CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT

9/4/2012

 

  • Tên tiếng Anh: Tan Son Nhat International Airport (TIA)
  • Địa chỉ: 58 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: (08) 3848 5383.
  • Fax:           (08) 3848 7450.
  • Email:
  • AFS: VVTSZPZX
  • SITA: SGNOPXH
  • Mã cảng hàng không (code): SGN
  • Nhà ga hành khách quốc tế: 92.000m2
  • Nhà ga hành khách quốc nội: 44.000m2
  • Đường cất hạ cánh (Runway): 2 đường cất hạ cánh với độ dài là 3048m và 3059m
  • Sân đỗ tàu bay (Apron): 37.500m2
  • Năng lực: 20 triệu hành khách/ năm
  • Giờ phục vụ: 24/24h.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có vị trí kinh tế, chính trị, có vị trí địa lý rất thuận tiện cho hoạt động hàng không dân dụng vì nằm trên các trục giao thông hàng không đông đúc Đông - Tây và Nam - Bắc của khu vực, là cửa ngõ giao thương của thành phố Hồ Chí Minh với các nền kinh tế khác trên thế giới, là điểm dừng thuận lợi và lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc, Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương.
 
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, cũng như các tỉnh ở Nam bộ. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,8C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,7C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-28C đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
 
Là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thành phố Hồ Chí Minh thu hút 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam mỗi năm. Đây vừa là tiềm năng lớn cần đầu tư khai thác vừa là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với các Cảng hàng không trong khu vực nhằm từng bước biến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thành một thương cảng, một trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới.
 
1. Vị trí:
 
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tọa lạc trên địa bàn phường 2 quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Phía Tây giáp đường Trường Chinh; phía Tây Bắc giáp đường Phạm Văn Bạch và đường Tân Sơn quận Tân Phú; phía Đông giáp đường Quang Trung quận Gò Vấp; phía Nam giáp đường Cộng Hòa/ Hoàng văn Thụ quận Tân Bình.
        
Tính từ điểm quy chiếu, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất cách trung tâm thành phố 6km (hướng 3140 so với trụ sở UBND Tp Hồ Chí Minh).
 
Tọa độ điểm quy chiếu: là giao điểm của đường CHC 07R/25L và đường lăn Bắc-Nam, toạ độ địa lý:
10049’13.63”N - 106039’39.23”E (WGS-84);
 
Mức cao điểm quy chiếu: 10m so với mực nước biển trung bình (MSL)
 
2. Quá trình phát triển:

Sân bay Tân Sơn Nhất do chế độ cũ để lại từ năm 1975, chia thành hai khu vực quân sự và dân sự rõ rệt, có nhà ga dân dụng quy mô so với bấy giờ là khá lớn, công suất khoảng 1,5 triệu lượt khách/năm, với đầy đủ trang thiết bị, cơ sở kỹ thuật mặt đất, cơ sở thương mại và dịch vụ hành khách tương đối đủ, do lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam  vào tiếp quản sớm nên hầu hết các cơ sở này vẫn còn nguyên, bên cạnh đó, các trang thiết bị và cơ sở vật chất sửa chữa khôi phục và đưa vào hoạt động bình thường trong đó đáng kể là việc tập trung tiếp quản Nha kỹ thuật thuộc “Hãng hàng không Việt Nam” và “Sở khai thác không vận” thuộc Nha hàng không dân sự, khôi phục hệ thống thông tin chỉ huy, sửa chữa và ổn định lại nhà ga dân dụng. 

Ngày 1 tháng 5 năm 1975, chiếc trực thăng Mi6 do phi công Lê Đình Ký thuộc Trung đoàn không quân 916 lái, hạ cánh xuống Sân bay Tân Sơn Nhất trở thành chiếc máy bay đầu tiên sơn phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam hạ cánh xuống sân bay này. Ngày 3 tháng 5 năm 1975, chiếc máy bay vận tải IL14 của Lữ đoàn 919 chở đoàn cán bộ và phương tiện kỹ thuật hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất nhằm tăng cường công tác đảm bảo kỹ thuật phục vụ các chuyến bay thường lệ đi, đến Tân Sơn Nhất.

 
Ngày 15 tháng 5 năm 1975, chiếc máy bay IL18 của Lữ đoàn 919 vinh dự đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước vào Sài Gòn dự lễ mừng chiến thắng. Cũng ngày 15 tháng 5 năm 1975, lực lượng tiếp quản đã khôi phục hoàn chỉnh 4 máy bay vận tải dân dụng vừa mới tiếp thu và đưa ngay những máy bay này vào hoạt động. Đường hàng không Sài Gòn – Hà Nội và ngược lại và Sài Gòn đi các địa phương ở miền Nam bắt đầu hoạt động với tần suất 5-6 lần/chuyến/ngày.từ những cơ sở thiết bị cũ và lạc hậu chủ yếu phục vụ cho mục đích quân sự, trải qua 37 năm xây dựng và trưởng thành, ngày nay Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã không ngừng đầu tư các trang thiết bị hiện đại và đồng bộ phục vụ cho công tác phục vụ hành khách ngày càng văn minh, lịch sự.
 
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngày nay đã thay đổi toàn diện, mọi mặt, có những bước tiến dài trên con đường phát triển và hội nhập, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, là cảng hàng không có quy mô khai thác lớn và nhộn nhịp nhất của Việt Nam về mặt diện tích lẫn công suất với 20 triệu lượt khách mỗi năm, kết hợp hoạt động bay quốc tế và nội địa.
3. Cơ sở hạ tầng:
 
Là Cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự, trong đó khu vực dân sự nằm ở phía phía đông và nam, khu vực quân sự nằm ở phía tây và bắc Cảng HKQTTân Sơn Nhất, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất được phép tiếp nhận các chuyến bay thường lệ, không thường lệ, các tàu bay tư nhân, thuê bao, chuyến bay thương mại, chuyến bay kỹ thuật, hoạt động 24/24h. Tổng diện tích đất của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất theo ranh giới là 1500 hecta, tương đương với diện tích các sân bay quốc tế trên thế giới.
 
3.1. Đường cất, hạ cánh (CHC):
 
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất có hai đường cất hạ cánh song song cách nhau 365m (tính từ tim của 2 đường cất hạ cánh). Hai thềm 25R và 25L, lệch nhau 580m. Hai thềm 07R và 07L, lệch nhau 180m:
 
-   Đường cất, hạ cánh 25R/07L:
-   Hướng từ: 2490/0690
-   Độ lệch từ: 0015’ Tây
-   Ký hiệu đường cất hạ cánh: 25R/07L
-   Mã hiệu theo phụ ước 14 ICAO = 4E
-   Chiều dài: 3048m
-   Chiều rộng: 45,72m
-   Độ dốc dọc trung bình: 0,08%
-   Độ dốc ngang: 1%
-   Tọa độ thềm 25R: 10049’29.52”N - 106039’47.57”E (WGS-84)
-   Tọa độ thềm 07L: 10048’54.06”N - 106038’13.63”E (WGS-84)
-    Lớp phủ mặt đường CHC là bêtông xi măng, sức chịu tải công bố là 56/R/B/X/T.
 
-   Đường cất, hạ cánh 25L/07R:
-   Hướng từ: 2490/0690
-   Độ lệch từ: 0015’ Tây
-   Ký hiệu đường cất hạ cánh: 25L/07R
-   Mã hiệu theo phụ ước 14 ICAO= 4E
-   Chiều dài: 3800m. Thềm dịch chuyển: 3059m
-   Chiều rộng: 45,72m
-   Độ dốc dọc trung bình: 0,12%
-   Độ dốc ngang: 1%
-   Tọa độ thềm 25L: 10049’25.40”N - 106040’10.37”E (WGS-84);
-   Tọa độ thềm 07R: 10048’41.61”N - 106038’14.75”E (WGS-84);
-   Tọa độ thềm 07R dịch chuyển: 10048’49.80”N - 106038’18”E (WGS-84);
-   Lớp phủ mặt đường cất hạ cánh là bêtông xi măng, sức chịu tải công bố là 63/R/B/X/T.
 
3.2. Đường lăn:
 
Hệ thống đường lăn tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất được đặt tên theo vị trí so với đường lăn Bắc Nam và đường cất hạ cánh 25L/07R:
 
+ Phía Đông đường lăn Bắc Nam có ký hiệu E.
+ Phía Tây đường lăn Bắc Nam có ký hiệu W.
 
a).  Đường lăn E1: dài 280m, rộng 22,86m:
 
Vị trí ở phía Đông đường lăn Bắc Nam, phía Bắc 25L mặt đường lăn phủ bêtông xi măng PCN= 61/R/B/X/T; là đường lăn nối tiếp của E2 dẫn đến điểm chờ của đường cất hạ cánh 25R.
 
b). Đường lăn E2: dài 250m, rộng 22,86m:
Vị trí ở phía Đông đường lăn Bắc Nam, phía Nam 25L nối đường lăn E6 đến đường cất hạ cánh 25L. Bề mặt phủ bêtông xi măng PCN= 61/R/B/X/T.
 
c). Đường lăn E4: dài 390m, rộng 22,86m:
 
Vị trí ở phía Đông đường lăn Bắc Nam, phía Nam 25L nối đường lăn E6 với đường cất hạ cánh 25L. Đường lăn E4 là đường lăn cao tốc áp dụng cho tàu bay hạ cánh 07R, bề mặt phủ bê tông xi măng, PCN= 61/R/B/X/T.
 
d). Đường lăn E6: dài 1250m, rộng 22,86m:
 
Vị trí ở phía Đông đường lăn Bắc Nam, phía Nam 25L nối đường lăn Bắc Nam đến điểm chờ 25L. Bề mặt phủ bêtông xi măng, PCN= 61/R/B/X/T.
 
e). Đường lăn W3: dài 330m, rộng 22,86m:
 
Vị trí ở phía Tây đường lăn Bắc Nam và phía Nam 25L nối đường cất hạ cánh 25L với đường lăn song song W7B. Bề mặt phủ bêtông xi măng PCN= 61/R/B/X/T.
 
g). Đường lăn W4: dài 390m, rộng 22,86m:
 
Vị trí ở phía Tây đường lăn Bắc Nam, phía Bắc đường cất, hạ cánh 25L; là đường lăn thoát cho tàu bay hạ cánh 25R. Bề mặt phủ bêtông xi măng PCN= 61/R/B/X/T.
 
h). Đường lăn W5: dài 420m, rộng 22,86m:
 
Vị trí ở phía Tây đường lăn Bắc Nam, phía Nam đường cất hạ cánh 25L nối đường cất hạ cánh 25L với đường lăn song song W7B. W5 là đường lăn cao tốc, sử dụng cho tàu bay hạ cánh 25L. Bề mặt phủ bêtông xi măng, PCN= 61/R/B/X/T.
 
i). Đường lăn W6: dài 360m, rộng 22,86m:
 
Vị trí ở phía cuối đường cất hạ cánh 25R, đầu Tây sân bay là đường thoát ra cuối cùng của đường cất hạ cánh 25R nối với đường lăn W11. Bề mặt phủ bêtông xi măng PCN= 61/R/B/X/T.
 
k). Đường lăn W7: gồm có 2 đoạn W7A và W7B.
 
- Đoạn: W7A: dài 360m, rộng 22,86m.
Vị trí ở phía Tây đường lăn Bắc Nam, phía Nam 25L nối liền với đường lăn W4. Bề mặt phủ bêtông xi măng PCN= 61/R/B/X/T.
 
- Đoạn W7B: dài 1600m, rộng 22,86m.
Chạy song song với đường cất hạ cánh 25L từ Tây sang Đông, kết thúc ở giao điểm với đường lăn Bắc Nam, tại chân Đài kiểm soát tại sân. Bề mặt phủ bêtông xi măng PCN= 61/R/B/X/T.
 
l). Đường lăn W9: gồm 2 đoạn W9A và W9B.
 
- Đoạn W9A: xuất phát từ đầu đường cất hạ cánh 07R đến giao điểm của W9B dài 260m, rộng 22,86m, bề mặt phủ bêtông xi măng PCN= 61/R/B/X/T.
 
- Đoạn W9B: là đoạn đường lăn nối W9A và W7B. Vị trí ở đầu Tây sân bay, phía Nam đường cất hạ cánh 25L; dài 890m, rộng 22,86m, bề mặt phủ bêtông xi măng PCN= 61/R/B/X/T.
 
m). Đường lăn W11: dài 300m, rộng 22,86m.
 
Là đường lăn ở cuối đầu Tây sân bay, là đường thoát ra cuối cùng của tàu bay hạ cánh 25L, là đường lăn nối với đường lăn W6 của 25R và nối với đường lăn W9B dẫn về sân đỗ. Bề mặt phủ bêtông xi măng PCN= 61/R/B/X/T.
 
n). Đường lăn Bắc Nam: gồm 2 đoạn Bắc Nam 1 và Bắc Nam 2. Phần phía Bắc đường cất hạ cánh 25R của đường lăn Bắc Nam dài 500m không còn sử dụng được nữa; chỉ còn lại đoạn phía Nam 25R chia làm 2 đoạn là NS1 và NS2.
 
- Đoạn Bắc Nam 1 (NS1): dài 330m, rộng 39m, nối liền 25R và 25L. Bề mặt phủ bêtông xi măng PCN= 61/R/B/X/T.
 
- Đoạn Bắc Nam 2 (NS2): rộng 45m, nối từ đường cất hạ cánh 25L đến giao điểm đường lăn W7B và đường lăn E6 ( gần Đài kiểm soát tại sân). Bề mặt phủ bêtông xi măng PCN= 61/R/B/X/T.
 
3.3. Sân đỗ tàu bay:
 
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất có 47 vị trí đỗ, tùy kích cỡ và sức chịu tải của mặt phủ sân đỗ, các vị trí đỗ được xếp thành từng nhóm sử dụng cho một số loại tàu bay tương ứng. Cụ thể:
 
a). Vị trí đỗ số 3, 36: Khai thác cho tàu bay B737, A320 và tương đương theo phương thức tự vận hành vào, khi ra dùng xe kéo đẩy;
 
b). Vị trí đỗ 1, 2, 31, 32, 33, 22, 23, 34, 38, 40: Khai thác cho tàu bay A321 và tương đương theo phương thức tự vận hành vào, khi ra dùng xe kéo đẩy.
 
c). Vị trí đỗ 41, 42, 43: Hiện tại chỉ sử dụng cho tàu bay đỗ qua đêm, kéo vào/ra;
 
d). Vị trí đỗ 10, 11, 12 , 13, 35, 37, 39: Dùng cho B747-400 và tương đương. Khi khai thác vị trí đỗ 35, 37, 39 cho tàu bay cấp E thì các vị trí đỗ 34, 36, 38, 40, 41, 42, 43 không được phép khai thác.
 
e). Vị trí đỗ 4, 5, 6, 7, 8, 9, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21: Khai thác cho tàu bay A340-600, B747- 400 và tương đương theo phương thức tự vận hành vào, khi ra dùng xe kéo đẩy.
 
g). Vị trí đỗ 24, 25, 26, 27, 46, 47, 48, 49: Khai thác cho tàu bay AT72, F70 theo phương thức tự vận hành vào, khi ra dùng xe kéo đẩy.
 
h). Vị trí đỗ 29: Sử dụng cho AN38, vị trí đỗ 30 sử dụng cho AN2, B200, B350;
 
i). Vị trí đỗ 50, 70: Sử dụng cho tàu bay trong trường hợp có sự cố khẩn nguy.
 
*** Tất cả các vị trí đỗ trên đều có sức chịu tải PCN: 61/R/B/X/T.
 
4. Dịch vụ khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất:
 
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO với hai đường hạ cất cánh, hệ thống thiết bị phụ trợ dẫn đường theo tiêu chuẩn CATII, có khả năng tiếp thu các loại tàu bay thân lớn như B747-400, A330, B777,B767, A321....
 
Nhà ga hành khách quốc tế đưa vào sử dụng từ năm 2007 với công suất thiết kế 12 triệu khách năm, nhà ga hàng hóa mới đưa vào sử dụng cùng với các trang thiết bị mặt đất hiện đại đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của hành khách và hàng hóa trong những năm vừa qua.
 
Hiện nay, trung bình mỗi ngày khoảng 380 lượt chuyến cất, hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cao điểm là 440 lượt chuyến/ ngày.

Số liệu điểm đến trung bình trong 01 ngày (lịch bay mùa hè 2012):
- Quốc nội: 18 điểm đến

- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Phú Quốc
- Huế
- Quy Nhơn
- Cà Mau
- Côn Sơn
- Hải Phòng
- Rạch Giá
- Buôn Ma Thuột
- Vinh
- Chu Lai
- Pleiku
- Nha Trang
- Tuy Hòa
- Liên Khương
- Đồng Hới
-Cần Thơ
 
- Quốc tế: 32 điểm đến
 
- Hong Kong (Hong Kong)
- Narita, Kansai, Nagoya (Nhật Bản)
- Incheon, Pusan (Hàn Quốc)
- Quảng Châu, Thượng Hải, Nam Ninh, Bắc Kinh (Trung Quốc)
- Kuala Lumpur (Malaysia)
- Bangkok (Thái Lan)
- Changi (Singapore)
- Xiem Riep, Phnom Penh (Campuchia)
- Cao Hùng, Đài Trung, Taipei (Đài Loan)
- Sân bay Domodedovo, Sherametyero - Moscow (Liên Bang Nga)
- Yangon (Myanmar)
- Lào
- Sydney, Melbourne (Australia)
- Dubai, Jeddah, Abu Dhabi (Saudi Arabia)
- Charles De Gaulle (Pháp)
- Frankfurt (Đức)
- Manila (Philippines)
- Gatwich (Anh)
- Jakarta (Indonesia)
4.1. Nhà ga hành khách quốc nội: Mặt bằng sản xuất kinh doanh: tổng diện tích sử dụng: 32.098m2
 
-       Diện tích dành cho hành khách: 21.524m2
-       Diện tích dành cho khu vực thiết bị: 6.876m2
-       Diện tích dành cho văn phòng làm việc và cho thuê: 1.832m2
-       Diện tích dành cho các quầy bán hàng: 1.866m2
-       Năng lực thông qua hiện tại: 8 triệu hành khách/năm;
 
 
4.1. Nhà ga hành khách quốc tế: Mặt bằng sản xuất kinh doanh: tổng diện tích sử dụng: 79.391m2;
 
-       Diện tích dành cho hành khách: 36.139m2
-       Diện tích dành cho khu vực thiết bị: 29.702m2
-       Diện tích dành cho văn phòng làm việc và cho thuê: 6.018m2
-       Diện tích dành cho các quầy bán hàng: 1.532m2
-       Năng lực thông qua hiện tại: 12 triệu hành khách/năm
 
 
 
4.1.  Danh mục dịch vụ khai thác nhà ga hành khách:
 
a).    Dịch vụ hàng không trong nhà ga:
 
-       Dịch vụ làm thủ tục hàng không;
-       Dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, sữa chữa trang thiết bị hàng không;
-       Dịch vụ an ninh hàng không;
-       Dịch vụ bán vé, đặt chỗ, giữ chỗ bổ sung;
-       Dịch vụ hành khách quá cảnh;
-       Dịch vụ trông, giữ hành khách không được phép nhập cảnh;
-       Dich vụ trả hành lý;
-       Dịch vụ vận chuyển hành khách, hành lý;
-       Dịch vụ cầu ống lồng hành khách;
 
b).    Dịch vụ phi hành không:
 
-       Dịch vụ phòng khách hạng C,F;
-       Dịch vụ kinh doanh hàng miễn thuế;
-       Dịch vụ ăn, uống;
-       Dịch vụ bán lẻ;
-       Dịch vụ sách báo, đồ lưu niệm;
-       Dịch vụ ngân hàng;
-       Dịch vụ đổi tiền, ATM;
-       Dịch vụ bưu điện, điện thoại;
-       Dịch vụ massage body, foot;
-       Dịch vụ đóng gói hành lý;
-       Dịch vụ y tế;
-       Dịch vụ văn phòng (bussiness centre);
-       Dịch vụ cho thuê xe ô tô;
-       Dịch vụ taxi;
-       Dịch vụ khách sạn;
-       Dịch vụ đặt chỗ, giữ chỗ vé máy bay;
-       Dịch vụ du lịch;
-       Dịch vụ quảng cáo;
-       Dịch vụ hướng dẫn;
 
4.2. Danh mục dịch vụ khai thác khu bay:
 
-      Dịch vụ cắt cỏ;
-      Dịch vụ nạo vét cống rãnh, mương máng thoát nước;
-      Dịch vụ san gạt lề bảo hiểm;
-      Dịch vụ làm sạch đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay;
-      Dịch vụ tẩy vệt cao su, sơn kẻ, vẽ tín hiệu;
-      Dịch vụ trám vá bề mặt, matít các khe co giãn bị bong bật và vết nức dưới 1cm;
 
4.3. Danh mục dịch vụ bảo đảm hoạt động bay:
 
-      Dịch vụ không lưu(thủ tục bay, kiểm soát mặt đất)
-      Dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát(CNS);
-      Dịch vụ khí tượng;
-      Dịch vụ thông báo tin tức hàng không;
-      Dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn.
 
4.4. Danh mục dịch vụ bảo đảm an ninh:
 
-      Dịch vụ kiểm tra, soi chiếu hành kha1chh, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư;
-      Dịch vụ bảo vệ tàu bay, bảo vệ nhà ga hành khách, nhà ga/kho hàng hóa, bảo vệ khu bay;
-      Dịch vụ bảo đảm giữ gìn an ninh trật tự khu vực công cộng thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất quản lý;
-      Dịch vụ áp tải hành lý, hàng hóa;
-      Dịch vụ trông giữ hành khách vi phạm thủ tục xuất nhập cảnh;
-      Các dịch vụ an ninh hàng không khác.
 
4.5. Danh mục dịch vụ phục vụ mặt đất:
 
-      Đại diện, quản lý hành chính và giám sát
-      Phục vụ hành khách;
-      Phục vụ sân đỗ;
-      Cân bằng trọng tải, thông tin liên lạc và điều hành bay;
-      Dịch vụ hàng hóa;
-      Dịch vụ hỗ trợ;
-      Dịch vụ kiểm tra danh mục hành khách, hàng hóa, hành lý;
-      Dịch vụ đánh tín hiệu máy bay.
 
4.6. Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe ô tô trong sân đỗ tàu bay.
 
4.7. Các dịch vụ hàng không khác, gồm:
 
-      Dịch vụ khai thác nhà ga/ kho hàng hóa;
-      Dịch vụ sữa chữa, bảo dưỡng máy bay;
-      Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không;
-      Dịch vụ kỹ thuật hàng không;
-      Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không;
-      Dịch vụ đào tạo và huấn luyện hàng không.
 
7. Văn phòng đại diện và phòng vé máy bay của hãng hàng không đang hoạt động tại Tp. Hồ Chí Minh:
 
7.1. Aerosvit (VV):
Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Hải Âu – 39B Trường Sơn, Quận Tân Bình.
Điện thoại: (+84 8) 35472 182/ 35472 183/ 35472 184.
Fax: (+84 8) 35472 261.
 
7.2. Air France (AF):
Văn phòng Tp Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 130 Đồng Khởi, Quận 1.
Điện thoại: (+84 8) 38290 981/ 38290 982.
Fax: (+84 8) 38220 456
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng T2/ 3.4.31
Điện thoại: (+84 8) 38489 790/ 38489 791
Fax: (+84 8) 38489 834
 
 7.3. All Nippon Airways (NH):
Địa chỉ: Tầng 16, Sun Wah Tower - 115 Nguyễn Huệ, Quận 1.
Điện thoại: (+84 8) 38219 612 / 38219 613 / 38219 614.
Fax: (+84 8) 38219 619.
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/3.4.32
Điện thoại: (+84 8) 38489 430.
Fax: (+84 8) 38489 437.
 
7.4. Asiana Airlines (OZ):
Địa chỉ: Diamond Plaza, số 7071 - 34 Lê Duẩn, Quận 1.
Điện thoại: (+84 8) 38222 622.
Fax: (+84 8) 38222 710.
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/ 2.4.25
Điện thoại: (+84 8) 38446 714.
Fax: (+84 8) 38486 953.
 
7.5. Air China (CA):
Địa chỉ: Phòng 700, Sunwah Tower - 115 Nguyễn Huệ, P.BN, Q.1.
Điện thoại: (+84 8) 38233 888
Fax: (+84 8) 38233 666
 
7.6. Air Asia (AK,FD,QZ):
Địa chỉ: 254 Đề Thám, Quận 1.
Điện thoại: (+84 8) 38389 811
Fax : (+84 8)38389 809
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2.1.4.9
Điện thoại: (+84 8) 35472 430
Fax : (+84 8) 35472 429
 
7.7. British Airways (BA):
Địa chỉ: Travel House - 170 và 172 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3.
Điện thoại: (+84 8) 38302 933.
Fax: (+84 8) 38219 619
 
7.8. Cathay Pacific (CX):
Địa chỉ: Jardine House - 58 Đồng Khởi , Quận 1.
Điện thoại : (+84 8) 38223 203
 Fax: (+84 8) 38258 276
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/ 3.5.21
Điện thoại: (+84 8) 38441 895/ 38441 890
Fax: (+84 8) 38448 366
 
7.9. China Airlines (CI):
Địa chỉ: 132 - 134 Đồng Khởi, Quận 1.
Điện thoại (+84 8) 8251 388 / 8 8251 389.
Fax: (+84 8) 8251 390
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/ 3.4.37
Điện thoại: (+84 8) 38486 701
Fax: (+84 8) 38485 306
 
7.10. China Southern (CZ):
Địa chỉ: 21- 23 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.
Điện thoại: (+84 8) 38235 588
Fax: (+84 8) 38296 800
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/ 1.4.32
Điện thoại: (+84 8) 38488 837
Fax: (+84 8) 38488 719
 
7.11. Emirates Airways (EK):
Địa chỉ: Travel House, 170 - 172 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3.
Điện thoại: (+84 8) 39302 939.
Fax: (+84 8) 38219 619
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/ 1.4.31
Điện thoại: (+84 8) 35474 315
Fax: (+84 8) 35474 317
 
7.12. Eva Airways (BR):
Địa chỉ: 32 Ngô Đức Kế, Quận 1.
Điện thoại: (+84 8) 38224 488.
Fax: (+84 8) 38223 567
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/ 3.2.26
Điện thoại: (+84 8) 38445 211
Fax: (+84 8) 38445 246
 
7.13. Fedex (FX):
Địa chỉ: 2 Công xã Paris, Quận 1.
Điện thoại: (+84 8) 38277 576/ 39484 679
Fax: (+84 8) 38277 571/ 39484 680
 
7.14. Japan Airlines (JL):
Địa chỉ: Khách sạn Sheraton - 88 Đồng Khởi, Quận 1.
Điện thoại: (+84 8) 38219 098
Fax: (+84 8) 38219 097
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/ 3.5.23/24
Điện thoại: (+84 8) 38487 018
Fax: (+84 8) 38487 086
 
7.15. Jeju Air (7C):
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/ 1.5.31
Điện thoại: (+84 8) 38485 966
 
7.16. Korean Air (KE):
Địa chỉ: Diamond Plaza, phòng 909 - 34 Lê Duẩn, Quận 1.
Điện thoại : (+84 8) 38242 878 / 38242 879.
Fax: (+84 8) 38242 877
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/ 1.5.34
Điện thoại: (+84 8) 38486 702
Fax: (+84 8) 38445 212
 
7.17. Lufthansa Airlines (LH):
Địa chỉ: 132 - 134 Đồng Khởi, Quận 1.
Điện thoại: (+84 8) 38298 529 / 38298 549.
Fax: (+84 8) 38298 537
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/2.4.21
Điện thoại: (+84 8) 3835474 170
Fax: (+84 8) 3835474 171

7.18. Malaysia Airlines (MH):
Đại chỉ: 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1.
Điện thoại: (+84 8) 38292 529
Fax: (+84 8) 38242 884
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/3.5.20
Điện thoại: (+84 8) 38440 096
Fax: (+84 8) 38489 785
 
7.19. Jetstar Pacific Airlines (BL):
Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 112 Hồng Hà, Quận Tân Bình.
Điện thoại: (+84 8) 38450 092
Fax: (+84 8) 38485 709
 
7.20. Philippine Airlines (PR):
Địa chỉ: 229 Đồng Khởi, Quận 1.
Điện thoại: (+84 8) 38272 105.
Fax: (+84 8) 38272 107
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/ 2.4.47
Điện thoại: (+84 8) 38489 438
Fax: (+84 8) 38489 439
 
7.21. Qatar Airways (QR):
Địa chỉ: Phòng 8, Tòa Nhà Petro Vietnam Tower, 1-5 Lê Duẩn, Q. 1.
Điện thoại: (+84 8) 38273888/ 38273777
Fax: (+84 8) 38243624
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/ 2.4.20
Điện thoại: (+84 8) 38487 560
Fax: (+84 8) 38485 667
 
7.22. Shanghai Airlines (FM,MU):
Địa chỉ: 170-172 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 6, Q. 3, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84 8) 39308888
Fax: (+84 8) 39305002/ 39302941
 
7.23. Singapore Airlines (SQ):
Địa chỉ: 29 Lê Duẩn, Quận 1.
Điện thoại: (+84 8) 38231 588.
Fax: (+84 8) 38231 554
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/ 3.4.34/35
Điện thoại: (+84 8) 3845470 435
Fax: (+84 8) 3835470 433
 
7.24. Thai Airways (TG):
Địa chỉ: 65 Nguyễn Du, Quận 1.
Điện thoại: (+84 8) 38223 365 / 38292 809.
Fax: (+84 8) 38223 465
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/2.5.31
Điện thoại: (+84 8) 35470 300
Fax: (+84 8) 35470 301
 
7.25. Turkish Airlines(TK):
Địa chỉ: Tòa nhà AB, Lầu 8, 76A Lê Lai, quận 1.
Điện thoại: (+84 8) 39360 360
Fax: (+84 8) 38250260
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/3.5.27
Điện thoại: (+84 8) 38486 891
Fax: (+84 8) 38486 581
 
7.26. Uni Air (B7):
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/3.2.26
Điện thoại: (+84 8) 38445 211
Fax: (+84 8) 38445 246
 
7.28. United Airlines (UA):
Địa chỉ: Phòng 808, Tòa nhà Saigon Tower Office, 29 Lê Duẩn, Q. 1.
Điện thoại: (+84 8)-38242882
Fax: (+84 8) 38242811
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Phòng: T2/2.4.19
Điện thoại: (+84 8) 38488 659
Fax: (+84 8) 38489 930
 
7.29. Vietnam Airlines (VN):
Địa chỉ: 49 Trường Sơn, Quận Tân Bình.
Điện thoại: (+84 8) 38320320
Fax: (+84 8) 38486945
 
Văn phòng tại Cảng HKQT TSN:
Quầy 51, Nhà ga Nội địa.
Giờ mở cửa:  04h30-21h30
Điện thoại: (+84 8)  38320 320
 
7.30. Cebu Pacific Airways(5J):
Địa chỉ : Tiags Office - 49 Trường Sơn,Quận Tân Bình.
Điện thoại : (+84 8) 38446 665 – Ext : 6162
 
7.31. Lion Air (JT):
Địa chỉ: 124 Điện Biên Phủ, Quận 3.
Điện thoại: (+84 8) 38208 911/38202 890
Fax: (+84 8) 38202 478
 
7.32. Tiger Airways (TR):
Địa chỉ: Văn Phòng Sags - 48 Trường Sơn, Quận Tân Bình.
Điện thoại: (+84 8) 38485 383 - Ext:3630
Fax: (+84 8) 38489 324.
 
7.33. Jetstar Asia (3K):
Địa chỉ: Văn Phòng Sags - 48 Trường Sơn, Quận Tân Bình.
Điện thoại: (+84 8) 38485 383 - Ext:3630
Fax: (+84 8) 38489 324.
 
7.34. Air Mekong (P8):
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Centre Point – 106 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận.
Điện thoại: (+84 8) 38463 999/ 39990 081
Fax: (+84 8) 39990 080
 
7.35. Vietjet Air (VJ):
Địa chỉ: 8Bis Công Trường Quốc Tế, Quận 3.
Điện thoại: (+84 8) 38270 123
Fax: (+84 8) 38223 815
 
8. Các địa điểm tham quan du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh:

Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu tài nguyên du lịch phong phú, một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911). Gắn liền với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Các di tích cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn. Gần đây thành phố đã đầu tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Qưới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hoà, công viên Nước, Suối Tiên... đã thu hút và hấp dẫn du khách.

Hiện nay, thành phố đang tiến hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát triển một cách vững chắc ngành du lịch của thành phố.
 
Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - châu Âu. Một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây.
 
Nhà hát Thành phố:
Địa chỉ: 7 Công trường Lam Sơn, P.BN, Q.1. Nhà hát Thành phố nằm ở điểm cuối đường Lê Lợi, tọa lạc trên con đường Ðồng Khởi - trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh là hai khách sạn lớn Caravelle và Continental.
 
Nhà hát được xem như một công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc. Xây cất từ năm 1898 do kiến trúc sư Ferret thiết kế, theo phong cách Barốc thời Đệ tam Cộng hòa Pháp đặc biệt với nhiều tác phẩm trang trí mặt tiền đặt làm từ bên Pháp chở sang. Khánh thành vào ngày 1/1/1900, nhằm truyền bá văn hóa Pháp. Bố cục bắt chước theo kiểu nhà hát kịch Opéra ở Paris, với phòng khán giả, sân khấu lớn, không gian phần giải lao rộng rãi. Có thêm tầng hầm, mái gãy dạng Mansart, trước lợp tấm đồng. Lúc đầu nhà hát hoạt động sôi nổi với các đoàn hát từ chính quốc sang, sau bị ngành chiếu bóng, nhà hàng, vũ trường cạnh tranh nên chỉ sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, hòa nhạc và cải lương. Thời 1955 - 1975 dùng làm Hạ nghị viện, nay khôi phục lại làm nhà hát thành phố nhưng qui mô quá nhỏ so với yêu cầu một Sài Gòn quá lớn ngày nay.
 
Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh có kiến trúc cổ kính, uy nghi với 1 tầng trệt, hai tầng lầu, 1.800 ghế, không khí thoáng, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại. Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp như: biểu diễn kịch nói, cải lương, ca nhạc, múa ba lê, dân tộc, opera cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước. Tại đây có thể tổ chức những buổi mít tinh, kỷ niệm những ngày lễ lớn, các hội thảo chuyên đề...
 
Hội trường Thống Nhất:
 
Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.BT, Q.1. Hội trường Thống Nhất – Dinh Ðộc Lập tọa lạc trên vùng đất rộng gần 12 mẫu Tây. Khu đất được giới hạn bởi bốn con đường: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Du, Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Thị Minh Khai. Sau khi hạ Ðại Ðồn Chí Hòa năm 1861, với chiến lược lâu dài trong việc thôn tính Việt Nam và Ðông Dương, chính phủ Pháp bắt tay vào chỉnh trang đô thị sài Gòn và xây dựng những công trình kiên cố. Dinh Norrodom (còn có tên gọi là Dinh Toàn Quyền hay Dinh Thống Soái) được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Hermite. Viên đá đầu tiên được đặt khởi công cho công trình xây dựng dinh vào ngày 23/2/1868 do Ðô đốc De La Grandière chủ tọa với sự tham dự của nhiều quan chức Pháp – Việt.
 
Theo sách của Jules Boissère thì công trình này phải mất đến 21 năm cho quá trình xây dựng và trang trí nội thất. Ðến năm 1889 dinh mới được khánh thành, chi phí xây dựng lên đến 4 triệu Frans vàng. Hiệp định Genève được ký kết, ngày 7/9/1954 dinh Norrodom được giao lại cho chính phủ miền Nam Việt Nam và được đổi tên gọi là Dinh Ðộc Lập, dùng làm phủ tổng thống chế độ Sài Gòn cũ. Ngày 27/2/1962, dinh bị ném bom làm sập hoàn toàn phía trái Dinh Ðộc Lập. Sau sự cố đó, chính quyền đã ra lệnh xây lại dinh này.
 
Tòa nhà được khởi xây dựng ngày 01/7/1962 và được khánh thành ngày 03/10/1966. Theo đồ án, tòa nhà có diện tích xây dựng 45.000m2 (rộng 21 gian 85m, sâu 19 gian 80m). Diện tích mặt sàn sử dụng khoảng 20.000m2, gồm ba tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng (có sân bay trực thăng) và một tầng nền. Tổng số các phòng trong dinh là 95 phòng, không kể các khu vực vệ sinh, hành lang và khách sảnh. Các phòng lớn bố trí cho các công việc đối nội, đối ngoại nằm ở các tầng trệt và lầu 1, lầu 2. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ cho biết “xây dựng dinh tốn khoảng 150.000 lượng vàng và mỗi quân nhân, nhân viên chính quyền thời ấy phải đóng góp mỗi người một ngày lương”. Một vài số liệu về vật liệu đã sử dụng bê tông cốt sắt độ 12.000m3, gỗ quý 200m3, kính cho các cửa 2.000m2, đá rửa và đá mài 20.000m2
 
Ở thời điểm nào, tòa nhà cũng là trung tâm đầu não của chính quyền đương thời. Sự thay đổi tên gọi của tòa nhà sau mỗi biến cố lịch sử (dinh Norodom: 1863 - 1954, dinh Thủ tướng: 9/1954 – 10/1956, dinh Ðộc Lập: 10/1956 - 1975, Hội trường Thống Nhất từ 25/6/1976 đến nay) gắn liền với quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Trưa ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 thuộc Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn II đã húc đổ cổng sắt dinh Ðộc Lập, đoàn xe tăng quân giải phóng nối đuôi nhau tiến vào dinh 11 giờ 30 cùng ngày lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã tung bay trên kỳ đài của Dinh. Với những ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, tại kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội khóa VI, ngày 25/6/1976 Dinh Ðộc Lập đã được đổi tên thành Hội trường Thống Nhất và được đặc cách xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa theo quyết định số 77A-VHQÐ ngày 25/6/1976.
 
Trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố:
Địa chỉ: 86 Lê Thánh Tôn, P.BN, Q.1.
 
Ủy ban Nhân Dân Thành phố nằm trên một khu đất rộng giới hạn bởi đường Pasteur (phía tây), Lý Tự Trọng (phía bắc), Đồng Khởi (phía đông) và Lê Thánh Tôn (phía nam). Thời Pháp thuộc, nơi đây có các tên gọi là dinh Xã Tây, dinh Đốc Lý, là trụ sở làm việc của Hội đồng thành phố. Về sau được đổi tên là Tòa thị sảnh. Giai đoạn từ năm 1954 - 1975, gọi là Tòa đô chính Sài Gòn. Sau 30/4/1975 cho đến nay là trụ sở của UBND TP.HCM.
 
Việc xây cất tòa nhà này được các quan chức thực dân lưu ý đến từ năm 1871 và các năm sau đó. Nhưng mãi đến năm 1898 mới được chính thức khởi công xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Gardès. Phần trang trí tòa nhà lúc đầu định làm theo bản vẽ của họa sĩ Ruffier, nhưng sau lại được giao cho họa sĩ Bonnet. Năm 1909, tòa nhà được khánh thành.
 
Tòa nhà có cấu trúc khá đơn giản nếu nhìn về đại thể. Phần chính giữa là tháp nhọn nhô cao, hai bên có hai tầng mái cân đối. Hai phía trái, phải tòa nhà thấp hơn một chút. Phần trang trí, ngoài các họa tiết, có 3 bức tượng đắp nổi. Đó là tượng một phụ nữ và một đứa bé đang chế ngự bầy thú dữ (ở giữa) và hai phụ nữ khác trong tư thế cầm gươm (ở hai bên trái, phải). Tòa nhà này vào loại lớn và xưa của Sài Gòn, cách đây 100 năm. Thuở ấy, phía trước nhìn ra cảng Bến Nghé còn là một khoảng không. Nay là đại lộ Nguyễn Huệ.
 
Trụ sở của UBND TP.HCM, nơi đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử, tiêu biểu là cuộc biểu tình lớn của đồng bào đòi công ăn việc làm năm 1937. Cuộc mít tinh của nửa triệu người nhân lễ ra mắt của Ủy Ban Hành Chính lâm thời Nam Bộ ngày 25/8/1945 (Pháp chiếm lại dinh Đốc Lý sau 23/9/1945). Cuộc đấu tranh bãi công bãi thị ngày 9/1/1950. Nhiều cuộc mít tinh, tuần hành diễn ra trước tòa nhà trụ sở UBND TP.HCM nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn sau 1975. Đặc biệt phía trước tòa nhà là vườn hoa cây cảnh, nơi đặt bức tượng Bác Hồ với thiếu nhi của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu.
 
Nhà thờ Đức Bà:
Địa chỉ: 1 Công xã Paris, P.BN, Q.1, mặt tiền nhà thờ trông ra đường Nguyễn Du, lưng giáp đường Lê Duẩn, hai bên hông là quảng trường Công xã Paris.
 
Khởi công ngày 7/10/1877 có diện tích rộng 35m, dài 93m, đồ án thiết kế do kiến trúc sư Pháp Bonard thực hiện theo kiểu Roman cải biên, mô phỏng nhà thờ Notre Dame của Paris, nhưng nhỏ hơn và thuộc loại đẹp nhất trong số các nhà thờ ở các nước thuộc địa của Pháp thời đó và giáo sĩ Colombert đã đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nhà thờ, đến ngày 11/4/1880 thì khánh thành. Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 25.850 tấn. Ðứng trước nhà thờ là tượng Ðức mẹ Hòa Bình bằng cẩm thạch ý, cao 4,2m, nặng 8,5 tấn làm tại Rome được dựng vào năm 1959. Tường xây bằng gạch trần (không tô, phết) màu nâu đỏ đưa từ Marseille sang. Những lỗ thông hơi xuyên thẳng vào tường rất khéo trông như những hoa văn trên tấm lụa.
 
Vào ngày 7 - 8/12/1959, Tòa thánh Vatican đã có quyết định nâng nhà thờ Đức Bà lên hàng Vương cung Thánh đường (Basilique). Hàng ngày, nhà thờ có nhiều giờ lễ khác nhau. Đặc biệt, ngày chủ nhật vào lúc 9 giờ 30, có lễ dành cho người nước ngoài.
 
Chợ Bến Thành:
Địa chỉ: Đường Lê Thánh Tôn, P.BT, Q.1.
 
Lúc đầu phố chợ Bến Thành ở phía Đông huyện Bình Dương, nằm dọc theo sông Sài Gòn, trước thành Phiên An (Gia Định) nên được gọi là chợ Bến Thành. Sau cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi (1833 - 1835), phố xá bị tàn phá, chợ không còn sầm uất. Tháng 2/1859, Pháp chiếm Gia Định, chợ bị thiêu hủy. Sau đó Pháp cho xây một nhà lồng chợ gọi là chợ Vải, gần Tổng ngân khố. Tháng 7/1870 chợ bị cháy, được xây lại bằng cột gạch, sườn gỗ, lợp ngói, có 5 gian.
 
Giữa năm 1911, ngôi chợ cũ bị phá bỏ, dời về địa điểm gần ga xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho. Năm 1912, lấp ao Boresse, xây chợ mới. Ngày 28/3/1914 khánh thành chợ mới. Chợ trải qua nhiều lần trùng tu, lần mới nhất vào tháng 6/1985, được sửa chữa lớn và nâng cấp nhà lồng chợ. Trước mặt chợ có bùng binh mang tên Cuniac, tên của một thị trưởng thời Pháp thuộc, sau 1963 đổi lại là công viên Quách Thị Trang. Cửa chính của chợ có một tháp đồng hồ 3 mặt. Hai bên tả hữu có 3 nóc nhà chợ lợp ngói. Chợ có 4 cửa: Đông, Tây, Nam, Bắc mở ra 4 đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Q.1. Đây là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của thành phố và được xem là biểu tượng của Sài Gòn.
 
Chợ Bến Thành là một khu trung tâm buôn bán không chỉ của TP Hồ Chí Minh mà còn của các tỉnh phía Nam. Hàng hóa trong chợ rất phong phú, dường như có đủ mặt các sản vật trong nước và hàng công nghệ hiện đại trên thế giới.
 
Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn:
Địa chỉ: 2 Công xã Paris, P.BN, Q.1
 
Đây là công trình kiến trúc có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với châu Á. Được xây dựng từ 1886 và hoàn thành vào năm 1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu, tòa nhà đồ sộ này tọa lạc trên gò đất cao bên hông Vương cung Thánh đường, phía sau là đường Hai Bà Trưng.
 
Mặt tiền được trang trí với những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arage... Kiến trúc đơn giản, nhã nhặn, điểm tô bởi những hoa văn như đầu rồng, tràng hoa, cây trái... theo từng ô hình chữ nhật, ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình các nam nữ đội vòng nguyệt quế. Trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn. Bước chân vào phía trên trong, khách thấy hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử: Saigon et ses environs 1892 và Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge 1936.
 
Ngày nay, xung quanh toà nhà chính còn có nhiều công trình kiến trúc dùng để lắp đặt máy móc, thiết bị bưu điện truyền tin hiện đại. Hiện bưu điện có 35 quầy phục vụ khách hàng với những thiết bị viễn thông tối tân, hiện đại có thể liên lạc với bất cứ nơi nào trong nước và thế giới. Ngoài ra, còn có nhiều dịch vụ như bưu phẩm ghi số hẹn giờ, phát chuyển nhanh, văn hóa phẩm lưu niệm, điện hoa, điện quà.
 
Chùa Vĩnh Nghiêm:
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Q.3
 
Chùa lấy tên một tổ đình lớn ở miền Bắc - chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Ðức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang (nay là X.Trí Yên, H.Yên Dũng) - từng là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm, một thiền phái mang đậm nét dân tộc Việt Nam, đã tổng hợp những dòng thiền trước đó, đã tổ chức Giáo hội đầu tiên trong lịch sử phật giáo Việt Nam, là mô hình Giáo hội đầu tiên cho các tổ chức Giáo hội sau này. Chùa Vĩnh Nghiêm Ðức La được kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028), kiến trúc thuần túy Á Ðông và đã được trùng tu nhiều lần. Cảnh trí tôn nghiêm, tráng lệ hiện nay là nhờ lần trùng tu cuối cùng, vào năm Thành Thái nguyên niên (1889), do Hòa Thượng Thích Thanh Hanh đảm trách.
 
Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1964, do kiến trúc sư Nguễn Bá Lăng vẽ kiểu, kỹ sư Bùi Văn Tố thiết kế và do ban kiến thiết miền Vĩnh Nghiêm điều hành thực hiện. Ðược sự đóng góp công đức của chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng tọa, Ðại Ðức Tăng, Ni và quý Phật tử nhất là các vị nguyên quán Bắc Việt sống tại miền Nam, năm 1971, 3 công trình cơ bản đã được hoàn thành: Phật điện; Bảo tháp; cơ sở văn hóa xã hội. Chùa có diện tích xây cất ước lượng hơn 7.000 m2, trước đây là khu sình lầy bên cạnh rạch sông Thị Nghè cũ, nên phải đổ 40.000m3 đất mới được như hiện nay.
 
Chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, sát đại lộ. Tổng thể kiến trúc hoàn chỉnh gồm có tam quan, chùa chính, tháp chuông, nhà phụ và ngọn bảo tháp 7 tầng cao 40m, sân rộng. Chánh điện được bài trí trang nghiêm với pho tượng Phật lớn có nhiều hoành phi, câu đối chữ Hán được khắc và trang trí đẹp. Các hương án, bao lam cũng vậy. Nhiều bức tranh được vẽ và chú thích rõ ở hai bên tường.
 
Tổ đình Vĩnh Nghiêm hiện nay không những là nơi chiêm bái cho thiện nam tín nữ Phật tử mà còn là thắng cảnh tham quan của khách du lịch trong cũng như ngoài nước. Ðặc biệt, tổ đình Vĩnh Nghiêm còn là cơ sở của Trường Cơ bản Phật học, Thư viện Phật học Thành Phố Hồ Chí Minh, trú xú của 20 vị tăng, ni sinh miền Bắc đang theo học tại Trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở 2. Hằng tuần, nơi đây đều có những buổi giảng kinh cũng như thọ Bát quan trai giới để hướng dẫn Phật tử trên con đường tu tập Thánh đạo. Hằng năm, vào ngày mùng 8 - 12 Âm Lịch, ngày đức Phật thành đạo, chùa Vĩnh Nghiêm đều tổ chức trọng thể lễ húy nhật Hòa Thượng Thích Thanh Hanh (1838 - 1936), cố Thiền gia pháp chủ Phật giáo Bắc Việt, được tôn xưng là tổ Vĩnh Nghiêm, vị có công rất lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo vào những năm đầu thế kỷ 20.

Bảo tàng Hồ Chí Minh (Bến Nhà Rồng):
Địa chỉ: 1 Nguyễn Tất Thành, P.12, Q.4.
 
Tòa nhà có đôi rồng gắn trên nóc, kiểu "lưỡng long chầu nguyệt" nên thường được gọi là "Nhà Rồng", do vậy bến cảng thuộc khu vực này cũng mang tên Bến Nhà Rồng.
 
Nơi đây, ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Nguyễn Tất Thành trở thành nhà cách mạng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng 8, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước năm xưa chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - là một chi nhánh nằm trong hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
 
Nơi đây, trước ngày 30/4/1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trong theo kiểu "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến Cảng Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài.
 
Ngoài những hoạt động chính, bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi như tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu và chiếu phim, tư liệu, hồi ký, các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về Bảo tàng, in lịch, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh..., bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ lý tưởng của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập, vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của thành phố...
 
Ðịa đạo Củ Chi:
Địa chỉ: Xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi. Ðịa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố 70km về phía tây bắc.
 
Ðịa đạo quả là kỳ quan độc nhất vô nhị: dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, được làm nên từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất. Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m, trong vắt. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8 - 10m hết sức an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ...
 
Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, khu căn cứ địa đạo Củ chi đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia. Địa đạo Củ Chi nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người. Khách trong nước và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu ngày càng đông. Địa đạo Củ Chi trở thành điểm hẹn truyền thống của các thế hệ Việt Nam và niềm kính phục của bạn bè thế giới.

Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược:
Địa chỉ: Xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi.
 
Trên vùng đất nổi tiếng của địa đạo Củ Chi năm xưa và ngay giữa lòng "tam giác sắt" một thời rền vang bom đạn. Vào ngày 19/5/1993, đảng bộ và nhân dân TP.Hồ Chí Minh đã tạo dựng nên công trình: ĐỀN TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ BẾN DƯỢC - CỦ CHI. Ðền được xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh; trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược chống Pháp và Mỹ. Là một công trình dành cho thế hệ mai sau nhớ mãi, tri ân và tự hào.
 
Đền được khởi công vào ngày 19/5/1993 nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 103 của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, trên một vùng đất rộng 7 ha trong quần thể của khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi. Ngày 19/12/1995 đền khánh thành giai đoạn 1 và bắt đầu đón khách trong và ngoài nước đến tưởng niệm, dâng hương và nghĩ về một lẽ sống còn đã làm nên hồn thiêng dân tộc. Và Thành ủy, HĐND, MTTQ TP. Hồ Chí Minh cũng đã chọn ngày 19/12 hằng năm là ngày lễ hội tưởng niệm và tri ân các anh hùng liệt sĩ.
 
 
 

 

 

Print In trang này Back to top Trở lên