Increase Font Size Decrease Font Size Reset Font Size

Đại Hội Ân Tình 6




T. T. Lê Minh Đảo
Bài Mới Nhất
Buồn Tàn Thu (Trang Chính)
Bởi Mường Giang
Băng chào mừng quan khách, đồng hương, chiến hữu Bình Thuận Đại Hội Ân Tình VI - KHÔNG QUÊN BÌNH THUẬN QUỐC NỘI Ban Hành Chánh và Ban Tiếp Tân Đại Hội Ân Tình VI Khai mạc Đại Hội Ân Tình VI Một số anh chị em trong ban tổ chức Đại Hội Ân Tình VI MC VIệt Thảo và nhạc sĩ Nguyên Phan Gia đình Nguyễn Thị Dung Phát biểu tại Đại Hội Ân Tình VI Vinh danh Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa Nghị Viên Micheal Minh Võ (Fountain Valley) và Phó Thị Trưởng Tạ Đức Trí (Westminster)  Từ Hạ Uy Di, Úc Châu, Âu Châu, Mỹ Châu ... về dự Đại Hội Ân Tình VI Văn nghệ giúp vui Đại Hội Ân Tình VI Một nụ cười tươi, một mái tóc bạc ... gởi niềm thương nhớ về Bình Thuận quốc nội
Bài Viết
Tháng Tư Ra Biển Đông Ngồi Khóc! Quốc Hận Trời Ơi! Đến Bao Giờ!
Bởi Mường Giang
Sau khi VNCH bị sụp đổ, chẳng những tất cả “Quân, Công, Cán, Cảnh“ của miền Nam bị trả thù, Cộng Sản Hà Nội còn tận tuyệt hủy diệt các tầng lớp tư sản qua tội danh gán ghép, chụp mũ, bịa đặt cho mọi người là bóc lột, tư sản mại bản, nguy dân.. Tại Ðại Hội Đảng lần thứ IV vào tháng 5-1975, Lê Duẩn đã vênh váo tuyên bố rằng “Từ nay người Việt Nam sẽ đi trên thảm vàng, đồng thời đuổi kịp rồi qua mặt Nhật Bản trong vòng 15 năm tới“. Trên thực tế ai cũng biết trước tháng 4-1975, Bắc Việt chỉ có hai công trình vĩ đại nhất là Lăng Hồ Chí Minh tại Ba Ðình Hà Nội, và khách sạn quốc tế trên bờ Hồ Tây do Fidel Castro của Cu Ba xây tặng. Trong lúc đó tại VNCH, đâu đâu cũng có những cơ sở kỹ nghệ nặng và nhẹ, đều được trang bị máy móc mới và tối tân, nhất là các ngành dệt, điện, lắp ráp các loại hàng sản xuất tiêu thụ. Khi VC vào Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975, đã tận tình vơ vét máy móc đem về Bắc, ra lệnh cho nhiều nhà máy ngưng hoạt động hay biến thành quốc doanh, hữu danh vô thực. Song song với kế hoạch trả thù và tận diệt các tầng lớp trên, VC còn bày thêm “quốc sách kinh tế mới vào cuối năm 1975“, để đuổi hết số gia đình có liên quan tới chế độ VNCH đang sống tại Sài Gòn và các tỉnh thành, đi lao động canh tác tại rừng sâu, núi cao, ma thiêng nước độc.

Ba Mươi Lăm Năm Sau Ngày Quốc Hận 30-4-1975
Bởi Mường Giang
Sau hơn ba mươi bảy năm VNCH bị sụp đổ tính từ ngày 30-4-1975, nhưng tới nay vẫn còn nhiều tác giả ngoại quốc khi viết về cuộc chiến trên,vẫn cứ dựa vào các tài liệu tuyên truyền của cọng sản, nên thường lý luận một chiều, đôi lúc thật hàm hồ bừa bãi. Chính những cuốn sách này, đã khiến cho ai khi đọc tới cũng đều có cái cảm tưởng là “ Những người lãnh đạo nước Mỹ lúc đó toàn ngu xuẩn hay điên rồ “, nên mới bị sa lầy và tháo chạy khỏi miền Nam, vào ngày 30-4-1975 một cách nhục nhã . Riêng đối với người Mỹ qua thói quen tự cao tự đại, sau khi tháo chạy khỏi chiến trường Đông Dương để bị mang tiếng bội tín với thế giới tự do, vì không giữ được lời hứa “bảo đảm quyền sống tự do của đồng bào Nam VN, Lào, Cambốt “. vẫn cứ phải loay hoay giữa “tự ái và lương tâm“ khi muốn giải đáp trước công luận, lý do tại sao “một cường quốc bách chiến bách thắng như Mỹ lúc đó và ngay cả ngày nay“, lại có thể bị thua trước một đối phương nhỏ bé, lạc hậu như Cộng Sản Bắc Việt? Cho dù đối phương có được Nga, Tàu viện trợ và chống lưng.

            Ngày nay nhờ những khai quật từ các văn khố khắp thế giới, nhất là sự sụp đổ của gần hết khối xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên Xô và các nước Ðông Âu, nhưng quan trọng nhất vẫn là những bản tự khai của các chóp bu tại Bắc Bộ Phủ, cho ta nhận rõ phần nào giải đáp trên

THÁNG TƯ ĐEN QUỐC HẬN - Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất Của Sài Gòn
Bởi Mường Giang

            ‘Sao quên được, Tháng Tư Đen mất nước
            máu nhuộm hồng cả sóng biển xanh mơn
            xương trắng phơi khắp sông núi Trường Sơn
            người chết thảm, nơi bến tàu sân đợi

            sau quên được những phút giờ hấp hối
            trong chiến hào, giữa đồn vắng không tên
            lính tuyệt vọng, nhìn mấy trắng cô đơn
            chờ pháo bạn, ngóng phi tuần trở lại.. ’ ’

            Ôi những lời thơ nhức nhối, khiến cho người Sài Gòn và các quân, dân, cán, chính cũng như đồng bào chiến cuộc miền Trung, đã có mặt tại thủ đô trong đêm 29 rạng ngày 30-4-1975, làm sao quên được? Ðây là giây phút cuối cùng của cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1960-1975), những ai may mắn sống sót, sẽ không  thể nào quên nổi cái đêm hôm ấy là đêm gì, trong thân phận nhược tiểu Việt Nam, mà thời gian như dài vô tận.

Theo chân Nhạc Sĩ Việt Khang. Đi tìm “Việt Nam Quê Hương Tôi“ Nay còn hay đã mất!
Bởi Mường Giang
Không có sự đóng góp của các anh chị em nghệ sĩ và các cơ quan truyền thông báo chí kêu gọi cổ vũ đồng hương tị nạn tham dự, sẽ không bao giờ có kết quả “triệt cờ máu và ảnh Hồ của Trần Trường“ cũng như năm lần đại hội “Cám Ơn Anh“ và mới nhất là sự kiện xin đồng bào “ký thỉnh nguyện thư“ gửi lập pháp & hành pháp Hoa Kỳ, nhờ can thiệp cứu nhạc sĩ Việt Khang cũng như những người yêu nước khác, đang bị CSVN khủng bố và bắt cầm tù vì Họ dám công khai chống lại giặc Tàu. Người nghệ sĩ VN ngày nay tại hải ngoại, đa số đều có học vấn cao lại biết ý thức về trách nhiệm (ngoại trừ thiểu số bi tha hóa) nên sẽ không bao giờ có chuyện "thương nữ bất tri vong quốc hận" hay "xướng ca vô loại"... một quan niệm cũ kỷ lỗi thời, hiện chỉ có mấy ông bình vôi mới nói được. Thật cảm động mỗi lần nghe lại hai bài hát của Việt Khang, do chính tác giả trình bày hay bất cứ người nào. Tất cả đều quyến rũ người nghe thật mãnh liệt, mang lại cãm xúc vô hình không biết phải dùng danh từ gì để diễn tả cho đầy đủ ý nghĩa của bài hát.

Nhân Quyền Việt Nam: Bức Tranh Vân Cẩu Cười Chảy Nước Mắt
Bởi admin
Hai mươi năm chinh chiến, nạn nhân lãnh đủ cũng chỉ là dân và lính, là những người tuổi trẻ VN, vì đời, vì người và vì liêm sỉ mà đem mạng cùi ra sa trường làm bao cát, hầm chông, lãnh đạn cối tăng, dao găm mã tấu của giặc Bắc. Trong lúc đó tại hậu phương, người lính bị ghét bỏ khinh khi và tàn nhẫn hơn hết là bị đám Việt gian đâm sau lưng trí mạng. Ðọc lịch sử thêm hận cuộc đời và càng thương biết bao cho quê hương lầm than tủi nhục bởi đám sâu bọ mang lớp người “trí thức(!)“. Bài học mới nhất của lịch sử Việt Nam là những trang viết đẵm đầy máu lệ, qua câu chuyện Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, đã bị những bàn tay lông lá tráo trở, làm đảo lộn kế hoạch trình bày Bản Thỉnh Nguyện Thư của gần 150.000 người Việt TNCS, trước cơ quan hành pháp Mỹ tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào  ngày 5-3-2012, với mục đích “Đòi Hỏi Nhân Quyền Cho Việt Nam" như chính phủ Mỹ luôn rêu rao khắp thế giới. Ngày xưa lính khổ chỉ biết cười khóc riêng mình nhưng khi dân khổ thì lính khóc cho dân trên những đoạn trường máu lệ trong Tết Mậu Thân, mùa hè đỏ lửa và những giây phút cuối cùng trong Tháng Tư Đen

Nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế, nhớ về Huyền Trân Công Chúa
Bởi Mường Giang
Nhà Trần, kể từ Ðức Thái Tông tới vua Anh Tông, là một giai đoạn lịch sử cường thịnh nhất trong dòng sử Việt. Vua thánh tôi thần nên đã lập được nhiều chiến công hiển hách oanh liệt nhất qua ba lần đuổi đánh quân Nguyên-Mông ra khỏi bờ cõi Ðại Việt. Năm Tân Sửu 1301, Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông khi du ngoạn tại Chiêm quốc, có hứa với vua Chế Mân là sẽ gã Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân nhưng triều đình, nhất là Vua Anh Tôn không tán thành, nại lý do xa xôi diệu vợi lại thêm phong thổ và tập quán khác biệt giữa hai dân tộc, nên không muốn đưa em gái mình tới miền đất lạ. Cuối cùng vua Chiêm phải dâng hai châu Ô và Lý làm sính lễ mới được chấp thuận. Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306) Huyền Trân lên đường sang Chiêm quốc khi nhà Trần đã tiếp nhận miền đất trên và đổi thành Thuận Hóa cũng là các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và phần đất cực bắc của Quảng Nam ngày nay. Dù thời gian có đổi thay và bia lời nọc rắn của vài kẻ đố kỵ ganh hờn vẫn còn kéo dài chưa dứt, lại không ngớt đặt chuyện trách chê biếm nhẽ, nhưng muôn đời Trần Huyền Trân cũng vẫn là một anh thư nước Việt và trên hết, câu chuyện tình tay ba giữa Huyền Trân-Khắc Chung-Chế Mân, nếu có cũng là một huyền thoại diễm tình nhất trong những mối tình đẹp có máu lệ

Quân Dân Bình Thuận Đã Chiến Đấu Đến Ngày Cuối Cùng
Bởi Nhiều tác giả
Sáng ngày mồng Một tháng 4 – 1975, một cuộc họp tại Tòa Hành Chánh Tỉnh, gồm BCH Hành Chánh, Tiểu Khu và bảy quận trưởng nhằm mục đích đối phó với đoàn người di tản từ Cao Nguyên và miền Trung sắp vào tới Phan Thiết. Trong khi tình hình tại Lâm Đồng rất sôi động nhất là tại vùng giáp ranh với Định Quán (Long Khánh), QL1 tại Rừng Lá đã bị Cộng quân đóng chốt, quân số cấp Sư Đoàn, chuẩn bị đánh vào Sư Đoàn 18BB tại Xuân Lộc. Tại Bình Tuy, Đại Tá Tỉnh Trưởng Trần Bá Thành cũng đã lập một nút chận hùng hậu từ Căn Cứ 10 cho đến thị xã La Gi.Trước tình hình này, Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa quyết định bỏ ngỏ Phan Thiết để đoàn di tản đi qua. Ngày 2-4-75, sau khi Bộ Tư Lệnh/Quân Đoàn II lần lượt bỏ Pleiku, Kontum, Buôn Mê Thuột rút về Nha Trang, Bộ Tổng Tham Mưu / QLVNCH ra quyết định sáp nhập phần lãnh thổ còn lại của

LÀM SAO QUÊN ĐƯỢC SỰ TÀN ÁC DÃ MAN CỦA GIẶC TÀU QUA CUỘC XÂM LĂNG CÁC TỈNH THƯỢNG DU BẮC VIỆT NGÀY 17-2-1979
Bởi Mường Giang
Vài giờ, sau khi chiếc trực thăng cuối cùng chở toán quân của Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Mỹ Jim Kean rời nóc nhà của Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại miền Nam VN để bay ra biển Ðông lên chiến hạm về nước ”trong danh dự”, cũng là lúc bộ đội Bắc Việt vào Sài Gòn bỏ ngỏ qua lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh. Cái bi hài của vở kịch ‘nước mắt trước cơn mưa’ là lúc mà chính phủ hai ngày của Việt Nam Cộng Hòa đang “hồ hởi hòa hợp hòa giải“, để chờ chim bồ câu trắng hòa bình hiện ra, thì cũng là giờ G ngày N của Hà Nội đã điểm. Cũng từ đó lịch sử dân tộc được lật sang trang, chấm dứt một cuộc chiến dơ bẩn nhất tại VN, do Cộng Sản dàn dựng từ đầu đến cuối, với mục đích “tạo cảnh chiến tranh“, để đổi đời, nắm quyền, do một thiểu số cùng đinh cực ác trong xã hội xướng xuất. Cho nên thành phố Sài Gòn, một địa danh được
Copyright © huongvebinhthuan.org
Website powered by VFCE CMS