Thương hiệu Miliket từng 'vang bóng 1 thời' nay phải 'vật lộn' để sinh tồn

Theo thời gian, thị trường ghi nhận sự vươn lên của nhiều tên tuổi mới, thị phần của của Colusa - Miliket ngày càng thu hẹp.

Là một trong những thương hiệu nổi tiếng của người Việt có tuổi đời gần 50 năm, giờ đây Miliket đang vật lộn tìm cách để tiếp tục sinh tồn.

Đặt kế hoạch đi ngang

Ban lãnh đạo Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa- Miliket (UPCoM: CMN) cho biết, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2020 gặp rất nhiều khó khăn do giá nguyên phụ liệu tăng cao, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành gay gắt.

Thương hiệu mì Miliket vang bóng 1 thời.

Thương hiệu mì Miliket vang bóng 1 thời.

Kết quả, tổng sản lượng bán ra đã giảm 2% so với năm 2019, chỉ đạt 18.574 tấn; tổng doanh thu cũng giảm 2% chỉ còn 624 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 11%, chỉ còn 22,1 tỷ đồng.

Kế hoạch sản lượng tiêu thụ năm nay được dự tính đạt khoảng 19.000 tấn, mang về tổng doanh thu 710 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế bằng năm 2020 với 22,1 tỷ đồng.

HĐQT đề nghị ban lãnh đạo công ty thực hiện quản lý tốt trong công tác sản xuất, tiết kiệm, định mức trong sản xuất và đạt được hiệu quả lợi nhuận cao.

Cùng với đó, đẩy mạnh hơn nữa trong công tác phát triển thị trường, tập trung làm công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng nhằm phát triển sản lượng, doanh số cũng như quản lý tài chính, theo dõi, giám sát chặt công nợ, hàng hóa bán theo kế hoạch đảm bảo không để phát sinh công nợ tồn đọng.

Từ thương hiệu lớn đến sự lãng quên

Miliket là một trong 13 nhà máy đầu tiên được xây dựng để phát triển ngành công nghiệp nhẹ tại Việt Nam, tiền thân là hai xí nghiệp: Chế biến lương thực thực phẩm Colusa (1972) và Lương thực thực phẩm Miliket (1995).

Hai doanh nghiệp này được sáp nhập vào tháng 4/2004, với tên gọi Xí nghiệp chế biến Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket để thực hiện cổ phần hóa.

Xí nghiệp chế biến Lương thực Thực phẩm Colusa thành lập năm 1972 với tên gọi Công ty sản xuất chế biến mì ăn liền Safoco Sài Gòn thực phẩm. Còn Xí nghiệp Lương thực Thực phẩm Miliket thành lập năm 1995, sáp nhập từ 2 cửa hàng Lương thực Thủ Đức và Lương thực quận 5.

Tháng 8/2006, công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 48 tỷ đồng. Từ đó đến nay công ty chưa tiến hành tăng vốn.

Tính đến 15/11/2016 Colusa - Miliket có 4 cổ đông lớn nắm giữ tổng cộng 80,51% vốn điều lệ công ty, trong đó Tổng công ty Lương thực Miền Nam (VNF2 – Vinafood 2) là cổ đông lớn nhất, sở hữu 30,72% vốn, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam Vinataba sở hữu 20,41% vốn.

'Huyền thoại' mì hai tôm Miliket đã trở thành ký ức đẹp của nhiều thế hệ người Việt Nam trong 1-2 thập kỷ cuối thế kỷ 20 và là một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam, thống lĩnh gần như toàn bộ thị trường mì ăn liền tại Việt Nam, cũng được xem là thương hiệu “độc quyền” trên thị trường trong hàng chục năm của thập niên 70, 80.

 

Thương hiệu này nhắm vào phân khúc giá rẻ, bình dân, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nhưng cũng từng có giai đoạn mì tôm Miliket trở thành món đồ ăn xa xỉ với nhiều người, khi chúng chỉ được bán tại các cửa hàng tạp hóa quốc doanh.

Miliket nổi tiếng đến mức hình ảnh hai con tôm chụm đầu vào nhau in ngoài bao bì đã trở thành biểu tượng, thành thói quen và thành luôn cái tên chung cho các loại mì gói được sản xuất về sau này.

Theo chia sẻ của nhiều người tiêu dùng lớn tuổi, những năm 80 của thế kỷ trước, mì tôm Miliket chỉ có 2 sản phẩm chính là mì gói giấy với hình ảnh 2 con tôm trên bao bì và mì ký (bán theo kg) với hình ảnh 4 con tôm trên mỗi túi 1 kg.

Sau năm 2000, sự gia nhập thị trường của nhiều hãng mì ăn liền trong và ngoài nước đã khiến vị thế “độc quyền” của Miliket dần mất đi.

Sau năm 2000, sự gia nhập thị trường của nhiều hãng mì ăn liền trong và ngoài nước đã khiến vị thế “độc quyền” của Miliket dần mất đi.

Không có thống kê nào về kết quả kinh doanh của vua mì tôm Miliket những năm trước 2000 được công bố, tuy nhiên với vị thế “độc quyền”, thành công mà Miliket gặt hái được thời điểm đó không ai có thể phủ nhận.

Sau năm 2000, sự gia nhập thị trường của nhiều hãng mì ăn liền trong và ngoài nước đã khiến vị thế “độc quyền” của Miliket dần mất đi.

Các hãng mì mới xuất hiện với nguồn lực mạnh mẽ hơn rất nhiều và đầu tư, quảng bá hình ảnh những gói mì ăn liền ấn tượng với hình ảnh minh họa trên bao bì bắt mắt cùng với kênh phân phối rộng lớn. Ra đời sau nhưng nhờ tiềm lực lớn, Vina Acecook, Masan, Asia Foods… nhanh chóng chiếm thị phần của Miliket.

Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ lắm tiền nhiều của, mặc dù không có điều kiện chi nhiều tiền quảng cáo, Miliket vẫn tìm được chỗ đứng cho riêng mình, đó là tập trung vào phân khúc nông thôn, những người thu nhập thấp và phân phối sản phẩm cho các quán lẩu, chứ không bán rộng khắp.

Doanh nghiệp cũng đã phát triển thêm nhiều sản phẩm khác để bắt kịp những thay đổi của thị trường. Miliket sản xuất thêm phở, cháo, hủ tiếu, miến ăn liền và lấn sân sang các mặt hàng gia vị như: nước tương, tương ớt, bột canh, nước chấm thực vật... Các sản phẩm của doanh nghiệp đã xuất hiện tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Myanmar, Singpore...

Đặc biệt, Miliket cũng là một trong số ít đơn vị vẫn sản xuất sản phẩm mì ký - sản phẩm mà hầu hết thương hiệu lớn hiện nay không sản xuất. Nhờ đó, mì 2 con tôm vẫn sống khỏe trong thị trường ngách với tập khách hàng riêng của mình và đang lớn mạnh về doanh thu.

Tuy nhiên, hoàng kim ấy cũng không kéo dài khi các đối thủ cũng nhìn ra con đường mà Miliket đang đi và cũng không bỏ qua bất cứ cơ hội nào.

Không có chiến dịch quảng cáo, truyền thông rầm rộ nào, cũng không có dòng sản phẩm mới mang tính đột biến, Colusa - Miliket càng bộc lộ việc không thực sự chú trọng đầu tư cho năng lực sản xuất. Quy mô sản lượng tiêu thụ, doanh thu của Công ty gần như không tăng trưởng trong 3 năm qua.

Ở thời điểm hiện tại, cái tên Miliket đã “lép vế” rõ rệt trong cuộc đua với các ông lớn cùng ngành khi cuối năm 2020, Colusa - Miliket đã có năm suy giảm lợi nhuận thứ 2 liên tiếp, kể từ năm 2018.

'Cú ngã bạc tỷ' của Văn Toàn: Chủ shop thời trang VAT09 còn kinh doanh những gì?

'Cú ngã bạc tỷ' của Văn Toàn: Chủ shop thời trang VAT09 còn kinh doanh những gì?

Từ 'cú ngã', tiền đạo Nguyễn Văn Toàn đã nắm bắt thời cơ kinh doanh có 1-0-2 đã cho ra mẫu áo phông mới ngay lập tức "gây sốt" khắp các trang mạng xã hội và người hâm mộ đua nhau săn lùng. 

Theo diendandoanhnghiep.vn

Chủ đề :

doanh nghiệp

 
List comment
 
 
Trồng loài cây chỉ lấy hoa đỏ, mỗi năm người dân thu cả trăm triệu đồng
icon

Sau khi chuyển đổi sang trồng cây Atiso đỏ lấy hoa cho năng suất cao, người dân huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) đã có nguồn thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/năm nên nhiều hộ đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng.

 
 
Bên trong công viên quy mô nhất khu vực Mỹ Đình có gì?
icon

Hà Nội đang vào kỳ nắng nóng kỷ lục với nền nhiệt luôn ở mức 40 độ C. Trong những ngày này, cư dân Hà Thành càng thấy rõ giá trị của những tổ hợp chung cư “chỉ nhìn thôi đã mát” như The Matrix One.

 
 
Trải nghiệm sống “sướng” cả trong những ngày giãn cách
icon

Mọi nhu cầu sống thiết yếu đều được bố trí thuận tiện dưới chân nhà; cộng đồng cư dân văn minh; Ban quản lý luôn quan tâm, chăm lo tới đời sống cư dân… là những yếu tố khiến Vinhomes Ocean Park được lòng cư dân.

 
 
Thủ phủ chè Bảo Lộc bị băm nát bởi các dự án bất động sản
icon

Hàng chục hecta chè trù phú ở TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, đang bị đào bới để phân lô, bán nền. Hàng nghìn cây chè cổ thụ bị đào bật gốc nhường đất cho dự án.

 
 
So găng thu nhập nhân viên 'Big 4' ngân hàng
icon

Trong 4 ngân hàng, chỉ có 1 ngân hàng có thu nhập bình quân nhân viên trên 30 triệu đồng/tháng. Năm 2020, cả 4 ngân hàng đều không tăng mạnh lương thưởng cho nhân viên, thậm chí giảm 1,2-2,6 triệu đồng/tháng.

 
 
Cổ phiếu PDR liên tục đạt đỉnh, Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt vào Top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán
icon

Liên tiếp những phiên tăng giá kể từ đầu tháng 6 đã giúp cổ phiếu PDR của CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt lập đỉnh giá mới sau khi tăng 20% kể từ đầu tháng.

 
Bất động sản hạ nhiệt, lộ chiêu trò của “tập đoàn cò” đất
icon

Cùng với đăng tải các thông tin ảo về giá thị trường bất động sản lên các trang mạng, tập đoàn “cò” còn tung người đi khắp nơi tạo ra các giao dịch giả, đánh vào tâm lý các nhà đầu tư.

 
Tôm rừng bò chi chít trên cây, giá nửa triệu đồng/kg
icon

Tôm rừng là loài không sống ở dưới nước mà sống trong hang đá hoặc trên cây, được coi là đặc sản Lạng Sơn với giá bán cao từ 300.000 - 500.000 đồng/kg.

 
Ngân hàng cho vay vẫn nhiều hơn tiền huy động được
icon

Cho vay khách hàng tăng trưởng 3,2%, cao hơn đáng kể tăng trưởng tiền gửi của khách hàng (1,4%), mức chênh lệch này lớn hơn so với cùng kỳ 2020 

 
Vụ xây nhà vườn trái phép giữa rừng thủy điện: Lúng túng xử lý vì không xác định được nguồn gốc đất?
icon

Khu vực xây dựng tổ hợp nhà vườn trái phép ở thôn 8 xã Nhân Cơ (huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) có tới 3 văn bản xác định 2 loại đất khác nhau khiến lãnh đạo xã lúng túng trong việc xử lý vi phạm