Music news from a Vietnamese traditional musician

Category » Tiểu sử nhạc sĩ

Giáng Sơn , nữ nhạc sĩ sáng tác, Việt Nam

 

Cô đã tốt nghiệp đại học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội (1999), là hội viên Hội nhạc sĩ Thế giới, và hiện là giảng viên ĐH SK&ĐA Hà Nội cũng như Trung tâm đào tạo ca sĩ nhạc nhẹ.

Bên cạnh đó, cô sở hữu trong tay giải Tác giả trẻ xuất sắc nhất trong liên hoan các ban nhạc SV lần 1 (1998), đã sáng tác hơn 70 ca khúc và 20 tác phẩm khí nhạc. Năm 2003 cô đã phát hành được 1 album được giới chuyên môn đánh giá cao, và đầu năm 2005 vừa qua cô lại phát hành tuyển tập 30 tình khúc của mình. Đấy là tất cả những gì người ta biết về cô gái trẻ trung, xinh đẹp Giáng Son? Chưa! Cô còn là thành viên của nhóm nhạc nữ hàng đầu hiện nay - 5 Dòng Kẻ (5DK). Kề vai bên nhau, 5 cô gái đã cùng xuôi ngược Bắc - Nam, lần lượt chinh phục các sân khấu, chinh phục khán giả bằng năng lực chuyên môn cũng như sự duyên dáng của mình.

Mọi chuyện sẽ vẫn tuyệt như thế nếu như năm 2005 trôi qua mà không có sự kiện Giáng Son rời khỏi nhóm 5DK khiến khán giả bùi ngùi. Phải chăng đây là kiểu tách/nhập thành viên "trời ơi" thường thấy nơi các nhóm nhạc? Không phải. Giải thích cho lý do rời khỏi nhóm 5DK của Giáng Son là công việc của một giảng viên đã không cho phép cô rời Hà Nội thường xuyên, liên tục theo lịch biểu diễn của nhóm. Và vì không thể dành nhiều thời gian cho nhóm, cô không thể để ảnh hưởng đến các thành viên khác. 5 Dòng Kẻ giờ đây chỉ còn lại 4 nhưng vẫn là một trong những nhóm nhạc nữ hàng đầu tại Việt Nam, tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong lòng bạn yêu nhạc. Thế còn dòng kẻ thứ 5 ấy bây giờ ra sao? Cô có những kế hoạch, dự định nào cho tương lai của mình? Cô sẽ chỉ tập trung thời gian cho giảng dạy hay sẽ vẫn sáng tác? Và quan trọng hơn, liệu có một ngày mai nào cô trở lại với sân khấu trong vai trò là một ca sĩ như nhiều người mong đợi? Chúng ta hãy cùng trò chuyện với Giáng Son.

- Xin chào nốt Sol giáng (Gb). Một năm qua, bạn đã làm gì?

Soạn: AM 682073 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 

Giáng Son: Nửa năm đầu 2005, Son vẫn hát, vẫn tham gia tất cả các hoạt động của 5DK tại Tp.HCM và các tỉnh. Nửa năm sau, khi đã tách nhóm, trở về Hà Nội thì Son tập trung vào những công việc riêng của mình như giảng dạy, sáng tác. Bật mí nhé! Son đang thực hiện một "âm miu" ba bước gồm: lừa, yêu, và lấy một anh chàng đẹp trai, dễ thương.

- Bạn được gì, mất gì sau khi rời 5DK?

Được ư? Nhiều lắm. Trở về Hà Nội, Giáng Son được gần gia đình, có nhiều thời gian hơn để chăm lo sáng tác, dốc sức đào tạo một lớp ca sĩ kế thừa. Quan trọng là Son giờ có thể theo đuổi những kế hoạch riêng của mình. Còn mất? Chắc là không mất gì, nhưng buồn và tiếc nuối thì có. Son nhớ những ngày tháng ở Sài Gòn, bên cạnh những người bạn 5DK, nhớ sân khấu. Cái thời để nhớ ấy đi qua, làm sao không tiếc cho được?

- Những dự án tương lai của bạn, ngoài "âm miu" 3 bước trên? Liệu công chúng có thể chờ đợi ngày được thấy lại Giáng Son trên sân khấu không?

Nếu đúng theo kế hoạch thì sau Tết khán giả sẽ được nghe album mới của Giáng Son, là những ca khúc Son sáng tác chứ không phải biểu diễn đâu ạ. Chỉ có điều, thời điểm này, hầu hết các nhạc sĩ hoà âm đều đang quá bận bịu nên có lẽ phải đến giữa năm mới hoàn tất được album. Còn chuyện khán giả thấy lại Giáng Son trên sân khấu ư? Có thể lắm chứ, khi Son lên sân khấu để... lãnh một giải thưởng nào đấy chẳng hạn.

- Thế nếu như Giai Điệu Xanh chính thức mời bạn lên sân khấu để có 5 Dòng Kẻ gồm 5 thành viên trong một chương trình nào đó thì sao?

Thì... chắc chắn là Giáng Son không từ chối. Son nghĩ rằng với uy tín và những gì mà chuyên san Giai Điệu Xanh đã làm được cho nhạc Việt và công chúng thì sẽ không một ca sĩ nào từ chối được Giai Điệu Xanh. Nếu Giai Điệu Xanh có yêu cầu đó, Son nhất định sẽ nhận lời và sẽ chỉ nhận lời của Giai Điệu Xanh thôi.

- Ca khúc Giáng Son thường do 5DK thể hiện. Bạn không tin tưởng các ca sĩ khác hay ngược lại ca sĩ không tìm đến với ca khúc của bạn? Sau khi tách nhóm, ai sẽ "hát" Giáng Son?

Giáng Son không chối mình là người lười biếng trong việc marketing các ca khúc của mình cho ca sĩ. Hơn nữa, bên cạnh Giáng Son luôn có những người bạn 5DK đủ thực lực để trình bày các ca khúc Giáng Son nên Son không nghĩ là mình phải tìm kiếm thêm người khác nữa. Và khi đã có một nhóm nhạc mạnh sẵn sàng thể hiện ca khúc Giáng Son, Son chung thủy với lựa chọn ấy. Có lẽ cũng chính vì điều này mà một số ca sĩ cho rằng Giáng Son không dành ca khúc cho họ và họ đã không tìm Giáng Son. Tách nhóm là một chuyện. Ca hát là chuyện khác. Sẽ vẫn có những ca khúc phù hợp dành cho 5DK và sẽ có những ca sĩ khác, những người Giáng Son rất thích nhưng chưa có dịp cộng tác hát Giáng Son.

- Với tư cách là giảng viên Trung tâm đào tạo ca sĩ nhạc nhẹ, bạn tự thấy trách nhiệm của mình đến đâu trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho ca sĩ trẻ?

Ở Trung tâm đào tạo ca sĩ nhạc nhẹ, Son giảng dạy nhạc lý cơ bản và xử lý ca khúc. Đối với một ca sĩ bất kỳ thì hai mảng này đều rất quan trọng. Biết rõ điều đó nên Son luôn cố gắng hết mình để truyền đạt lại cho các bạn, các em những gì mình biết. Bên cạnh đó, Son cũng từng đứng trên sân khấu như một ca sĩ, từng sống bao ngày trong giới nên cũng tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm cả về chuyên môn lẫn phía sau sân khấu. Những kinh nghiệm này, Son cũng sẽ trao lại cho các học viên để khi họ bước lên sân khấu, ngoài chuyên môn, họ còn có một bản lĩnh thực sự.

- Và bây giờ, khi đã không còn là ca sĩ, bạn nhận định thế nào về các ca sĩ và nhóm nhạc Việt Nam, những người cùng lứa với bạn?

Điều đáng tiếc cho chúng ta là ngoài những nhóm nhạc hàng đầu như MTV, AC&M, Trio666, 5DK vẫn đang đi đúng hướng và đủ mạnh để tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình thì nhiều nhóm nhạc khác lại quá yếu. Ở Hà Nội hiện nay cũng có nhiều nhóm nhạc, nhưng nếu bảo họ đủ năng lực để tiến lên thì sẽ là nói dối. Để tiến được, có lẽ họ cần đến với các trung tâm đào tạo ca sĩ để được rèn luyện thêm nhiều nữa.

- Xin cảm ơn Giáng Son.

Lê Hoàng (thực hiện)

Giáng Son: "Tôi lười biếng và chung thuỷ"08:02' 21/01/2006 (GMT+7)
http://www.giaidieuxanh.vietnamnet.vn/nhacviet/2006/01/534571/

•• Âm nhạc cổ truyền

•• Nhạc mới

•• Tiểu sử nhạc sĩ

•••• Nghệ sĩ từ trần

•• Nghiên cứu gia VN

•• Nhạc thiểu số

•• Tiểu sử ca sĩ

•• CA TRU

•• HÁT XẨM & TRỐNG QUÂN

•• Nhạc Hàn Quốc

•• Nhạc Nhựt Bổn

•• Nhạc Trung quốc

•• Nhạc Đông Nam Á

•• Nhạc Mông Cổ

•• Nhạc sắc tộc

•• Nhạc Tuva

•• song thanh tác giả khác

•• song thanh TQH

•• Giọng trị bịnh

•••• Chakra - Yoga

•• Ca sĩ Khoomei

•• Nghiên cứu gia Khoomei

•• Âm thanh học

•• Ngôn ngữ khác

•• Đàn Mội Hmông

•• Tiêm ban sach và nhac cu

•• Tiểu sử dân tộc nhạc học gia

•• Trang nhà dân tôc nhac hoc

•• Phân mêm : Phân tach bôi âm

•• Muông

•• Tran Quang Hai

•• Nhac si Viêt Nam

•• Hat dông song thanh

•• Bach Yên

•• VIDEO/CD trên WEB

•• Nhạc Việt cổ truyền

•• Đàn Môi

•• Tiểu sử nhạc sĩ

•• Tiểu sử

•• Phỏng vấn báo, radio

•• Bài viết

Visitors: 22800430