Từ triển lãm tranh sơn mài của nhóm Sơn Ta Việt Nam: Đẹp nhưng chưa đột phá

Việt Văn |

Sơn mài Việt Nam đang được “chấn hưng” bằng đề án quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL) với mong muốn đưa sơn mài trở thành thương hiệu quốc gia. Vì thế triển lãm lần thứ 5 của nhóm Sơn Ta tại 29 Hàng Bài (Hà Nội) khai mạc chiều 1.6 thu hút giới chuyên môn lẫn người xem.

Những nỗ lực đáng khen

Nhóm Sơn Ta Việt Nam được thành lập vào tháng 4.2013  bởi hoạ sĩ Nguyễn Việt Đức, với mục đích sử dụng sơn ta truyền thống cho tranh sơn mài, sự độc đáo của hội họa Việt Nam. Dự án đầu tiên của nhóm có khoảng 50 hoạ sĩ sơn mài tham gia và hợp tác với các làng nghề như Hạ Thái và Chuyên Mỹ, các nghệ nhân sơn mài và các nghệ nhân quì vàng bạc. 30 tác phẩm đã được chọn để triển lãm tại Nga vào năm 2014 cho ngày văn hóa Việt - Nga. Triển lãm thứ hai là vào năm 2015 và điều đáng nói là các tác phẩm sơn mài lần này mang nhiều phong cách từ siêu thực đến trừu tượng, ấn tượng. 2 triển lãm tiếp theo vào năm 2016, 2018 tiếp tục cho thấy những sáng tạo của các họa sĩ trong đó có việc cố gắng biểu đạt đưa những sắc thái khác nhau của màu lam vào trong tranh sơn mài.  

Việc sử dụng sơn ta cho tranh sơn mài là một nỗ lực bảo tồn nghệ thuật truyền thống rất đáng khen khi nhiều họa sĩ sơn mài có xu hướng chạy theo thị trường đã sử dụng sơn công nghiệp, sơn pha chế, thậm chí bỏ hẳn công đoạn mài tranh chỉ cốt cho sản phẩm ra đời nhanh, tiêu thụ nhanh. Hiện nay trên thị trường, tranh sơn mài với chất liệu sơn ta luôn là tranh bán đắt nhất vì cũng là loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam. Một tác phẩm cỡ 75x110cm dao động từ 4.000-10.000USD tùy theo tên tuổi tác giả và chất lượng tranh. Một số họa sĩ nước ngoài từng đến Việt Nam rất thích thú và theo học vẽ tranh sơn mài. Tiêu biểu như nữ hoa sĩ người Nhật Saeko Ando đã dành 18 năm ở Việt Nam học hỏi và vẽ tranh sơn mài, trở thành một tác giả có phong cách sáng tạo riêng và là người nước ngoài đầu tiên gia nhập Hội Mỹ thuật Hà Nội.

Triển lãm lần thứ 5 của nhóm Sơn Ta lần này có 18 tác giả, với nhiều cách thức biểu hiện cố gắng khai thác sức sáng tạo của sơn mài, trong khi vẫn phát huy ưu thế bóng, nhẵn, sâu của sơn mài.

Nhưng vẫn thiếu sự đột phá mạnh mẽ

Nguyễn Tuấn Cường vốn là một giảng viên mỹ thuật thích vẽ tĩnh vật, thường là những vật dụng đơn giản của vùng quê Việt… và tranh của anh tạo được độ sâu, độ bóng để hút mắt người xem. Hay Nguyễn Đức Việt đi tìm gương mặt mình qua nhiều tác phẩm từ hiện thực đến siêu thực, trừu tượng. Chu Viết Cường lại say sưa với những bức tranh bản làng miền núi tươi tắn với những ấn tượng riêng... Có một số tác phẩm về giếng mang xu hướng đương đại rõ nét. Có những giấc mơ và ký ức mờ nhòe, chồng lấp được thể hiện trong tranh. Và có  tác phẩm vẽ chân dung một người đàn bà đầy tâm trạng, có bức tranh thể hiện thiếu nữ ngủ ngày gợi nhớ tới bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương... Tuy nhiên, nhìn toàn cục, phòng tranh vẫn thiếu đi chất đương đại, thiếu những dấu ấn cá nhân mạnh mẽ.

Loanh quanh vẫn là những chủ đề quen thuộc hoa sen, phong cảnh làng quê (cây cối, giếng nước, cầu ao, cổng làng…), chân dung thiếu nữ, bà già truyền thống... Thiếu những hình ảnh về cuộc sống đương đại hôm nay, gương mặt những con người hôm nay với khí chất mới, thiếu những câu chuyện của gia đình trung lưu, thượng lưu.

Phải chăng vì suy nghĩ chất liệu truyền thống, màu sắc truyền thống phải đi kèm với đề tài truyền thống thì mới hòa hợp? Hay bởi tranh vẽ những chủ đề truyền thống quen thuộc dễ bán, dễ treo ở các khách sạn, gallery, nhà hàng…?

Và làm sao các họa sĩ có thể vượt biên, ra biển lớn, hòa nhập vào xu hướng mỹ thuật đương đại trên thế giới, nếu cứ tự bó chân mình trong “lũy tre làng”?

Trong nghệ thuật, ấn tượng là yếu tố quan trọng hàng đầu, sự bắt mắt về tạo hình, bố cục, màu sắc, sự khai phá ngôn ngữ thể hiện mới sẽ hấp dẫn người xem trước khi đi đến ý tưởng tác giả. Triển lãm lần này có nhiều tác phẩm đẹp nhưng chưa tạo ra những ám ảnh thị giác và những ý tưởng độc đáo, thuần khiết.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Bốn mùa trong tranh sơn mài tuyệt đẹp của các họa sĩ Việt

Quỳnh Chi |

Với nhiều họa sĩ sơn mài hiện đại, tư duy cởi mở hơn và cách kết hợp chất liệu táo bạo, mùa xuân có thể chỉ là những khoảng trời cao trong xanh mướt, những khóm cây tràn đầy sức sống vì tưới tắm đủ đầy sinh khí đất trời.

Sơn mài lúng túng với quy chuẩn thương hiệu quốc gia

TƯỜNG MINH |

Sơn mài Việt Nam đang được chấn hưng bằng một đề án quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL). Và có một câu hỏi giờ vẫn đang bỏ ngỏ cần chung tay để giải đáp: Làm thế nào để sơn mài, chất liệu hội họa độc đáo của Việt Nam, trở thành thương hiệu quốc gia trong công nghiệp văn hóa hiện nay?

Sơn ta mới tạo nên sự độc đáo của sơn mài

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN) |

Sơn mài được chọn làm thương hiệu quốc gia và đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” do Bộ VHTTDL, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức, thực hiện nhằm thực hiện quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8.9.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm về vấn đề này.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022. 

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Bốn mùa trong tranh sơn mài tuyệt đẹp của các họa sĩ Việt

Quỳnh Chi |

Với nhiều họa sĩ sơn mài hiện đại, tư duy cởi mở hơn và cách kết hợp chất liệu táo bạo, mùa xuân có thể chỉ là những khoảng trời cao trong xanh mướt, những khóm cây tràn đầy sức sống vì tưới tắm đủ đầy sinh khí đất trời.

Sơn mài lúng túng với quy chuẩn thương hiệu quốc gia

TƯỜNG MINH |

Sơn mài Việt Nam đang được chấn hưng bằng một đề án quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL). Và có một câu hỏi giờ vẫn đang bỏ ngỏ cần chung tay để giải đáp: Làm thế nào để sơn mài, chất liệu hội họa độc đáo của Việt Nam, trở thành thương hiệu quốc gia trong công nghiệp văn hóa hiện nay?

Sơn ta mới tạo nên sự độc đáo của sơn mài

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN) |

Sơn mài được chọn làm thương hiệu quốc gia và đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” do Bộ VHTTDL, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức, thực hiện nhằm thực hiện quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8.9.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm về vấn đề này.