Home Giáo dục sức khỏe Thông tin sức khỏe Phòng chống bệnh loãng xương

Phòng chống bệnh loãng xương

      Ở phụ nữ, tình trạng thiếu xương hay loãng xương thường xảy ra nhất là những năm sau mãn kinh do thiếu hụt hóc-môn (kích thích tố) nữ.
Để phòng chống bệnh loãng xương ở nữ giới, chúng ta nên bắt đầu phòng chống từ tuổi 30 trở đi, không nên đợi đến tuổi mãn kinh mới phòng chống.

      Phòng chống loãng xương bằng những cách nào?

-    Phòng chống loãng xương ở người trẻ phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giữa protid, glucid và lipid, không để quá gầy còm (BMI <20) đồng thời cũng cần tập thể dục, thể thao, phơi nắng (để cơ thể tổng hợp vitamin D).

-    Ở người lớn tuổi, cũng như người trẻ, phải có chế độ dinh dưỡng đúng, hợp lý, tập thể dục hàng ngày hay cách ngày để tránh giảm sức căng của mật độ xương cũng như tránh té ngã.

      Chế độ dinh dưỡng như thế nào để phòng chống loãng xương?

Về dinh dưỡng, phải có đủ chất can-xi đưa vào cơ thể hàng ngày lấy từ sữa, rau xanh, đậu, thịt cá. Lượng can-xi cần thiết hàng ngày là:

-    Ở người trẻ không mang thai: 600-800mg/ngày

-    Ở phụ nữ mang thai hay cho con bú: 1200-1500mg/ngày

-    Sau mãn kinh:1500mg/ngày

-    Đang sử dụng kích thích tố thay thế: 1000mg/ngày

Tăng lượng can-xi sẽ đưa đến tăng khối lương xương, làm cứng xương và làm chậm mất xương.

Ngoài bổ sung can-xi qua thức ăn hay thuốc, chúng ta còn bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng để cơ thể sản sinh ra vitamin D rất cần cho sự hấp thu can-xi.
 

Vitamin D có 2 nguồn để hấp thu vào cơ thể: thức ăn , tác dụng của tia tử ngoại trong ánh nắng.

Vitamin D sẽ giúp cho cơ thể hấp thu can-xi qua đường tiêu hóa (ruột). Một nghiên cứu của trường ĐH Hàn Quốc về nồng độ vitamin D vào mùa hè và mùa đông với tương quan gẫy xương ở người lớn tuổi, thấy rằng mùa đông ít ánh nắng nên số lượng người bị gẫy xương tăng cao. Ngoài ra, vitamin D còn giúp làm tăng lực cơ, do đó tránh té ngã ở người cao tuổi.

      Người cao tuổi cần chú ý điều gì để tránh té ngã?

Để tránh té ngã ở người già dẫn đến gãy xương, chúng ta phải để ý đến các yếu tố nguy cơ:

-    Tránh nằm lâu

-    Ánh sáng phòng ốc phải đủ sang ở thang lầu, phòng vệ sinh tránh ẩm ướt, phải có thảm chống trượt

-    Tránh dây điện lòng thòng dưới đất

-    Điều trị các bệnh nội khoa mạn tính

-    Tránh hút nhiều thuốc lá, uống cà phê.

      Phương thức tập luyện thể dục nên như thế nào?

-    Tập luyện ngoài trời ở công viên có ánh nắng mặt trời

-    Tập nhẹ nhàng

-    Cố gắng ngồi ở tư thế thẳng lưng.

      Chúng ta cần biết những lưu ý gì khi bị loãng xương?

-    Khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh kể trên thì nên đi khám để phát hiện bệnh sớm.

-    Khi đã được chẩn đoán bị loãng xương người bệnh nên khám bệnh ở các bác sĩ cơ xương khớp để được hướng dẫn, điều trị đúng cách, tránh dùng thuốc bừa bãi.

(Medinet)

 

Thẩm mỹ

Ý kiến khách hàng

Tìm kiếm

Thắc mắc & Hỏi đáp

Khoa cấp cứu


 

Video CLip

Liên kết

Quảng cáo