Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 17/05/2023 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Miếu bà Vương Phi họ Lê - Một di tích lịch sử, văn hóa ghi dấu thời kỳ

M

iếu bà Vương Phi họ Lê thuộc địa phận làng Sa Trung, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Nằm cách thị xã Đông Hà - trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị khoảng 30 km về phía Bắc; cách thị trấn Vĩnh Linh khoảng 3km về phía Tây. Miếu bà Vương Phi họ Lê là một di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu ghi dấu thời kỳ chiêu dân, lập ấp, mở mang bờ cõi củâ ông cha ta dưới thời Lê Sơ.

Cũng như bao ngôi làng khác trên vùng đất Quảng Trị, làng Sa Trung (Tức làng Sa Lung ngày xưa)(1) ra đời và phát triển gắn liền với quá trình Nam tiến của quốc gia Đại Việt. Xưa vùng đất này thuộc vương quốc Chăm Pa, từ năm Kỷ Dậu (1069) sau sự kiện vua Lý Thánh Tông đem quân đánh và bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Để được tha về, Chế Củ xin dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh. Kể từ đây, ba châu này được sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Châu Ma Linh là phần đất hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh ngày nay(2). Vua Lý cho đổi châu Địa Lý làm châu Lâm Bình, châu Ma Linh làm châu Minh Linh, xuống chiếu chiêu mộ dân đến ở và tổ chức việc cai trị. Đáp ứng lời chiêu mộ ấy, nhiều người đã từ miền Bắc, đa số là dân Nghệ Tĩnh vào khai khẩn làm ăn. Tuy nhiên, những đợt di dân này còn thưa thớt, Mãi đến đời nhà Hồ thế kỷ XIV và đặc biệt sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi, nhà Lê lên nắm quyền ổn định về mọi mặt, chủ trương di dân vào xứ Thuận - Quảng diễn ra trên quy mô lớn và chính trong giai đoạn này rất nhiều làng ở châu Minh Linh được thành lập như: Cổ Trai, Huỳnh Công, Hồ Xá của huyện Vĩnh Linh... trong đó có làng Sa Lung (Tức làng Sa Trung, Vĩnh Linh ngày nay).

Theo thế phả họ Lê(3) - một dòng họ được coi là tiền khai khẩn ở làng Sa Trung, viết từ năm 1663, đến đời Thiệu Trị (1841), người cháu đời thứ 12 là tiến sĩ Lê Đức - Tổng đốc Vĩnh Long, nghiên cứu và tu bổ lại sau khi tìm về cố quận là làng Sa Lung, Tổng Sa Lung, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định để xác minh nguồn gốc họ Lê. Với thế phả này, thì ông Thuỷ Tổ của họ có tên là Lê Viết Thức, người huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã có công đầu khai sinh ra làng Sa Lung. Ông đã sinh hạ ba người con “Trai vinh, gái quý, trực tiếp khai sơn phá trạch, chiêu dân lập ấp, để lại công lao to lớn trăm đời sau không thay đổi”.

Trong sách “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An chép từ thời nhà Mạc năm 1553 đã đề cập đến Bà Vương Phi họ Lê và các người anh của bà như sau: “Bà Phi họ LêBà vốn quê xã Sa Lung, châu Minh Linh, vốn là con gái vào hầu hạ trong cung. Lúc Mẫn Lệ Vương (tức Vua Lê Uy Mục) còn ở tiềm để (nơi ở của các ông hoàng lúc chưa lên ngôi) và đang theo học với vị vương phó, bà cũng đến học tập ở đấy. Vương thấy bà lấy làm vừa ý, hai bên trở nên quyến luyến nhau. Một hôm, vương dùng chân khèo chân bà, khi về bà đem chuyện ấy kể lại với sư mẫu, sư mẫu nói rằng: “Vậy là vương thử lòng con, sau này nếu con thấy vương làm như thế thì dùng hai tay che chân của vương lại để tỏ ý thân”

Hôm sau bà làm đúng như kế của sư mẫu đã bày, vương rất vừa lòng, từ đó về sau không cố ý chọc ghẹo nữa. Riêng bà cũng giữ kín mối tình đẹp chẳng hề lộ ra. Đến khi vương lên ngôi, bà được tuyển vào hậu cung. Vốn là người thông minh nên bà được yêu chuộng hơn cả, vì vậy bà được thăng lên làm hàng phi(4) Bà Lê Quý Phi được Vua Lê Uy Mục (1505 - 1509) đưa vào hậu cung lập làm Vương Phi. Sau khi Lê Tương Dực truất ngôi và giáng Lê Uy Mục xuống làm Mẫn Lệ Vương, nên các sách sử đời sau thường gán tên gọi bà Vương Phi họ Lê là Mẫn Lệ Phi.

Cũng trong Ô Châu cận lục của Dương Văn An có ghi ông Phủ họ Lê tức Lê Viết Đáo - anh trai bà Lê Phi vì là người thân với hoàng cung phi nên ông được ban là Hiệu lệnh Xá nhân Tư mã chỉ huy sứ, sau làm Cai tri bản châu Minh Linh. Do giỏi ứng xử công việc nên được phong tước Tấn Trung tử. Có người em trai làm Kinh lược sứ, chuyên lo việc khẩn hoang lập làng mới. Từ sau khi nhận tước vị của triều đình ban cho, anh và em trai của bà Lê Quý Phi thực hiện công cuộc khai hoang lập địa, mộ dân ở nhiều nơi mà chủ yếu là các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trở vào đến định cư lập nghiệp, quy tụ thành làng xóm, ngoài vùng Sa Lung còn có một dãy rộng lớn từ Sen Thuỷ - Quảng Bình đến vùng Gio Linh - Quảng Trị. Như vậy, Bà Vương Phi họ Lê cùng người anh Đô đốc Lê Viết Đáo và em Lê (Kinh lược sứ) là những người có công lao rất lớn trong việc khai cơ lập địa và mở mang cương thổ về phía Nam. Để tỏ lòng tôn kính và nhớ ơn ba anh em Họ Lê, nhân dân làng Sa Lung (Sa Trung) đã xây dựng miếu, lập mộ và cung thỉnh các di vật của Bà về đây thờ phụng hết sức tôn nghiêm. Trong khu vực miếu ngoài mộ của bà Lê Quý Phi còn có ngôi mộ của ngài tiền khai khẩn Lê Đại Lang (Lê Quang Phú - Cậu ruột của Lê Quý Phi). Tại làng Sa Trung (Sa Lung), các triều đại phong kiến trước đây đã phong sắc để thờ ba vị. Vào ngày 27 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm, nhân dân khắp các vùng xung quanh kéo về tổ chức Lễ tế như ngày hội. Ngày trước, những nơi gần như Xóm Cát (Huỳnh Công - Vĩnh Tú), Xóm Quyết Thắng (Vĩnh Trung), Thượng Lập (Vĩnh Long), Bàu Dầm (Vĩnh Thuỷ), Cổ Kiềng, Roong, Roon Ré (Vĩnh Khê), Vĩnh Chấp của huyện Vĩnh Linh; và xa hơn như vùng Sen Thuỷ (Quảng Bình)... đều hành hương về đây tế lễ. Dưới thời phong kiến, nghi lễ được tiến hành rất long trọng và trang nghiêm, theo nghi thức của vương triều.

Khu Miếu Bà Lê Phi nằm trên một khu đất cao ráo rộng 0,1 ha. Tại đây, từ một ngôi miếu cũ đơn sơ, nhân dân trong vùng qua nhiều thế hệ đã góp công góp sức tạo dựng một ngôi miếu thờ ba gian làm bằng gỗ quý, với lối kiến trúc cổ trông rất uy nghiêm, bề thế, rộng chừng 100m2. Các cấu kiện được chạm trỗ công phu gồm tiền đường và hậu chẩm. Phần tiền đường: bên hữu thờ ông Đô đốc Lê Quý Công, bên tả thờ ông Kinh lược sứ. Phần hậu chẩm thờ Bà Chúa: Sát tường đặt ngai sơn son thiếp vàng; tiếp đến bàn thờ có bài vị, đặc biệt trước đây trên bàn thờ chưng một bộ triều phục có gắn năm con phượng bằng vàng, nhiều đồ trang sức quý của vua ban tặng(5), đây là những di vật quý giá của một vị Vương Phi. Bên cạnh đó, người ta còn thờ một hạt lúa mô phỏng rất to được làm bằng kim loại quý, tượng trưng cho tín ngưỡng nông nghiệp trồng lúa nước. Phần mái được lợp ngói âm dương, diềm mái uốn cong mũi hài, gắn bộ “Tứ linh” Long, Ly, Quy, Phụng; trên đỉnh đắp lưỡng long chầu nguyệt. Ngoài ra, trong quần thể khu miếu còn có các am thờ, bình phong, và trụ cổng.

Do thời gian và chiến tranh, ngôi miếu đã bị huỷ hoại hoàn toàn, chỉ còn phần mộ của Bà Vương Phi họ Lê và mộ của người cậu ruột Lê Quang Phú. Để tỏ lòng ghi nhớ những công đức to lớn của các bậc tiền nhân, vào cuối năm 2008, bằng nguồn vốn do nhân dân làng Sa Trung, các nhà hảo tâm, cũng như con em của làng sống trên mọi miền đất nước tự nguyện đóng góp; Miếu Vương Phi họ Lê được tôn tạo với quy mô lớn, gồm các hạng mục như: Dựng lại ngôi miếu thờ, cổng, bình phong, xây cuốn hai ngôi mộ của Bà Lê Phi và ông Lê Đại Lang, am thờ, bia, nâng cấp tường rào, khuôn viên. Công trình đã hoàn thành với tổng kinh phí hơn 420 triệu đồng.

Bên cạnh những giá trị của di tích về thời kỳ chiêu dân, lập ấp, Miếu Bà Vương Phi họ Lê còn ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử cánh mạng khác. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, vào những năm 1942 - 1943, để nắm bắt tình hình và chỉ đạo phong trào cách mạng ở khu vực Vĩnh Linh, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, đồng chí Hồ Xuân Lưu và Lê Thị Diệu Muội đã từng đi lại hoạt động bí mật tại ngôi miếu này (6). Và trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đây là nơi đặt các kho hậu cần, vũ khí, binh trạm... Với những giá trị đó, Miếu Bà Vương Phi họ Lê xứng đáng là di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu không chỉ ở tỉnh Quảng Trị nói riêng mà cả khu vực miền Trung nói chung.

           N.D.H

 

 

 

 

   

     (1) Trong sách Ô Châu cận lục của Dương Văn An viết từ thời nhà Mạc 1553, trong mục làng xã, thì châu Minh Linh có 65 làng và làng Sa Lung nằm trong danh mục số 10.

     (2) Phan Khoang - Việt sử xứ Đàng Trong, NXB Văn học, năm 2001; trang 46.

     (3) Sao chép, dịch từ bản chữ Hán của Thế phả Họ Lê, làng Sa Trung, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Thế phả Họ Lê viết từ năm 1663, đến đời Thiệu Trị, người cháu đời thứ 12 là tiến sĩ Lê Đức - Tổng đốc Vĩnh Long tu bổ lại sau khi tìm về cố quận là làng Sa Lung, Tổng Sa Lung, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định để xác minh nguồn gốc Họ Lê và lập Thế phả này. Hiện nay, do cụ Lê Lạc, tộc trưởng cất giữ.

     (4) Dương Văn An, Ô Châu cận lục của dịch giả Văn Thanh - Phan Đăng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2009, trang 108.

     (5) Sau cách mạng tháng 8/1945, hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ quyên góp tiền của để mua súng đạn chống giặc, nhân dân làng Sa Trung đã ủng hộ các hiện vật quý đang thờ ở ngôi miếu như: một số vàng lá hai con bướm và các đồ trang trí từ áo, mũ do triều đình ban tặng Bà Vương Phi họ Lê.

     (6) Theo tài liệu: lịch sử truyền thống của làng Sa Trung và Miếu bà Vương Phi họ Lê.

 

Nguyễn Duy Hùng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 177 tháng 06/2009

Mới nhất

Tiếng gọi của Giàng xứ núi

12 Giờ trước

Thị trấn Krông Klang (huyện Đakrông) vốn thưa thớt dân cư, đã thế cuối mỗi chiều bóng núi ập xuống nuốt chửng chút sầm uất gần đầu Nguồn Hàn này. Nếu là tối mùa đông, chỉ có trung tâm thị trấn lòa nhòa sáng đèn cùng mưa bụi.

Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc chủ đề “Quảng Trị - Niềm tin và khát vọng” với giải thưởng lên đến 300 triệu đồng

16/05/2023 lúc 15:04

Thực hiện Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 24/4/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiện lớn năm 2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tác ca khúc chủ đề “Quảng Trị - Niềm tin và khát vọng” năm 2023.

Dưới mái nhà của mạ

14/05/2023 lúc 09:33

Tới lúc gần nghỉ thở, có khi cậu bây vẫn chận thằng Nghi. Kể mà được đi Mỹ chắc chi đã hay, phải không bây. Mạ nhai trầu, đưa tay vén chút nước trầu tứa ra quanh miệng rồi nhai chóp chép, nói thủng thẳng như thể đây là lần đầu tiên, tôi được nghe những lời này.

Cỏ ướt

14/05/2023 lúc 09:28

Đoàn văn công về thị xã. Cũng không phải là lễ lạt gì, vì bây giờ là giữa tháng năm. Ở đây hoạt động văn hóa văn nghệ chỉ diễn ra trong dịp ba mươi tháng tư, hoặc hai bảy tháng bảy. Nhưng Trưởng đoàn bảo tạt vô, chú cho mấy đứa chứng kiến tận mắt nơi xảy ra trận chiến tám mươi mốt ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972.

Hương cau quê nhà

14/05/2023 lúc 09:17

“…Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm”

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

18/05

25° - 27°

Mưa

19/05

24° - 26°

Mưa

20/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground
Gốm sứ Tâm An