Luyện tập thuyết trình tranh luận

Thứ hai , 19/01/2015, 19:28 GMT+7
     

A.  MỤC TIÊU

-     Học sinh biết nội dung tranh luận và có lý lẽ để bảo vệ cho nội dung tranh luận của mình.

-     Học sinh mở mang kiến thức về điều kiện cần và đủ của mỗi đối tượng trong bài tập tranh luận này.

B.  NỘI DUNG

1.   Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây, en hãy mở rộng lý lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn:

Đất, Nước, Không Khí và Ánh Sáng đều tự cho mình là người cần thiết nhất đối với cây xanh.

Nhân vật

Lí lẽ của nhân vật

Đất:

- Tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi,

 

cây không sống được

Nước (kể công):

- Nếu chất màu không có nước vận chuyển thì

 

câycó lớn lên được không?

Không khí (chẳng

- Cây xanh rất cần khí trời. Không có khí trời thì

chịu thua):

tất cả cây cối đều chết rũ.

Ánh sáng (nhẹ

- Cây cối dù có đủ nước, đất, không khí nhưng

nhàng nói):

thiếu ánh sáng thì sẽ không có màu xanh. Không

 

có màu xanh thì gọi là cây xanh sao được!

 

Khoa học hiện đại giúp con người có thể trồng cây trong nhiều điều

kiện khác nhau như: kĩ thuật thuỷ canh (trồng trong nước) nhưng không phải tất cả các giống cây đều trồng được trong nước. Vì thế, cả bốn yếu tố trên đều cần thiết cho cây sinh trưởng, thiếu một trong bốn yếu tốđó, cây xanh không phát triển tốt được. Bốn yếu tố Đất, Nước, Không Khí, Ánh Sáng là yếu tố cần và đủ để cây sống và phát triển trong điều kiện bình thường.

2.   Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao sau:

“Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió, còn chăng hỡi đèn

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây. ”

Thật ra, bài ca dao trên muốn mượn hai hình ảnh trăng và đèn để khuyên chúng ta biết cách hành xử trong cuộc sống. Cuộc sống có muôn mặt liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau mà nhờ đó nó hoạt động đều khắp không ngưng trệ. Cả trăng và đèn đều tượng trưng cho những người kém hiểu biết, ganh nạnh lẫn nhau. Trên quan điểm đó mà trăng và đèn đều đưa ra các yếu tố để hạ thấp giá trị của kẻ khác. Điều này thật đáng chê vì như thế chỉ chứng tỏ cho mọi người thấy điểm yếu của ta và của người đối diện mà thôi.

Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường, đèn có khi bị gió thổi tắt và trăng thì bị mây che phủ. Gió và mây ở đây tượng trưng cho những điều kiện không thuận lợi mà đèn và trăng phải chịu tắt, chịu mờ.

Trong thực tế con người luôn lo lắng cho công việc của mình được tốt bằng cách tự trang bị ánh sáng bằng đèn điện. Lúc ấy thì trăng cũng như đèn đều không cần thiết. Công bằng mà suy xét, trăng sáng tạo nên cảnh vật hữu tình, khơi dậy nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ... nhờ đó mà tạo nên những tác phẩm lưu danh muôn thuở như bản nhạc "Sonate - Ánh trăng" của Bét-tô-ven, bài thơ "Trăng" của Hàn Mặc Tử... Và từ thuở chưa có đèn điện, tác giả những tác phẩm đó đã thắp đèn ghi lại tác phẩm mà mình đã nghĩ ra. Có nghĩa là trăng và đèn đều cần thiết. Không ai là không có khả năng làm việc và công hiến. Ta nên hiểu ý giáo dục của ông cha ta trong bài ca dao trên để kế thừa tốt truyền thống cư xử nhã nhặn, lễ phép của người Việt.

Nguồn: Chơi Phong Thủy
Cach thuyet trinh bai thuyet trinh thuyet trinh la gi mau thuyet trinh ban thuyet trinh