ZZZZZZZZZZZZXX13.12.29_Screen-Shot-2013-11-15
Từ vùng đồng bằng lạnh giá Phương Bắc, Hắc Long Giang, đến rộng khắp Tây Tạng, và trên toàn đại lục Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại đang tiếp sinh lực cho một chiến dịch nhằm chuyển hoá bằng vũ lực tư tưởng của hàng triệu học viên của một môn tu luyện cổ truyền.

Mọi ngóc ngách của xã hội đang bị cuốn vào cuộc vận động này, theo như hàng tá những chỉ thị của Đảng được đăng trên những website của Đảng và chính phủ. Thậm chí những trụ sở giáo dục và y tế, như Trường Trung học Giang Môn và Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh, cũng dự kiến tham gia.

“Đi vào các bản làng. Đi vào các hộ gia đình. Đi vào các trường học. Đi vào các tổ chức chính phủ. Đi vào các cơ sở kinh doanh. Đi vào những tế bào của Đảng trong nhân dân,” là khẩu hiệu được đăng trên website của một địa phương thuộc thành phố Trùng Khánh. “Thực hiện ‘Cuộc chiến cuối cùng 2013-2015 nhằm Tái giáo dục và Chuyển hóa’ là quyết định khoa học của Trung Ương Đảng dựa trên tình hình đấu tranh hiện nay,” một khẩu hiệu khác giải thích.

Pháp Luân Công (còn được biết là Pháp Luân Đại Pháp), môn tu tập Trung Hoa bị nhắm đến, đã bị bức hại tại Trung Quốc kể từ năm 1999. Giang Trạch Dân, nguyên lãnh đạo Đảng lúc đó, đã mở ra chiến dịch này, và đến cuối năm 2012 ông ta cùng những người dưới trướng vẫn không ngừng bức hại. Hiện nay, “Cuộc chiến Cuối cùng” từ năm 2013 đến 2015 này, là cuộc vận động có quy mô quốc gia đầu tiên để đàn áp Pháp Luân Công dưới sự cai trị của Tổng bí thư Đảng Tập Cận Bình.

Những nghi vấn chính trị

Các thành viên chủ chốt trong các sở an ninh, những người đã tuân hành nguyện vọng chính trị của nguyên lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân, đã bị cách chức trong năm nay. Cho rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công  được chỉ thị và thi hành theo mục đích cá nhân của Giang, có người nghĩ rằng sau khi bộ sậu của ông ta không còn nắm quyền nữa, bức hại sẽ dần dần lắng xuống.

Những thống kê không đầy đủ từ Minghui.org, một website của Pháp Luân Công, thể hiện rõ sự suy giảm những vụ bắt bớ, giam cầm và tra tấn. Và hệ thống trại lao động trong một số khu vực ở Trung Quốc, nơi mà hơn một thập kỷ qua đã ngược đãi một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công, đã lặng lẽ đóng cửa trong năm nay.

Nhưng chiến dịch mới cho thấy trừ phi có quyết định chính thức chấm dứt bức hại từ Hội Ủy viên Bộ Chính Trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, đơn giản là cuộc bức hại vẫn tiếp tục, theo như Yiyang Xia, giám đốc cao cấp phòng Nghiên cứu và Chính sách tại Trung Quốc, thuộc Tổ chức Luật Nhân Quyền có trụ sở tại Washington D.C.

“Ngoại trừ cuộc Cách mạng Văn hóa, mà gần như đã hủy diệt Đảng Cộng sản, về cơ bản là không có phong trào chính trị nào giống như thế mà bị lật đổ,” ông nói.

Các nhóm lợi ích

Theo như những thống kê chính thức, ngân sách của Đảng Cộng sản cho an ninh quốc nội trong năm ngoái là hơn 120 tỷ đô la.

Các quan chức thi hành chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công sử dụng nguồn ngân sách này. “Có vài trăm nghìn quan chức an ninh mà phương kế sinh nhai và phúc lợi là có được từ cuộc bức hại này, vì thế họ rất mong có thêm những chiến dịch mới,” Yiyang Xia cho biết.

Ông cho biết thêm rằng 14 năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên của cuộc bức hại, một nhóm lớn những kẻ trục lợi trong Đảng đã được hình thành, hăng hái tham gia, bởi vì nhờ thế mà họ có được quyền lực và tiền tài.

Liang Xiaojun, một luật sư nhân quyền tại Trung Quốc đã nhận bào chữa cho những học viên Pháp Luân Công, cho biết rằng có 3 lý do mà cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn: “Thứ nhất là xu thế: Có một cuộc bức hại vẫn đang xảy ra, và không ai nói gì để ngăn nó lại. Thứ hai, là một chế độ chuyên chế, Đảng cần tạo ra những đối thủ. Thứ ba là lợi ích: Những người đang làm công việc bức hại Pháp Luân Công có được lợi ích kinh tế.”

Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nó có 5 bài tập chậm rãi. Vào thời điểm thịnh hành ở những năm cuối thập niên 1990, theo như thống kê chính thức, có hơn 70 triệu người tập, nhiều hơn số lượng Đảng viên Đảng Cộng sản. Các học viên cho rằng có hơn 100 triệu người tham gia tập luyện.

Tẩy não

Phương thức chủ yếu mà các lực lượng an ninh và cảnh sát Trung Quốc sẽ sử dụng trong chiến dịch này được gọi là “giáo dục hợp pháp,” hay theo như tiếng bản địa, là tẩy não.

Nó bao gồm giam giữ và cách ly những môn đồ Pháp Luân Công, sau đó ép họ đọc hay xem những tuyên truyền của Đảng Cộng sản về môn tu tập này. Điều này đi cùng với tước đoạt giấc ngủ và bức hại thân thể, thỉnh thoảng rất nghiêm trọng – sốc bằng baton điện, những tư thế làm căng ép, và đốt cháy cơ thể thường xuyên được báo cáo.

Corinna-Barbara Francis, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Tổ chức Ân xá Quốc tế, đã lưu ý rằng các trại lao động là công cụ chủ yếu để thực hiện chiến dịch chuyển hóa cuối cùng các học viên Pháp Luân Công, từ năm 2010 đến 2012. Với sự giải thể một số trại lao động, “giả thuyết của tôi là họ sắp chuyển các học viên đến những lớp học này,” cô nói, dẫn chứng việc các trung tâm tẩy não được thành lập với số lượng lớn và không theo thể thức, bởi những quan chức Đảng tại địa phương.

Duihua, một nhóm nhân quyền có trụ sở tại San Francisco nghiên cứu về Trung Quốc, cho biết rằng những cơ sở này thậm chí còn vô nguyên tắc hơn những trại lao động và hoạt động bên ngoài tất cả luật pháp.

Bất hợp pháp

Cuộc chiến Cuối cùng là một chiến dịch chính thức được ban hành bởi Ban Công sảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc, có thể là dựa trên một tài liệu được biên soạn bởi phòng 610, một tổ chức ngoài pháp luật của Đảng có nhiệm vụ dập tắt Pháp Luân Công, theo như Yiyang Xia, người nghiên cứu những phương thức hoạt động trong những chiến dịch của An ninh Đảng.

Nhưng dù cho nó là một chiến dịch chính thức, toàn bộ hoạt động trên thực tế là bất hợp pháp căn cứ theo luật pháp Trung Quốc, các luật sư cho biết.

“Một tài liệu như vậy là bằng chứng cho sự vi phạm nhân quyền,” Liang Xiaojun, một luật sư, cho biết. “Các quan chức chính phủ mà đã từng học một chút pháp luật nên biết rằng đưa ra những chỉ thị kiểu như thế là bất hợp pháp. Con người có tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận” theo như hiến pháp, ông nói.

Tang Jitian, một luật sư nhân quyền, cho biết “Tuyệt nhiên không thể bàn cãi gì về tính bất hợp pháp của nó.” Hiểu một cách chính xác là, những hoạt động của lực lượng an ninh nên được xem là “cưỡng chế mất tích, bắt cóc,” Tang nói.

Những địa phương bất cẩn

Các nhà phân tích đã nắm rõ những phương thức hoạt động của Đảng Cộng sản nói rằng những chỉ thị được đăng khắp nơi trên Internet ở những website của chính quyền địa phương thực ra không phải là điểm khởi nguồn.

“Tôi không liên quan đến những hoạt động này. Tôi chỉ có nhiệm vụ đăng thông tin lên trang Web”, theo phỏng vấn qua điện thoại một người điều hành website Thị trấn Kim Hạc, tỉnh Thiểm Tây. “Tài liệu được đưa xuống từ trung ương qua từng cấp từng cấp. Quốc vụ Viện khuyến khích cởi mở thông tin, nên bất kỳ thông tin nào của chính phủ mà không phải là thông tin mật thì tất cả đều được công bố trên website.”

Yiyang Xia lưu ý rằng không có chính quyền cấp tỉnh nào đưa thông tin lên website – chỉ có những phòng chính phủ ở cấp rất thấp, mà không hiểu rõ những điều luật, mới làm vậy, ông nói.

Tuy vậy, những người thực hiện chiến dịch này được chỉ thị là phải làm cho tốt. “Có những đánh giá nghiêm khắc về … chiến dịch [chống Pháp Luân Công] hàng năm,” theo như một thông báo tại quận Vân Dương, Trùng Khánh. “Nếu địa phương nào không tích cực tổ chức … các hoạt động [chống Pháp Luân Công] và không thể hoàn tất việc giáo dục và chuyển hóa các sinh viên, chính quyền sẽ nghiêm túc tìm ra người chịu trách nhiệm.”

Tao Decai, lãnh đạo những hoạt động chống Pháp Luân Công tại Trường Trung học Trung Sơn, ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô, đã được tiếp cận qua điện thoại để nắm bắt tình hình của chiến dịch.

“Chúng tôi đã đưa những khảo sát cho các sinh viên đem về nhà,” ông nói, nghĩa là sinh viên phải kiểm tra xem có ai trong gia đình tu tập Pháp Luân Công hay không. Ông Tao không muốn trả lời những câu hỏi chi tiết hơn và kết thúc cuộc gọi.

Chỉ tiêu

Giống như bất kỳ cuộc vận động có quy mô quốc gia nào của một chính phủ cộng sản, chiến dịch này có rất nhiều chỉ tiêu.

Một thông báo từ văn phòng Đảng Cộng sản khu vực Đường Đối Nhân, tại Trùng Khánh, viết: “Hàng năm, hơn 20% các mục tiêu bất trị phải được đưa đến các lớp học giáo dục một lần. Tỷ lệ tái phạm phải giảm xuống hơn 3%.”

Quận Vân Dương nói rằng hơn 90% các khu vực lân cận cần phải có tỷ lệ chuyển hóa 90%.

Trấn Tân Đồn Tử tỉnh Tế Lâm, phía bắc Trung Quốc, đưa ra một mục tiêu tham vọng hơn nữa “Đến cuối năm 2015 chuyển hóa tất cả những môn đồ Pháp Luân Công chưa được chuyển hóa. Tiếp tục tuyên truyền vạch trần và chỉ trích Pháp Luân Công.”

‘Khôi hài’

Sự sốt sắng trong những nỗ lực của Đảng nhằm thay đổi tâm thức của một nhóm lớn những cá nhân ôn hòa, cùng với sự thất bại liên tiếp của chiến dịch nhằm thật sự đạt được mục đích của nó, là đề tài khó xử và đôi khi khôi hài cho các nhà quan sát.

Liang Xiaojun, luật sư Trung Quốc, nói rằng ông nghĩ là chiến dịch này “rất buồn cười.” “Đảng không thể nào đạt được mục tiêu chuyển hóa tất cả các học viên Pháp Luân Công,” ông nói.

“Họ đã cố gắng rất nhiều để loại trừ nhóm này, nhưng sau rất nhiều nỗ lực, hiệu quả không như họ muốn, và hiện nay nó đã trở thành một vấn đề quốc tế,” theo như Tang Jitian, một luật sư nhân quyền khác tại Trung Quốc. “Họ đã cố làm và thất bại, và giờ thì họ đang lâm vào khủng hoảng.”

Ông cho biết thêm: “Họ yêu cầu cao, và họ muốn người khác làm việc nhiệt tình và hăng hái, nên có những điểm rất buồn cười. Nhưng sử dụng bạo lực để thay đổi tư tưởng và quan niệm, trên thực tế là không thể được.”

Lu Chen báo cáo. Arial Tian và Frank Fang nghiên cứu.