Thứ tư, 10/3/2021 | 06:49 GMT+7

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Người Đồng Hành là Chuyên trang Thông tin Tài chính của Tạp chí điện tử Nhịp Sống Số theo Giấy phép số 197/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19/04/2016. Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ cổng thông tin này.

Đi qua Covid-19 Kết quả kinh doanh quý IV/2020 Kế hoạch kinh doanh 2021 Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 Doanh nhân Việt Nam
Chủ nhật, 22/3/2020, 17:00 (GMT+7)

Covid-19 làm gia tăng khoảng cách thu nhập trong xã hội Trung Quốc

Trọng Đại (Theo SCMP) Chủ nhật, 22/3/2020, 17:00 (GMT+7)

Khoảng 1/3 số hộ gia đình tại Trung Quốc, với thu nhập hàng năm rơi vào khoảng 10.000 - 30.000 nhân dân tệ cho biết thu nhập của họ có thể giảm mạnh trong năm 2020. Trong khi đó, đối với các hộ gia đình có mức thu nhập cao hơn, trên 200.000 nhân dân tệ/năm (tương đương 28.500 USD), con số này chỉ là 11%, theo khảo sát được thực hiện vào tháng 2 bởi Gan Li, giáo sư kinh tế Đại học Texas A&M.;

Chỉ 13% trong tổng số gia đình giàu có, với thu nhập hàng năm lên tới hơn 1,3 triệu nhân dân tệ (185.000 USD) chia sẻ Covid-19 có ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của họ. Con số này đối với những hộ gia đình thu nhập thấp hơn, dưới 423.000 nhân dân tệ (tương đương 60.000 USD) là khoảng 50%. Khảo sát được thực hiện trên khoảng 2.000 hộ gia đình có thu nhập khác nhau.

Kết quả khảo sát, chưa được chính thức công bố, ngầm ám chỉ khoảng cách thu nhập giữa người dân Trung Quốc có thể sẽ bị nới rộng thêm trong năm 2020, cho dù Bắc Kinh đã nỗ lực trong nhiều năm qua nhằm thu hẹp chênh lệch này.

Tăng thưởng thu nhập khả dụng qua các năm tại vùng nông thôn và đô thị Trung Quốc.

Tăng thưởng thu nhập khả dụng qua các năm tại vùng nông thôn và đô thị Trung Quốc.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc đã giảm 13,5% trong hai tháng đầu năm 2020, trong khi tổng giá trị bán lẻ cũng giảm đến 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2020 có thể sẽ vẫn chậm trong thời gian tới.

Cuộc khảo sát thực hiện trong tháng 2 tham khảo kết quả của một khảo sát thực hiện 2 năm 1 lần bởi Trung tâm khảo sát tài chính hộ gia đình (CHFS). Khảo sát này do Gan Li và một nhóm cộng sự tại Đại học Kinh tế và Tài chính Southwestern thực hiện.

Khảo sát mới nhất của CHFS, được thực hiện hè năm ngoái, có những gợi ý hữu ích như việc các hộ gia đình tại Trung Quốc cần một khoản tiết kiệm bao nhiêu để có thể trang trải cuộc sống, trong đó bao gồm việc mua sắm các vật dụng thiết yếu, thức ăn, tiền thuê nhà, nếu như thu nhập của họ bị ảnh hưởng do dịch bệnh.

Các gia đình phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ các công việc không ổn định chỉ có thể trụ được trong khoảng 2,3 tháng, trong khi những gia đình có nguồn thu nhập từ các công việc toàn thời gian có thể cầm cự được 5,6 tháng. Những gia đình là chủ doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh có thể trụ được lâu hơn, khoảng 9,8 tháng.

Khả năng này cũng tùy thuộc vào ngành nghề nguồn thu nhập đó phát sinh. Đối với những gia đình phụ thuộc vào một trụ cột chính làm việc trong ngành dịch vụ sửa chữa, họ có thể “sống sót” trong khoảng 3,8 tháng. Còn đối với những gia đình có thu nhập từ lĩnh vực tài chính, họ có thể trụ lại lâu hơn lên đến 9,4 tháng.

“Những thống kê này cho thấy virus có ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng tác động lên những công nhân thời vụ, bán thời gian và những gia đình thu nhập thấp là lớn nhất. Và khả năng chống chọi của họ trước những rủi ro là rất thấp”, Gan cho biết.

Andrew Batson, giám đốc công ty nghiên cứu Gavekal có trụ sở tại Trung Quốc, cho biết Covid-19 có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng.

Tổng giá trị tiền lương người lao động gửi về gia đình trong tháng 2 và tháng 3, khi nhiều lao động buộc phải ở lại quê sau tết Âm lịch hoặc không thể đi làm do nhiều nhà máy tạm thời đóng cửa, có thể giảm 800 tỷ nhân dân tệ (tương đương 114 tỷ USD), Gavekal cho biết. Nếu tính cả những người làm việc tự do thì con số này có thể lên tới hơn 1.500 tỷ nhân dân tệ (tương đương với 214 tỷ USD), chiếm 3-4% tổng thu nhập khả dụng của các hộ gia đình trên toàn Trung Quốc.

“Trong nhiều thập kỷ, những người lao động xa nhà chính là nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề nhất, vì công việc của họ thường nằm cách xa nơi sinh sống”, Batson chia sẻ. “Trong khi những nhân viên văn phòng có thể phàn nàn về sự nhàm chán khi phải làm việc ở nhà, nhưng ít nhất thì họ vẫn có thu nhập. Sự bất bình đẳng lương và thu nhập có thể bị nới rộng trong năm nay”.

Bộ Chính trị Trung Quốc hôm 13/3 cho biết 95% các doanh nghiệp lớn nằm ngoài tỉnh Hồ Bắc, tâm điểm của dịch bệnh Covid-19, đã quay trở lại làm việc trong khi chỉ có khoảng 60% các doanh nghiệp nhỏ làm được điều tương tự vì sự phục hồi chậm của các lĩnh vực như logistics, cũng như sự thiếu hụt vốn và nhiều khó khăn khác ở thời điểm hiện tại.

Nhằm ngăn chặn thực trạng bất bình đẳng thu nhập đang ngày một mở rộng, Gan gợi ý rằng chính phủ Trung Quốc nên cho phép các hộ gia đình có thể chậm trả các khoản vay thế chấp mua nhà, trợ cấp tiền mặt cho bộ phân người dân có thu nhập thấp.

Nếu như mỗi gia đình có thu nhập dưới 60.000 tệ (tương đương 8.500 USD) nhận được khoản trợ cấp trị giá 1.620 tệ (tương đương 231 USD) thì sẽ có đến 176 triệu người được hưởng lợi từ chính sách này. Tổng số tiền chính phủ phải chi ra có thể lên đến 286 tỷ nhân dân tệ (tương đương 40,8 tỷ USD) sẽ không trở thành một gánh nặng quá lớn đối với ngân sách của quốc gia.

Tỷ lệ nợ công trên GDP của Trung Quốc dưới 40% trong năm 2019, thấp hơn so với các quốc gia phát triển như Nhật Bản và Mỹ.

“Các chính sách trợ cấp chỉ là tạm thời”, ông cho biết. “Chính phủ nên phát hành trái phiếu nhằm giải quyết vấn đề ngân sách”.

Thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại Trung Quốc đã cải thiện đáng kể trong vòng 2 thập kỷ qua, một phần là do thu nhập của người dân tại khu vực nông thôn tăng nhanh hơn so với những người dân sống tại khu vực thành thị. Thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đã tăng 9,6% trong giai đoạn 2018-2019 lên mức 16.021 nhân dân tệ/người/năm (tương đương 2.300 USD), trong khi con số này ở khu vực thành thị là 7,9% và đang ở mức 42.359 nhân dân tệ/người/năm (tương đương 6.000 USD).

Hệ số Gini, chỉ số đánh giá phân phối thu nhập có giá trị từ 0 đến 1. Chỉ số này tại Trung Quốc rơi vào ngưỡng 0,479 vào năm 2003 và 0,465 vào năm 2016. Giá trị này càng lớn nghĩa là thực trạng bất bình đẳng thu nhập càng nghiêm trọng.

Chỉ số Gini của Trung Quốc.

Chỉ số Gini của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lại cho thấy một “bức tranh” hoàn toàn trái ngược. Một nghiên cứu thực hiện bởi hai học giả Xie Yu và Zhou Xiang đã cho thấy thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại Trung Quốc rất cao vào năm 2005 và 2015, với hệ số Gini lần lượt ở mức 0,53 và 0,55.

Một nghiên cứu khác thực hiện bởi Thomas Piketty, một nhà kinh tế học người Pháp, cho thấy mức độ bất bình đẳng tại Trung Quốc đã có thời điểm tiệm cận với các quốc gia Bắc Âu, nhưng hiện tại lại đang bám sát Mỹ.

10% những người có thu nhập cao nhất Trung Quốc có thể kiếm được số tiền tương đương 41% tổng thu nhập quốc dân của quốc gia này trong năm 2015, lớn hơn nhiều so với con số 27% vào năm 1978, theo kết quả nghiên cứu.

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo