đón chào Vietnam Exodus
Tìm kiếm


Danh Mục
· Tất cả danh mục
· Bạn đọc viết
· Biếm Họa
· Chân Trời Việt
· Chính Trị
· ChiếnTranh TQ-VN
· Dân Oan
· Giữa Chúng Mình
· Hồ Chí Minh
· Phỏng vấn
· PT Dân Chủ
· Sách
· Tài Liệu
· Tội Ác CSVN
· Thảo Luận
· Thiên Hạ Sự
· Văn Học
· Đàn Áp Tôn Giáo

Modules
· Trang Chính
· 10 Bài Nhất
· Các Bản Tin Đã Đưa
· Góp Ý
· Thống Kê
· Tiểu Mục

Ai Đang Online
Hiện có 37 khách và 0 thành viên có mặt.

Là Khác nên ghi danh nơi đây: vào đây

 
Thời Sự Văn Học: LÃNG NHÂN PHÙNG TẤT ĐẮC ĐÃ Qua Đời
đăngvietnamexodus vào Thursday, 06, March
_CONTRIBUTEDBY vietnamexodus

CÂY ĐẠI THỤ BÁCH TUẾ TRONG VĂN HỌC GIỚI V.N. LÃNG NHÂN
PHÙNG TẤT ĐẮC ĐÃ ĐI VÀO BẤT TỬ TRONG TÂM HỒN DÂN TỘC !

THONG TIN CUA TAP CHI DAN VAN
DANVAN MAGAZINE
POSTFACH 50 01 62
44871 BOCHUM – GERMANY

Email: tapchidanvan@yahoo.de

 

Sáng nay, giữa lúc sương mù còn phủ kín trời Âu ảm đạm, bỗng giọng nói quen thuộc của phu nhân lão tiền bối Lãng Nhân Phùng Tất Đắc truyền qua làn sóng điện khấp báo tin tiên sinh đã nên người thiên cổ!


Anh em chúng tôi, dăm người cầm bút, thâm tình cố cựu, bất chợt được hung tin, không khỏi bị bàng hoàng. Giọng nghẹn ngào, đứt quãng của Phùng phu nhân càng khiến chúng tôi thêm chấn động. Bao nhiêu kỷ niệm sâu sắc trong quá khứ, gần cũng như xa bỗng một thoáng đột nhiên trổi dậy trong tâm hồn chúng tôi như một khúc phim sống động đang tuần tự chiếu lại…

Nhớ khoảng 12 năm trước đây, trên ngọn đồi Oxmoor sương mù dầy đặc ở Cambridge, chúng tôi còn thường gặp đôi bạn tương đắc nhà văn Lãng Nhân với bác sĩ Trần Kim Tuyến ngồi trên ngọn đồi này như đôi tình nhân ngòai đời, thủ thỉ chuyện trò, bàn chuyện văn chương, làm thơ xướng hoạ và bình thơ cho nhau nghe. Đôi khi nhị vị cũng bàn luận chuyện đời, chẳng khác nào như Lã Vọng , Sào Phủ ngày xưa. Thế mà chẳng ngờ , không bao lâu sau, BS Tuyến đã giã từ người bạn văn tâm đắc họ Phùng, để rảo gót đến nơi kỳ ngộ cho vẹn nghĩa Tào Khang với người bạn đời mới ra đi trước đó vài tháng…



Từ thuở ấy, lão tiền bối Lãng Nhân Phùng Tất Đắc vẫn ở lại Cambridge , song ngọn đồi Oxmoor quanh năm đầy sương mù và gíó vàng hiu hắt chỉ thỉnh thoảng bỗng thoáng hiện bóng cô đơn không rõ nét của lão văn sĩ họ Phùng.


Nhưng, từ nay, kể từ lúc tiếng nấc sót thương nghẹn ngào đã bật ra từ đáy tâm can của lão phu nhân họ Phùng thì bóng hình của lão tiền bối Lãng Nhân sẽ không bao giờ còn trở lại nơi kỳ ngộ trên mái đồi Oxmoor quanh năm phủ mù sương ảm đạm như xưa, nếu không có hẹn trước với người bạn văn tâm đắc Trần Kim Tuyến!

Bây giờ, trước niềm đau mất mát sâu xa tự đáy lòng của một số bạn văn hậu bối, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi nhìn nhau ứa lệ, thầm nhắc lại 4 chữ “NHỚ NƠI KỲ NGỘ”, tựa đề một hồi ký của tác giả. Nội dung tác giả đã kể lại rất linh động, hết sức thực, và rất ấm áp tình người, tình bạn thắm thiết đối với những bạn văn khắp Nam-Trung -Bắc xưa kia mà nay vì thời cuộc đẩy đưa đã trở nên tan tác và kẻ còn người mất. Thật chẳng ai ngờ cái tên ” Nhớ Nơi Kỳ Ngộ” có vẻ đơn giản của tác phẩm, mà nay chúng tôi nghe sao như thoáng vương vấn một chút gì lưu luyến, khắc khoải, và man mác buồn.

Trên nửa thế kỷ nay, lão tiền bối PhùngTất Đắc không còn là khuôn mặt xa lạ với tất cả đồng bào VN trong nước cũng như khắp nơi hải ngoại, càng đặc biệt quen thuộc hơn với văn báo giới VN. Ngay từ thuở vào đời, sau thập niên đầu thế kỷ XX, Phùng tiên sinh đã gắn bó với văn chương và bút mực. Khi tới tuổi cổ lai hi, Phùng tiên sinh vì hoàn cảnh đất nước, đã phải sống lưu vong ở vùng Cambridge, Anh Quốc với hiền phụ nội tướng trong một mái nhà nhỏ xinh xắn toạ lạc trên ngọn đồi Oxmoor. Hình như suốt đời Phùng tiên sinh chưa hề một ngày nào lỏng buông ngọn bút. Luôn luôn viết, tiếp tục viết không ngừng nghỉ. Những tác phẩm:TRƯỚC ĐẺN, CHƠI CHỮ, GIAI THOẠI NHÀ NHO, CHUYỆN CÀ KÊ, HÁN VĂN TINH TÚY, NHỮNG TRẬN ĐÁNH PHÁP… xuất bản trước kia đã đưa nhà văn lỗi lạc bước lên văn đàn với danh vị chói sáng của nền văn học VN. Nhiều sáng tác phẩm trong hai thập niên gần nhất, như HƯƠNG SẮC QUÊ MÌNH nhắc nhớ đến những người phụ nữ Việt vang danh trong lịch sử cùng những giai thoại sưu tầm công phu về một số nhân vật thời cận kim như: Hoàng Cao Khải, Phạm Quỳnh, Hoàng Trọng Phu, Phan Khôi… được viết với thể văn phiếm luận nhẹ nhàng mà xúc tích đem lại nhiều hứng thú cho những lứa tuổi cao niên, trung niên giờ đây.


Đặc biệt Phùng tiên sinh còn làm sống lại bút pháp châm biếm thâm trầm riêng biệt, nhắm lột trần khuôn mặt xảo trá, gian manh, tàn độc của người CS và chế độ xã hội chủ nghĩa rừng rú, đặt trên đầu 85 triệu dân ba miền Nam, Trung,Bắc VN,. Hàng trăm bài “cà kê”, từ sau ngày 30 tháng tư, năm 75 đến nay, tuy kể chuyện dông dài đấy, song lại là những chứng tích…cười ra nước mắt về một thời đại bi thương nhất trong lịch sử đất Việt. Nó vẫn là văn chương mà vẫn mang sắc thái đầy ý nghĩa của những câu vè, câu ca dao bình dân từng được truyền tụng trong nhân gian từ bao đời qua. Chỉ đọc một lần, người dân sẽ nhớ mãi. Cười mãi. Cười mỉa mai! Cười hãi hùng! Cười ghê rợn! Cười xa lánh…về cái gọi là “ chế độ CS” trên giải đất quê hương chúng ta…Và “ tấm bia miệng” ấy sẽ lưu lại muôn đời!

 

Gần đây, nhà văn còn là một nhà thơ đã cho ra mắt cuốn THƠ PHÁP TUYỂN DỊCH, gồm hơn 100 bài của hầu hết các thi sĩ Pháp nổi tiếng từ thế kỷ thứ XVI đến XIX, tạo một sự tán thưởng hào hứng trong giới thi nhân Việt và những độc giả có sẵn một căn bản vững vàng về Pháp ngữ. Lãng Nhân không chỉ dịch lấy ý mà ông đã đem hồn thơ Việt, kỹ thuật tinh túy của thơ Việt để lột hết tinh thần các bài thơ Pháp kia sang lời thơ Việt. Cái tuyệt vời là ở điểm ấy.


Tưởng nên biết thêm về mẫu người văn nhân đa tài ít có. Vào thập niên 30, Phùng tiên sinh là cựu học sinh trường Bưởi Hà Nội, vì tham gia cuộc bãi khoá, bị bó buộc giã từ mái học đường và sớm trở thành một nhà báo. Ông viết cho các tờ Nhật Tân, Đông Tây, Duy Tân, Ngọ Báo, và nhật báo Pháp ngữ “ Le Cri de Hanoi”…

 

Tinh thông Hán học và Tây học, Phùng tiên sinh là cây bút nổi tiếng về các đề tài nghị luận. Nhưng điều kỳ thú nhất để ngày nay bạn đọc và các thế hệ trẻ, già trong giới cầm bút hải ngoại tiếp tục thưởng thức văn ông, chính là ở điểm: Hãn hữu lắm , mọi người chúng ta mới bắt gặp một cây bút tài danh đã kinh nghiệm tồn tại suốt thế kỷ!
Vì ngoài thiên chức viết văn, Phùng tiên sinh còn là một nhân chứng thời đại. Nghe, thấy, biết quá nhiều!


Phong độ mẫu mực một lòng một dạ trước tinh thần cao thượng của nền văn hoá dân tộc ngàn xưa cho phép Phùng tiên sinh viết ra và được bạn đọc gần xa đặt lòng tin cậy, mến mộ.

Từ sau 1975, lưu vong nơi phương trời tự do, các sáng tác phẩm của ông đều mang thêm bút hiệu “ Tị Tần”. Ý chừng Phùng tiên sinh muốn nói lên nỗi lòng đòi đoạn của một văn nhân bỏ nước ra đi, đoạn tuyệt với chế độ CS hà khắc, phi nhân chẳng khác nào xưa kia Tần Thỉ Hoàng đã ác độc, tàn nhẫn đốt cháy, huỷ diệt tất cả sách vở thánh hiền. Bút hiệu kia là một nét thủy chung , danh dự, một quan điểm bất khuất ở Phùng tiên sinh. Nhưng cũng chẳng lấy gì làm lạ, vì trên nửa thế kỷ về trước, Phùng tiên sinh đã từng biểu lộ lòng trung trinh đối với quê hương xứ sở qua ngọn bút đầy hào khí trước nhà nước đô hộ Pháp. Lúc ấy ông đã chọn bút hiệu Lãng Nhân và vẫn giữ mãi đến tận ngày nay.

“ Lãng Nhân” không phải chỉ là một tâm hồn nghệ sĩ giang hồ nay đây mai đó . Mà trong lịch sử đất nước Phù Tang, đời phong kiến cổ xưa còn truyền tụng sự tích 47 người dũng sĩ dốc lòng phò tá chủ tướng sứ quân của họ, và khi vị sứ quân thất thế trước quân triều đình, bại trận lưu vong, thì 47 tay kiếm khách dũng khí ấy đã bỏ lại đằng sau tất cả vợ , con , gia đình, dấn thân phiêu lưu, lang bạt bốn phương trời. Họ cùng mang chung một danh hiệu” LÃNG NHÂN”…có nghĩa là “người chung thủy”. Hai tiếng ấy ghi trong lịch sử võ sĩ đạo Nhật Bản, vào thời cận kim đã được các nhà làm tự điển Anh-Mỹ trích dẫn đặt vào sách!

Phùng lão tiền bối sinh bất phùng thời, giữa cảnh nước nhà bị đế quốc cai trị, thế nên sự “ Tất Đắc” chỉ còn đem trút cả vào con đường văn học. Vả nếu mỹ nhân cũng như danh tướng không để người đời thấy đầu đã bạc thì ngược lại, Phùng quân càng bạc trắng mái đầu càng giữ vững phong độ trong nghiệp cầm bút. Phải chăng nhà văn đã muốn chứng tỏ một định lý kỳ ảo của kiếp người. Văn chương trẻ mãi không già. Cũng như màu thời gian không bao giờ mang dấu tàn tạ . Và nhà danh sĩ trên trường văn trận bút ấy quả đã khác xa một kiện tướng chốn sa trường. Trời còn để sống và hồn trí còn minh mẫn thì còn viết, còn sáng tác. Viết cho đời, cho bạn đọc, cho văn hữu kẻ còn người mất, tưởng niệm lại một thời đã qua, và để lại một chút gì cho một thời sẽ đến.

Với những ai thiếu đi lòng khiêm nhường, thiếu sự thanh thoát tư tưởng của nếp nhân sinh quan dân tộc Việt thì mệnh danh tài năng kia là một cổ vật. Nhưng với những văn nhân đã thoát vòng trần lụy ồn ào, chỉ dung dị ngậm ngùi than lên: Tất cả chẳng qua chỉ là nghiệp chướng. Nghiệp chướng cầm bút!


Thôi thì, còn hơi thở thì cứ viết, phải viết. Viết mãi cho đến phút cuối của đời người!
Vậy, phải chăng hôm nay là ngày giờ mà Phùng tiên sinh đã đạt giấc mộng kỳ ảo từ hơn mười năm trước, nên đã: ”Nhớ Nơi Kỳ Ngộ…vội rời chân đi!...”.

Thế là từ đây văn- thi đàn hải ngoại sẽ thiếu vắng một ngòi bút tài hoa trang nhã. Và người ra đi không biết có nhớ chăng người ở lại? Nhưng riêng người ở lại, lòng vẫn khắc khoải, không sao quên được nhà văn lão tiền bối đã ra đi để sống mãi mãi trong tâm hồn dân tộc:


-” Nhân sinh tự cổ thùy vô tử ?
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh!”


- Ông, bà ĐẶNG CAO ĐĂNG
- Ông MẠC KINH TRẦN THẾ XƯƠNG
- Ông, bà ĐỖ TIẾN ĐỨC (chủ nhiệm báo Thời Luận , LA , California , USA )
- Ông bà NGỌC HOÀI PHƯƠNG (chủ nhiệm báo Hồn Việt)
- Ông bà VIỆt DZŨNG (tổng thư ký báo Hồn Việt)
- Ông HOÀNG NGỌC LI ÊN
- Ông HỒ CÔNG TÂM
- Ông, bà ĐẶNG VĂN NHÂM
- Ông, bà TRẦN LỆ TUYỀN
- Ông, bà LÊ MINH NGỌC
- Ông, bà TRƯƠNG VĂN TÀI
- Ông HOÀI THANH
- Ông BÙI XUÂN LA
- Ông LÊ ANH DŨNG
- Ông, bà LÊ THANH TÙNG
- Ông LÝ TRUNG TÍN (Chủ Nhiệm Tạp Chí Dân Văn, Germany )



 
Liên kết cùng chủ đề
· Thêm về Thời Sự
· Tin bởi vietnamexodus


Bài được đọc nhiều nhất của Thời Sự:
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền tại Thuỵ Sĩ


Đánh giá bài viết
Điểm trung bình: 5
Số phiếu: 1


Bài viết này ở mức độ:

Tuyệt
Rất tốt
Tốt
Tàm tạm
Tệ


Lựa chọn

 Trang in Trang in


"Login" | Đăng nhập/Tạo 1 account | 0 lời bình
Lời bình là sở hữu của người gửi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về mặt nội dung.

Khách không được gửi lời bình, vui lòng đăng kí
Web site powered by PHP-Nuke

Copyright by Vietnam Exodus Foundation © 2007. Liên Lạc: vietnamexodus@yahoo.com
Vietnam Exodus Foundation is a non-profit organization. Tax Id#74-3219760
Hộp Thư: Address: P.O.BOX 16772, Irvine, California 92623-6772, USA.
All logos and trademarks in this site are property of their respective owner. The comments are property of their posters, all the rest © 2002 by me.
You can syndicate our news using the file backend.php or ultramode.txt
PHP-Nuke Copyright © 2005 by Francisco Burzi. This is free software, and you may redistribute it under the GPL. PHP-Nuke comes with absolutely no warranty, for details, see the license.
Page Generation: 0.29 Giây