Nhap tu khoa can tim
Home GuiBai Contact Mapsite
Tác giả Hoàng Song Việt: Đứt Cái Lai Quần Cũng Theo  » Phi Nhung: Có lẽ kiếp này không phải là người của gia đình  » Nữ nghệ sĩ cải lương miền Nam  » Cải lương xưa hát Tết   » Nhạc sĩ Kiều Tấn: Âm nhạc truyền thống Việt Nam quyến rũ kỳ lạ  » NS tuổi Canh Dần: NSƯT Minh vương: Điều tôi cần nhất là sức khỏe  » NS Thy Trang: Tôi sẽ học lên nữa   » NS Lệ Thủy: Vui – Buồn hát chầu  » Trường ca về Phật hoàng Trần Nhân Tông: Món quà cho ngày Đại lễ   » NSƯT VŨ LINH - CÁNH ÉN BÁO TIN XUÂN  » NSƯT Thành Lộc: Tôi ác mồm nhưng chưa bao giờ hại ai   » Lễ cúng Tạ Mộ: NSND Phùng Há  » NS Hữu Quốc – Quỳnh Hương: Một niềm tin – một hy vọng  » NSƯT Mỹ Châu: Tuổi Mèo mới đúng!  » Lão nghệ sĩ Văn Ngà, 57 năm theo nghiệp cầm ca  » Thái Thú Tô Định: NS Văn Ngà không còn nữa  » BIỆT TÀI CỦA DANH CA MINH CẢNH  » Man of musical instrumental from five ethnic minority groups  » Mấy vần thơ của Thanh Nga: Một Chuyện Tình Bí Ẩn - Kỳ 3  » Đêm Quy Sắc  » Binh Dinh wins 6 gold at Tuong, folk-song festival   » “Hát nhép” đã sinh ra... “đàn nhép”   » Võ Tử Uyên: Một tác giả - Một nghệ sỹ  » Thanh Sang gặp Kỳ Duyên  » Kim Tiểu Long: Vui xuân cùng …voi, khỉ  » NS Minh Vương: Ăn me nhiều nên phải nhập viện cấp cứu  » Công bố thơ tình của Sọan giả Quy Sắc: EM TÔI  » LỊCH DIỄN TỪ NGÀY 16/01/2010  » Mấy vần thơ của Thanh Nga: Một chuyện tình bí ẩn - kỳ 2  » Ca sĩ Hương Lan: Âm nhạc chuyển tải bằng… tâm hồn  » SG Yên Lang: Người bạn thâm niên  » Người mang sử Việt vào Hollywood: Đạo diễn, nhà biên kịch Quan Lelan  » Người “chép sử” sân khấu cải lương  » Khi ngôi sao lỗi nhịp  » Đổi đời từ bài vọng cổ  »  still attached to Tuong: People’s Artist Hoa Binh   » Sinh hoạt định kỳ lần thứ 14: Nhạc sư Vĩnh Bảo, người Thầy lớn trong âm nhạc truyền thống VN  » Mấy Vần Thơ của Thanh Nga: Một chuyện tình bí ẩn.  » NS Quốc Trầm: Thăng hoa ở đòan Kim Chung  » NS Hà Linh làm giỗ mẹ - NS Kim Tử Long làm giỗ cha  » Những băn khoăn cũ và mới  » Duyên nợ cải lương   » SOẠN GIẢ QUY SẮC KHÔNG CÒN NỮA  » Hòai Thanh: Lời ru của gió  » Conical Hat   » Những “biến động” đáng mừng trong năm 2009  » NS Trọng Nghĩa chạy show từ năm cũ sang năm mới  » Tan Nát Cõi Lòng …  » LỊCH DIỄN TỪ NGÀY 04/01/2010  » NS Quốc Trầm: Nhờ xem Minh Cảnh hát mà không bỏ nghề giữa chừng  »  SÂN CHƠI CHO KHÁN GIẢ | MUSIC ONLINE | ĐĂNG KÝ/ĐĂNG NHẬP | DONATION
Duy trì trang nhà
Thăm dò
Thí sinh nào đoạt Chuông vàng Vọng cổ 2009?

 Lê Minh Hảo
  Trần Thị Bé Tám
 Bùi Thanh Phong
 Trần Thị Thu Vân
 Nguyễn Ngọc Lê
 Lê Thị Kim Hồng
 Lư Quốc Vinh
 Nguyễn Thị Luận
 Nông Thị Gấm
 Ninh Thị Như Huỳnh



Kết quả
Những thăm dò khác

Bài trả lời: 809
Thảo luận: 7
Xem nhiều
NS Hà Linh làm giỗ mẹ - NS Kim Tử Long làm giỗ cha
SOẠN GIẢ QUY SẮC KHÔNG CÒN NỮA
NS Minh Vương: Ăn me nhiều nên phải nhập viện cấp cứu
Thanh Sang gặp Kỳ Duyên
BIỆT TÀI CỦA DANH CA MINH CẢNH
Mấy Vần Thơ của Thanh Nga: Một chuyện tình bí ẩn.
Đổi đời từ bài vọng cổ
Hòai Thanh: Lời ru của gió
Thái Thú Tô Định: NS Văn Ngà không còn nữa
NSƯT Mỹ Châu: Tuổi Mèo mới đúng!
Tan Nát Cõi Lòng …
Kim Tiểu Long: Vui xuân cùng …voi, khỉ
Mấy vần thơ của Thanh Nga: Một chuyện tình bí ẩn - kỳ 2
Khi ngôi sao lỗi nhịp
Lễ cúng Tạ Mộ: NSND Phùng Há
Bài hát ngẫu nhiên
ĐI TRÊN CỎ NON
casi Thanh Hằng
TRỐNG LOẠN THĂNG LONG THÀNH
casi Minh Cảnh
CHUYỆN MỘT VÌ SAO 3
casi Diệu Hiền – Thanh Hằng – Vũ Luân – Thanh Ngân – Phương Hồng Thủy – Chí Linh – Linh Tâm – Hồng Yến – Hiếu Liêm – Khánh Tuấn – Bạch Ty Thảo
KIM TRỌNG GẶP THUÝ KIỀU
casi Ngọc Bích & Út Hiền
BIỂN TÍM TÌNH EM
casi Mỹ Châu - Hoài Thanh
ĐÊM TIỀN ĐỒN
casi Minh Phụng - Lệ Thủy
AN LỘC SƠN & BÔNG Ô MÔI
casi Tấn Tài
ĐƯỜNG VỀ HAI THÔN
casi Minh Cảnh & Lệ Thủy
HẸN MỘT MÙA XUÂN 1
casi Minh Phụng- Mỹ Châu - Phượng Liên - Văn Chung - Thanh Việt -
VẦNG TRĂNG CỔ NHẠC 106 - P3
casi Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nguyệt, Ngọc Hương, Vũ Linh, Thoại Mỹ, Thanh Ngân, Kim Tử Long, Tấn Giao, Châu Thanh, Trọng Phúc, Vũ Luân, Nhơn Hậu, Như Quỳnh, Trinh Trinh, Hoàng Sơn, Ngọc Đợi, Quang Linh, Thùy Tran
Nghệ sĩ ưu tú Thanh Sang - Cơ hội bất ngờ làm nên tên tuổi
25.07.2004 20:20

Xem hình
Thanh Sang quê gốc ở vùng biển Bình Định, sinh trưởng trong gia đình mấy đời làm nghề biển. Cha anh là người tinh thông võ nghệ, và cũng là một nghệ sĩ bài chòi nghiệp dư vào hạng xuất sắc ở địa phương. Mẹ cũng là một cô gái làng chài giỏi giắn. Khi gá nghĩa vợ chồng hai người dắt nhau vào Nam sinh sống và chọn vùng quê ven biển Phước Hải, Bà Rịa làm quê hương thứ hai.

Cha anh tham gia kháng chiến. Vì muốn bảo mật tung tích nên gia đình cứ dời đổi nhà cửa nhiều lần, nhưng lúc nào cũng ở gần biển. Chính vì thế biển thân thuộc, gắn bó với Thanh Sang như người bạn. Năm 1949, khi Thanh Sang vừa tròn 6 tuổi thì cha anh hy sinh. Mẹ anh phải làm lụng vô cùng cực nhọc để nuôi 4 đứa con nhỏ, trong đó chỉ có Thanh Sang là trai. Ý thức được trách nhiệm với gia đình nên 8 tuổi Thanh Sang đã theo các chú bác làm nghề đánh cá. Anh theo ghe chài đi khắp các vùng biển, từ Quy Nhơn, Tuy Hòa đến Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc,... vừa đi biển kiếm ăn, đỡ đần cho mẹ, anh vừa học chữ trong làng. Cứ như thế, Thanh Sang đã lớn lên, rắn rỏi, gan lì với gió biển.

Từ khi dời nhà vào xóm trong, gần rạp hát Hải Lạc, Thanh Sang có vài ba lần được đi coi hát. Vì nhà nghèo, nên thường chỉ ngồi ở nhà mà “nhóng lỗ tai” nghe bên rạp người ta hát xướng. Những lần đi bán khoai lang, bưởi, ổi,... phụ giúp mẹ, dành dụm được ít tiền lẻ, Thang Sang mua bài ca có in hình nghệ sĩ mà trong đầu thoáng mơ giấc mơ làm nghệ sĩ, anh cũng nghêu ngao vài câu hát cho đỡ ghiền. Tình cờ, NS Kim Nên ở đoàn Ngọc Kiều - Ngọc Đán nghe anh ca bèn rủ anh theo gánh hát... Chần chừ vì thấy cảnh nhà neo đơn, một mình mẹ vất vả, nhưng giấc mơ đổi đời mỗi lúc một thôi thúc mạnh mẽ hơn... và thế là Thanh Sang dứt áo ra đi, lòng dặn lòng sẽ trở về mang theo một cuộc sống thoải mái cho mẹ già...

Vào nghề hát muộn hơn nhiều đồng nghiệp trang lứa-khi đã 16 tuổi, ở đoàn Ngọc Kiều - Ngọc Đán anh chỉ được làm quân.Nhưng anh rất siêng ngồi ở cánh gà để học lóm. Không bao lâu anh thuộc hết các tuồng đang diễn. Cho tới giờ anh vẫn còn nhớ kỷ niệm đầu tiên được ra sân khấu, anh kể: “Hôm đó, đoàn diễn vở “Tuyết phủ chiều đông” trong đó có vai quân báo nói một câu mà không người nào nói được suôn sẻ, người thì trẹo miệng, người nói lấp, chỉ có tôi nói được, nên đoàn cho tôi làm quân sĩ. Từ đó tôi được cất nhắc lên từ từ làm những vai phụ...”

Cũng vở tuồng nhiều kỷ niệm đó, một lần khác, anh kép chánh của đoàn vì chuyện cá nhân, phải ra hầu tòa; Thanh Sang bất ngờ được chọn thay kép chánh. Đêm hát thành công. Qua cơ hội đó, những người trong nghề đã nhìn thấy ở chàng kép trẻ mộc mạc, có giọng ca khỏe và vang kia một triển vọng tương lai.

Năm 1962, Thanh Sang về hát chánh cho đoàn Hoa Mùa Xuân, năm 1964 đoàn đổi tên là Dạ Lý Hương. Và cũng chính trong năm này Thanh Sang được giao vai Kim Mao sư vương Tạ Tốn trong vở “Cô gái Đồ Long”. Có người không tin anh có thể thành công loại vai già, nhưng hai soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng lúc đó đã đặt niềm tin ở Thanh Sang. Áp lực không nhỏ, bởi Tạ Tốn là một lão già 50 tuổi, mù và võ nghệ tuyệt luân, nhưng mặc dù là dân gốc Bình Định, anh cũng biết vài miếng võ phòng thân Thanh Sang năm đó mới 20 tuổi... Sau đêm hát đầu tiên, anh em nghệ sĩ trong giới đã đến chúc mừng. Bất ngờ hơn đối với anh là nhờ vai Tạ Tốn, anh được trao Huy chương vàng giải Thanh Tâm “...Tôi mừng còn hơn ngày xưa người ta đậu trạng nguyên, giống như cá hóa long vượt vũ môn...”. Sau đó, khi ký “công tra” với đoàn Dạ Lý Hương được số tiền kha khá, anh mua cho mẹ một ngôi nhà ở Phước Hải. Mấy năm sau nữa, khi đã về hát cho đoàn Thanh Minh, anh rước cả nhà lên Sài Gòn.

Trên đường nghệ thuật, bước chân anh lần lượt qua các đoàn hát đại ban như Thanh Minh 2 (1967), Thanh Minh (1969), Thái Dương (1971), Bạch Tuyết HC (1973), đoàn Hồ Quảng Sơn Minh (1974). Sau giải phóng, anh đi qua các đoàn Thanh Minh, Trần Hữu Trang, đoàn cải lương Cao Su, Sài Gòn 1. Năm 1985, anh nghỉ hát ở đoàn, chỉ thu vidéo, audio, hát phục vụ khi có yêu cầu. Đến năm 1989 anh có mặt trong đoàn nghệ sĩ TPHCM sang Paris (Pháp) biểu diễn.

... Nhìn lại quãng đời gần 30 năm gắn bó với sân khấu cải lương, anh tâm sự: “Đa số các vai thành công của tôi lại không phải là vai chọn cho tôi đóng. Lúc trẻ tôi được tin cẩn giao vai già, khi lớn tuổi thì lại được đóng vai trẻ, bên cạnh nhiều cô đào trẻ...”. Thật vậy, anh đã từng đóng chung với ba thế hệ đào của sân khấu cải lương, lớp đàn chị có Thanh Hương, đồng trang lứa với anh có Thanh Nga và sau này là các cô đào thuộc hàng em, cháu như Thanh Thanh Tâm, Ngọc Huyền, Thoại Mỹ,...

Thanh Nga - Thanh Sang là đôi bạn diễn chung đạt đến sự hòa quyện tinh tế. Họ đã từng được đánh giá như một đôi uyên ương lý tưởng trên sân khấu. Suốt nhiều năm là bạn diễn của nhau, Thanh Sang luôn chứng tỏ bản lĩnh của mình khi đứng cạnh “người ngọc”-cái bản lĩnh đầy nam tính, thuyết phục người xem ở sự yêu thương chở che, bảo bọc. Bên cạnh Thanh Nga-kiều nữ, khi yểu điệu u buồn, lúc nhí nhảnh ngây thơ...., họ như một cặp trời sinh có đôi trên sân khấu. Tuy nhiên, giữa đời thường, họ lại là hai con người... hay khắc khẩu, hờn giận thường xuyên. Thế nhưng, khi đã bước ra sân khấu thì họ không còn là bản thân họ nữa. Trong ký ức Thanh Sang vẫn tôn trọng người bạn diễn tuyệt vời của mình bởi những kinh nghiệm, sáng tạo trong ca diễn cũng như bản tánh nghiêm túc của Thanh Nga trên sân khấu và cả trong những mối tương giao ngoài đời. Thế mới thấy, thế hệ nghệ sĩ ngày đó, đời sống nhân vật hàng đêm hay nói đúng hơn sự thành bại của mỗi đêm diễn luôn là điều thiêng liêng, không gì có thể làm cho đêm diễn trục trặc, nhất là tình cảm cá nhân của mỗi nghệ sĩ.

Phải chăng thái độ nghiêm túc với nghề ấy chính là một trong những yếu tố khiến cho sân khấu luôn lung linh, hấp dẫn trong mắt người xem?

Cuộc sống của nghệ sĩ Thanh Sang bây giờ đã nhàn hạ, vui thú điền viên với cây cảnh, cá kiểng. Thi thoảng, nhớ sân khấu, anh lật giở những trang đời mình qua những tấm ảnh ngày xưa, hoài niệm về một thời đã xa... Cô con gái Bảo Trân của anh đã vừa lấy chồng trước tết 2004, còn cậu con trai Bảo Châu cũng vào trường học nội trú, nên nhà vắng hẳn. Vợ chồng anh hiện giờ còn một người mẹ nuôi, hủ hỉ sớm hôm. Anh cũng là một nghệ sĩ hay làm từ thiện. Bây giờ, thỉnh thoảng anh vẫn có thói quen vào bếp. Nấu một món ăn mà cả nhà ngon miệng cũng là thú vui của anh...

HÀ THANH


Khách



 Bản để in  Lưu dạng file  Thảo luận Xem thảo luận (tổng cộng: 1)


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Giúp NS khó khăn

 

Tin qua ảnh
Tin vắn

Sưu tầm tư liệu
Mến gửi khán giả gần xa, Hiện trang nhà đang cố gắng sưu tầm lại tư liệu, hình ảnh từ xưa cho đến nay liên quan đến SKCL, nhằm lưu giữ - phổ biến, tránh mất mát, thất lạc đáng tiếc. Nếu bạn có, hãy nhượng lại hoặc gửi tặng hay cho mượn. Xin chân thành cảm ơn.

Bản tin mới
Tác giả Hoàng Song Việt: Đứt Cái Lai Quần Cũng Theo
Phi Nhung: Có lẽ kiếp này không phải là người của gia đình
Nữ nghệ sĩ cải lương miền Nam
Cải lương xưa hát Tết
Nhạc sĩ Kiều Tấn: Âm nhạc truyền thống Việt Nam quyến rũ kỳ lạ
NS tuổi Canh Dần: NSƯT Minh vương: Điều tôi cần nhất là sức khỏe
NS Thy Trang: Tôi sẽ học lên nữa
NS Lệ Thủy: Vui – Buồn hát chầu
Trường ca về Phật hoàng Trần Nhân Tông: Món quà cho ngày Đại lễ
NSƯT VŨ LINH - CÁNH ÉN BÁO TIN XUÂN
NSƯT Thành Lộc: Tôi ác mồm nhưng chưa bao giờ hại ai
Lễ cúng Tạ Mộ: NSND Phùng Há
NS Hữu Quốc – Quỳnh Hương: Một niềm tin – một hy vọng
NSƯT Mỹ Châu: Tuổi Mèo mới đúng!
Lão nghệ sĩ Văn Ngà, 57 năm theo nghiệp cầm ca
Đây là nơi dừng chân của giới mộ điệu cải lương
Copyright © cailuongvietnam.com 2004 - 2008. All rights reserved.
Ghi rõ nguồn cailuongvietnam.com khi phát hành lại tin tức - hình ảnh từ website này. Powered by nukeviet.