Tháng thứ 6

Người mẹ nào cũng đều cảm nhận được điều kỳ diệu ngay trong lần siêu âm đầu tiên. Và kể từ thời điểm đó, cơ thể bé nhỏ trong bụng bạn bắt đầu phát triển, học hỏi với tốc độ đáng kinh ngạc. Thậm chí có rất nhiều bước phát triển kỳ diệu của của bé mà chính người mẹ cũng không thể nhận ra. Vì vậy, sau khi đọc những thông tin dưới đây về những bước tiến của bé, có thể bạn sẽ phải thốt lên kinh ngạc.

Sức khỏe bà bầu - Thai nhi tháng thứ 6 - Tuần thứ 23

Dây rốn của bé dài và khỏe hơn, kích thước cuộn dây rốn đo được lúc này là khoảng 22 inches (55.88cm), đây chính là chìa khóa sinh tồn của bé. Hơn nữa bé đã có hàng tỉ nơ –ron thần kinh – nó đủ dùng cho cả cuộc đời của bé sau này. Còn mẹ thì sao? Mặt mẹ có thể sưng lên một chút, bầu ngực cũng rò rỉ một ít sữa non và đa số thai phụ phải đối mặt với hội chứng ống cổ tay nữa.

Sức khỏe bà bầu - Tháng thứ 6 - Tuần thứ 22

Lúc này, bé đã có thể cảm nhận được khá tốt âm thanh của thế giới bên ngoài, hơn thế nữa, bé đã có thể cảm nhận được chuyển động của mẹ. Mẹ bắt đầu thấy bàn chân mình hơi sưng, đây là dấu hiệu bình thường của thai kỳ mà thôi.

Nhật ký thai kỳ - Tháng thứ 6 - Tuần thứ 22

Mùi vị thức ăn mà mẹ thèm sẽ là cơ sở để đoán giới tính của bé theo một cách chủ quan. Đây là thời điểm lượng đường trong máu dễ tăng cao nhất. Trong khi đó da tay và da chân của bé dày lên so với da toàn thân, chất hoạt dịch trong phổi hoạt động mạnh và nếu được sinh ra ngày hôm nay, bé có 40 -50 % cơ hội sống sót.

Sức khỏe bà bầu - Tháng thứ 6 - Tuần thứ 21

Em bé lúc này đã trông giống một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ. Các đường nét trên khuôn mặt và cơ thể bé đang dần hoàn thiện. Với mẹ, những thay đổi diễn ra với ngoại hình của mẹ trong thời gian mang thai không chỉ có việc tăng kích cỡ bụng, ngực và cơ thể thôi đâu mẹ ạ!

Nhật ký thai kỳ - Tháng thứ 6 - Tuần thứ 21

Mẹ sẽ đối mặt với chứng rạn da thai kỳ, kiệt sức vào cuối ngày và khó ngủ… Bên cạnh đó, da mẹ tăng lượng dầu và mẹ cần phải kiểm tra nước tiểu để loạn trừ các bệnh viêm nhiễm, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ. Trong khi đó, bé đã ra dáng một con người rồi, phổi, mắt, xương tai…đang hoàn thiện dần các chức năng.

Các dấu hiệu thường gặp khi mang thai trong 3 tháng giữa

Ba tháng giữa – từ tuần thai thứ 13 đến 27 – có tên gọi mỹ miều là “trăng mật của thai kỳ” vì lúc này các triệu chứng nghén hầu như biến mất, xúc cảm ổn định và cảm hứng tình dục đã quay lại. Đây còn là lúc bạn bắt đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên của con yêu. Vậy còn những thay đổi nào đang đợi bạn? Hãy xem nhé!

Có nên duy trì "chuyện ấy" khi vợ mang thai?

Nhiều cặp vợ chồng thắc mắc với bác sĩ sản phụ khoa rằng khi có thai thì có nên quan hệ tình dục nữa không? Câu trả lời là: Có. Tình dục an toàn cho cả mẹ và con nếu thực hiện đúng cách.

Sức khỏe bà bầu tuần 21-24

Giai đọan 21-24 tuần là dễ chịu nhất trong thời gian mang thai. Bạn cảm thấy thoải mái và tràn đầy sức sống. Bạn có thể thích thú đi lựa chọn, mua sắm quần áo và các vật dụng cần thiết cho đứa con tương lai.

Thai nhi 21-24 tuần tuổi - Hệ thần kinh phát triển

Ở tháng thứ 6, hầu hết các hệ trong cơ thể bé đều đã đi vào hoạt động, trừ hệ hô hấp do phổi vẫn còn đầy ối nhưng cơ chế thở đã được thiết lập. Riêng hệ thần kinh phát triển rất nhanh vào giai đoạn này. Bé có thể nghe được âm thanh bên ngoài bụng mẹ.