có nhiều cống hiến quan trọng. Ông được Đảng và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng huân chương cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh.


Đường Đặng Thai Sơn

Đường nằm trên phần đất phường Cửa Nam, có điểm khởi đầu là ngã tư hồ cá Cửa Nam và điểm cuối là đường Quang Trung. Đường dài 1.100m, mặt đường rộng 9m, chỉ giới xây dựng 30m. Hiện tại mặt đường được rải thảm nhựa, chất lượng tốt. Hai bên mặt đường là 2 dãy phố buôn bán sầm uất. Vì đường này đi theo phía hồ cá sẽ đến quê hương Hồ Chủ Tịch và đi thẳng qua đường Quang Trung sẽ đến Bưu điện tỉnh ngã năm, Câu lạc bộ Lao động…

Đặng Thai Sơn, quê ở làng Lương Điền, tổng Bích Triều, nay là xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Từ quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh đến quê hương ông khoảng 20km. Ông Đặng Thai Sơn tên thật là Đặng Nguyên Cẩn, hiệu là Đặng Thai Sơn, đậu phó bảng năm ất Vị (1895) và làm đốc học Nghệ An và Bình Thuận. Ông sớm có lòng yêu nước, tích cực tham gia cổ động phong trào Đông Du, Duy Tân thuộc phái “Minh Xã” ở Nghệ An. ông bị thực dân Pháp bắt đi đầy Côn Đảo 13 năm. Ông sáng tác nhiều thơ văn yêu nước, để lại cho dân tộc một di sản văn hoá quý báu.


Đường Đặng Thúc Hứa

Đường thuộc địa phận phường Trường Thi, điểm đầu là đường Trần Quang Diệu, điểm cuối là đường Nguyễn Xí. Đường có chiều dài 480 m, mặt đường rộng 5 m, chỉ giới xây dựng 7 m.

Đặng Thúc Hứa (1870 - 1931), Chí sỹ thời cận đại
Quê: xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Ông tham gia phong trào Duy Tân do cụ Phan Bội Châu khởi xướng. Năm 1910, ông sang Xiêm xây dựng cơ sở lâu dài cho cách mạng, xây dựng trại Cày ở Bản Thầm, Bắc Nậm Phô, Phì Chịt, Lâm Băng. Ông tích cực tuyên truyền tư tưởng yêu nước trong kiều bào ở Thái Lan, tham gia thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và chi bộ Cộng sản ở Xiêm.


Đường Đào Duy Từ

Đường thuộc địa phận phường Trường Thi, điểm đầu là đường Trường Thi, điểm cuối là đường Nguyễn Xí. Đường có chiều dài 450 m, mặt đường rộng 16 m, chỉ giới xây dựng 16 m.

Đào Duy Từ (1572 - 1634), Danh thần thời Nguyễn.
Quê: làng Hoa Trai, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Ông là người tinh thông lý số và binh thư đồ trận, là một trong những vị khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Ông đã có nhiều cống hiến lớn lao cho chúa Nguyễn trên nhiều lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, quân sự...Ông còn là một nhà thơ xuất sắc, một nhà soạn tuồng nổi tiếng và được coi là ông tổ của ngành tuồng Việt Nam. Sau khi mất, ông được truy tặng Quận công và được thờ trong Thái miếu.


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   >>>
Số lượt truy cập: 455852
Trang thông tin điện tử thành phố Vinh
Địa chỉ: 25, đường Lê Mao, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Thiết kế: Trung tâm Công nghệ thông tin Nghệ An