Gạo Lứt

Giao hàng toàn quốc Gọi đặt hàng: 0902 581 717
Cốm gạo lứt mè đen

Cốm gạo lứt mè đen

Giá: Liên hệ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 84; lượt xem
Bún gạo lứt tím than - Bún gạo đen Briêt (không nhuộm phẩm màu)

Bún gạo lứt tím than - Bún gạo đen Briêt (không nhuộm phẩm màu)

Giá: 55.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 1280; lượt xem
Bột gạo lứt - mè đen

Bột gạo lứt - mè đen

Giá: 55.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 958; lượt xem
Gạo Mầm Vibigaba Nghệ - Hộp 1kg

Gạo Mầm Vibigaba Nghệ - Hộp 1kg

Giá: 77.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 649; lượt xem
Gạo Mầm Vibigaba - Hộp 1kg

Gạo Mầm Vibigaba - Hộp 1kg

Giá: 77.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 873; lượt xem
Gạo Lứt Tím Than Sóc Trăng  - Túi 2kg

Gạo Lứt Tím Than Sóc Trăng - Túi 2kg

Giá: 80.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 2215; lượt xem
Gạo lứt đỏ Sóc Trăng - Túi 2kg

Gạo lứt đỏ Sóc Trăng - Túi 2kg

Giá: 80.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 902; lượt xem
Gạo Lứt Đỏ Điện Biên - Túi 1kg

Gạo Lứt Đỏ Điện Biên - Túi 1kg

Giá: 40.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 956; lượt xem
Cơm Gạo Lứt Tím Nấu Sẵn Ms Slim - Cơm độ dưỡng

Cơm Gạo Lứt Tím Nấu Sẵn Ms Slim - Cơm độ dưỡng

Giá: 99.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 1329; lượt xem

     Hiện nay, gạo lứt tốt cho sức khoẻ không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt đối với những người có chế độ ăn đặc biệt. Trong gạo lứt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Vậy gạo lứt hay gạo lức là gì? Các loại gạo lứt trên thị trường hiện nay có những loại nào? Gạo lứt nấu có khó không? Gạo lứt nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé

     Gạo lứt là gì? Hàm lượng dinh dưỡng ra sao?

    Gạo lứt là loại gạo gì? Đây là là loại gạo trong trạng thái hạt lúa chỉ vừa tách lớp vỏ trấu bên ngoài, giữ nguyên lớp cám và mầm gạo giầu chất dinh dưỡng. Khi lúa chín thu hoạch, hạt lúa sẽ gồm 4 phần. Phần ngoài cùng là lớp vỏ trấu, tiếp đến là lớp cám, ở đầu hạt gạo sẽ có mầm gạo (nơi nảy lên cây lúa về sau) và lớp tinh bột bên trong. Gạo lứt ngoài ra còn có tên gọi là gạo lức hay gạo nguyên cám.

    gạo lứt

    Gạo lứt là gạo gì? Tên gọi đúng là gạo lức hay gạo lứt?

    Gạo lứt hay gạo lức là tên gọi đúng?

    Vậy gạo lứt hay gạo lức là tên gọi đúng? Thật ra, từ "lứt" hay "lức" đều là 2 chữ đồng âm, đọc là /lik/ nên gạo lứt hay gạo lức đều cùng chỉ một loại gạo. Đôi khi nhiều người còn hay đọc là gạo "Nứt" là do ngôn ngữ ảnh hưởng bởi khẩu hình miệng nên phát âm chữ "L" thành chữ "N" cho dễ phát âm.

    ​​Hàm lượng dinh dưỡng trong gạo lứt

    Thành phần

    Giá trị

    Calo (Calories)

    216

    Chất xơ (Fiber)

    3,5 gram

    Cacbon (Carb)

    44 gram

    Chất đạm (Protein)

    5 gram

    Chất béo (Fatty acid)

    1,8 gram

    Vitamin B3 (Niacin)

    15% RDI

    Vitamin B1 (Thiamin)

    12%

    Vitamin B5 (Axit pantothenic)

    6%

    Vitamin B6 (Pyridoxine)

    14%

    Magiê (Magnesium)

    21%

    Kẽm (Zinc)

    8%

    Sắt (Iron)

    5%

    Đồng (Copper)

    10%

    Photpho (Phosphorus)

    16%

    Selen (Selenium)

    27%

    Mangan (Manganese)

    88% RDI

    Tuy lớp cám và mầm gạo chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong gạo nhưng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, vitamin, chất xơ cùng các khoáng chất. Cạnh đó, màu sắc của hạt gạo lứt sẽ được quyết định bởi lớp vỏ cám nên tùy thuộc vào màu sắc ở lớp vỏ sẽ có những loại hoạt chất cùng vitamin khác nhau. 

    Như lớp cám màu tím sẽ chứa nhiều hoạt chất anthocyanin phòng chống ung thư, thống phong, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lớp cám màu đỏ sẽ chứa nhiều sắt, vitamin nhóm B, nhóm K bổ sung thiếu máu cùng phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm liên quan về huyết áp, lượng đường…

    gạo lứt

    Gạo lứt (gạo lức) có nhiều loại với màu sắc đặc trưng khác nhau

    Còn phần phôi gạo chứa mầm gạo, là nơi chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, chất béo tốt, vitamin cùng nhiều khoáng chất cho cơ thể. Mầm gạo cũng có chứa các enzyme có tác dụng chống oxy hoá và kháng vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Đặc biệt hơn, nếu mầm gạo được ủ lên mầm sẽ sản sinh thêm nhiều hoạt chất GABA (Gamma Acetyl Butyric Acid) giúp điều hoà hệ thần kinh, giảm stress, ngủ ngon và làm sạch lòng mạch máu... 

    Vì hàm lượng dinh dưỡng cao có trong gạo lứt nên từ lâu, gạo lứt hay gạo nguyên cám được xem là loại gạo rất tốt cho sức khoẻ và được áp dụng nhiều trong chế độ ăn uống lành mạnh hay người có chế độ ăn đặc biệt như ăn sạch, ăn kiêng, người bệnh tiểu đường… 

    Các loại gạo lứt trên thị trường

    Khác với ngày trước, gạo lứt chỉ phổ biến và được biết đến nhiều với loại gạo lứt huyết rồng khá khô và cứng cơm, cần phải ăn chậm, nhai kỹ và tốn khá nhiều thời gian để nấu. Ngày nay, với xu hướng chăm sóc sức khoẻ ngày càng nhiều, gạo lứt đã được nghiên cứu và lai tạo nhiều hơn những loại gạo lứt mềm cơm, dễ ăn hơn để phục vụ nhiều nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy có mấy loại gạo lứt? Phân loại gạo lứt với nhiều tên gọi theo màu sắc lớp cám như gạo lứt trắng, gạo lứt tím và gạo lứt đỏ hay gạo nguyên cám... dưới đây là gạo lứt các loại có đặc tính mềm cơm, dễ ăn, dễ nấu được ưa chuộng nhiều trên thị trường hiện nay

    gạo lứt

    Gạo lứt có mấy loại là câu hỏi hay được thắc mắc

    Phân loại gạo dựa trên đặc điểm

    Gạo lứt có thể được phân thành hai loại cơ bản, đó là gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp, và mỗi loại này còn có nhiều biến thể khác nhau:

    • Gạo lứt tẻ: Gạo lứt tẻ cũng có nhiều phân loại như gạo lứt hạt ngắn, gạo lứt hạt vừa và gạo lứt hạt dài, để nói đến vài loại. Trước khi bắt đầu nấu, việc vo gạo và ngâm gạo trong nước trước có thể tạo điều kiện tốt để gạo nấu chín nhanh hơn và cải thiện sự dễ tiêu hóa của nó.
    • Gạo lứt nếp: Loại gạo này thường được sản xuất từ các loại gạo nếp như gạo nếp hương, gạo nếp cái hoa vàng, và một số loại khác. Đặc điểm nổi bật của gạo lứt nếp là sự mềm mịn và độ đàn hồi, điều này làm cho nó thích hợp để nấu xôi và sử dụng trong việc làm bánh.

    Phân loại theo màu sắc gạo

    Dựa vào màu sắc, có 3 loại gạo lứt hiện nay, cụ thể:

    Gạo lứt đen

    Như thông tin phía trên, gạo lứt đen chỉ là tên gọi chung theo đặc điểm, hình dáng và màu sắc của hạt gạo. Khi hạt gạo chỉ tách lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp cám có chứa anthocyanin ở lớp vỏ ngoài, khi nhìn bằng mắt thường thấy có màu đen như than nên hay gọi là gạo lứt đen.

    Trong nhóm gạo lứt đen có loại gạo lứt tím than (hay gạo tím than, gạo tím, huyền mễ) của nhóm kỹ sư Hồ Quang Cua. Đây là loại gạo lứt tím tẻ có lượng tinh bột amylose cao với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe khi sử dụng lâu dài, đặc biệt không phải gạo nếp than. Gạo lứt tím than Sóc Trăng được trồng từ lúa tím than được lai tạo từ lúa cẩm Hà Giang với các giống lúa thơm ST cho cơm mềm ngon, rất dễ ăn, dễ nấu, điểm đặc biệt là không cần ngâm. Trong thời gian trồng, màu tím sẽ tích lũy dần vào giai đoạn cuối của lá, "vị thuốc" trị bệnh nằm ở lớp cám nên gạo lứt tím than rất giàu dinh dưỡng. 

    gạo lứt

    Với một nhóm gạo lứt lại có các loại gạo lứt khác nhau

    Gạo chứa nhiều chất anthocyanin - một chất chống oxy hoá rất mạnh ở lớp vỏ cám màu tím, có nhiều trong các loại rau củ quả có sắc tố đỏ - tím nhưng chỉ có gạo tím mới giúp chúng ta đưa anthocyanin vào cơ thể hàng ngày. Một vài nghiên cứu lâm sàng từ bác sĩ Lương Lễ Hoàng cho thấy, gạo lứt tím than hỗ trợ rất tốt cho người bệnh tiểu đường, ăn no không lo tăng đường huyết, hỗ trợ phòng chống ung thư, tim mạch, giảm bệnh xương khớp, mỏi mệt. Gạo giàu chất xơ, lượng đường thấp, rất thích hợp sử dụng trong quá trình ăn kiêng mà vẫn cung cấp đủ năng lượng cho ngày dài hoạt động.

    Gạo lứt đỏ 

    Theo tìm hiểu về gạo lứt đỏ, gạo lứt đỏ nguyên thuỷ là do lúa trồng ở đất phèn, một số hạt hoá điểm đỏ, người ta chọn ra những hạt đỏ tạo riêng thành giống huyết rồng nên gạo lứt huyết rồng ngày trước sẽ khô và cứng cơm. Còn gạo đỏ Sóc Trăng hay gạo lứt Sóc Trăng đỏ được nhóm kỹ sư Hồ Quang Cua lai tạo từ giống lúa Huyết Rồng và lúa thơm ST1-ST3 cho cơm mềm, tơi, dễ ăn và dễ nấu (không cần ngâm) mà vẫn giữ được nhiều dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe. 

    gạo lứt
    Màu sắc đặc trưng giúp phân biệt các loại gạo lứt

    Gạo lứt đỏ Sóc Trăng được tạo ra là do lớp cám màu đỏ giàu chất sắt, cây lúa hút chất sắt trong đất lên, sắt đó là sắt nhị không có màu. Khi lúa chín, màu đỏ tăng dần, thông qua quá trình, sắt nhị chuyển thành sắt tam lên màu đỏ. Vì thế, gạo chứa nhiều sắt giúp bổ máu, vitamin nhóm B hỗ trợ cho bệnh tiểu đường, bồi bổ cơ, xương, khớp hay phục vụ nhiều đối tượng có vấn đề về sức khỏe.

    Cũng như gạo lứt tím than, calo trong gạo lứt huyết rồng cũng rất ít nhưng giàu chất xơ, giúp no lâu, cơm còn nguyên cám nên cần ăn chậm nhai kỹ phù hợp cho quá trình, ăn kiêng, đặc biệt là với đối tượng ăn thực dưỡng.

    Gạo lứt trắng 

    Giống với thông tin từ gạo lứt đen, gạo lứt trắng chỉ là tên gọi chung theo màu sắc của hạt gạo. Gạo lứt trắng có nhiều loại khác nhau, trong đó có gạo lứt ST25 nảy mầm giàu chất GABA. Gạo lứt ST25 (hay còn gọi là gạo mầm GABA ST25) là loại gạo được chỉ đạo và hướng dẫn sản xuất từ kỹ sư Hồ Quang Cua với giống lúa ST25 nổi tiếng. Gạo cho cơm mềm, dễ ăn, dễ nấu (không cần ngâm) và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ, cùng hoạt chất GABA rất cao tốt cho cơ thể.

    gạo lứt

    Gạo lứt trắng có màu trắng đặc trưng không như các loại gạo thường 

    Gạo lứt ST25 nảy mầm giàu chất GABA được sử dụng từ giống lúa ST25, sau khi tách lớp vỏ trấu, gạo sẽ được kỹ sư Hồ Quang cua sàng lọc kỹ càng và đem đi ủ những hạt còn nguyên lớp cám, mầm gạo trong nước với nhiệt độ và độ ẩm phù hợp trong 22 tiếng. Khi những hạt gạo vừa mọc mầm sẽ tiến hành sấy khô, xay xát thành gạo nguyên cám và đóng gói. Trong quá trình ủ hoạt chất GABA sẽ được sinh ra. Theo cố bác sĩ Lương Lễ Hoàng, hợp chất GABA nổi trội nhất với công dụng như: điều hoà hệ thần kinh, chống xơ vữa mạch máu, ổn định đường huyết, giảm stress ngủ ngon, giàu chất xơ tốt cho tiêu hoá.

    Vì thế, gạo lứt ST25 là một trong những loại gạo lứt trắng được khá nhiều người tìm đến sử dụng cho quá trình ăn kiêng. Người bệnh tiểu đường có thể ăn no mà không lo tăng đường huyết cùng nhiều lợi ích không thể bỏ qua.

    Gạo lứt có tốt không?

    Do phần lớn chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, chất xơ cùng nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể nằm ở lớp cám và mầm gạo nên gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều sơ với gạo trắng. Với nguồn dưỡng chất phong phú, từ cám, mầm gạo và từng hoạt chất nổi trội của màu sắc lớp cám thì câu trả lời cho "gạo lứt có tốt không" là có. Nổi bật các lợi ích như:

    Tốt cho tim mạch

    Gạo lứt chứa nhiều chất xơ và một số hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Chất xơ có khả năng giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và hệ hô hấp. Ngoài ra, hợp chất lignans trong gạo lứt có khả năng giảm huyết áp, cải thiện hàm lượng cholesterol trong máu, và đồng thời giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.

    Hơn nữa, gạo lứt cung cấp một nguồn cung magiê đáng kể, một khoáng chất quan trọng có vai trò bảo vệ sức khỏe tim mạch. Magiê giúp ngăn chặn nguy cơ suy tim và giúp duy trì sức khỏe tim mạch, làm giảm nguy cơ các vấn đề về tim mạch và nguy cơ tử vong liên quan đến chúng.

    Giúp người bệnh tiểu đường ăn no không lo tăng đường huyết 

    Theo nhiều nghiên cứu lâm sàng về các loại gạo lứt, đối với gạo lứt tím than Sóc Trăng, chỉ số xét nghiệm HbA1c thực hiện trước và sau mô hình nghiên cứu lâm sàng cho thấy đường huyết vẫn ổn định khi sử dụng mỗi ngày một bữa cơm với gạo tím. Còn gạo lứt ST25 nảy mầm giàu hoạt chất GABA được nghiên cứu dành riêng cho người bệnh tiểu đường nên việc sử dụng gạo lứt cho bữa cơm hàng ngày sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh.

    gạo lứt

    Gạo lứt là lựa chọn tối ưu cho người bệnh đái tháo đường

    Hỗ trợ ăn kiêng

    Do hàm lượng chất xơ cao cùng lớp cám ngoài hạt gạo nên gạo lứt khi ăn cần nhai chậm và kỹ nên hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm "size". Trung bình ở các loại gạo lứt trong 100gr gạo có chứa tới 39.6% chất xơ nên khi tiêu thụ nhiều chất xơ sẽ giúp no nhanh và lâu hơn, hạn chế được các bữa ăn vặt không cần thiết bên ngoài. Lượng calo từ khẩu phần ăn 100gr theo tham khảo chỉ chiếm 365, khi kết hợp với các loại rau củ quả, thịt trắng sẽ thúc đẩy quá trình thay đổi cơ thể mà vẫn tươi tắn, khỏe mạnh.

    Không chứa gluten

    Gạo lứt không chứa gluten, một loại protein có thể tìm thấy trong lúa mạch và lúa mì. Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều người ưa chuộng chế độ ăn không chứa gluten vì những lý do sau:

    Một số người không thể tiêu hóa gluten một cách hiệu quả, và việc tiêu thụ chất này có thể gây ra các phản ứng dị ứng như đầy hơi, đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, và nhiều triệu chứng khác. Điều này thường xảy ra đối với những người có tình trạng không dung nạp gluten hoặc bị dị ứng với nó.

    Ngoài ra, gluten cũng không thích hợp cho những người mắc bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch của họ phản ứng mạnh với protein này.

    Vì vậy, đây là lý do gạo lứt trở thành một sự lựa chọn phù hợp cho những người muốn duy trì chế độ ăn không chứa gluten trong việc bảo vệ sức khỏe của họ.

     

    Tăng cường sức khỏe xương khớp

    Gạo lứt là loại thực phẩm rất giàu magie, canxi cùng nhiều khoáng chất cần thiết để duy trì xương khớp khỏe mạnh. Trong đó, canxi đẩy nhanh tiến trình làm lành các tổn thương bên trong, sắt giúp bổ máu, kẽm và mangan góp phần tăng tính chống oxy hóa của cơ thể.

    gạo lứt

    Các loại gạo lứt (gạo lức) cũng là thực phẩm dinh dưỡng cho xương khớp

    Nâng cao hoạt động gan

    Các vitamin thuộc nhóm B, inositol và phospholipid là những chất quan trọng có khả năng hỗ trợ gan trong việc giải độc, tái tạo tế bào gan, và đặc biệt, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến gan, bao gồm cả xơ gan. Trong gạo lứt, bạn có thể tìm thấy những thành phần này, giúp cải thiện chức năng gan một cách hiệu quả. Ngoài ra, gạo lứt cũng cung cấp các chất như Tocotrienol, gamma oryzanol và các chất chống oxy hóa khác, giúp gan đối phó với các tác động tiêu cực và bảo vệ tế bào gan.

    Bảo vệ tế bào khỏi sự tác động của gốc tự do

    Trong gạo lứt, bạn có thể tìm thấy nhiều chất chống oxy hóa như CoQ10, SOD, axit alpha-lipoic, tocotrienol, IP6, selen, lutein, và các chất khác. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Gốc tự do thường hình thành trong quá trình chuyển hóa, đặc biệt là trong quá trình hô hấp tế bào, hoặc có thể xuất phát từ môi trường bên ngoài và xâm nhập vào cơ thể. Chúng có khả năng gây hại cho tế bào, gây ra quá trình lão hóa, các bệnh lý, và có thể gây hỏng DNA, dẫn đến sự hình thành của các tế bào bất thường và nguy cơ mắc bệnh ung thư.

    Hỗ trợ hệ thống thần kinh

    Dự nhờ vào hàm lượng dồi dào của khoáng chất mangan trong gạo lứt, cơ thể có khả năng tổng hợp chất béo một cách hiệu quả. Mangan đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của hệ thống thần kinh và cả hệ thống sinh sản của con người. Một chén cơm gạo lứt cung cấp khoảng 80% nhu cầu hàng ngày về mangan cho cơ thể.

    Ngừa bệnh ung thư đại tràng

    Gạo lứt chứa một lượng lớn chất xơ, đặc biệt thuộc nhóm chất xơ có lợi hàng đầu. Những chất xơ này có khả năng kết hợp với các chất gây ung thư và các chất độc trong cơ thể, ngăn chúng từ việc bám vào vách ruột. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh ung thư đại tràng một cách hiệu quả.

    Trường hợp hạn chế ăn gạo lứt

    Gạo lứt tuy chứa rất nhiều dinh dưỡng cùng dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhưng những trường hợp sau đây nên hạn chế dùng gạo lứt:

    • Người vừa phẫu thuật: Những người thuộc đối tượng này nên hạn chế sử dụng gạo lứt mà nên dùng các loại thực phẩm mềm như cơm trắng. Do gạo lứt còn nguyên lớp cám nên cần ăn chậm, nhai kỹ và cần có quá trình tiêu hoá lâu hơn.
    • Người có bệnh liên quan đến thận
    • Người có hệ miễn dịch kém: Nếu sử dụng nhiều gạo lứt có thể dẫn đến việc hấp thụ protein và chất béo giảm, gây ảnh hưởng không tốt lại cho hệ miễn dịch của cơ thể. 
    • Người có hệ tiêu hoá kém, hay bị đau dạ dày
    • Người bệnh thừa sắt nên tránh dùng gạo lứt đỏ, chỉ nên ăn gạo lứt nảy mầm

    gạo lứt

    Bên cạnh nhiều lợi ích, vẫn có trường hợp nên kiêng ăn gạo lứt

    Các món làm từ gạo lứt

    Khác với ngày trước, gạo lứt giờ được lai tạo và nghiên cứu cho các loại gạo lứt khác nhau đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, hiện nay gạo lứt còn được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau mà vẫn tốt cho sức khỏe. Trong đó có thể kể đến những món ăn như:

    • Cháo gạo lứt 
    • Cơm gạo lứt chiên
    • Chè gạo lứt 
    • Sữa chua gạo lứt 
    • ... 

    gạo lứt

    Gạo lứt là lựa chọn để chế biến nhiều món ăn ngon

    Ngoài ra, gạo lứt còn được nghiền thành bột sử dụng làm nguyên liệu các món ăn như: bánh bao gạo lứt, pizza gạo lứt, bánh gạo lứt, bánh bèo gạo lứt, bún gạo lứt, phở gạo lứt, mì gạo lứt…

    gạo lứt

    Các thực phẩm được chế biến từ bột gạo lức cũng mang màu sắc đặc biệt của gạo

    Cạnh đó còn phối hợp thêm các nguyên liệu bổ dưỡng để chế tạo thêm nhiều món ăn dinh dưỡng cho sức khoẻ như: gạo lứt sấy rong biển chà bông, bột gạo lứt - mè đen, bánh gạo lứt cùng các loại hạt…

    gạo lứt

    Có thể dùng trực tiếp bột gạo lứt làm thức uống thay cho các bữa ăn vặt

    Cách nấu cơm gạo lứt không bị mất chất

    Do gạo lứt là loại gạo còn nguyên lớp cám, nên khi nấu gạo lứt cần thời gian lâu hơn và lượng nước nhiều hơn so với gạo trắng. 

    Nấu cơm gạo lứt bằng nồi điện

    Đối với nồi cơm điện có chế độ nấu gạo lứt (nồi áp suất, nồi cao tầng, nồi có chế độ nấu gạo lứt), Khi nấu chỉ cần vo sơ gạo lứt, đong nước theo tỉ lệ hướng dẫn và chọn chế độ nấu gạo lứt, cơm sẽ tự chín, rất mềm và ngon.

    Bước 1: Rửa và ngâm gạo lứt

    Trước tiên, bạn cần rửa sạch gạo lứt trong nước sạch để loại bỏ mọi tạp chất, bao gồm cám và sạn. Sau đó, ngâm gạo lứt trong nước ấm trong khoảng từ 30 đến 60 phút. Quá trình ngâm giúp gạo nấu sau đó trở nên dẻo và hấp thụ nước đều.

    Bước 2: Xác định lượng nước nấu

    Khi bạn chuẩn bị nấu cơm lứt, hãy xác định tỷ lệ nước và gạo là 2:1. Lượng nước bạn sử dụng phụ thuộc vào lượng gạo sau quá trình ngâm. Vì gạo đã hấp thụ nước và nở phình, việc cho quá nhiều nước có thể làm cho cơm trở nên nhão và khó ăn.

    Bước 3: Nấu cơm lứt cho độ mềm dẻo

    Sử dụng nồi cơm điện thông thường để nấu cơm lứt. Đơn giản bật nút nấu và đợi cho đến khi cơm chín. Nồi cơm sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm nóng. Để cơm mềm và hấp thụ đều nước hơn, bạn nên ủ thêm từ 10-15 phút sau khi nồi kết thúc nấu.

    Bước 4: Hoàn thiện món cơm lứt

    Sử dụng xửng hoặc thìa để xới đều cơm sau khi nấu xong và sau đó múc ra chén. Bây giờ bạn đã có thể thưởng thức bữa ăn với món cơm lứt, điều này sẽ giúp bạn thưởng thức một bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng hơn.

     

    gạo lứt

    Cơm gạo lứt sẽ vô cùng thơm ngon nếu biết nấu đúng cách

    Nấu cơm gạo lứt bằng nồi đất

    Với đặc tính nóng chậm, nấu cơm bằng nồi đất sẽ cho cơm mềm, thơm và nóng lâu hơn so với nồi cơm điện. Trước khi nấu, ngâm gạo lứt bằng nước ấm trong khoảng thời gian nhất định, đong gạo và nước theo hướng dẫn người bán mà nấu trên bếp. Khi cơm sôi mở nắp xới cơm cho đều, sau đó đậy kín nắp lại, vặn lửa và nấu đến khi nồi cạn nước. Khi nước trong nồi cạn, vặn lửa liu riu và ủ cơm trong nồi tầm 5-10 phút để hơi nóng trong nồi đất làm cơm mềm hơn. 

    gạo lứt

    Gạo lứt có thể nấu từ nhiều loại nồi khác nhau

    Riêng loại gạo lứt đã được nảy mầm (gạo lứt ST25, gạo mầm Vibigaba) có cách nấu đơn giản hơn. Chỉ cần đong gạo và nước theo tỉ lệ 01 chén gạo: 1,5 chén nước và nấu như gạo trắng bình thường, không cần ngâm. Cơm khi chín vô cùng mềm và dễ ăn.

    Những lưu ý nào khi ăn gạo lứt

    Để đáp ứng được đầy đủ dinh dưỡng khi ăn gạo lứt, cần xác định mục tiêu rõ ràng khi ăn là ăn sạch, nhu cầu hỗ trợ điều trị bệnh để có thực đơn phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là đối tượng ăn gạo lứt trong quá trình điều trị bệnh.

    • Những người bệnh tiểu đường nếu chỉ dùng gạo lứt cho một bữa trong ngày nên dùng vào bữa tối để giảm tình trạng hội chứng ngày hôm sau.
    • Do gạo lứt là loại gạo còn nguyên cám nên khi ăn cần ăn thật chậm và nhai thật kỹ, tránh ăn nhanh nuốt vội sẽ khiến dạ dày co bóp làm việc nhiều hơn, dễ bị đau dạ dày.
    • Với những người ăn gạo lứt để thay đổi cơ thể, cần kết hợp với lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn nhiều rau, củ quả, tránh thịt đỏ để tăng hiệu quả sử dụng
    • Người thiếu dinh dưỡng, sức khoẻ kém, dễ bị đau dạ dày, hệ tiêu hoá hoạt động kém nên tránh sử dụng gạo lứt trong thời gian dài
    • Không nên ăn quá nhiều gạo lứt trong một ngày

    gạo lứt

    Tùy vào từng trường hợp sẽ có thời điểm dùng gạo lứt khác nhau

    Cách bảo quản gạo lứt

    Nên bảo quản gạo lứt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi tối tăm, chuột bọ

    Gạo lứt đỏ sẽ bảo quản được lâu hơn so với gạo lứt đen (gạo lứt tím) do lớp cám màu đỏ có tính sát trùng cao hơn so với gạo lứt đen nên ít khi bị mốc

    gạo lứt

    Các loại gạo lứt ngon không nên để quá lâu vì sẽ mất đi chất dinh dưỡng

    Đối với cơm gạo lứt khi nấu dư, nên sử dụng trong thời gian sớm nhất để gạo vẫn giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng. Trong trường hợp nấu nhiều gạo lứt sử dụng cho cả tuần, cách bảo quản gạo lứt đã nấu là nên chia nhỏ phần cơm, bảo quản trong giấy nến rồi bọc lại bằng giấy bạc, sau đó bỏ vào ngăn đông tủ lạnh. Khi ăn, chỉ cần bỏ phần giấy bạc và hấp lại trong lò vi sóng (còn nguyên giấy nến) hoặc hấp cách thuỷ.

    Tuy nhiên, để cơm gạo lứt luôn thơm ngon mỗi ngày mà vẫn giữ nguyên nhiều giá trị từ gạo, nên nấu lượng cơm vừa đủ để ăn, tránh tình trạng dư thừa. 

    Một lựa chọn khác để bảo quản gạo lứt là bạn có thể chọn mua cơm gạo lứt tím nấu sẵn Ms Slim, được nấu chậm 36h theo công nghệ Nhật và bảo quản cùng màng tế bào của Mỹ. Được bảo quản trong tủ đông, khi ăn chỉ cần làm nóng lại bằng lò vi sóng trong 4-5 phút hoặc hấp cách thuỷ trong 10 phút, cơm gạo lứt sẽ nóng, mềm và ngon như mới nấu. Cơm gạo lứt tím Ms Slim sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiện dụng mà vẫn ngon và đầy đủ dưỡng chất.

    gạo lứt

    Cơm gạo lứt Ms Slim là một giải pháp tiết kiệm thời gian và chi phí

    Một số câu hỏi thường thắc mắc khi ăn gạo lứt

    Gạo lứt tím than có phải gạo nếp cẩm không?

    Gạo lứt tím than và gạo nếp cẩm không phải là cùng một loại gạo. Gạo nếp cẩm thường là gạo lứt có màu tím than (có thể còn gọi là gạo lứt đỏ), và chúng được ưa chuộng trong các món ăn truyền thống, như xôi cẩm. Tuy nhiên, gạo lứt có nhiều loại, và màu của gạo có thể thay đổi tùy thuộc vào loại và quá trình chế biến.

    Có nên ăn gạo lứt liên tục không?

    Có thể ăn gạo lứt liên tục, nhưng như với mọi thực phẩm, đa dạng hóa chế độ ăn luôn là một cách tốt để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này giúp tránh cảm giác chán ngấy và đảm bảo bạn không bỏ lỡ các dạng ngũ cốc và thực phẩm khác quan trọng.

    Cơm gạo lứt nấu sẵn có mất chất dinh dưỡng không?

    Cơm gạo lứt nấu sẵn có thể mất một số chất dinh dưỡng do quá trình nấu ở nhiệt độ cao và thời gian dẫn đến thất thoát một phần giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, nó vẫn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng, nên lưu trữ cơm gạo lứt nấu sẵn đúng cách và tránh đun quá lâu.

    Địa chỉ mua gạo lứt uy tín, chất lượng

    Ngày nay, do nhu cầu của người tiêu dùng về gạo lứt ngày càng tăng cao, gạo lứt trên thị trường được rất nhiều nơi cùng đơn vị phân phối, từ siêu thị cho đến các cửa hàng bán lẻ với đa dạng mẫu mã, chủng loại. Việc xuất hiện nhiều loại gạo lứt trên thị trường với nhiều tên gọi khác nhau đã làm người tiêu dùng bối rối không biết nên lựa chọn loại gạo lứt nào phù hợp với nhu cầu. 

    Đặc biệt, đối với gạo lứt đen thường rất dễ bị nhầm lẫn với nếp than, hay gạo lứt đỏ thường nhầm với gạo huyết rồng khiến khách hàng sử dụng nhưng không đem lại nhiều lợi ích lâu bền như thông tin trên truyền thông.

    Để lựa chọn đúng các loại gạo lứt, khách hàng nên tìm đến những đơn vị, thương hiệu gạo lứt lâu đời trên thị trường để mua được chính xác loại gạo lứt theo nhu cầu. Ngoài ra, khách hàng có thể tìm đến công ty Cổ phần Lương thực Phương Nam (gọi tắt là gạo Phương Nam) để được tư vấn chi tiết về các sản phẩm cũng như giá gạo lứt

    gạo lứt

    Nông Sản Phương Nam tự hào là nhà phân phối các loại gạo lứt ngon, chất lượng

    Với quá trình kinh doanh hơn 10 năm cùng kỹ sư Hồ Quang Cua và là nhà phân phối gạo Hạt Ngọc Trời trên toàn quốc, các sản phẩm gạo lứt mà Phương Nam cung cấp có thể kể đến: gạo lứt tím than chính gốc Sóc Trăng, gạo lứt Sóc Trăng đỏ, gạo lứt đỏ điện biên, gạo lứt ST25 nảy mầm giàu chất GABA, gạo mầm Vibigaba... Tất cả sản phẩm được Phương Nam phân phối đều có giấy xác nhận phân phối, chính hãng từ nhà cung cấp, đảm bảo gạo sạch - an toàn - chính gốc đến người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các sản phẩm từ gạo lứt có thể kể đến như: Bột gạo lứt - mè đen, bún gạo lứt tím cùng cơm gạo lứt tím nấu sẵn Ms Slim.

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

    🍚  Cửa Hàng Gạo ST25 - Gạo Ông Cua Chính Hãng Giá Tốt Nhất

    🍚  Giá gạo ST25 bao nhiêu 1kg? Mua ở đâu? Có mấy loại 

    🍚 Top 3+ cửa hàng đại lý gạo ST25 uy tín, chất lượng tại TPHCM

    Quý Khách hàng chọn mua các loại gạo lứt tại CTY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM, chúng tôi luôn:

    Tư vấn tận tình, rõ ràng về các loại gạo lứt cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan

    Phục vụ chuyên nghiệp, giao hàng nhanh chóng theo yêu cầu khách hàng

    Khách ăn không hợp khẩu vị có thể đề nghị các cửa hàng để thu hồi lại.

    gạo lứt

    (Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

    Quận 3: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

    Quận 10:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM

    TP. Thủ Đức (Quận 9 cũ): Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

    Điện thoại (zalo): 0902 58 1717 (anh Hiếu)

    Hy vọng qua những nội dung mà chúng tôi đã chia sẻ bạn đã có câu trả lời cho các câu hỏi gạo lứt là gì, gạo lứt có mấy loại,..Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn về các loại gạo lứt, hãy nhấc máy liên hệ ngay cho Nông Sản Phương Nam để được hỗ trợ ngay lập tức.  

    Zalo
    Hotline