Trang chủ QDND Cuối tuần Sự kiện và nhân chứng Media English
Xã hội
Tin xã hội
Giáo dục
Y tế
Dân số và phát triển
Chính sách xã hội
Đăng ký nhận bản tin
TRANG Xã hội
Trang chủ Xã hội Tin xã hội
Thứ Sáu, 02/05/2008, 11:58 (GMT + 7)
Về nơi dòng sông máu rùng rợn 30 năm trước

Những bộ xương người dân vô tội bị giết chất cao như núi tại nhà mồ dựng tạm sau chùa Phi Lai (ảnh chụp lại từ khu di tích Ba Chúc)

QĐND Online - Ngày 30-4-2008 vừa qua, trong niềm vui chung của cả nước chào mừng 33 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, có một miền quê khói hương ngào ngạt, vang vọng tiếng chuông, tiếng mõ cầu nguyện. Miền quê ấy là xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ngày 30-4 là ngày giỗ chung của xã. Tròn 30 năm trước, trong vòng 2 tuần từ ngày 15 đến ngày 30-4-1978, 3.157 dân thường Ba Chúc (trong tổng số 16 ngàn dân của xã) vùng quanh núi Tượng và núi Dài đã bị quân Pôn-Pốt tràn qua biên giới thảm sát . Phần lớn nạn nhân bị sát hại vào ngày 18 tháng 4. Chúng dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học rồi thảm sát, bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp và đóng cọc vào cửa mình, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết. Ngay cả những người dân chạy vào chùa trú ẩn vì cứ ngỡ rằng chúng sẽ không giết người trước cửa Phật từ bi cũng bị chúng giết hại dã man.

Nhà mồ Ba Chúc hiện là nơi lưu giữ xương cốt của hơn 1159 nạn nhân

Ngày 17-4, loạt pháo đầu tiên chúng bắn trúng hậu liên chùa Tam Bửu làm 40 người chết không toàn thây, 20 người bị thương, máu loang đỏ nền chùa, tiếng kêu la cất lên thảm thiết. Sáng hôm sau, giặc tràn vào chùa Tam Bửu và bắt hơn 800 người đang ẩn nấp nơi đây và xua họ đi thảm sát tập thể ở cánh đồng Cầu Sắt và giồng Ông Tướng. Ðối diện với chùa Tam Bửu là chùa Phi Lai, giặc cũng tràn vào và xả súng bắn chết tại chỗ 80 người; 100 người khác kinh sợ bỏ chạy cũng bị chúng dùng báng súng và khúc cây đánh chết; 40 người khác nấp dưới bàn thờ Phật bị lựu đạn tung vào chỉ sống sót 1 người.

Chính quyền và nhân dân An Giang đã xây dựng tại đây quần thể chứng tích tội ác. Nhà nước đã công nhận đây là Di tích Căm thù theo quyết định 92/VH-QĐ của Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 10-7-1980. Nhà mồ Ba Chúc hiện là nơi lưu giữ xương cốt của hơn 1159 nạn nhân trong vụ thảm sát kinh hoàng và rùng rợn ấy.

Có mặt tại Ba Chúc đúng ngày 30-4-2008, phóng viên báo Quân đội nhân dân đã ghi lại được những hình ảnh chứng tích tội ác diệt chủng của quân Pôn-Pốt còn chưa phai mờ và những đổi thay của vùng đất máu chảy thành sông 30 năm trước.

Chiều 30-4, người dân Ba Chúc làm cơm cúng tập thể cho các nạn nhân

30 năm - những vết máu chưa phai
Phóng sự ảnh của NGUYỄN VĂN MINH

  Email bài này  In trang này  In bài này  Ý kiến của bạn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  Từ  Đến
TIÊU ĐIỂM
Hà Nội: Ô nhiễm bụi ngày một tăng...
Học thuyết Mác sẽ trường tồn cùng nhân loại tiến bộ
“Cháy” phòng nghỉ, giá dịch vụ tăng vọt
Khám phá nét đẹp từ mỗi tấm gương
Một công trình hướng về đồng đội
Ngày mai lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 được tổ chức chính thức tại TP.Hồ Chí Minh
Sẵn sàng cho lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 tại TP. Hồ Chí Minh
Cấm tuyệt đối lái ôtô uống rượu bia
Hãy tham gia thi viết : “Những tấm gương bình dị mà cao quý”
Rạch Miễu-Cây cầu thương hiệu Việt