Bạn biết gì về ngọn tháp nằm bên bờ Hồ Gươm

Thứ 4, 29/9/2010 15:38 GMT+7
Lượt xem:688
Lâu nay, ai đi qua Hồ Gươm vẫn thấy một ngọn tháp cổ nằm ngay sát mép hồ nhưng chẳng mấy ai băn khoăn tại sao có ngọn tháp này. Được mặc định như gắn với truyền thyết về Hồ hoàn Kiếm nhưng sự thật về nguồn gốc ngọn tháp cổ này lại chằng mấy người biết đến ngay cả người Hà Nội xưa.




Bên bờ nam hồ Hoàn Kiếm, phía đường Đinh Tiên Hoàng
ngày nay còn lại một ngọn tháp có tên là tháp Hoà Phong.

Bên bờ nam hồ Hoàn Kiếm, phía đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay còn lại một ngọn tháp mang vẻ rêu phong cổ kính như đồng hành với thời gian. Ngọn tháp ấy có tên là tháp Hoà Phong. Tháp Hoà Phong mang vẻ đẹp và tâm hồn của người Hà Nội đã hơn 200 năm, mà ít người biết về ngọn nguồn của ngôi tháp gạch này và lịch sử gắn liền với một ngôi chùa bên bờ hồ Hoàn Kiếm mà nay đã vang bóng một thời. Trước kia, trên mảnh đất nay là Bưu điện Hà Nội từng tồn tại một công trình kiến trúc Phật giáo nguy nga mà giờ đây chỉ còn lại hình bóng trên các bưu thiếp cổ.

Ngôi chùa có thời gian tồn tại ngắn nhất ở Hà Nội

Thời Lê Trung hưng, chúa Trịnh Doanh cho xây lầu bên bờ đông của hồ Lục Thủy (hồ Gươm) để làm nơi duyệt quân, vì trên mái có 5 con rồng cuốn nên được gọi là lầu Ngũ long. Khi xây lầu, nhà chúa cho đắp con đường để cưỡi voi từ Phủ chúa sang (phủ nằm trong khoảng khu vực phố Tràng Thi - đầu phố Bà Triệu và Quang Trung hiện nay) nên hồ bị ngăn làm hai. Phía bắc gọi là Tả vọng, phía dưới gọi là Hữu vọng, hay còn được gọi là hồ Thủy quân vì hồ làm nơi luyện tập cho binh sĩ.

Năm 1786, lầu Ngũ Long bị phá. Dân đến đây làm nhà, lập thôn Cựu Lâu. Khoảng năm 1842, Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai đã quyên tiền dân xây dựng chùa ở khu vực này. Chùa có tên là Báo Ân. Vì hồ trong chùa rất nhiều sen nên dân còn gọi là chùa Liên Trì và cũng còn có tên khác là Quan Thượng, tên của viên quan lập chùa. Chùa có 180 gian, kiến trúc phức tạp và cầu kỳ.


Chùa Báo Ân bên bờ hồ Hoàn Kiếm nay đã vang bóng một thời.

Mùng 8 Tết 1876, Trương Vĩnh Ký với tư cách là nhà báo có ghé thăm chùa đã ghi lại trong nhật ký Một chuyến đi Bắc Kỳ. Trương Vĩnh Ký mô tả, bước qua cửa chùa có tháp cao hai bên, trong chùa có hồ được xây bằng gạch và đá, đường lát gạch chạy vòng quanh hồ. Chùa bề thế và có nhiều nhà ngang, dãy dọc, Trương Vĩnh Ký cũng mô tả trong chùa có nhiều cầu và xung quanh là hành lang có mái che.

Năm 1883, Pháp chiếm được Hà Nội và lấy chùa làm cơ quan hậu cần. Thấy trong chùa có nhiều hình tượng của điện diêm cung dưới địa ngục nên lính Pháp gọi là "pagode des supplices" (chùa khổ hình). Hồi ký của một viên quan viết rằng cha ông ta là Thống sứ Bắc Kỳ có lấy một pho tượng Kim Cương lớn ở chùa Báo Ân đem về bày ở phòng khách gia đình ở Paris. Trong thời gian đóng ở chùa, đám binh lính đã cậy phá gạch đá, đập vỡ các tượng lớn và lấy cắp các tượng nhỏ làm kỷ niệm.

Tháng 11.1885, công việc đổ đất, cạp hồ Gươm và lấp các chỗ trũng bắt đầu. Trong một bức thư gửi cho một người bạn, Toàn quyền De Lanessan viết để kịp khánh thành con đường vòng quanh hồ đúng vào dịp Tết năm 1892, ông ta ngầm ra lệnh đốt các nhà lá quanh hồ. Đêm 22.1.1891, 300 nóc nhà ở Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Mắm, Hàng Thùng, Hàng Vôi đã cháy trụi. Đêm ngày 28.1.1891, vụ cháy thứ hai tiêu hủy cả thôn Cự Lâu. Chùa Báo Ân chỉ là mảnh đất hoang tàn.

Di tích cổ còn sót lại

Trong một bức họa đăng trên Hà Nội báo (Ha Noi Journal) năm 1890 của Voignier vẽ cảnh phía đông hồ có hình ảnh cổng tam quan của chùa và tháp Hòa Phong nằm gần mép hồ. Tháp hiện vẫn còn, là dấu tích duy nhất của chùa Báo Ân còn sót lại tới nay.


Tháp Hòa Phong - di tích còn sót lại của chùa Báo Ân nằm ngay sát mép hồ.

Tháp cao 3 tầng, tầng 1 có 4 cửa nên còn gọi là tứ môn tháp, một kiến trúc thường thấy trong các công trình của Phật giáo. Tầng một có 4 cửa vòm, tầng 2 có hình bát quái, dưới bát quái trên 4 vòm là tên từng cửa: Báo Ân môn, Báo Nghĩa môn, Báo Đức môn và Báo Phúc môn. Tầng 3, trên mặt đông-tây có ghi tên tháp là Hòa Phong nhưng 2 mặt bắc-nam lại ghi Báo Thiên tháp. (Ghi chú: Báo Thiên tháp do triều Lý xây năm 1057 nay là khu vực Nhà thờ lớn. Tháp cao 12 tầng (khoảng 80 mét), bị sét đánh năm 1322, năm 1426, tướng giặc Minh là Vương Thông sai phá tháp lấy đồng đúc đạn. Có thể các nhà chủ trương xây chùa Báo Ân ghi chữ Báo Thiên tháp là nhớ về một công trình vĩ đại của đời trước đã bị phá?)

Chùa xưa đã mất, chỉ còn lại công trình nhỏ bé, đơn giản với vẻ đẹp cổ kính, lặng lẽ bên hồ. Những hàng liễu rủ bóng như tôn thêm cho vẻ đẹp của tháp cổ. Người người sáng chiều qua lại đã bao đời bên tháp. Thời gian cứ trôi và ngôi tháp vĩnh hằng làm một chứng tích cho tâm hồn và lịch sử của đất và người Hà Nội.


Chùa xưa đã mất, chỉ còn lại công trình nhỏ bé,


đơn giản với vẻ đẹp cổ kính, lặng lẽ bên hồ.


Thu Huyền
YeuDuLich.vn

Nguồn: Tổng Hợp
Mã bảo vệ:
Nhập mã:
Người gửi:

Comment

Độc giả: hoa (19-11-2011)

trông nó cũng không khiếp như trong phim nhỉ@@@

Độc giả: Min (18-11-2011)

ôi, tui tưởng cá này chỉ có trong phim chiếu đợt haloween thôi chứ, ai dè lại thật thía này

Độc giả: Xu (18-11-2011)

 toàn những trò bệnh hoạn của giới trẻ thành thị ngày nay

Độc giả: Dreammer (17-11-2011)

Tu hao nhi. May ma top 10 duoc mo rong ra thanh top 12 de co ten cong vien VN ta  :)))

Độc giả: Ngọc (17-11-2011)

Ý kiến được, nhưng nếu Hà Nội mà ở disney word thì theo cao kiến của các bạn nên mở đâu h? Đâu đâu cũng đất chật người đông lấy đâu ra diện tích mà mở :D

Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ vé máy bay: Yeudulich
Hỗ trợ tour: Tour Quốc Tế
Hỗ trợ tour: Tour Nội Địa
Hỗ trợ Khách sạn: Khách sạn
Hỗ trợ chung: Yeudulich
Hotline: (043) 564 1287
Thời tiết - Tỷ giá
Ít mây
Độ ẩm 50%
Gió đông
Tốc độ gió:1m/s
Bộ đếm
Số người đang online: 414
Thành viên đang online: 2
Số lượt truy cập trong ngày: 6699
Tổng số lượt truy cập: 3381423