Trang chủThư viện ảnhÂm nhạcEnglish
Điều kiện tự nhiên, xã hộiLịch sửVăn hóaBộ máy tổ chứcVăn bản quy phạm pháp luậtHọat động kinh tế, xã hộiThủ tục hành chínhBáo cáo
Trí tuệ người xưa (29/06/2005)
Người "gánh gồng” văn hoá xã... (03/07/2004)
Di chỉ Đồng Đậu - Văn hóa Đồng Đậu trong phổ hệ Phùng Nguyên - Đông Sơn (19/06/2004)
Di cốt người cổ ở Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) (15/06/2004)
Đồng Đậu - Một bước nhảy vọt của nghề đúc đồng (10/06/2004)
Nghề đan của người Đồng Đậu (qua các dấu đan in trên đồ gốm) (08/06/2004)
Kết quả nghiên cứu nhóm máu và bệnh lý trên di cốt người cổ Đồng Đậu Vĩnh Phúc (07/06/2004)
Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu "Trích Báo cáo của đồng chí Hoàng Trường Kỳ - Tỉnh ủy viên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc (03/06/2004)
Liên Châu - điểm sáng về hoạt động văn hóa thông tin - thể thao cơ sở (25/05/2004)

DI CHỈ ĐỒNG ĐẬU – VĂN HÓA ĐỒNG ĐẬU
TRONG PHỔ HỆ PHÙNG NGUYÊN – ĐÔNG SƠN

  

         ùa xuân năm 1962, cách đây 40 năm, di tích khảo cổ học Đồng Đậu được phát hiện. Công lao này thuộc về các cán bộ của Ty Văn hóa Vĩnh Phúc, khi đó được sự chỉ dẫn của nhân dân sở tại. Sau khi được phát hiện, các cán bộ của Đội Khảo cổ thuộc Bộ Văn hóa đã tiến hành điều tra nhiều lần khu vục này (Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Đình Tấn: 3-1965; Lê Xuân Xuân Diệm, Cao Xuân Phổ: 7-1965; Nguyễn Văn Nghĩa; Đỗ Đình Truật: 9-1965)  đều xác định đây là một trong những địa điểm khảo cổ học rất lớn, phong phú và điển hình. Nhận định ấy đã cuốn hút sự chú ý của các nhà khảo cổ, bởi trước đó giới khảo cổ học non trẻ đã tiến hành điều tra và khai quật hai di tích lớn là Phùng Nguyên (1959) và Gò Mun (1961). Kết quả thu được từ hai cuộc khai quật này đã khích lệ mạnh mẽ giới chuyên môn. Cũng cần phải nói ngay rằng khi đó ngành khảo cổ học Việt Nam mới được xây dựng, sau hòa bình lập lại 1954. Với kinh nghiệm của hai cuộc khai quật lớn ở Phùng Nguyên và Gò Mun, về sau hai địa danh đó trở thành tên gọi cho hai văn hóa, đã giúp ích rất nhiều cả về kinh nghiệm và nhận thức khi khai quật di chỉ Đồng Đậu.

          Như vậy, việc khai sinh ra văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Gò Mun là công lao của các nhà khảo cổ học Việt Nam mà trước đó người Pháp không làm được. Sau khi khai quật xong di chỉ Phùng Nguyên và di chỉ Gò Mun, các nhà nghiên cứu đã nghĩ tới một hệ thống phát triển văn hóa có thể từ Phùng Nguyên lên Gò Mun và sau đó là Đông Sơn. Nhưng phải nói rằng việc lý giải, sự tiếp nối còn nhiều điểm chưa sáng rõ. Cho đến thời điểm đó chưa có một di chỉ nào có nhiều tầng văn hóa kết nối từ Phùng Nguyên đến Gò Mun và Đông Sơn. Sự phân biệt chỉ dựa vào những đặc trưng di vật của từng địa điểm, bởi mõi nơi chỉ chứa đựng một giai đoạn văn hóa. Mặt khác, so sánh trên di vật, chúng ta cũng thấy còn nhiều điều chưa thỏa đáng, đó là sự bùng nổ về kỹ thuật luyện kim trong giai đoạn Gò Mun vượt quá xa so với giai đoạn Phùng Nguyên. Chất liệu, màu sắc, nội dung, kỹ thuật hoa văn đồ gốm từ Phùng Nguyên đến Gò Mun còn có một khoảng cách, mặc dù một vài mô típ hoa văn trên đồ gốm của Gò Mun dường như có lặp lại trên đại thể hoa văn gốm Phùng Nguyên. Chính vì vậy, mối dây liên hệ giữa Phùng Nguyên và Gò Mun chưa thật có sức thuyết phục. Có thể nói, trước năm 1962, việc tìm ra một chuỗi văn hóa phát triển liên tục từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn qua Gò Mun chưa được khẳng định hay đúng hơn là chưa có những cứ liệu thuyết phục. Điều băn khoăn đó chỉ được giải tỏa sau khi tiến hành khai quật di chỉ Đồng Đậu thuộc thôn Đông Hải, xã Minh Tân, huyện Yên Lạc (nay là thị trấn Yên Lạc), tỉnh Vĩnh Phúc.

          Để tiếp tục tìm hiểu và giải đáp những vấn đề trên, vào cuối năm 1965, cũng phải nói là sau gần 3 năm phát hiện di chỉ này thì Đồng Đậu mới được chính thức khai quật quy mô lớn với diện tích 200m2, bắt đầu từ ngày 15-11-1965 và kết thúc vào ngày 15-3-1966 với sự tham gia của 5 cán bộ Đội Khảo cổ - Bộ Văn hóa (nay là Viện Khảo cổ học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia) cùng với các cán bộ của Ty văn hóa Vĩnh Phúc.

          Những tư liệu lần đầu tiên khai quật ở Đồng Đậu với địa tầng có chỗ sâu trên 3m đã thu được không dưới 900 hiện vật gồm công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức bằng những chất liệu khác nhau và bằng vạn mảnh gốm có trang trí hoa văn mang đặc trưng các gia đoạn văn hóa từ Phùng Nguyên đến Gò Mun. Song điều đặc biệt hơn là đồ đồng tìm thấy khá nhiều, nhưng chỉ từ những lớp sau Phùng Nguyên trở lên. Dựa trên sự phân lớp ở di chỉ Đồng Đậu, các nhà nghiên cứu nhận thấy sau lớp Phùng Nguyên là sự bùng nổ về kỹ thuật luyện kim...

xem chi tiết...



Tin được đăng ngày: 19 tháng 06 năm 2004


Về đầu trang      In trang này