Tìm kiếm  Tìm kiếm nâng cao
Ngày 01/03/2019 02:19 PM
Ấn phẩm sách
Giới thiệu Tạp chí Công tác tôn giáo Số 1+2/2019
“Tượng thờ Hindu giáo: Từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt”
Giới thiệu Tạp chí Công tác tôn giáo Số 12/2018
Giới thiệu Tạp chí Công tác tôn giáo Số 11/2018
Thăm dò ý kiến
Bạn theo đạo nào ?

Chọn    Xem KQ
Khái quát về giáo phận Thái Bình nhân kỷ niệm 75 năm thành lập

1. Lịch sử hình thành

Theo các sử gia Công giáo, đạo Công giáo được truyền vào Thái Bình từ năm 1638. Linh mục Felice Morelli thuộc Dòng Tên khi truyền giáo ở Đàng Ngoài đã đi đường sông đến làng Bồ Tràng để truyền giáo và chỉ trong vòng hai năm (khoảng năm 1640) linh mục Felice Morelli đã thành lập giáo xứ Kẻ Bái (xứ Bồ Ngọc ngày nay). Đây chính là giáo xứ đầu tiên và cũng là cái nôi truyền giáo của đạo Công giáo ở Thái Bình.
Ngày 9/9/1659 Giáo hoàng Alexander VII với Tự sắc “Super Cathedram Principis” thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận đầu tiên là Đàng Trong và Đàng Ngoài và giao cho hai thừa sai thuộc Hội truyền giáo Paris làm đại diện tông toà. Giáo phận Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam gồm cả phần đất Chân Lạp, Chiêm Thành do Giám mục Lambert de la Motte cai quản và giáo phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc bao gồm cả Lào và 5 tỉnh miền Nam Trung Quốc do Giám mục Francois Pallu cai quản và Thái Bình thuộc giáo phận Đàng Ngoài. Trong quá trình truyền giáo ở Đàng Ngoài, vùng đất Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên là nơi có nhiều giáo sĩ nước ngoài đến truyền giáo, lập họ đạo. Năm 1679 giáo phận Đàng Ngoài chia làm hai: Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài, Bùi Chu, Thái Bình thuộc địa phận Đông Đàng Ngoài. Năm 1848 giáo phận Đông Đàng Ngoài chia làm hai: Trung Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài, Bùi Chu, Thái Bình thuộc giáo phận Trung. Đến năm 1883 giáo phận Trung Đàng Ngoài chia làm hai: Trung Đàng Ngoài và Bắc Đàng Ngoài, Bùi Chu, Thái Bình vẫn thuộc giáo phận Trung Đàng Ngoài. Đến năm 1906 linh mục Phêrô Munagorri có tên Việt là Trung, linh mục xứ Sa Cát (Nam Định) đã cho xây nhà thờ Thái Bình theo kiến trúc Gothic. Sau đó linh mục Phêrô Munagorri được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Trung Đàng ngoài. Đến ngày 17/8/1908 Giám mục Phêrô Munagorri thành lập giáo xứ Thái Bình.
Năm 1934, giáo phận Trung  trở thành giáo phận lớn và giám mục giáo phận đã thỉnh lên Giáo hoàng Pio XI chia giáo phận Trung làm hai và chuyển dần quyền cai quản giáo phận cho giáo sĩ Việt Nam. Ngày 12/3/1935 giáo phận Bùi Chu được thành lập, bổ nhiệm Linh mục Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn làm Giám mục phó giáo phận Bùi Chu với quyền kế vị và phần đất Thái Bình vẫn thuộc giáo phận Bùi Chu. Ngày 9/3/1936, Giáo hoàng Pio XI ban Sắc chỉ Praecipuas inter Apostolicas thành lập giáo phận Thái Bình (tách hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên từ giáo phận Bùi Chu). Ngày 15/6/1936 linh mục Gioan Casado tên Việt Nam là Thuận được bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Thái Bình.
Như vậy, mặc dù đạo Công giáo truyền vào Thái Bình sớm (1638), nhưng Thái Bình lại là giáo phận được thành lập muộn nhất trong số 10 giáo phận thuộc Tổng giáo phận Hà Nội (1936) sau gần 3 thế kỷ truyền giáo.
2. Giáo phận Thái Bình thời kỳ các thừa sai nước ngoài quản lý, điều hành
Trong những năm đầu thành lập giáo phận Thái Bình vẫn thuộc quyền quản lý và điều hành bởi các giáo sĩ nước ngoài. Theo niên giám giáo phận Thái Bình năm 2011, thì năm 1939 giáo phận Thái Bình có: 25 linh mục dòng Đa Minh người Tây Ban Nha, 12 sư huynh La San, 10 nữ tu dòng Thánh Phaolô, 280 nữ tu Dòng Đa Minh, 57 linh mục người Việt.
Sau khi được thành lập, giáo phận Thái Bình tiếp tục ổn định tổ chức, phát triển nhân sự, xây dựng các cơ sở như Tòa Giám mục, nhà thờ, nhà nguyện, cơ sở đào tạo tiểu chủng viện và các cơ sở tôn giáo khác, thành lập giáo xứ, giáo họ, dòng tu, hội đoàn.
Ngày 22/1/1941 Giám mục Gioan Casado qua đời tại Tây Ban Nha và trao quyền điều hành giáo phận Thái Bình cho thừa sai Jose Sedano tên Việt Nam là Thái, là linh mục dòng Đa Minh, người Tây Ban Nha đang coi xứ Cao Mộc. Đến ngày 24/2/1942 Tòa thánh ban sắc phong linh mục Santos Ubierna tên Việt Nam là Ninh, người Tây Ban Nha là linh mục dòng Đa Minh làm Giám mục giáo phận Thái Bình.
Năm 1954, giáo phận Thái Bình có 64 linh mục Việt Nam, 35 đại chủng sinh, khoảng 160.000 giáo dân và 21 linh mục dòng Đa Minh. Cũng năm 1954 với biến cố di cư vào nam, Thái Bình là một trong những giáo phận miền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc di cư. Sau năm 1954 giáo phận Thái Bình còn lại 13 linh mục (chủ yếu là linh mục già), 23 chủng sinh, 26 nữ tu dòng Đa Minh và khoảng 80.000 giáo dân. Cũng từ đây giáo phận Thái Bình không còn bóng dáng của các thừa sai, tu sĩ nước ngoài. Vào thời gian này giáo phận Thái Bình được giao cho Linh mục Đa Minh Đinh Đức Trụ điều hành giáo phận, khởi đầu cho sự quản lý và điều hành của giáo sĩ Công giáo người Việt Nam.
3. Giai đoạn quản lý, điều hành giáo phận của các Giám mục Việt Nam
Sau gần 6 năm làm Giám quản ngày 5/3/1960 Tòa thánh bổ nhiệm Linh mục Đa Minh Đinh Đức Trụ (1909 – 1982), quê Nam Định làm Giám mục Tông tòa giáo phận Thái Bình. Ngày 24/11/1960 Tòa Thánh thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Giám mục Đinh Đức Trụ trở thành Giám mục chính tòa đầu tiên của giáo phận Thái Bình. Cuộc di cư năm 1954 đã mang đi hầu hết thành quả mà các giáo sĩ và tín đồ Công giáo Thái Bình xây dựng trong nhiều thế kỷ. Do đó, đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất của giáo phận, đặc biệt là thiếu nhân sự, cơ sở vật chất còn đó, nhưng các hoạt động tôn giáo hầu như ngưng hoạt động.
Một trong những ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn này của Giám mục Đinh Đức Trụ là đào tạo nhân sự truyền giáo, bằng việc mở cửa tiểu chủng viện Mỹ Đức, tiếp nhận các ứng sinh vào học và thụ phong linh mục cho các chủng sinh đã đủ điều kiện; khôi phục và tổ chức lại các hoạt động tôn giáo.
Sau khi Giám mục Đinh Đức Trụ qua đời (năm 1982), ngày 30/10/1982 Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm linh mục Giuse Đinh Bỉnh (1922 – 1989), quê Nam Định làm Giám mục giáo phận Thái Bình (1982 – 1989).
Trong thời gian làm Giám mục giáo phận, Giám mục Đinh Bỉnh tiếp tục các hoạt động nhằm ổn định và phát triển giáo phận, ưu tiên phát triển nhân sự, đào tạo linh mục và củng cố đức tin, tổ chức truyền giáo, mở rộng các hoạt động của tổ chức giáo hội cơ sở.
Như vậy, các Giám mục Việt Nam đầu tiên tiếp quản giáo phận Thái Bình với đầy những khó khăn, thử thách, do biến cố di cư năm 1954, do tình hình chiến tranh khốc liệt, tình hình đất nước nghèo và kiệt quệ sau chiến tranh. Nhưng với nỗ lực quản lý và điều hành của hai giám mục người Việt Nam và sự cộng tác của chức sắc, tu sĩ, tín đồ, giáo phận Thái Bình đã vượt qua được thời kỳ khủng hoảng để ổn định và phát triển.
Năm 1989 Giám mục Giuse Đinh Bỉnh qua đời, Hồng y Trịnh Văn Căn kiêm Giám quản giáo phận Thái Bình. Ngày 3/12/1990 Tòa thánh bổ nhiệm Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang (sinh năm 1932) Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội làm Giám mục giáo phận Thái Bình (1990 - 2009).
Giai đoạn này Giám mục Nguyễn Văn Sang tiếp tục quan tâm đến vấn đề đào tạo linh mục, mở lại cơ sở đào tạo Mỹ Đức, gửi một số linh mục ra nước ngoài du học, thụ phong linh mục, tổ chức tĩnh tâm, khôi phục lại các hội đoàn, trùng tu lại các cơ sở tôn giáo, khôi phục các dòng tu, tổ chức lễ kỷ niệm các sự kiện của giáo phận. Xin Tòa thánh ban ơn toàn xá trong ba năm 1996, 1997, 1998 cho giáo phận và kêu gọi cộng đồng giáo dân ăn năn sám hối, hòa giải giữa các thành phần trong giáo hội và xã hội, tổ chức Đại hội giới trẻ của Tổng giáo phận Hà Nội tại Thái Bình.
Năm 2009 Giám mục Nguyễn Văn Sang nghỉ hưu, Tòa thánh bổ nhiệm Giám mục Phêrô Maria Nguyễn Văn Đệ (sinh năm 1946) Dòng Don Bosco, Giám mục phụ tá giáo phận Bùi Chu làm Giám mục giáo phận Thái Bình.
Giám mục Nguyễn Văn Đệ thừa kế một giáo phận ổn định và trên đà phát triển. Phát huy những thành quả của các bậc tiền bối Giám mục Đệ đã cùng với linh mục đoàn và tín đồ Công giáo Thái Bình xây dựng đường hướng hoạt động cho giáo phận hiện tại và tương lai. Kiện toàn tổ chức trong giáo phận; tiếp tục công việc đào tạo linh mục; củng cố, phát triển giáo hội cơ sở; tăng cường các hoạt động hội đoàn, dòng tu và xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự và các cơ sở phụ trợ khác; tổ chức truyền giáo và củng cố đức tin, đẩy mạnh các hoạt động từ thiện nhân đạo trong và ngoài giáo phận.
Qua 75 năm hình thành và phát triển, ngày nay giáo phận Thái Bình (gồm 2 tỉnh: Thái Bình và gần hết tỉnh Hưng Yên) là một trong những giáo phận lớn của Tổng giáo phận Hà Nội với khoảng 133.000 giáo dân, 6 giáo hạt (Thái Bình, Đông Hưng, Hưng Yên, Kiến Xương, Thái Thụy và Tiền Hải), 95 giáo xứ, 2 Giám mục, 61 linh mục triều, 9 linh mục dòng và 158 tu sĩ của một số dòng tu hoạt động trong và ngoài giáo phận. Là giáo phận sớm hội nhập theo đường hướng của Công đồng Vatican II, nhưng cũng là giáo phận giữ được những hoạt động tôn giáo mang đặc trưng của một miền quê vùng đồng bằng sông Hồng, sống gắn bó đồng hành cùng dân tộc, phục vụ hạnh phúc của đồng bào./.
Phương Liên
Khái quát về giáo phận Thái Bình nhân kỷ niệm 75 năm thành lập1.  Lịch sử hình thành Theo các sử gia Công giáo, đạo Công giáo được truyền vào Thái Bình từ năm 1638. Linh mục Felice Morelli thuộc Dòng Tên khi truyền giáo ở Đàng Ngoài đã đi đường sông đến làng Bồ Tràng để truyền giáo và chỉ trong vòng hai năm (khoảng
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz        Quay lại   Gửi đi   In trang này   Về đầu trang
Điều 70 Hiến pháp 1992 và thực tiễn áp dụng trong lĩnh vực tôn giáo
Pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam từ 1986 đến trước khi ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
Quan điểm về Nho – Phật – Đạo và tinh thần tam giáo đồng nguyên thời Trần
Các giáo hội tôn giáo ở Hoa Kỳ với vấn đề kinh doanh
Tìm hiểu pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975-1986
Phật giáo với việc cai trị đất nước
Tìm hiểu về: Vai trò của Phụ nữ trong Hồi giáo (Islam)
Cư sĩ Nguyễn Hữu Kha với những đề xuất về phương thức tu tập và sinh hoạt Tăng già
Hội nhập Phật giáo thế giới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Cái nhìn mới về tôn giáo của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay
Video
Người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam
Giao lưu văn nghệ nhân kỷ niệm 63 năm Ngày thành lập Ban Tôn giáo Chính phủ Ngày truyền thống ngành Quản lý nhà nước về tôn giáo(2/8/1955-2/8/2018)
Hành trình về nguồn đong đầy ý nghĩa
Hình ảnh
Chiêm ngưỡng những bảo tháp Phật giáo cổ xưa trứ danh Việt Nam
Khám phá khu lăng mộ cổ nổi tiếng thế giới của Triều Tiên
Gần 2 vạn người tham dự lễ cầu quốc thái dân an ở quê Bác
Audio
Ông Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ trao đổi về vấn đề dâng sao giải hạn đang diễn ra tại một số chùa
Phỏng vấn Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Cần Thơ về công tác tuyên truyền, phổ biến Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương
Ủy ban Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước vận dụng những kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo của Việt Nam


BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

Đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa,Q. Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 0243 8 248 673 . Fax: 08041313
Email: bantongiaocp@chinhphu.vn



Người chịu trách nhiệm chính: TS.Bùi Thanh Hà 
Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ

Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin,
Ban Tôn giáo Chính phủ

Email:ttttbantongiao@chinhphu.vn