Cộng hòa Nhân dân Lugansk

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Луганская Народная Республика
Flag of the Lugansk People's Republic (Official).svg COA LPR oct 2014.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Cộng hòa Nhân dân Lugansk
Khẩu hiệu
Không có
Quốc ca
Hãy vùng lên, Donbass !
(Вставай, Донбасс !)
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa đại nghị
Tổng thống Aleksey Mozgovoy[1]
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Nga
Thủ đô Lugansk
Thành phố lớn nhất Lugansk
Địa lý
Diện tích 26.684 km² (10.302,7 mi²) km²
Múi giờ CET (UTC+1); mùa hè: CEST (UTC+2)
'
Ngày thành lập 8 tháng 4 năm 2014
Dân số (2006) 2.409.000 người
Mật độ 90,3/km² (233,8/mi²) người/km²
Đơn vị tiền tệ rúp Nga (RUB)
Thông tin khác
Tên miền Internet không có

Cộng hòa Nhân dân Lugansk (tiếng Nga: Луганская Народная Республика) là một nước cộng hòa tự tuyên bố vào ngày 8 tháng 4[2] năm 2014, lãnh thổ là toàn bộ địa phận tỉnh Luhansk của Ukraina. Sự thành lập nước Cộng hòa Đại nghị Lugansk nằm trong chuỗi kế hoạch li khai toàn bộ khu vực phía Đông khỏi Ukraina.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 8 tháng 4 năm 2014, một nhóm thân Nga trong Hội đồng Hành chính Luhansk thông báo rằng họ có kế hoạch thành lập Cộng hòa Đại nghị Lugansk, đồng thời một nhóm nổi dậycó tên là Quân đội Nhân dân Lugansk (tiếng Nga: Народное ополчение Луганска) đã chiếm cứ tòa Thị chính Luhansk và tuyên bố tỉnh Luhansk li khai khỏi Ukraina. Kho vũ khí với hơn 300 khẩu súng máy[3] của Hội đồng Hành chính Luhansk đã bị sở hữu bởi nhóm nổi dậy.

Đến ngày 10 tháng 4, năm 2014, Aleksey Mozgovoy - thủ lĩnh lực lượng nổi dậy - đã tới thăm Moskva[4][5], gặp các quan chức Vladimir ZhirinovskySergey Mironov để yêu cầu sợ hỗ trợ từ Nga. Cùng ngày hôm đó, Bộ trưởng Nội vụ Ukraina Arsen Avakov đã công bố tối hậu thư "sẽ giải quyết tình hình trong vòng 48 tiếng", biệt phái xe bọc thép[6] chở quân đội tới tỉnh Luhansk trấn áp các phần tử nổi dậy.

Từ ngày 12 tháng 5 năm 2014, quốc danh chính thức của LuganskCộng hòa Nhân dân Lugansk.

Công nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Chính quyền cộng hòa đã xin được công nhận bởi 15 nước trong đó có Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Trung Quốc, Serbia, Venezuela, CubaNicaragua.[7] Không có nước nào đã trả lời sự yêu cầu này.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]