Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Bệnh đậu mùa khỉ lan rộng tại nhiều nước

Trong khi châu Âu và châu Mỹ tiếp tục là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất của bệnh đậu mùa khỉ, nhiều nước châu Á cũng ghi nhận những trường hợp đầu tiên mắc bệnh. Indonesia ngày 20/8 xác nhận ca đầu tiên. Trước đó, Singapore, Philippines và Thái Lan cũng đã ghi nhận những bệnh nhân đầu tiên.
Nước lũ cuốn trôi cây cầu tại bang Himachal Pradesh, Ấn Độ. (Ảnh REUTERS)

Mưa lũ hoành hành tại các nước Nam Á

Theo Tân Hoa xãReuters, Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia (NDMA) của Pakistan ngày 20/8 cho biết, chỉ trong 24 giờ đã có ít nhất 26 người chết và 145 người bị thương trong các sự cố do mưa lớn và lũ quét. Ước tính, cả nước có khoảng 27.870 ngôi nhà bị phá hủy. Tổng số người chết tại Pakistan trong đợt mưa lũ từ giữa tháng 6 đến nay đã lên 728 người.
Xe cung cấp nước lưu động cho người dân tại thành phố Trùng Khánh. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Trung Quốc ứng phó với thời tiết cực đoan

Thời gian qua, các hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường và khắc nghiệt xảy ra ở các vùng miền Trung Quốc, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân và các hoạt động kinh tế-xã hội, khiến quốc gia này đang phải dồn sức ứng phó và khắc phục hậu quả của thiên tai.
Tàu chở ngũ cốc neo tại cảng Chornomorsk, Ukraine ngày 29/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Duy trì tuyến xuất khẩu lương thực qua Biển Đen

Duy trì tuyến xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Ðen là một trong những vấn đề trọng tâm trong chuyến thăm Ukraine của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Sau gần một tháng triển khai, "sáng kiến ngũ cốc Biển Ðen" đã có bước khởi đầu thuận lợi, song vẫn còn nhiều trở ngại để dòng chảy lương thực này tiếp tục thông suốt.
Cờ của EU bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu tại Bỉ, ngày 17/6/2022. (Ảnh: Reuters)

EU kết thúc 12 năm giám sát tài chính Hy Lạp

Ngày 20/8, Hy Lạp xác nhận đã chính thức chấm dứt giai đoạn 12 năm qua chịu sự giám sát tăng cường về tài chính của Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc khủng hoảng nợ công nghiêm trọng, qua đó giúp Athens giờ đây có quyền tự chủ lớn hơn trong đối chính sách kinh tế của nước này.
Iran đạt thỏa thuận với Syria và Iraq về xây dựng các nhà máy lọc dầu. (Ảnh Tehran Times)

Dầu mỏ Iran trở lại thị trường thế giới

Thực hiện kế hoạch thu hút 125 tỷ USD đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành dầu khí của Iran trong vòng bốn đến tám năm tới, người đứng đầu Cơ quan Kế hoạch và Ngân sách Iran (PBO) Masoud Mirkazemi (M.Mia-ca-dê-mi) cho biết, chính phủ nước này đã ký thỏa thuận với các doanh nghiệp trong nước để đầu tư 29 tỷ USD vào các dự án dầu mỏ và khí đốt.
back to top