Kề về nguời thân – kể về bà em.

Cũng có nhiều đêm tối trông trăng tỏ, bà đã từng kể chuyện đời xưa cho tôi nghe. Giọng kể của bà mới ấm áp và truyền cảm làm sao. Chính bà đã đưa tôi vào xứ sở huyền ảo thần kì của Tấm Cám, Hồ Gươm, Cây Khế...

Vào một buổi trưa, tôi đang ngồi đọc học bài thì bỗng nghe giọng hát khàn khàn quen thuộc vang lên:

Con ơi con ngủ cho say

Mẹ con lặn lội đêm ngày nuôi con.

Ấy là giọng hát của bà Hai ở cạnh nhà tôi. Bà đang hát cho cháu bà ngủ. Thường ngày, tôi ít hay để ý đến. Nhưng trưa nay, bỗng dưng tôi cảm thấy nó thấm thìa làm sao! Giọng hát đó dường như bộc bạch được tình thương cháu vô bờ bến của bà. Tôi sực nhớ lại hồi thơ ấu, lúc bà tôi còn sống với biết bao kỉ niệm không thể mờ phai.

Hồi ấy, tôi vừa lên tám thì bà tôi đã ngoài bảy mươi. Da mặt đã nhăn nheo làm nổi hẳn đôi má hóp. Tôi còn nhớ mãi những buổi trưa hè như thế này, bà ôm tôi dỗ ngủ trên chiếc võng bên hiên nhà. Tiếng võng đưa kẽo kẹt, giọng hát bà ru buồn buồn. Giờ đây những âm thanh trìu mến ấy tưởng như còn văng vẳng bên tai tôi. Những buổi chiều dịu nắng, bà ra vườn, tôi cũng chạy theo. Trong lúc bà tỉa lá, bắt sâu hay quét dọn thì tôi đứng bên bờ ao hứng gió, mải mê nhìn ngắm những đàn chim vỗ cánh bay về tổấm, từng đàn cá tung tăng bơi lội dưới làn nước trong xanh.

Cũng có nhiều đêm tối trông trăng tỏ, bà đã từng kể chuyện đời xưa cho tôi nghe. Giọng kể của bà mới ấm áp và truyền cảm làm sao. Chính bà đã đưa tôi vào xứ sở huyền ảo thần kì của Tấm Cám, Hồ Gươm, Cây Khế... Những đêm động lạnh giá bà đã từng nhẹ gót bên giường tôi để vén mùng nhẹ tay xổ mềnđắp ấm cho tôi…. Những buổi trưa trời nắng gắt bà cũng đã từng che dù đưatôi đến lớp học. Chiều đến bà lại đứng trước cửa ngõ trông tôi về. Vừa thấy tôi là gương mặt nhăn nheo của bà lộ hẳn nét vui tươi. Bà đưa tay ra ôm lấy tôi trìu mến. Tôi còn nhớ mãi một hôm, trong nhà có đám giỗ, tôi đòi nghỉ không chịu đi học. Má tôi đã hết sức khuyên bảo nhưng tôi không nghe. Bà tôi buồn bã ôm lấy cháu, giọt nước mắt từ từ lăn dài trên đôi má nhăn nheo của bà. Với giọng khàn khàn, bà âu yếm bảo:

-    Con đi học đi. Nghe lời bà. Thế nào bà cũng để bánh thật nhiều cho con.

Tôi "dạ" một tiếng rồi ngước mắt lên nhìn bàđể tiếp đón một nụ cười nở trên đôi môi khô héo. Tôi đi học không phải vì bà để bánh nhiều mà chính vì những giọt nước mắt của bà.

Tôi còn nhớ như in cái ngày được tin tôi thi đậu bằng Tiểu học vào lọai giỏi, bà đã xúc động đến rơi nước mắt, ôm chầm lấy tôi:

-    Con học đâu thua gì ba con hồi xưa. Phải chi ông nội con còn sống, ông mừng lắm...

Tôi cũng vô cùng mừng rỡ, cứ nhảy nhót như một chú chim non, trong khi bà bước lại bàn thờ ông thì thầm gì đórồi cắm một nén nhang đỏ rực. Bà ân cần hỏi tôi:

-    Con muốn nội thường con cái gì? Con muốn mua gì, con muốn ăn gì...?

Tôi chỉ xin bà gói bánh tai heo và gói kẹo gừng, hai thứ quà mà đi đâu bàcũng mua về cho tôi.

Nhưng không đầy một năm sau đó, bà tôi bệnh nặng và đã về bên ông.

Tuy bà đã mất, nhưng hình ảnh thân thuộc của bà và biết bao kỉ niệm gắn liền với tuổi thơ không thể nào phai trong tâm khảm tôi.

Tình thương chan chứa của bà như một ngọn lửa lâu nay âm ỉ trong tâm hồn tôi, trưa nay, bất chợt đã cháy bùng lên. Ngọn lửa này cháy bùng lên nhờ đâu nếu không phải là nhờ tiếng bà Hai ru cháu bộc bạch được tình bà thương cháu vô bờ kia!

Bài làm 2

Khi còn bé, tôi thường được ba mẹ gửi về quê với bà. Bà tôi có khuôn mặt nhỏ, nhăn nheo. Khi cười các nếp nhăn răn túm vào nhau.

Bà bán rau ở chợ làng, lúc nào cũng tất tả với gánh rau. Đôi chân đi đất lâu ngày bè ra, nứt nẻ, sần sùi. Ba mẹ tôi mua cho bà đôi dép mới, bà cất dép dưới gầm giường “Bà đi đất quen rồi, đi dép nhựa vướng chân lắm!”.

Mỗi buổi được chợ, trong gánh của bà bao giờ cũng có quà cho tôi: kẹo bột, kẹo lạc, kẹo mứt... rồi táo, chuối, bưởi, hồng... nhưng tôi thích nhất là kem. Tôi thường sướng run lên khi mở quang gánh, thấy cái que màu xanh hơi chảy đểtrong cái cặp lồng nhôm. Thanh toán gọn que kem rồi, tôi còn mê mải liếm cặp lồng.

Nhưng có lần nghe bà bảo: “Cha bố mày, đấy là bà còn đi rõ nhanh về cho kem khỏi chảy đấy nhé”. Sau lần ấy, tôi kiên quyết không ănkem nữa dù trong bụng thèm ơi là thèm. Vì cả buổi chợ bà đã mệt lắm, lúc về tôi còn bắt bà chạy nữa sao được? Bà thì ngạc nhiên lắm, chẳng hiểu tại sao “mèo lại chê chuột”?

Những ngày ấytrẻ em chẳng bao giờ được cầm tiền. Thế mà cuối năm học lớp sáu, chẳng hiểu sao phần thưởng cho học sinh giỏi trường tôi làtiền. Những mười nghìn đồng. Tôi mua ngay cho bà một đôi dép nhựa, màu nâu rồi nằng nặc đòi bà đi ngay.

Bà thích đôi dép ấy lắm, đến đâu cũng khoe “con bé cháu còn mua dép cho tôi nữa đây này”, rồi cười rưng rưng. Ba mẹ rồi bà con trong làng cứ cười bảo “chỉ có con bé con này là giỏi, bảo được bà nó đi dép”.

Năm sau, bà ốm nặng, chân tay sưng phù lên, chẳng đi được đến đâu. Đôi quang gánh nằm hiu hắt trong góc bếp. Thế mà hễ bước xuống khỏi giường là bà đòi đi đôi dép tôi mua.

Cái đôi dép trẻ con mua vụng, cứng lắm, chân bà lại sưng to. Chỉ xỏ chân vào thôi cũng đã đau lắm. Các cô chú mua mấy đôi dép mềm mà khuyên thế nào bà cũng không chịu đi, cứ bảo đi đôi nhựa kia quen chân, chẳng đau tí nào.

Thế rồi gần hai năm sau, bà ra đi, mãi mãi. Tôi ngẩn ngơ hụt hẫng mất một dạo. Rồi ngày “thay áo” cho bà, trời mưa rét. Lúc tấm ván thiên bật ra, tôi òa khóc khi thấy dưới di hài nơi ngày xưa là đôi chân bè ra vẫn còn nguyên đôi dép nhựa màu nâu. Đôi dép nhựa cứng mà tôi đã mua cho bà. Bà ơi, chân bà sưng to, sao bà lại đi đôi dép ấy? Mang đôi dép ấy thì đi lại làm sao được, bà ơi...

Tin cùng chuyên mục